diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

nhạn
yàn ㄧㄢˋ

nhạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chim nhạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim nhạn. § Cũng viết là "nhạn" . Ta gọi là chim mòng. ◇ Nguyễn Trãi : "Cố quốc tâm quy lạc nhạn biên" (Thần Phù hải khẩu ) Lòng mong về quê cũ theo cánh nhạn sa.
2. (Danh) Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là "hậu điểu" chim mùa.
3. (Danh) Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là "nhạn tự" .
4. (Danh) Chỉ thư tín, tin tức. ◎ Như: "nhạn bạch" thư tín, "nhạn thệ ngư trầm" biệt tăm tin tức.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim nhạn, bay có thứ tự, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu chim mùa. Có khi viết là . Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự . Ta gọi là con chim mòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Chim) nhạn, mòng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngỗng trời. Ta cũng gọi là con chim nhạn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Buồn trông phong cảnh quê người, đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa « — Nhạn là con ngỗng trời, con mái là nhạn , con trống là hồng , nhưng dùng nhạn là tiếng chung. » Ngày sáu khắc mong tin nhạn vắng, đêm năm canh tiếng lắng chuông rền « ( C. O. N. K ) — Cô nhạn nam phi hồng bắc khứ : ( Nhạn lẻ bay về nam, chim hồng bay về bắc ). Ý nói không dính dáng gì với nhau. » Những là én bắc nhạn nam « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 6

mộ
mù ㄇㄨˋ

mộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buổi chiều tối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiều, lúc mặt trời sắp lặn. ◇ Đỗ Phủ : "Mộ đầu Thạch Hào thôn, Hữu lại dạ tróc nhân" , (Thạch Hào lại ) Buổi chiều đến xóm Thạch Hào, Có kẻ lại tới bắt người lúc tối.
2. (Tính) Vào buổi chiều. ◎ Như: "mộ yên" khói chiều, "mộ sắc" trời chiều, hoàng hôn. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhiễm nhiễm hàn giang khởi mộ yên" (Thần Phù hải khẩu ) Trên sông lạnh khói chiều từ từ bốc lên.
3. (Tính) Muộn, cuối. ◎ Như: "mộ niên" tuổi già, "tuế mộ" cuối năm. ◇ Cao Bá Quát : "Mộ niên tâm thượng tráng" (Bảo Xuyên ông ) Tuổi già (nhưng) lòng còn mạnh mẽ.
4. (Tính) Suy đồi, tàn. ◎ Như: "mộ khí" hơi tàn (nói lúc ý khí đã suy kém).

Từ điển Thiều Chửu

① Tối, lúc mặt trời sắp lặn gọi là mộ.
② Già, cuối, như mộ niên tuổi già, tuế mộ cuối năm, mộ khí hơi tàn, v.v. (nói lúc ý khí đã suy kém).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trời sắp tối: Mờ mờ tối, xâm xẩm tối;
② (Thời gian) sắp hết, cuối, già: Tuổi cuối đời; Cuối năm; 使 Trời tối quê hương đâu tá nhỉ? Đầy sông khói sóng gợi niềm tây (Thôi Hiệu: Hoàng hạc lâu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi chiều tối — Muộn. Gần hết thời gian — Già cả. Tuổi già.

Từ ghép 9

ức
yì ㄧˋ

ức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đè, nén

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ấn, đè xuống. ◇ Hoài Nam Tử : "Bệnh tì hà giả, phủng tâm ức phúc" , (Nguyên đạo ) Người bệnh khi đau, ôm ngực đè bụng.
2. (Động) Đè nén. ◎ Như: "ức chế" .
3. (Động) Nén, ghìm. ◎ Như: "phù nhược ức cường" nâng đỡ người yếu đuối, ghìm kẻ mạnh.
4. (Động) Ngăn chận, cản trở. ◇ Tuân Tử : "Vũ hữu công, ức hạ hồng" , (Thành tướng ) Vua Vũ có công, ngăn chận nước lụt lớn. ◇ Sử Kí : "Toại thừa thắng trục Tần quân chí Hàm Cốc quan, ức Tần binh, Tần binh bất cảm xuất" , , (Ngụy Công Tử truyện ).
5. (Động) Ép buộc, cưỡng bách. ◇ Hàn Dũ : "Cổ nhân hữu ngôn viết: "Nhân các hữu năng hữu bất năng." Nhược thử giả, phi Dũ chi sở năng dã. Ức nhi hành chi, tất phát cuồng tật" : "." , . , (Thượng trương bộc xạ thư ).
6. (Động) Đuổi, bỏ đi không dùng, biếm xích. ◇ Mặc Tử : "Bất tiếu giả ức nhi phế chi, bần nhi tiện chi, dĩ vi đồ dịch" , , (Thượng hiền trung ).
7. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Quốc ngữ : "Hình Hầu dữ Ung Tử tranh điền, Ung Tử nạp kì nữ ư Thúc Ngư dĩ cầu trực. Cập đoán ngục chi nhật, Thúc Ngư ức Hình Hầu" , . , (Tấn ngữ cửu ).
8. (Động) Cúi xuống. ◇ Yến tử xuân thu : "Yến Tử ức thủ nhi bất đối" (Nội thiên , Gián hạ ) Yến Tử cúi đầu không đáp.
9. (Động) Chết, tử vong. ◇ Hoài Nam Tử : "Tắc binh cách hưng nhi phân tranh sanh, dân chi diệt ức yêu ẩn, ngược sát bất cô, nhi hình tru vô tội, ư thị sanh hĩ" , , , , (Bổn kinh ).
10. (Động) Cưỡng lại, chống lại, làm trái. ◇ Thủy hử truyện : "Lô Tuấn Nghĩa ức chúng nhân bất quá, chỉ đắc hựu trụ liễu kỉ nhật" , (Đệ lục nhị hồi) Lô Tuấn Nghĩa không cưỡng lại được ý muốn của mọi người, đành phải ở lại thêm vài ngày.
11. (Động) Bày tỏ ý kiến.
12. (Phó) Chẳng lẽ, há (phản vấn). § Cũng như: "nan đạo" , "khởi" . ◇ Mạnh Tử : "Ức vương hưng giáp binh, nguy sĩ thần, cấu oán ư chư hầu, nhiên hậu khoái ư tâm dư?" , , , ? (Lương Huệ Vương thượng ).
13. (Tính) Trầm, thấp. ◇ Thái Ung : "Ư thị phồn huyền kí ức, nhã vận phục dương" , (Cầm phú ).
14. (Liên) Hoặc là, hay là. § Cũng như: "hoặc thị" , "hoàn thị" . ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh, cầu chi dư ức dữ chi dư?" , , ? (Học nhi ) Thầy đến nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, (như vậy) là thầy cầu được nghe đấy ư hay là được cho nghe đấy ư?
15. (Liên) Mà còn. § Cũng như: "nhi thả" . ◇ Tam quốc chí : "Phi duy thiên thì, ức diệc nhân mưu dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Không phải chỉ có thiên thời mà còn có mưu trí của con người nữa.
16. (Liên) Nhưng mà. § Cũng như: "đãn thị" , "nhiên nhi" . ◇ Luận Ngữ : "Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi cảm; ức vi chi bất yếm, hối nhân bất quyện, tắc khả vị vân nhĩ dĩ hĩ" , ; , , (Thuật nhi ) Như làm bậc thánh và bậc nhân thì ta há dám; nhưng mà làm mà không chán, dạy người không mỏi mệt, ta chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi.
17. (Liên) Thì là, thì. § Cũng như: "tắc" , "tựu" .
18. (Liên) Nếu như. § Cũng như: "như quả" . ◇ Tả truyện : "Ức Tề nhân bất minh, nhược chi hà?" , ? (Chiêu Công thập tam niên ).
19. (Trợ) Đặt ở đầu câu (dùng làm ngữ trợ từ). ◇ Đái Chấn : "Ức ngôn san dã, ngôn thủy dã, thì hoặc bất tận san chi áo, thủy chi kì" , , , (Dữ Phương Hi Nguyên thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðè nén, như ức chế .
② Ðè xuống.
③ Chỉn, hay lời nói chuyển câu, như cầu chi dư, ức dư chi dư cầu đấy ư? hay cho đấy ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dằn ép, đè nén, dìm xuống;
② (văn) (lt) Hoặc, hay là, song, nhưng, mà: ? Đó là sức mạnh của phương nam? Đó là sức mạnh của phương bắc? Hay là sức mạnh của nhà ngươi? (Trung dung). 【】ức hoặc [yìhuò] (văn) Hoặc, hay là;【】ức diệc [yìyì] (văn) a. (Không chỉ...) mà còn; b. Hay là: ? Nhà của Trọng Tử ở, là do ông Bá Di cất ư? Hay là do Đạo Chích cất? (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay đè xuống — Đè nén — Bị đè nén. Td: Oan ức — Hoặc giả ( tiếng dùng để chuyển tiếp lời nói ).

Từ ghép 7

văn, vấn, vặn
wén ㄨㄣˊ, wèn ㄨㄣˋ

văn

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe thấy. ◎ Như: "phong văn" mảng nghe, "truyền văn" nghe đồn, "dự văn" thân tới tận nơi để nghe, "bách văn bất như nhất kiến" nghe trăm lần (bằng tai) không bằng thấy một lần (tận mắt).
2. (Động) Truyền đạt. ◎ Như: "phụng văn" kính bảo cho biết, "đặc văn" đặc cách báo cho hay. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mưu vị phát nhi văn kì quốc" (Trọng ngôn ) Mưu kế chưa thi hành mà đã truyền khắp nước.
3. (Động) Nổi danh, nổi tiếng. ◇ Lí Bạch : "Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn" , (Tặng Mạnh Hạo Nhiên ) Ta yêu quý Mạnh phu tử, Phong lưu nổi tiếng trong thiên hạ.
4. (Động) Ngửi thấy. ◇ Nguyễn Du : "Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương" , (Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu ) Người hiếu tu đi đã hai nghìn năm, Đất này còn nghe mùi hương của cỏ lan cỏ chỉ.
5. (Danh) Trí thức, hiểu biết. ◎ Như: "bác học đa văn" nghe nhiều học rộng, "bác văn cường chí" nghe rộng nhớ dai, "cô lậu quả văn" hẹp hòi nghe ít.
6. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "tân văn" tin tức (mới), "cựu văn" truyền văn, điều xưa tích cũ nghe kể lại. ◇ Tư Mã Thiên : "Võng la thiên hạ phóng thất cựu văn, lược khảo kì hành sự, tống kì chung thủy" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) (Thu nhặt) những chuyện xưa tích cũ bỏ sót trong thiên hạ, xét qua việc làm, tóm lại trước sau.
7. (Danh) Họ "Văn".
8. Một âm là "vấn". (Động) Tiếng động tới. ◎ Như: "thanh vấn vu thiên" tiếng động đến trời.
9. (Danh) Tiếng tăm, danh dự, danh vọng. ◎ Như: "lệnh vấn" tiếng khen tốt.
10. (Tính) Có tiếng tăm, danh vọng. ◎ Như: "vấn nhân" người có tiếng tăm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe, nghe nói, nghe theo: Tai nghe không bằng mắt thấy; ? Đại vương có từng nghe nói đến tình trạng nổi giận của kẻ áo vải bao giờ chưa? (Chiến quốc sách); Tôi xin kính nghe theo ý của ông (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
② Tin (tức): Tin quan trọng; Tin lạ;
③ Hiểu biết, điều nghe biết, kiến văn, học thức: Học nhiều biết rộng; Hẹp hòi nghe ít;
④ (văn) Tiếng tăm, danh vọng: Chẳng cần tiếng tăm truyền đến các nước chư hầu (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
⑤ (văn) Truyền thuyết, truyền văn: Thu tập hết những truyền thuyết đã bị tản lạc trong khắp thiên hạ (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑥ (văn) Làm cho vua chúa hoặc cấp trên nghe biết đến mình;
⑦ (văn) Truyền ra: Công tử yêu quý kẻ sĩ, danh truyền khắp thiên hạ (Sử kí);
⑧ (văn) Nổi danh, nổi tiếng: Nhờ có dũng khí mà nổi tiếng ở các nước chư hầu (Sử kí);
⑨ (văn) Hiểu: Những người sinh ra trước ta cố nhiên là hiểu đạo trước ta (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑩ (văn) Truyền đạt đi, báo cáo lên người trên: Kính báo cho biết; Riêng báo cho hay; 使使 Vua nước Yên tự mình đến lạy dâng lễ cống ở sân, sai sứ giả báo lên cho đại vương biết (Chiến quốc sách);
⑪ Ngửi thấy: Tôi đã ngửi thấy mùi thơm;
⑫ (văn) Tiếng động tới: Tiếng động tới trời;
⑬ Danh dự: Tiếng khen tốt;
⑭ [Wén] (Họ) Văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe bằng tai — Nghe biết. Chỉ sự hiểu biết. Td: Kiến văn — Ngửi thấy bằng mũi.

Từ ghép 24

vấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng động tới, tiếng truyền tới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe thấy. ◎ Như: "phong văn" mảng nghe, "truyền văn" nghe đồn, "dự văn" thân tới tận nơi để nghe, "bách văn bất như nhất kiến" nghe trăm lần (bằng tai) không bằng thấy một lần (tận mắt).
2. (Động) Truyền đạt. ◎ Như: "phụng văn" kính bảo cho biết, "đặc văn" đặc cách báo cho hay. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mưu vị phát nhi văn kì quốc" (Trọng ngôn ) Mưu kế chưa thi hành mà đã truyền khắp nước.
3. (Động) Nổi danh, nổi tiếng. ◇ Lí Bạch : "Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn" , (Tặng Mạnh Hạo Nhiên ) Ta yêu quý Mạnh phu tử, Phong lưu nổi tiếng trong thiên hạ.
4. (Động) Ngửi thấy. ◇ Nguyễn Du : "Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương" , (Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu ) Người hiếu tu đi đã hai nghìn năm, Đất này còn nghe mùi hương của cỏ lan cỏ chỉ.
5. (Danh) Trí thức, hiểu biết. ◎ Như: "bác học đa văn" nghe nhiều học rộng, "bác văn cường chí" nghe rộng nhớ dai, "cô lậu quả văn" hẹp hòi nghe ít.
6. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "tân văn" tin tức (mới), "cựu văn" truyền văn, điều xưa tích cũ nghe kể lại. ◇ Tư Mã Thiên : "Võng la thiên hạ phóng thất cựu văn, lược khảo kì hành sự, tống kì chung thủy" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) (Thu nhặt) những chuyện xưa tích cũ bỏ sót trong thiên hạ, xét qua việc làm, tóm lại trước sau.
7. (Danh) Họ "Văn".
8. Một âm là "vấn". (Động) Tiếng động tới. ◎ Như: "thanh vấn vu thiên" tiếng động đến trời.
9. (Danh) Tiếng tăm, danh dự, danh vọng. ◎ Như: "lệnh vấn" tiếng khen tốt.
10. (Tính) Có tiếng tăm, danh vọng. ◎ Như: "vấn nhân" người có tiếng tăm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.

Từ ghép 1

vặn

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.
huyết, khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ

huyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng mau lẹ, vội vàng — Các âm khác là Khuyết, Quyết.

khuyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khuyết

quyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khơi, tháo
2. vỡ đê
3. quyết tâm, nhất định

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khơi, tháo. ◇ Mạnh Tử : "Quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ" , , , (Đằng Văn Công thượng ) Khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ.
2. (Động) Vỡ đê. ◎ Như: "quyết đê" vỡ đê.
3. (Động) Xử tử. ◎ Như: "xử quyết" xử tử.
4. (Động) Xét đoán, xác định. ◎ Như: "phán quyết" xác định, "do dự bất quyết" chần chừ không định chắc.
5. (Động) Nhất định. ◎ Như: "quyết ý" , "quyết tâm" .
6. (Động) Cạnh tranh thắng bại. ◎ Như: "quyết nhất tử chiến" đánh nhau hơn thua một trận sống chết.
7. (Động) Cắn, cắn đứt. ◎ Như: "xỉ quyết" dùng răng cắn đứt.
8. (Động) Mở ra, bày ra. ◇ Dương Hùng : "Thiên khổn quyết hề địa ngân khai" (Cam tuyền phú ) Cửa trời bày ra hề bờ cõi rộng mở.
9. (Động) Li biệt, chia li. § Thông "quyết" . ◇ Sử Kí : "Dữ ngã quyết ư truyến xá trung" (Ngoại thích thế gia ) Cùng tôi chia tay ở nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Khơi, tháo.
② Vỡ đê.
③ Xử chém (trảm quyết).
④ Quyết đoán.
⑤ Nhất quyết, như quyết ý , quyết tâm , v.v.
⑥ Cắn.
⑦ Dứt, quyết liệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ: Vỡ đê;
② (văn) Khoi, tháo;
③ Kiên quyết, quả quyết, quyết đoán, quyết: Quyết tâm; Chần chừ không quyết;
④ Quyết không..., không đời nào..., không bao giờ..., nhất định không...: Tôi quyết không phản đối; Anh ấy không đời nào nói như vậy; Năm nay nhất định không kém năm ngoái;
⑤ Xử chém, xử tử: Xử bắn; Xử tử;
⑥ (văn) Cắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khơi ra cho nước chảy thông — Nước xói lở đê — Giết kẻ tử tội. Td: Hành quyết — Xét đoán — Lòng dạ nhất định không thay đổi, Đoạn trường tân thanh có câu: » Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, liệu đem tất cỏ quyết đền ba xuân «.

Từ ghép 40

địch
dí ㄉㄧˊ

địch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kẻ thù, giặc
2. ngang nhau
3. chống cự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kẻ thù. ◎ Như: "địch chúng ngã quả" địch đông ta ít.
2. (Tính) Thù nghịch. ◎ Như: "địch quốc" nước thù, "địch quân" quân địch.
3. (Tính) Ngang, bằng, tương đương. ◎ Như: "địch thể" ngang nhau, "xa tam bất địch kiến nhị" xa ba không bằng hai gần.
4. (Động) Chống cự, chống đối. ◎ Như: "quả bất địch chúng" số ít không chống lại được số đông. ◇ Nguyễn Du : "Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn" (Ngẫu đề công quán bích ) Trên một giường, nỗi buồn cô đơn chống với khí lạnh của xuân.

Từ điển Thiều Chửu

① Giặc thù, như địch quốc nước thù.
② Ngang, như địch thể ngang nhau.
③ Chống cự, đối địch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kẻ thù, địch: Quân thù còn sót lại;
② Chống chọi, chống đối, (đối) địch: Ít không địch nổi nhiều;
③ Ngang nhau, tương đương nhau: Thế lực ngang nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ thù — Chống đối — Ngang nhau. Cân bằng.

Từ ghép 21

hồn, hỗn
gǔn ㄍㄨㄣˇ, hún ㄏㄨㄣˊ, hùn ㄏㄨㄣˋ

hồn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đục (nước)
2. ngớ ngẩn
3. tự nhiên

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, vẩn. ◇ Nguyễn Du : "Tân lạo sơ sinh giang thủy hồn" (Minh Giang chu phát ) Lụt mới phát sinh, nước sông vẩn đục.
2. (Tính) Hồ đồ, ngớ ngẩn. ◎ Như: "hồn đầu hồn não" đầu óc mơ hồ ngớ ngẩn, "hồn hồn ngạc ngạc" ngớ nga ngớ ngẩn, chẳng biết sự lí gì cả.
3. (Tính) Khắp, cả. ◎ Như: "hồn thân phát đẩu" cả mình run rẩy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quả nhiên na mã hồn thân thượng hạ, hỏa thán bàn xích, vô bán căn tạp mao" , (Đệ tam hồi) Quả nhiên khắp thân con ngựa ("Xích Thố" ) ấy từ trên xuống dưới một màu đỏ như than hồng, tuyệt không có cái lông nào tạp.
4. (Phó) Toàn thể, hoàn toàn. ◎ Như: "hồn bất tự" chẳng giống tí nào. ◇ Đỗ Phủ : "Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm" , (Xuân vọng ) Đầu bạc càng gãi càng ngắn, Hoàn toàn như không cài trâm được nữa.
5. (Phó) Vẫn, còn. ◇ Trần Nhân Tông : "Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc" (Thiên Trường phủ ) Phong cảnh (chùa) Phổ Minh vẫn như cũ.
6. (Động) Hỗn tạp. ◇ Hán Thư : "Kim hiền bất tiếu hồn hào, bạch hắc bất phân, tà chánh tạp nhữu, trung sàm tịnh tiến" , , , (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Nay người hiền tài kẻ kém cỏi hỗn tạp, trắng đen không phân biệt, tà chính lẫn lộn, người trung trực kẻ gièm pha cùng tiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðục vẩn.
② Hồn hậu, có ý kín đáo không lộ.
③ Nói về phần đại khái gọi là hồn quát .
④ Vẻn vẹn, dùng làm trợ từ, như hồn bất tự chẳng giống tí nào.
⑤ Cùng nghĩa với chữ hỗn .
⑥ Ðều, cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đục, vẩn: Vũng nước đục;
② (chửi) Dấm dớ, (đồ) ngu, ngu ngốc: Kẻ dấm dớ, kẻ ngu ngốc, đồ ngu; Lời dấm dớ, lời ngu;
③ Đầy, đều, khắp cả.【】hồn thân [húnshen] Khắp cả người, đầy cả mình, toàn thân, cả người: Mồ hôi đầm đìa khắp cả người; Bùn bê bết cả người;
④ Hồn hậu;
⑤ (văn) Thật là, cơ hồ, hầu như: Gãi đầu tóc bạc ngắn thêm, hầu như không còn cài (đầu) được nữa (Đỗ Phủ: Xuân vọng);
⑥ [Hún] (Họ) Hồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước vọt lên — Bằng nhau, ngang nhau, giống nhau — Đục. Nước có lẫn chất bẩn — Tất cả. Hoàn toàn — Chứa đựng ở trong — Một âm là Hỗn. Xem Hỗn.

Từ ghép 5

hỗn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: hỗn độn )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hỗn — Một âm là Hồn. Xem Hồn.

Từ ghép 2

thao túng

phồn thể

Từ điển phổ thông

thao túng, nắm quyền điều khiển, sai khiến được ai

Từ điển trích dẫn

1. Điều khiển (máy móc cơ khí). ◇ Dương Sóc : "Thông tiêu thông dạ, công nhân môn dã yếu tại lộ thiên địa lí thao túng trứ toản cơ" , (Qua bích than thượng đích xuân thiên ).
2. Khống chế, chỉ huy, nắm giữ.
3. Phương pháp văn chương buông nắm, khai hợp biến hóa đa dạng. ◇ Điều khê ngư ẩn tùng thoại tiền tập : "Thi thiên đương hữu thao túng, bất khả câu dụng nhất luật" , (Đông Pha tứ , Thạch lâm thi thoại ).
4. Xét xử, quyết đoán. ◇ Lữ Thiên Thành : "[Tiểu sanh kinh trạng] Cổ tẩu sát nhân liễu! Giá chẩm ma hảo? [Mạt] Tấu thỉnh thánh tài thao túng. Nã hạ ngục chẩm dong tông" [! ? [] . (Tề đông tuyệt đảo , Đệ nhất xích ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ và buông thả, ý nói mặc tình làm theo ý muốn.

Từ điển trích dẫn

1. Màu của hoa. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Xuân nhập thủy quang thành nộn bích, Nhật quân hoa sắc biến tiên hồng" , (Đáp họa thúc xuân nhật chu hành ).
2. Hoa nở thì màu sắc hiện ra, nên gọi hoa nở là "hoa sắc" . ◇ Giả Tư Hiệp : "Da: nhị nguyệt hoa sắc" : (Tề dân yếu thuật , Da ).
3. Hoa văn và màu sắc. ◇ Lão Xá : "Tha tổng thị bố y bố khố, tức sử hữu ta hoa sắc, tại bố thượng dã tựu bất nhạ nhãn" , 使, (Lạc đà tường tử , Lục).
4. Chủng loại hoặc danh mục. ◎ Như: "hoa sắc phồn đa" . ◇ Văn minh tiểu sử : "Chí ư luân thuyền, điện báo, thiết lộ, thải quáng na ta hoa sắc, công sự thượng đô kiến quá, thị bổn lai hiểu đắc đích" , , , , , (Đệ ngũ tứ hồi).
5. Tỉ dụ dáng vẻ xinh đẹp. ◇ Đôn Hoàng biến văn tập : "Tiểu thiếu chi thì, cộng đồng thôn nhân Đường Thúc Hài nữ Văn Du hoa sắc tương tri, cộng vi phu phụ" , , (Sưu thần kí ).
6. Sinh động, nhiều biến hóa. ◇ Lỗ Tấn : "Luận văn khán khởi lai thái bản, yếu tái tố đắc hoa sắc nhất điểm" , (Tập ngoại tập thập di bổ biên , Ngã đối ư "Văn Tân" đích ý kiến "").

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.