dụng
yòng ㄧㄨㄥˋ

dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dùng, sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công hiệu, hiệu quả. ◎ Như: "công dụng" công hiệu, hiệu năng, "tác dụng" hiệu quả, ảnh hưởng. ◇ Luận Ngữ : "Lễ chi dụng, hòa vi quý" , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, "hòa" là quý.
2. (Danh) Tiền tài, của cải. ◎ Như: "quốc dụng" tài chánh của nhà nước.
3. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "khí dụng" vật dụng, "nông dụng" đồ dùng của nhà nông.
4. (Danh) Họ "Dụng".
5. (Động) Dùng, sai khiến. ◎ Như: "nhâm dụng" dùng, giao nhiệm vụ. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu dụng ngã giả, ngô kì vi Đông Chu hồ" , (Dương Hóa ) Nếu dùng ta, thì ta sẽ chấn hưng đạo nhà Đông Chu.
6. (Động) Làm, thi hành. ◎ Như: "vận dụng" cố làm cho được, "ứng dụng" đem dùng thực sự.
7. (Động) Ăn, uống. ◎ Như: "dụng xan" dùng cơm, "dụng trà" dùng trà.
8. (Phó) Cần. ◎ Như: "bất dụng cấp" không cần phải vội. ◇ Lí Bạch : "Sanh bất dụng phong vạn hộ hầu, Đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Không cần được phong vạn hộ hầu, Chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu.
9. (Liên) Đem, lấy. Cũng như "dĩ" . ◎ Như: "dụng thủ mông trụ nhãn tình" lấy tay bịt mắt.
10. (Giới) Vì, do, nhờ. Tương đương với: "nhân" , "nhân vi" . ◎ Như: "dụng tâm" , "dụng lực" . ◇ Sử Kí : "Dụng tài tự vệ, bất kiến xâm phạm" , (Hóa thực liệt truyện ) Nhờ tài sản mà bảo vệ mình, không bị xâm phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Công dùng, đối lại với chữ thể . Về phần bản năng của sự vật gọi là thể , đem thi hành ra sự nghiệp gọi là dụng . Như công dụng công dụng, tác dụng làm dùng.
② Dùng, sai khiến. Như dụng nhân hành chánh dùng người làm chánh.
③ Của dùng, tài chánh của nhà nước gọi là quốc dụng .
④ Ðồ dùng.
⑤ Nhờ vào cái gì để động tác làm lụng gọi là dụng, như dụng tâm , dụng lực , động dụng , v.v.
⑥ Dùng làm trợ từ, nghĩa là lấy, là bèn, là chưng ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng, dụng: Dụng cụ, đồ dùng; Dùng máy móc để sản xuất. 【】dụng lai [yònglái] Dùng để: Cái chậu này dùng để trồng thủy tiên rất hợp; 【】dụng dĩ [yòngyê] Dùng để:《 Hai chữ có thể dùng để chỉ người, cũng có thể dùng để chỉ vật;
② Dùng, ăn, uống: Mời uống trà; Dùng (ăn) cơm;
③ (văn) Dùng (người), bổ dụng, bổ nhiệm;
④ (văn) Của cải: Làm cho gốc mạnh và tiết kiệm của cải (Tuân tử); Điều thứ nhất là của cải của nhà vua đầy đủ (Triều Thác: Luận quý mễ sớ);
⑤ Chi tiêu, tiêu, chi phí: Tiền tiêu vặt;
⑥ (Công) dụng, ích: Công dụng rất lớn; Vô dụng, vô ích;
⑦ Cần: Không cần nói nhiều;
⑧ (văn) Vì, do, nhờ: Vì vậy, do đó; Vì sao; Trong ruộng không được trồng cây, vì làm cho ngũ cốc không mọc được (Hán thư: Thực hóa chí thượng); Lí Quảng nhờ cỡi ngựa giỏi bắn giết được nhiều quân giặc, được làm quan ở Hán Trung (Sử kí); ? Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt? (Thi Kinh: Bội phong, Hùng trĩ); Nhờ tài sản mà bảo vệ được thân mình, không bị xâm phạm (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
⑨ (văn) Đem, lấy (dùng như , bộ ): Đem chị mình gả cho ông ta (Sử kí);
⑩ (gt) (văn) Cho (dùng như hoặc để chỉ đối tượng của động tác, hành vi): Xem xét vấn đề chính xác, có lợi cho người xử phạt (Chu Dịch: Quẻ Mông);
⑪ (gt) (văn) Do (để nêu ra người chủ động một động tác hoặc hành vi): Các thợ đúc, thợ mộc, thợ đá của mỗi 25 nhà đều do ngũ trưởng (người đứng đầu 5 người trong quân đội thời xưa) và quân lính đảm nhiệm (Hồng Tú Toàn: Thiên triều điền mẫu chế độ);
⑫ (gt) (văn) Vào lúc (chỉ thời gian): Phép xưa hái cây thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
⑬ (lt) (văn) Vì vậy, nên (biểu thị kết quả): …使… Vì thế khiến cho lớn nhỏ không đều .... (Sử thông: Ngoại thiên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem ra mà dùng — Đem ra mà làm — Sai khiến — Dùng để — Đồ dùng — Sự tiêu dùng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Trương Quốc Dụng ( 1797-1864 ), tự Dĩ Hành, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà, tỉnhTỉnh, đậu tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 10 ( 1829 ), trải thờ hai triều Minh Mệnh, Tự Đức. Làm quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư. Sau được cử làm Hiệp Thống, đánh giặc Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận. Tác phẩm có cuốn Thoái thực kí văn.

Từ ghép 80

bao dụng 包用bất dụng 不用bất trúng dụng 不中用bính dụng 柄用bổ dụng 補用bội dụng 佩用cát kê yên dụng ngưu đao 割雞焉用牛刀cầu dụng 求用chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chi dụng 支用chuyên dụng 专用chuyên dụng 專用cố dụng 僱用công dụng 公用công dụng 功用cung dụng 供用dẫn dụng 引用dân dụng 民用diệu dụng 妙用dụng binh 用兵dụng công 用功dụng cụ 用具dụng độ 用度dụng mệnh 用賢dụng nhân 用人dụng phẩm 用品dụng sự 用事dụng tâm 用心dụng tử 用子dụng vũ 用武đại dụng 大用đắc dụng 得用gia dụng 家用giao hỗ tác dụng 交互作用hiệu dụng 效用hưởng dụng 享用hữu dụng 有用ích dụng 益用lạm dụng 濫用lợi dụng 利用na dụng 挪用nhậm dụng 任用nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhiệm dụng 任用nhu dụng 需用phí dụng 費用phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非对称式数据用户线phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非對稱式數據用戶線phục dụng 服用quân dụng 軍用quốc dụng 國用sính dụng 聘用sở dụng 所用sử dụng 使用tác dụng 作用tạm dụng 暫用thái dụng 採用thái dụng 采用thật dụng 實用thích dụng 適用thiết dụng 切用thông dụng 通用thu dụng 收用thường dụng 常用tiết dụng 節用tiêu dụng 消用tín dụng 信用trọng dụng 重用trúng dụng 中用trưng dụng 徵用túc dụng 足用tự dụng 自用ứng dụng 应用ứng dụng 應用vận dụng 運用vật dụng 物用viễn dụng 遠用vọng dụng 妄用vô dụng 無用
phiên, phiến, phản
fān ㄈㄢ, fǎn ㄈㄢˇ, fàn ㄈㄢˋ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lật lại: Lật lại vụ án;
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem (2) nghĩa ⑥ (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại. Xét lại — Một âm là Phản. Xem Phản.

phiến

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mua bán (dùng như , bộ ): Tích trữ hàng bán mà trở thành thương nhân (Tuân tử: Nho hiệu).

phản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyển biến, lật lại, lật qua: Chuyển bại thành thắng; Dễ như lật bàn tay; Trở tay;
② Đảo ngược: Mũ đội ngược rồi; Để ngược rồi;
③ Trái lại: Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: Phản kích, đánh trả; Phản công; Ăn năn, hối lỗi. 【】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: Nghĩ đi nghĩ lại; Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. ;
⑤ Bội phản: Phản bội; Làm phản; Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: Tự xét lại mình;
⑨ 【】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại — Trở về, quay về — Tự xét mình. Td: Phản tỉnh — Làm ngược lại. Td: Phản bội — Mặt trái, bề trái — Một âm là Phiên. Xem Phiên.

Từ ghép 58

Từ điển trích dẫn

1. Cao xa, thăm thẳm. ◇ Đỗ Phủ : "Hồng phi minh minh nhật nguyệt bạch, Thanh phong diệp xích thiên vũ sương" , (Kí hàn gián nghị chú ).
2. Tối tăm, u ám. ◇ Kiều Cát : "Môn bán yểm, tiễu tiễu minh minh, đoạn tràng nhân hòa lệ mộng sơ tỉnh" , , (Lưỡng nhân duyên , Đệ nhị chiệp ).
3. Mù mờ, ngu ngơ, không biết gì cả. ◇ Đái Danh Thế : "Thế chi tòng sự ư cử nghiệp giả, minh minh mang mang, bất dĩ thông kinh học cổ vi vụ" , , (Uông vũ tào cảo tự 稿).
4. Mênh mông, miểu mang. ◇ Lưu Hướng : "Thủy ba viễn dĩ minh minh hề, miễu bất đổ kì đông tây" , 西 (Cửu thán , Viễn thệ ).
5. Chỉ trời không cao xa.
6. Chỗ hồn ma ở, âm gian.
7. Phiếm chỉ thế giới thần linh cai quản họa phúc người đời.
8. Chỉ chết. ◇ Đôn Hoàng biến văn tập : "Hà kì viễn viễn li Kinh Triệu, Bất ức minh minh ngọa Sóc phương" , (Vương Chiêu Quân biến văn ).
9. Hôn mê, tê dại.
10. Lặng im không nói.
11. Chuyên tâm, tập trung tinh thần.
12. Âm thầm, ngầm. ◇ Liêu trai chí dị : "Mẫu tàm tạc, duy khủng tế gia tri, bất cảm cáo tộc đảng, đãn chúc nhị tử minh minh trinh sát chi" , 婿, , (Thương tam quan ) Người mẹ lấy làm xấu hổ, sợ nhà thông gia biết, không dám nói cho họ hàng hay, chỉ dặn hai con trai ngấm ngầm tìm kiếm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm. Ta cũng thường nói U u minh minh.
lao, liêu, lạo
láo ㄌㄠˊ, lǎo ㄌㄠˇ, lào ㄌㄠˋ, liáo ㄌㄧㄠˊ, liǎo ㄌㄧㄠˇ

lao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nước ngập, mưa lụt. § Thông "lao" . ◎ Như: "thủy lạo" nước ngập lụt. ◇ Hậu Hán Thư : "Bí niên thủy lạo, dân thực bất thiệm" , (Hiếu Thuận đế kỉ ) Những năm gần đây nước lụt, dân không đủ ăn.
2. (Tính) Mưa xuống rất nhiều. ◇ Lễ Kí : "Thủy lạo giáng, bất hiến ngư miết" , (Khúc lễ thượng ) Nước mưa tràn ngập, không dâng cá và ba ba.
3. (Danh) Nước ứ đọng. ◇ Lễ Kí : "Tống táng bất tị đồ lạo" (Khúc lễ thượng ) Đưa đi chôn cất không tránh đường đọng nước.
4. Một âm là "lao". (Phó) "Lao đảo" : (1) Thất vọng, bất đắc chí hoặc sinh sống nghèo khốn. (2) Phóng đãng, buông tuồng. (3) Lạng choạng, bước đi không vững.
5. (Phó, tính) "Lao thảo" : (1) Luộm thuộm, cẩu thả. (2) Nguệch ngoạc (chữ viết). ◎ Như: "học sanh tả tự nghi lực cầu công chỉnh, bất khả lao thảo" , học sinh viết chữ cần phải cho ngay ngắn, không được nguệch ngoạc.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lạo" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa ngập, ngập lụt, mưa quá gọi là thủy lạo .
② Hàng lạo vũng nước đọng trên đường.
③ Một âm là lao. Lao đảo vất vả, không hợp thời nghi.
④ Lao thảo luộm thuộm. Ta quen đọc là chữ lạo cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lớn, nước sâu — Các âm khác là Lạo, Liêu.

Từ ghép 1

liêu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Liêu hà, thuộc tỉnh Hà Nam — Các âm khác là Lao, Lạo. Xem các âm này.

lạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước lụt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nước ngập, mưa lụt. § Thông "lao" . ◎ Như: "thủy lạo" nước ngập lụt. ◇ Hậu Hán Thư : "Bí niên thủy lạo, dân thực bất thiệm" , (Hiếu Thuận đế kỉ ) Những năm gần đây nước lụt, dân không đủ ăn.
2. (Tính) Mưa xuống rất nhiều. ◇ Lễ Kí : "Thủy lạo giáng, bất hiến ngư miết" , (Khúc lễ thượng ) Nước mưa tràn ngập, không dâng cá và ba ba.
3. (Danh) Nước ứ đọng. ◇ Lễ Kí : "Tống táng bất tị đồ lạo" (Khúc lễ thượng ) Đưa đi chôn cất không tránh đường đọng nước.
4. Một âm là "lao". (Phó) "Lao đảo" : (1) Thất vọng, bất đắc chí hoặc sinh sống nghèo khốn. (2) Phóng đãng, buông tuồng. (3) Lạng choạng, bước đi không vững.
5. (Phó, tính) "Lao thảo" : (1) Luộm thuộm, cẩu thả. (2) Nguệch ngoạc (chữ viết). ◎ Như: "học sanh tả tự nghi lực cầu công chỉnh, bất khả lao thảo" , học sinh viết chữ cần phải cho ngay ngắn, không được nguệch ngoạc.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lạo" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa ngập, ngập lụt, mưa quá gọi là thủy lạo .
② Hàng lạo vũng nước đọng trên đường.
③ Một âm là lao. Lao đảo vất vả, không hợp thời nghi.
④ Lao thảo luộm thuộm. Ta quen đọc là chữ lạo cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mưa rào;
② Mưa ngập, ngập nước, nước chảy hay đọng trên đường: Vũng nước đọng trên đường; Mưa nhiều ngập nước. Xem [liăo].

Từ điển Trần Văn Chánh

】lạo thảo [liăocăo]
① (Chữ) viết ngoáy, ngoáy: Nét chữ ngoáy;
② (Làm việc) cẩu thả, qua quýt, luộm thuộm. Xem [lăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lớn — Nước dâng ngập tràn — Các âm khác là Liêu, Liệu.
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ, liǎng ㄌㄧㄤˇ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền lành, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, hay, giỏi. ◎ Như: "lương sư" bậc thầy tài đức, "lương gia tử đệ" con em nhà lương thiện, "lương dược khổ khẩu" thuốc hay đắng miệng. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mã lương" (Ngụy sách tứ ) Ngựa tôi tốt (chạy hay).
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" .
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" lâu lắm, "cảm xúc lương đa" rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" mong nhớ thâm thiết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương. Như trung lương , hiền lương , v.v. Cái tâm thuật của người gọi là thiên lương , tục gọi là lương tâm . Tục gọi con nhà thanh bạch, không có tiếng tăm gì xấu là lương gia tử đệ con em nhà lương thiện. Cô đầu nhà thổ giũ sổ về làm ăn lương thiện gọi là tòng lương .
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã tin rằng có vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lương thiện, hiền lương, tài: Tiêu hóa không tốt; Cải lương; Tướng tài (giỏi); Nhà có nhiều ngựa tốt (Hoài Nam tử);
② Người lương thiện: Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: Rất lâu; Được lắm cái hay; Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Giỏi, làm việc được — Tiếng người vợ gọi chồng mình. Xem Lương nhân — Tên người, tức Hoàng Đức Lương, danh sĩ Hậu Lê, người xã Cửu cao huyện Văn giang tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1478, niên hiệu Hồng đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hộ bộ Thi lang, có đi sứ Trung Hoa năm 1489. Tác phẩm văn học có Trích diễm thi tập, gom góp các bài thơ hay của đời Trần và Lê.

Từ ghép 38

tiêu điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiêu điều, xơ xác

Từ điển trích dẫn

1. Vắng vẻ, tịch mịch. ◇ Khuất Nguyên : "San tiêu điều nhi vô thú hề, dã tịch mạc kì vô nhân" , (Sở từ , Viễn du ).
2. Chỉ kinh tế, chính trị... suy vi, yếu kém. ◇ Tào Ngu : "Nhĩ nan đạo bất tri đạo hiện tại thị diện tiêu điều, kinh tế khủng hoảng?" , ? (Nhật xuất , Đệ nhị mạc).
3. Thưa thớt, tản mát. ◇ Trương Bí : "San hà thảm đạm quan thành bế, Nhân vật tiêu điều thị tỉnh không" , (Biên thượng ).
4. Thiếu thốn. ◇ Vương Đoan Lí : "Hoàng kim dĩ tận, nang thác tiêu điều" , (Trùng luận văn trai bút lục , Quyển nhất).
5. Vẻ tiêu diêu, nhàn dật. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Tiêu điều phương ngoại, Lượng bất như thần; tòng dong lang miếu, thần bất như Lượng" , ; , (Thế thuyết tân ngữ , Phẩm tảo).
6. Vẻ gầy gò, ốm yếu. ◇ Đường Dần : "Tô Châu thứ sử bạch thượng thư, Bệnh cốt tiêu điều tửu trản sơ" , (Đề họa Bạch Lạc Thiên ).
7. Sơ sài, giản lậu. ◇ Chu Lượng Công : "Tiêu điều bộc bị hảo dong nhan, Thất thập hoài nhân thiệp viễn san" , (Tống Chu Tĩnh Nhất hoàn Cửu Hoa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn vắng lạnh lùng.

Từ điển trích dẫn

1. Cơ năng sinh lí. ◇ Quách Mạt Nhược : "Thuyết đáo sản dục, giá thị tự nhiên đích sinh cơ, bổn bất thị bệnh, nhiên nhi sảo nhất bất thận tiện hữu sanh mệnh chi nguy" , , , 便 (Phí canh tập , Tán thiên địa chi hóa dục ).
2. Hi vọng sống còn. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đãn thị thỉnh tha đích, nan đắc tựu lai. Nhược thị khẳng lai, giá bệnh nhân tiện hữu ta sinh cơ" , . , 便 (Tiết lục sự ngư phục chứng tiên ).
3. Sức sống. ◇ Dương Sóc : "Đáo kim thiên, na hộc thụ y cựu vô dạng địa đĩnh lập tại san đính thượng, chi cán hiển đắc hữu điểm thương lão, sinh cơ khước thị truất tráng đắc ngận" , , , (Tây giang nguyệt 西, Tỉnh cương san tả hoài chi nhị ).
4. Tiền đồ, triển vọng. § Cũng như "xuất tức" . ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Thuyết thị thuyết đắc hảo thính đắc ngận, "Thiên hoàng quý trụ" ni, thùy tri nhất điểm sinh cơ đô một hữu, sở dĩ tựu chỉ năng kháo trứ na đái tử thượng đích nhan sắc khứ hành trá liễu" , "", , (Đệ nhị thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dịp may, dịp tốt để làm việc mà sống. Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật nó câu: » Trước còn tự dè xẻn cả cái sinh cơ, rồi hèn yếu dần đi, đến tê liệt cả tộc loại «.
tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm xấu tốt
2. điềm lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiếm chỉ sự vật tốt lành phúc lợi.
2. (Danh) Điềm (tốt hay xấu). ◇ Tả truyện : "Thị hà tường dã? Cát hung yên tại?" ? ? (Hi Công thập lục niên ) Thế là điềm gì? Lành hay gở vậy?
3. (Danh) Tên gọi tang lễ tế tự ngày xưa. ◎ Như: "tiểu tường" tang tế một năm, "đại tường" tang tế hai năm.
4. (Danh) Họ "Tường".
5. (Tính) Tốt lành. ◎ Như: "tường vân" mây lành, "tường thụy" điềm lành. ◇ Đạo Đức Kinh : "Phù giai binh giả bất tường chi khí" (Chương 31) Binh khí tốt là vật chẳng lành.
6. (Tính) Lương thiện. ◎ Như: "tường hòa xã hội" xã hội lương thiện yên ổn.
7. (Động) Thuận theo. ◇ Hoài Nam Tử : "Thuận ư thiên địa, tường ư quỷ thần" , (Phiếm luận ) Thuận với trời đất, thuận theo quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiềm, điềm tốt gọi là tường , điềm xấu gọi là bất tường .
② Tang ba năm, tới một năm gọi là tiểu tường , tới một năm nữa gọi là đại tường .
③ Phúc lành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành: Điềm không lành;
② Phúc lành;
③ Xem [xiăoxiáng], [dàxiáng];
④ [Xiáng] (Họ) Tường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành — Điều phúc — Tên người, tức Tôn Thọ Tường, 1825-1877, người phủ Tân bình tỉnh Gia định, thi Hương không đậu, sau ra làm quan với Pháp, làm tới Đốc Phủ sứ, từng dạy học tại trường Hậu bổ. Tác phẩm chữ Nôm có 10 bài Tự thuật và một số thơ Đường luật khác, nội dung bào chữa cho chủ trương hợp tác với Pháp.

Từ ghép 10

huân
xūn ㄒㄩㄣ, xùn ㄒㄩㄣˋ

huân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hun lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bốc lên (khói, lửa). ◎ Như: "yên hỏa huân thiên" khói lửa bốc lên trời. § Cũng viết là "huân" .
2. (Động) Hun, đốt, xông. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lạp chiếu bán lung kim phỉ thúy, Xạ huân vi độ tú phù dong" , (Vô đề kì nhất ) Nến chiếu lung linh kim phỉ thúy, Hương xạ xông thoang thoảng gấm phù dung. § Cũng viết là "huân" .
3. (Động) Ngấm, thấm. ◇ Bào Chiếu : "Chướng khí trú huân thể" (Khổ nhiệt hành ) Hơi độc lúc ban ngày ngấm vào thân thể.
4. (Động) Bôi, xoa, ướp hương, chất thơm vào mình. ◎ Như: "huân mộc kính thư" tắm gội bôi xoa cho thơm tho và kính cẩn mà viết.
5. (Động) Nướng hun, sấy (dùng cành thông, than củi, lá trà ... hun lửa nấu nướng thức ăn). ◎ Như: "huân ngư" cá hun khói. § Cũng viết là "huân" .
6. (Động) Bị nghẹt thở (vì nhiễm hơi độc). ◎ Như: "tiểu tâm bất yếu bị môi khí huân trước liễu" coi chừng đừng để bị hơi than đá làm nghẹt thở.
7. (Tính) Sa đọa, bê bối (tiếng tăm). ◎ Như: "giá cá nhân đô huân liễu, thùy dã bất nguyện dữ tha cộng sự" , người này bê bối lắm, không ai muốn làm việc chung với ông ta cả.
8. (Tính) Ấm áp. ◎ Như: "huân phong" gió ấm.
9. (Phó) Vui hòa. ◎ Như: "huân huân" vui hòa, tươi tỉnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Hun (khói lửa bốc lên).
② Huân huân vui hòa, tươi tỉnh.
③ Bôi xoa chất thơm vào mình. Như các hoành phi ở các đền miếu thường đề chữ huân mộc kính thư nghĩa là tắm gội cho thơm tho kính cẩn mà viết.
④ Ðốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) (Hơi ga) làm ngạt thở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hun khói, xông khói, sấy: Khói hun đen cả tường; Cá sấy khô (bằng hơi lửa và khói);
② (văn) Đốt;
③ (Mùi) xông lên: Mùi thối xông lên;
④ Ướp, bôi, xoa (hương, chất thơm...): Dùng hoa ướp chè;
⑤ Ấm áp;
⑥ 【】huân huân [xun xun] (văn) Vui hòa, tươi tỉnh. Xem [xùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng lửa khói bốc lên — Xông khói, hơ lửa — Lấy chất thơm mà xông thân thể — Ánh sáng buổi chiều tối — Tên người, tức Lê Hữu Huân, còn có tên là Lê Hữu Trác, danh sĩ thời Lê mạt, hiệu là Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông, tục gọi là Chiêu Bảy ( con trai thứ bảy của quan Thượng thư Lê Hữu Kiều ), người xã Liêu Sách, huyện Đường Hào, tỉnh HưngYên bắc phần Việt Nam. Ông nổi tiếng là danh nho và danh y, tác phẩm văn chương có Thượng Kinh Kỉ Sự, tác phẩm y học có Lãn Ông Thi Tập, còn gọi là Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh Toàn Trai.

Từ ghép 2

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.