mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạc, mất
2. mê, say, ham
3. lầm mê, mê tín
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lạc, không phân biệt phương hướng. ◎ Như: "mê lộ" lạc đường.
2. (Động) Lầm lạc. ◎ Như: "tài mê tâm khiếu" tiền bạc làm sai trái lòng người ta. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc" , (Khôn quái ) Người quân có chỗ đến (có việc gì làm), khởi lên trước thì lầm lạc, theo sau thì được (nên việc).
3. (Động) Mị hoặc, mất sáng suốt. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Phụng khuyến thế nhân hưu ái sắc, Ái sắc chi nhân bị sắc mê" , (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ) Khuyên nhủ người đời thôi ham thích sắc đẹp, Người ham thích sắc đẹp sẽ bị sắc đẹp làm cho mê muội.
4. (Động) Đắm đuối, say đắm, ham thích quá độ. ◎ Như: "nhập mê" say đắm, "trầm mê" chìm đắm.
5. (Tính) Không rõ ràng, làm cho rối trí, làm cho sai lầm. ◎ Như: "mê đồ" đường lối sai lạc, "mê cung" (1) đường lối quanh co, phức tạp, khó thấy được phương hướng để đi ra. (2) cục diện hỗn loạn, tình huống phức tạp khó tìm được giải pháp.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, hôn loạn, tinh thần không được thanh sảng.
7. (Danh) Người ham thích, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "ảnh mê" người say mê điện ảnh, "cầu mê" người mê túc cầu, "ca mê" người mê ca hát.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc. Như mê lộ lạc đường.
② Lầm mê. Dùng thuốc hay dùng thuật làm cho người ta mê mẩn gọi là mê. Như mê dược thuốc mê.
③ Lờ mờ. Tinh thần lờ mờ không được thanh sảng gọi là mê.
④ Mê tín. Tâm say mê về một sự gì gọi là mê. Như mê tín tin nhảm, trầm mê mê mãi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không phân biệt được, lạc: Lạc đường;
② Say, mê, ham mê, say sưa, đắm đuối, thích: Say mê, đắm đuối; Chị ấy rất thích bơi; Mê bóng đá; Mê kịch, mê tuồng; Cảnh đẹp làm cho người ta say sưa; Tiền bạc làm mê lòng người;
③ Mê tín, mê muội, hão huyền, nhảm: Tin nhảm;
④ Người say mê, người ham thích: Anh ấy là người mê bóng chày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ, không rõ — Sai lầm — Ham thích tới độ say đắm, không biết gì — Không biết gì nữa, không còn tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chập chờn tỉnh cơn mê, rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn «.

Từ ghép 22

giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lược bớt, đơn giản hóa
2. thẻ tre để viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Khởi bất hoài quy, Úy thử giản thư" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Há lại không nhớ nhà mà mong về hay sao, Chỉ sợ thẻ thư (cấp báo có chiến tranh mà không về đươc thôi).
2. (Danh) Thư từ. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã tả nhất giản, tắc thuyết đạo dược phương trước Hồng nương tương khứ dữ tha, chứng hậu tiện khả" , , 便 (Đệ tam bổn , Đệ tứ chiết) (Cậu Trương bệnh nặng.) Tôi viết một bức thư, nhưng cứ nói là đơn thuốc, sai con Hồng đem sang, may ra chứng trạng đỡ được chăng?
3. (Danh) Họ "Giản".
4. (Động) Tỉnh lược, làm cho bớt phức tạp. ◎ Như: "giản hóa" làm cho giản dị hơn.
5. (Động) Kén chọn, tuyển lựa. ◎ Như: "giản luyện" tuyển chọn. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhiên giản bạt quá khắc, nhân tốt bất tựu" , (A Anh ) Nhưng kén chọn quá khe khắt, rút cuộc không đám giạm hỏi nào thành.
6. (Động) Xem xét. ◎ Như: "giản duyệt" xem xét.
7. (Động) Vô lễ, bất kính, khinh thường. ◎ Như: "giản mạn" đối xử bất kính.
8. (Tính) Giản dị, không rắc rối khó hiểu. ◎ Như: "giản minh" rõ ràng dễ hiểu, "giản đan" đơn giản.
9. (Tính) To, lớn. ◇ Thi Kinh : "Giản hề giản hề, Phương tương ngộ vũ" , (Bội phong , Giản hề ) Lớn lao thay, lớn lao thay, Vừa sắp nhảy múa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ tre. Ðời xưa chưa có giấy viết vào thẻ tre gọi là giản trát , vì thế nên gọi sách vở là giản. Như đoạn giản tàn biên sách vở đứt nát. Bây giờ gọi phong thơ là thủ giản là vì lẽ đó.
② Mệnh vua sai đi gọi là giản thư vì thế nên phong quan gọi là đặc giản hay giản thụ .
③ Kén chọn, phân biệt, như giản luyện kén chọn, giản duyệt chọn lọc, v.v.
④ Giản dị, qua loa. Ðãi người nhạt nhẽo vô lễ gọi là giản mạn .
⑤ Xem, duyệt xem.
⑥ To, lớn.
⑦ Can.
⑧ Thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa);
② Thư từ: Thư từ;
③ Giản dị, giản đơn, qua loa, sơ sài: (Đối đãi) qua loa vô lễ, thờ ơ; Đơn giản, sơ sài;
④ Chọn lọc người: Cất nhắc, chọn lọc (người); Chọn lọc;
⑤ (văn) Xem, duyệt xem;
⑥ (văn) To, lớn;
⑦ (văn) Can;
⑧ (văn) Thực. 【】giản trực [jiănzhí] (pht) Thật, thật là, rõ ràng: Tôi thật không biết làm thế nào; Rõ ràng là nói láo; Anh này thật là hồ đồ;
⑨ [Jiăn] (Họ) Giản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy. Chỉ chung giấy tờ thư tín — Thành thật — Phân biệt. Lựa chọn — Sơ sài đễ dàng — To lớn — Tên người, tức Phan Thanh Giản, sinh 1796, mất 1867, tự là Tĩnh Bá, lại có một tự nữa là Đạm Như, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xã Bảo thạnh, huyện Bảo an tỉnh Vĩnh long, đậu tiến sĩ năm 1826, Minh Mệnh thứ 7, trải thờ ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, từng được cử sang Pháp điều đìnhvà kí hòa ước vào các năm 1862, 1863, lúc về được sung chức Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Năm 1867, Pháp đính Vĩnh long để lấy ba tỉnh miền Tây, ông uống thuốc độc tự tử. Tác phẩm Hán văn để lại có Lương Khê thi văn thảo.

Từ ghép 19

nú ㄋㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đày tớ, đứa ở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, kẻ phạm tội bị đưa vào nhà quan làm tạp dịch gọi là "nô". Sau chỉ người đầy tớ. ◎ Như: "nô lệ" kẻ hầu hạ, làm tạp dịch, "nô tì" đứa ở gái.
2. (Danh) Khiêm từ dùng để tự xưng. ◎ Như: "nô gia" tiếng phụ nữ tự khiêm xưng ngày xưa. ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Viễn chỉ bạch vân hô thả trụ, Thính nô nhất khúc biệt hương quan" , (Vương Chiêu Quân ) Xa trỏ mây trắng kêu xin ngừng lại, Hãy nghe tôi ca một bài từ biệt quê hương.
3. (Danh) Tiếng gọi khinh bỉ, miệt thị người khác. ◎ Như: "mại quốc nô" quân bán nước.
4. (Danh) Họ "Nô".
5. (Động) Sai khiến, sai bảo. ◇ Hàn Dũ : "Nhập giả chủ chi, Xuất giả nô chi" , (Nguyên đạo ) Vào thì chủ trì, Ra thì sai khiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứa ở. Luật ngày xưa người nào có tội thì bắt con gái người ấy vào hầu hạ nhà quan gọi là nô tì , về sau kẻ nào nghèo khó bán mình cho người, mà nương theo về họ người ta cũng gọi là nô.
② Tiếng nói nhún mình của con gái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người nô lệ, đứa ở;
② Nô dịch;
③ Từ khiêm xưng của đàn bà, con gái: Dương Thái phi rủ rèm nói chuyện với quần thần, vẫn tự xưng là nô (Tống sử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đày tớ — Tiếng tự xưng khiêm nhường của đàn bà thời cổ.

Từ ghép 13

nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhận ra, nhận biết
2. chấp thuận, nhận, bằng lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biện rõ, phân biệt, biết. ◎ Như: "nhận minh" biết rõ, "nhận lộ" biết đường. ◇ Thủy hử truyện : "Na quan nhân hướng tiền lai khán thì, nhận đắc thị Lâm Xung" , (Đệ thập nhất hồi) Vị quan nhân đó bước ra nhìn, nhận ra là Lâm Xung.
2. (Động) Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận. ◎ Như: "thừa nhận" thuận cho là được, "công nhận" tất cả đều đồng ý. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo tuy tâm tri trúng kế, khước bất khẳng nhận thác" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Tào) Tháo trong bụng biết mình đã mắc mưu, nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.
3. (Động) Lấy làm. ◇ Lưu Khắc Trang : "Mộng hồi tàn nguyệt tại, Thác nhận thị thiên minh" , (Đáp phụ huynh Lâm Công Ngộ ) Tỉnh mộng trăng tàn còn ở đó, Lầm tưởng là trời đã sáng.
4. (Động) Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc. ◎ Như: "nhận can đa" nhận cha nuôi, "nhận tặc tác phụ" kết giặc làm cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Biện rõ, nhận biết. Như nhận minh nhận rõ ràng.
② Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận vâng cho là được, công nhận mọi người đều cho là được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận rõ: 西 Đồ của ai thì người đó đến nhận; Biết chữ; Nhận không ra; Nhận họ hàng; Nhận mặt;
② Bằng lòng, công nhận, đồng ý: Cho là được, bằng lòng; Nhận sai lầm; Công nhận; Không công nhận, phủ nhận; Cho là, cho rằng, nhận rằng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ, phân biệt được cái này với cái khác — Tiếp đón vào — Bằng lòng.

Từ ghép 20

khiển, khán
qiǎn ㄑㄧㄢˇ, qiàn ㄑㄧㄢˋ

khiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phái, sai, đưa đi
2. tiêu trừ, giải bỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cử (đi), phái (đi), sai khiến, khiển: 調 Điều binh khiển tướng; Đặc nhiệm; Sai ba vạn quân đi giúp Lưu Bị (Tam quốc chí);
② Làm cho khuây, trừ bỏ (nỗi buồn...), tiêu khiển: Giải trí, tiêu khiển; Để làm khuây cái tình li biệt (Nhiệm Phưởng);
③ (văn) Biếm trích (giáng chức quan đày đi xa): Lưu Mộng Đắc tên thật là Vũ Tích ở Trung Sơn cũng đương bị biếm trích (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);
④ (văn) Đưa đi;
⑤ (văn) Khiến cho, làm cho (dùng như 使, bộ , bộ ): Gió xuân biết li biệt là khổ, nhưng vẫn không làm cho cành liễu xanh tươi (Lí Bạch: Lao lao đình);
⑥ (văn) Xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến — Làm cho khuây khỏa. Td: Tiêu khiển. Hát nói của Cao Bá Quát: » Tiêu khiển một vài chung lếu láo « — Đuổi đi. Đày đi xa.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ ghép 1

thiêm, tiêm, triêm, điếp
chān ㄔㄢ, diàn ㄉㄧㄢˋ, tiān ㄊㄧㄢ, tiē ㄊㄧㄝ, zhān ㄓㄢ

thiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thấm ướt, ngấm vào
2. tiêm nhiễm
3. đụng chạm
4. được, có thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thêm lên — Xem Triêm.

tiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thấm ướt, ngấm vào
2. tiêm nhiễm
3. đụng chạm
4. được, có thể

triêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thấm ướt, ngấm vào
2. tiêm nhiễm
3. đụng chạm
4. được, có thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, thấm ướt. ◇ Bạch Cư Dị : "Bi quân lão biệt lệ triêm cân" (Lâm Giang tống Hạ Chiêm ) Thương cho anh tuổi già (mà còn) li biệt, lệ thấm ướt khăn.
2. (Động) Dính, chạm, tiếp xúc. ◎ Như: "lạn nê triêm tại y phục thượng" bùn dính trên quần áo, "tích tửu bất triêm" một giọt rượu cũng không đụng tới (nhất quyết không uống rượu).
3. (Động) Nhiễm, lây. ◎ Như: "triêm nhiễm ác tập" tiêm nhiễm thói xấu.
4. (Động) Được nhờ cái tốt, hay của người khác. ◎ Như: "triêm quang" thơm lây.
5. (Động) Mang, có quan hệ. ◎ Như: "triêm thân đái cố" có quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
6. Một âm là "điếp". (Tính) Hí hửng, tự đắc. ◇ Sử Kí : "Ngụy Kì giả, điếp điếp tự hỉ nhĩ, đa dị. Nan dĩ vi tướng, trì trọng" , , . , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Ngụy Kì là người dương dương tự đắc, thường hay khinh suất trong công việc. Khó lòng làm thừa tướng, gánh vác những công việc hệ trọng.
7. § Ghi chú: Tục đọc "thiêm" là sai.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầm thấm, như triêm nhiễm thị hiếu tẩm nhiễm thói ham thích.
③ Triêm khái thấm khắp, làm việc có ích đến người sau gọi là triêm khái hậu nhân . Có khi viết là triêm .
④ Một âm là điếp. Hí hửng, như điếp điếp tự hỉ (Sử kí ) hí hửng tự mừng, nói kẻ khí cục nhỏ hẹp được một tí đã mừng. Tục đọc là thiêm là sai.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấm, thấm ướt: Mồ hôi thấm áo; Thương cho anh lúc tuổi già li biệt lệ thấm ướt cả khăn (Lí Bạch);
② Dính: Bùn dính vào quần áo;
③ Nhiễm, tiêm nhiễm: Nhiễm thói xấu;
④ (văn) Thơm lây, được nhờ. 【】 triêm quang [zhanguang] Thơm lây, được nhờ;
⑤ (văn) Hí hửng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm vào. Ngấm ướt.

Từ ghép 7

điếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hí hửng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, thấm ướt. ◇ Bạch Cư Dị : "Bi quân lão biệt lệ triêm cân" (Lâm Giang tống Hạ Chiêm ) Thương cho anh tuổi già (mà còn) li biệt, lệ thấm ướt khăn.
2. (Động) Dính, chạm, tiếp xúc. ◎ Như: "lạn nê triêm tại y phục thượng" bùn dính trên quần áo, "tích tửu bất triêm" một giọt rượu cũng không đụng tới (nhất quyết không uống rượu).
3. (Động) Nhiễm, lây. ◎ Như: "triêm nhiễm ác tập" tiêm nhiễm thói xấu.
4. (Động) Được nhờ cái tốt, hay của người khác. ◎ Như: "triêm quang" thơm lây.
5. (Động) Mang, có quan hệ. ◎ Như: "triêm thân đái cố" có quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
6. Một âm là "điếp". (Tính) Hí hửng, tự đắc. ◇ Sử Kí : "Ngụy Kì giả, điếp điếp tự hỉ nhĩ, đa dị. Nan dĩ vi tướng, trì trọng" , , . , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Ngụy Kì là người dương dương tự đắc, thường hay khinh suất trong công việc. Khó lòng làm thừa tướng, gánh vác những công việc hệ trọng.
7. § Ghi chú: Tục đọc "thiêm" là sai.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầm thấm, như triêm nhiễm thị hiếu tẩm nhiễm thói ham thích.
③ Triêm khái thấm khắp, làm việc có ích đến người sau gọi là triêm khái hậu nhân . Có khi viết là triêm .
④ Một âm là điếp. Hí hửng, như điếp điếp tự hỉ (Sử kí ) hí hửng tự mừng, nói kẻ khí cục nhỏ hẹp được một tí đã mừng. Tục đọc là thiêm là sai.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấm, thấm ướt: Mồ hôi thấm áo; Thương cho anh lúc tuổi già li biệt lệ thấm ướt cả khăn (Lí Bạch);
② Dính: Bùn dính vào quần áo;
③ Nhiễm, tiêm nhiễm: Nhiễm thói xấu;
④ (văn) Thơm lây, được nhờ. 【】 triêm quang [zhanguang] Thơm lây, được nhờ;
⑤ (văn) Hí hửng.
phi, phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. không phải
2. châu Phi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sai, trái, không đúng.
2. (Tính) Không giống, bất đồng. ◇ Tào Phi : "Vật thị nhân phi" (Dữ triêu ca ) Vật vẫn như cũ (mà) người không giống xưa.
3. (Động) Chê, trách. ◎ Như: "phi thánh vu pháp" chê thánh, vu miệt chánh pháp. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
4. (Động) Không, không có. § Cùng nghĩa với "vô" . ◇ Liêu trai chí dị : "Tử hữu tục cốt, chung phi tiên phẩm" , (Phiên Phiên ) Chàng có cốt tục, chung quy không thành tiên được (không có phẩm chất của bậc tiên).
5. (Phó) Chẳng phải. ◎ Như: "thành phi bất cao dã" thành chẳng phải là chẳng cao.
6. (Danh) Sự sai trái, sự xấu ác. ◎ Như: "vi phi tác đãi" tác oai tác quái, làm xằng làm bậy, "minh biện thị phi" phân biệt phải trái.
7. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "văn quá sức phi" bôi vẽ bề ngoài để che lấp lỗi lầm.
8. (Danh) Phi Châu nói tắt. Nói đủ là "A-phi-lợi-gia châu" .
9. Một âm là "phỉ". (Động) Hủy báng, phỉ báng. § Thông "phỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, không phải, sự vật gì có nghĩa nhất định, nếu không đúng hết đều gọi là phi.
② Lầm lỗi. Như văn quá sức phi . Có lỗi rành rành lại còn kiếm lí bôi xóa che lấp.
③ Chê, hủy báng. Như phi thánh vu pháp chê thánh, vu miệt chánh pháp.
④ Chẳng phải, dùng làm tiếng lặp lại. Như thành phi bất cao dã thành chẳng phải là chẳng cao.
⑤ Châu Phi , một tiếng gọi tắt châu A-phi-lợi-gia Africa.
⑥ Không, cùng nghĩa với vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sai lầm, trái, sai trái, trái ngược, không đúng, không hợp lí: Phân rõ phải trái; Làm càn làm bậy; Quyết tâm sửa đổi những lầm lỗi trước kia; Tìm cách bào chữa để che lấp lỗi lầm; Phải, trái không lộn xộn thì nước nhà yên ổn (Tuân tử);
② Không hợp, phi pháp: Không hợp pháp; Không hợp lễ độ;
③ Phản đối, chê trách, hủy báng: Trách móc; Chê cười; Không thể chê trách quá đáng; Không ai là không chê trách quan lệnh doãn (quan huyện) (Lã thị Xuân thu);
④ Không, không phải, phi: Không phải hội viên; Văn học phi vô sản; Không bút mực nào tả hết được.【】phi thường [feicháng] a. Bất thường: Hội nghị bất thường; b. Hết sức, rất: Hết sức cố gắng;【】phi đãn [feidàn] Không những, không chỉ, chẳng những: Chẳng những tôi không biết, ngay đến anh ấy cũng không biết nữa. Như ;【】phi đắc [feidâi] Phải..., thế nào cũng phải...: ) Làm nghề này phải to gan mới được; 【】phi độc [feidú] (văn) Không những, không chỉ (thường dùng với ): Không những không có hại, mà còn có ích;【...】phi... nhi hà [fei...érhé] (văn) Chẳng phải... là gì, chỉ có thể là: ? Nước bị nước khác đánh thắng, vua phải chạy sang nước khác, chẳng phải họa là gì? (Tả truyện: Ai công nguyên niên);【......】phi... phi... [fei...fei...] Không phải... cũng không phải, chẳng ra... cũng chẳng ra...: Không phải lừa, cũng không phải ngựa; Không phải bà con, cũng chẳng phải bè bạn; 【......】 phi... tức... [fei... jí...] Không phải... thì..., nếu không... thì...: Không đánh đập thì chửi mắng;【】phi đặc [feitè] (văn) Như ;【】phi đồ [feitú] (văn) Không những, không chỉ: Chẳng những vô ích, mà còn có hại nữa (Mạnh tử); Vua Thang vua Võ không chỉ biết dùng dân của mình, mà còn biết dùng dân không phải của mình nữa (Lã thị Xuân thu);
⑤ Không, không có, nếu không (dùng như , bộ , bộ ): Cần phải chịu khó mới được; Tuy có quý nhưng không dùng được (Tả Tư: Tam Đô phú tự); Văn chương mà không (nếu không) có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Không, tôi không thể không đi;
⑥ [Fei] Châu Phi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không phải. Chẳng — Trái quấy — Điều lầm lỗi — Tên một đại lục, tức Phi châu — Một âm là Phỉ. Xem Phỉ — Tên một bộ chữ Trung Hoa, bộ Phi.

Từ ghép 35

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Như chữ Phỉ — Một âm là Phi. Xem Phi.
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tôi tớ, nô bộc, kẻ dùng để sai bảo (ngày xưa). ◎ Như: "bộc lệ" , "lệ dịch" . ◇ Nguyễn Du : "Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã" (Ngẫu đắc ) Khi gặp việc, bọn tôi tớ đều lên mặt với ta.
2. (Danh) Đặc chỉ một bậc trong giai cấp nô lệ.
3. (Danh) Tội nhân.
4. (Danh) Chỉ người đê tiện.
5. (Danh) Tiểu thần, hạ thần.
6. (Danh) Sai dịch. ◎ Như: "hương lệ" kẻ sai dịch trong làng.
7. (Danh) § Xem "lệ thư" .
8. (Danh) Họ "Lệ".
9. (Động) Phụ thuộc, thuộc về. ◎ Như: "lệ thuộc" phụ thuộc. ◇ Đỗ Phủ : "Sanh thường miễn tô thuế, Danh bất lệ chinh phạt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cả đời khỏi sưu thuế, Tên không (thuộc vào hạng những người) phải đi chiến trận nơi xa.
10. (Động) Đi theo, cân tùy. ◇ Hàn Dũ : "Thần thích chấp bút lệ thái sử, phụng minh mệnh, kì khả dĩ từ" , , (Ngụy bác tiết độ quan sát sử nghi quốc công tiên miếu bi minh 使).
11. (Động) Sai sử, dịch sử.
12. (Động) Tra duyệt, khảo sát. § Thông "dị" .
13. (Động) Học tập, nghiên cứu. § Thông "dị" . ◇ Thang Hiển Tổ : "Yêm tương thử từ tống đáo Đỗ Thu Nương biệt viện, lệ tập nhất phiên" , (Tử tiêu kí , Đệ lục xích ) Ta đem bài từ này đến thư phòng Đỗ Thu Nương, học tập một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuộc. Như chia ra từng bộ từng loài, thuộc vào bộ mỗ thì gọi là lệ mỗ bộ .
② Tôi tớ, kẻ dùng để sai bảo gọi là lệ. Như bộc lệ , lệ dịch , v.v.
③ Lệ thư lối chữ lệ. Tần Trình Mạc đặt ra. Từ nhà Hán về sau các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy. Vì đó là công việc của kẻ sai bảo cho nên gọi là chữ lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Nhánh họ hàng khác cùng tổ tiên.
2. Nhánh sông, mạch núi.
3. Xưa chỉ học phái khác với nho gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành khác. Ngành riêng. — Sai đi làm việc khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.