Hãy tìm bằng chữ việt, pinyin hoặc hán.

Học phát âm Pinyin

Pinyin: Bính âm.

ⓘ Hãy bấm vào âm điệu để nghe cách phát âm.
ⓘ Nếu âm nào khó đọc, có thể tham khảo cách đọc ở phía dưới.

Bảng phát âm pinyin

    b p m f d t n l g k h j q x z c s zh ch sh r
i                               zi ci si zhi chi shi ri
a a ba pa ma fa da ta na la ga ka ha       za ca sa zha cha sha  
ai ai bai pai mai   dai tai nai lai gai kai hai       zai cai sai zhai chai shai  
an an ban pan man fan dan tan nan lan gan kan han       zan can san zhan chan shan ran
ang ang bang pang mang fang dang tang nang lang gang kang hang       zang cang sang zhang chang shang rang
ao ao bao pao mao   dao tao nao lao gao kao hao       zao cao sao zhao chao shao rao
e e     me   de te ne le ge ke he       ze ce se zhe che she re
ei ei bei pei mei fei dei   nei lei gei   hei       zei     zhei   shei  
en en ben pen men fen     nen   gen ken hen       zen cen sen zhen chen shen ren
eng eng beng peng meng feng deng teng neng leng geng keng heng       zeng ceng seng zheng cheng sheng reng
er er                                          
i yi bi pi mi   di ti ni li       ji qi xi              
ia ya         dia     lia       jia qia xia              
ian yan bian pian mian   dian tian nian lian       jian qian xian              
iang yang             niang liang       jiang qiang xiang              
iao yao biao piao miao   diao tiao niao liao       jiao qiao xiao              
ie ye bie pie mie   die tie nie lie       jie qie xie              
in yin bin pin min       nin lin       jin qin xin              
ing ying bing ping ming   ding ting ning ling       jing qing xing              
iong yong                       jiong qiong xiong              
iou you     miu   diu   niu liu       jiu qiu xiu              
o o bo po mo fo                                  
ong           dong tong nong long gong kong hong       zong cong song zhong chong   rong
ou ou   pou mou fou dou tou   lou gou kou hou       zou cou sou zhou chou shou rou
u wu bu pu mu fu du tu nu lu gu ku hu       zu cu su zhu chu shu ru
ua wa                 gua kua hua             zhua   shua  
uai wai                 guai kuai huai             zhuai chuai shuai  
uan wan         duan tuan nuan luan guan kuan huan       zuan cuan suan zhuan chuan shuan ruan
uang wang                 guang kuang huang             zhuang chuang shuang  
uei wei         dui tui     gui kui hui       zui cui sui zhui chui shui rui
uen wen         dun tun   lun gun kun hun       zun cun sun zhun chun shun run
ueng weng                                          
uo wo         duo tuo nuo luo guo kuo huo       zuo cuo suo zhuo chuo shuo ruo
ü yu                   ju qu xu              
üan yuan                       juan quan xuan              
üe yue             nüe lüe       jue que xue              
ün yun                       jun qun xun              

Nguyên âm (Vận mẫu)

Nguyên âm đơn

Có tất cả 6 nguyên âm đơn trong tiếng Trung: a, e, i, o, u, ü

a – đọc như chữ "a" trong tiếng Việt.
Mở miệng và vành môi rộng, há to miệng và để lưỡi hướng xuống.
e – đọc gần giống âm thanh giữa chữ "ơ" và "ưa" của tiếng Việt.
Đưa lưỡi về sau cuống họng nhẹ, cuống lưỡi hạ xuống, miệng há vừa phải.
o – đọc gần giống âm "ô" trong tiếng Việt.
Cần đưa lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi cao hơn so với vị trí ban đầu, miệng và môi tròn, hơi nhô ra ngoài.
i – đọc gần giống âm "i" của tiếng Việt.
Bạn đưa lưỡi và giữa và sau hai hàm răng khép lại, môi khép nhưng banh rộng về phía hai bên.
u – đọc giống như âm "u" trong tiếng Việt.
Nâng cao gốc lưỡi, lưỡi. Môi tròn và chu ra đằng trước.
ü – đọc giống âm "uy" trong tiếng Việt nhưng kéo dài và giữ nguyên trạng thái của môi và lưỡi chứ không bật ra một tiếng và kết thúc âm nhanh chóng
Bạn đặt đầu lưỡi chụm gần với răng, môi tròn và chu ra đằng trước.

Điểm chung của các nguyên âm đơn tiếng Tiếng Trung là chúng thường được đọc kéo dài, chứ không gọn và ngắt như tiếng Việt.

Nguyên âm kép

Cũng giống nguyên âm đơn, nguyên âm kép trong bảng chữ cái tiếng Trung được phát âm kéo dài hơn.

ai – đọc giống âm "ai" của tiếng Việt.
ei – đọc giống âm "ây" của tiếng Việt.
ao – đọc giống âm "ao" của tiếng Việt.
ou – đọc âm "ô" trước, sau đó chuyển sang sang âm "u", gần giống âm "âu" trong tiếng Việt nhưng sẽ mềm mại và hướng về âm "ô" hơn là âm "â".
ia – đọc gần giống âm "ia" trong tiếng Việt, nhưng trước khi đọc đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng sau đó mới phát âm "ia", tạo thành âm gần giống chữ "dia".
ie – đọc âm "i" trước sau đó chuyển sang âm "ê". Tương tự, trước khi đọc để cuống lưỡi ở sát ngạc cứng sau đó mới bắt đầu phát âm, tạo thành âm gần giống chữ "diê".
ua – đọc giống âm "oa" của tiếng Việt.
üe – đọc giống âm "uê" của tiếng Việt, nhưng trước khi đọc, đặt cuống lưỡi ở sát ngạc cứng rồi mới phát âm "uê", kéo dài âm, tạo thành âm gần giống chữ "duê".
iao – đọc giống âm "ao" của tiếng Việt, trước khi đọc, cần đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng rồi mới phát âm, tạo thành âm gần giống chữ "dao".
iou – đọc giống âm "iêu" của tiếng Việt, trước khi phát âm, đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng rồi mới phát âm, tạo thành âm gần giống chữ "diêu".
uai – đọc giống âm "oai" của tiếng Việt.
uei – đọc giống âm "uây" của tiếng Viêt.

Nguyên âm mũi

Chúng ta có 16 nguyên âm mũi trong bảng phiên âm Pinyin.

an – đọc gần giống với âm "an" trong tiếng Việt.
ang – tuy có phát âm gần giống âm "ang" của tiếng Việt, tuy nhiên, ang tiếng Trung cần nâng tròn miệng hơn, phát âm mạnh từ phía cuống họng. Đây là âm kết hợp giữa "ang" và "ong" của tiếng Việt.
en – âm này nằm giữa của âm "ơn" và "ân" trong tiếng Việt. Vì thế chúng sẽ nhẹ nhàng hơn.
eng – âm nằm giữa âm "âng" trong tiếng Việt và âm "ơng", mang cảm giác nhẹ nhàng.
in – đối với những âm có chữ "i" đứng đầu tiên. Bạn cần phát âm rõ âm "i", sau đó nối với những từ đứng sau nó. "In" được phát âm như âm "in" trong tiếng Việt, nhưng trước khi đọc cần đưa cuống lưỡi sát lên ngạc cứng, tạo thành âm gần với chữ "din".
ian – tương tự, để phát âm được âm "ian", cần đưa cuống lưỡi sát lên ngạc cứng, phát âm "i" trước sau đó mới đến âm "an", tạo thành âm gần giống chữ "dan".
iang – cùng tuy tắc với âm "ian", lần này kết hợp với âm "ang", tạo thành âm gần giống chữ "dang".
iong – "ong" đọc là "ung" trong tiếng Việt, vì vậy, với âm này, cần đọc "i" trước sau đó chuyển dần về "dung", tạo thành âm gần giống chữ "dung".
ing – đọc gần giống âm "in", nhưng miệng phải mở rộng hơn về phía hai bên để phát âm kèm thêm chữ "g".
ong – đọc giống âm "ung" của tiếng Việt.
uan – đọc gần giống âm "oan" của tiếng Việt
uang – đọc gần giống âm "oang" của tiếng Việt
uen – đọc gần giống âm "uân" của tiếng Việt
ueng – đọc gần giống âm "uâng" của tiếng Việt
ün – đọc gần giống âm "uyn" của tiếng Việt , nhưng cần đặt cuống lưỡi gần sát ngạc cứng, rồi mới đọc âm "uyn", cuối cùng tạo thành âm gần giống chữ "duyn", miệng chu ra đằng trước, kéo dài hơi chứ không dứt khoát.
üan – phát âm "ün" trước sau đó mở miệng tròn đều để phát âm "âm", kết hợp lại ta đọc gần giống chữ "doan".

Nguyên âm "er"

er - đọc gần giống âm "ơ" nhưng lưỡi rút ngắn lại hướng lên phía ngạc cứng. Luồng không khí từ họng bị lưỡi chặn lại.

Phụ âm (Thanh mẫu)

Khoảng 70% các thanh mẫu đều có trong tiếng Việt với cách đọc giống nhau.

Âm môi

Âm này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng môi, và có khi cần kết hợp với răng.

b – đọc giống âm "b" trong tiếng Việt, nhẹ và không bật hơi.
p – đọc giống âm "p" trong tiếng Việt, cần bật hơi mạnh hơn và dứt khoát hơn.
m – đọc giống âm "m" trong tiếng Việt.
f – đọc giống "ph" trong tiếng Việt.

Âm đầu lưỡi giữa

d – đọc tương tự âm "t" trong tiếng Việt, không bật hơi.
t – đọc tương tự âm "th" trong tiếng Việt, âm có bật hơi, dứt khoát.
n – đọc giống âm "n" trong tiếng Việt.
l – đọc giống âm "l" trong tiếng Việt.

Âm gốc lưỡi

Âm gốc lưỡi đều đưa cuống lưỡi lên cao, sau đó phóng hơi ra ngoài để tạo thành âm, bao gồm

g – phát âm giống âm "c" hoặc "k" trong tiếng Việt.
k – phát âm giống âm "kh" trong tiếng Việt, phóng hơi mạnh.
h – âm hơi khó phát thành tiếng, nghe giống như một tiếng thở. "h" trong tiếng Trung sẽ tùy thuộc vào từng từ để có cách phát âm riêng, có lúc giống âm "kh", cũng có lúc giống âm "h" của tiếng Việt.

Âm mặt lưỡi

Âm mặt lưỡi yêu cầu đặt mặt lưỡi chạm vào ngạc cứng sau đó phát ra luồng hơi.

j – đọc tương tự âm "ch" trong tiếng Việt, âm không bật hơi.
q – đọc tương tự âm "ch" trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh ra ngoài.
x – đọc tương tự âm "x" trong tiếng Việt nhưng có phần bị đè nặng hơn, hơi bị chặn lại ở răng, không thoát kết ra ngoài. Chú ý, lưỡi đặt gần răng, môi căng về 2 bên.

Âm đầu lưỡi trước và sau

Âm đầu lưỡi cần đưa lưỡi ra gần sau răng, răng khép lại, hơi phát ra ngoài nhưng sẽ bị răng chặn lại.

z – phát âm kết hợp giữa âm "tr" và "z", có thể cảm nhận phần không khí được đẩy ra ngoài răng rung nhẹ lên.
c – đọc gần giống âm "z" nhưng lúc này cần bật hơi mạnh.
s – phát âm gần giống âm "x" trong tiếng Việt, âm nhẹ nhàng hơn.
r – phát âm gần giống âm "r" của tiếng Việt, nhưng không rung.

Âm phụ kép

zh – đọc gần giống âm "tr" của tiếng Việt, cong lưỡi và cong mô, nhưng đọc dứt khoát, nhẹ nhàng không bật hơi.
ch – tiếp tục đọc giống âm "tr" trong tiếng Việt, nhưng bật hơi mạnh, thoát hơi ra ngoài.
sh – phát âm tương tự âm "sh" trong tiếng Anh. Uốn lưỡi sao cho đầu lưỡi gần chạm vào ngạc cứng, bật hơi mạnh ra ngoài.

Thanh điệu

[¯] tức Âm bình, đọc giống như thanh ngang của tiếng Việt, nhưng sẽ kéo dài hơn, chứ không dứt khoát.
[ˊ] tức Dương bình, đọc gần giống dấu sắc, nhưng không dứt khoát mà lướt chậm, nhẹ, giọng điệu từ thấp hướng lên cao.
[ˇ] tức Thượng thanh, đọc từ mức trung bình, sau đó giảm xuống rồi hướng lên cao.
[ˋ] tức Khứ thanh, đọc ngang sau đó giảm giọng xuống một cách dứt khoát.