giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.

ân cần

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếp đãi chu đáo

Từ điển phổ thông

ân cần, quan tâm, lo lắng

Từ điển trích dẫn

1. Tình ý thâm hậu. ◇ Hiếu Kinh Viên Thần Khế : "Mẫu chi ư tử dã, cúc dưỡng ân cần, thôi táo cư thấp, tuyệt thiếu phân cam" , , , .
2. Hết lòng chu đáo. ◇ Trần Bạch Trần : "Ngã can thúy phóng hạ thái đan, dụng thủ thế cáo tố na vị ngận ân cần đích phục vụ viên" , (Vô thanh đích lữ hành ).
3. Xu phụ, phụng thừa. ◇ Vũ vương phạt Trụ bình thoại : "Tây Chu bảo xuyến thật kì tai, Phí Trọng ân cần đặc thủ lai" 西, (Quyển thượng).
4. Tình ý, tâm ý. ◇ Sử Kí : "Tương Như nãi sử nhân trọng tứ Văn Quân thị giả thông ân cần, Văn Quân dạ vong bôn Tương Như" 使, (Tư Mã Tương Như truyện ).
5. Mượn chỉ lễ vật. ◇ Thẩm Kình : "Trường Quan, nhĩ khoan liễu ngã hình cụ, nhật hậu trí ân cần" , , (Song châu kí , Ngục trung oan tình ).
6. Quan chú, cần phải. ◇ Tào Tháo : "Hiền quân ân cần ư thanh lương, Thánh tổ đôn đốc ư minh huân" , (Thỉnh truy tăng quách gia phong ấp biểu ).
7. Nhiều lần, trở đi trở lại. ◇ Bắc sử : "Trừng diệc tận tâm khuông phụ, sự hữu bất tiện ư nhân giả, tất ư gián tránh ân cần bất dĩ, nội ngoại hàm kính đạn chi" , 便, , (Thác Bạt Trừng truyện ).
8. Dặn dò, nhắn nhủ. ◇ Chương Kiệt : "Ân cần mạc yếm điêu cừu trọng, Khủng phạm tam biên ngũ nguyệt hàn" , (xuân biệt ).
9. Gắng gỏi, siêng năng. ◇ Tây du kí 西: "Hành Giả đạo: Đệ tử diệc phả ân cần, hà thường lãn nọa?" : , (Đệ nhị thất hồi).
tối
zuì ㄗㄨㄟˋ

tối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cực kỳ, hơn nhất, chót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tinh hoa, người, vật tài giỏi, tốt đẹp bậc nhất. § Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, "tối" và "điến" 殿: "điến" là kẻ không xứng chức, "tối" là kẻ tài giỏi. ◇ Tư Mã Trát : "Trường An giáp đệ đa, Xứ xứ hoa kham ái, Lương kim bất tích phí, Cạnh thủ viên trung tối" , , , (Mại hoa giả ) Ở Trường An nhà giàu của vương tôn, quý tộc nhiều, Khắp chốn hoa đều đáng yêu, Vàng bạc đừng tiếc tiêu, Giành cho được đóa hoa đẹp nhất trong vườn.
2. (Phó) Nhất, hơn cả, cùng tột. ◎ Như: "tối hảo" cực tốt. ◇ Sử Kí : "Khởi chi vi tướng, dữ sĩ tốt tối hạ giả đồng y thực" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô) Khởi làm tướng, cùng với binh lính ở cấp thấp nhất, ăn mặc như nhau. ◇ Sử Kí : "Tam tử chi tài năng thùy tối hiền tai" (Hoạt kê truyện , Tây Môn Báo truyện 西) Tài năng của ba ông, ai giỏi hơn cả?
3. (Phó) Tổng cộng, tổng kê, tính gộp. ◇ Sử Kí : "Tối tòng Cao Đế đắc tướng quốc nhất nhân, thừa tướng nhị nhân, tướng quân, nhị thiên thạch các tam nhân" , , , (Quyển ngũ thập thất, Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Tổng cộng kể từ Cao Đế có được tướng quốc ba người, thừa tướng hai người, tướng quân và các chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc, mỗi hạng ba người.
4. (Động) Tụ hợp, gom góp. ◇ Lục Du : "Tối kì thi, đắc tam quyển" , (Đạm Trai cư sĩ thi tự ) Gom những bài thơ của ông lại, được ba quyển.

Từ điển Thiều Chửu

① Rất, như tối hảo rất tốt.
② Giỏi hơn. Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, tối và điến 殿. Ðiến là kẻ không xứng chức, tối là kẻ có tài giỏi.
③ Cùng tột, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhất: Lớn nhất; Tích cực nhất; Nhanh nhất; Những người đáng yêu nhất;
② Vô cùng: Vô cùng kính mến;
③ (văn) Tụ họp: Mùa đông, thu và cất chứa ngũ cốc, tụ họp vạn vật (Quản tử);
④ (văn) Tổng cộng, tính tổng, tính gộp: Tính tổng cộng từ vua Cao đế có được một (người làm) tướng quốc, hai thừa tướng, tướng quân và chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc mỗi thứ ba người (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Cùng cực, không hơn được nữa.

Từ ghép 16

tuân, tuấn
xún ㄒㄩㄣˊ

tuân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tin theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tin. ◇ Liệt Tử : "Thả tuân sĩ sư chi ngôn khả dã" (Chu Mục vương ) Hãy tin theo lời quan tòa là được.
2. (Tính) Sợ hãi. ◎ Như: "tuân lật" run sợ. ◇ Trang Tử : "Dân thấp tẩm tắc yêu tật thiên tử, thu nhiên hồ tai? Mộc xử tắc chúy lật tuân cụ, viên hầu nhiên hồ tai?" , ? , ? (Tề vật luận ) Người ở chỗ ẩm ướt thì lưng đau chết liệt một bên, cá chạch có thế chăng? Người ở trên cây thì sậm sột sợ hãi, khỉ vượn có thế chăng?
3. (Tính) Nghiêm túc, cung thuận. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử ư hương đảng, tuân tuân như dã, tự bất năng ngôn giả" , , (Hương đảng ) Khổng Tử ở làng xóm, thì khiêm cung kính cẩn, tựa như không biết ăn nói.
4. (Tính) Thông sướng, thông đạt. ◇ Trang Tử : "Tư lự tuân đạt, nhĩ mục thông minh" , (Trí bắc du ) Tư tưởng thông đạt, tai mắt sáng suốt.
5. (Phó) Cẩn thận, rón rén. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tuân tuân nhi khởi, thị kì phữu, nhi ngô xà thượng tồn" , , (Bộ xà giả thuyết ) Tôi rón rén đứng dậy, ngó vào cái vò, thì rắn của tôi vẫn còn.
6. (Phó) Đích xác, xác thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Tin.
② Tuân tuân chắc chắn, tả cái dáng tin cẩn thực thà.
③ Tuân lật sợ hãi.
④ Vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tin;
② Thật thà: Có vẻ tin cẩn thật thà;
③ Đột ngột;
④ Sợ hãi: Sợ hãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin thật. Tin tưởng.

tuấn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Một âm là Tuân. Xem Tuân.

Từ ghép 1

thứ, tư
cì ㄘˋ

thứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sau (không phải đầu tiên), tiếp theo
2. thứ bậc, lần, lượt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Kém, thường (phẩm chất). ◎ Như: "thứ hóa" hàng loại thường, "thứ phẩm" phẩm chất kém.
2. (Tính) Bậc hai, phó, sau. Như: "thứ tử" con thứ, "thứ niên" năm sau.
3. (Danh) Cấp, bậc, thứ tự. ◎ Như: "y thứ tiền tiến" theo thứ tự tiến lên.
4. (Danh) Hàng, đội ngũ. ◇ Quốc ngữ : "Thất thứ phạm lệnh, tử" , (Tấn ngữ tam ) Mất hàng ngũ trái lệnh, phải chết.
5. (Danh) Quan chức, chức vị. ◇ Tả truyện : "Khác cư quan thứ" (Tương công nhị thập tam niên ) Kính trọng quan chức.
6. (Danh) Chỗ nghỉ trọ (trên đường). ◎ Như: "khách thứ" chỗ cho khách ở trọ, "chu thứ" thuyền trọ.
7. (Danh) Chỗ, nơi. ◎ Như: "sai thứ" chỗ phải sai tới, "hung thứ" chỗ ngực, trong lòng. ◇ Trang Tử : "Hỉ nộ ai lạc bất nhập vu hung thứ" (Điền Tử Phương ) Mừng giận buồn vui không vào tới trong lòng.
8. (Danh) Lượng từ: lần, lượt, chuyến, đợt. ◎ Như: "nhất thứ" một lần, "đệ tam thứ đoạn khảo" giai đoạn khảo thí thứ ba.
9. (Động) Ở bậc dưới, đứng hạng sau. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
10. (Động) Trọ, nghỉ dọc đường. ◎ Như: "lữ thứ" ngủ trọ. ◇ Khuất Nguyên : "Tịch quy thứ ư Cùng Thạch hề, triêu trạc phát hồ Vị Bàn" , (Li Tao ) Đêm về nghỉ ở núi Cùng Thạch hề, buổi sáng gội tóc ở Vị Bàn.
11. (Động) Sắp xếp (theo thứ tự). ◇ Hán Thư : "Nguyên Vương diệc thứ chi thi truyện" (Sở Nguyên Vương truyện ) Nguyên Vương cũng xếp đặt thơ và truyện.
12. (Động) Đến. ◎ Như: "thứ cốt" đến xương. ◇ Phan Nhạc : "Triêu phát Tấn Kinh Dương, tịch thứ Kim Cốc mi" , (Kim Cốc tập tác thi ) Sáng ra đi từ Tấn Kinh Dương, tối đến bờ Kim Cốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lần lượt, dưới bậc trên trở xuống bét đều gọi là thứ.
② Xếp bày.
③ Thứ bực, như ban thứ kể hàng đến thứ bực mình ngồi.
④ Lần, như nhất thứ một lần.
⑤ Trọ, đóng quân đi đến đâu đỗ lại đến hai đêm gọi là thứ. Ði đường ngủ trọ gọi là lữ thứ .
⑥ Chỗ, nơi, như sai thứ chỗ phải sai tới, hung thứ chỗ ngực, v.v.
⑦ Triền thứ độ số của sao đỗ lại.
⑧ Ðến, như thứ cốt đến xương.
⑨ Tháo thứ vội vàng.
⑩ Loài, bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ hai, bậc kế, bậc thứ, sau, còn thì: Con thứ hai; Sau nữa; Chỉ kẻ có đức mới có thể lấy chính sách khoan dung làm cho dân phục, kế đó không gì bằng chính sách mạnh (Tả truyện);
② Kém, tồi, xấu: 西 Cái này kém (tồi) lắm;
③ Thứ tự: Theo thứ tự tiến lên, lần lượt tiến lên;
④ Lần, đợt, lượt: Nhiều đợt; Mỗi ngày ba lần; Mười vạn lượt người đến xem;
⑤ (hóa) Non: Axit clo non (Hclo);
⑥ Trọ (trong lúc đi xa): Ngủ trọ dọc đường (trong chuyến đi xa);
⑦ (văn) Chỗ, nơi, trong: Chỗ phải sai tới; Trong thuyền; Trong lòng; Trong lời nói;
⑧ (văn) Đến: Đến xương;
⑨ (văn) Loài, bực;
⑩ Xem (bộ );
⑪ (văn) Xem (bộ );
⑫ [Cì] (Họ) Thứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tầng lớp. Bậc. Nói về sự trên dưới trước sau có lớp bực. Td: Thứ tự — Bậc dưới — Nhà trọ. Td: Lữ thứ — Hạng. Tục ngữ: » Thứ nhất đau mắt thứ nhì giải răng « — Lần lượt.

Từ ghép 36

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tư tư: Vẻ không yên — Các âm khác là Thứ, Tứ. Xem các âm này.
vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
ngộ
yù ㄩˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎ Như: "hội ngộ" gặp gỡ. ◇ Sử Kí : "Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân" , , , (Cao Tổ bản kỉ ) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người.
2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎ Như: "ngộ vũ" gặp mưa, "ngộ nạn" mắc nạn. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc dĩ khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười.
3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎ Như: "vị ngộ" chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇ Chiến quốc sách : "Vương hà bất dữ quả nhân ngộ" (Tần tứ ) Vua sao không hợp với quả nhân?
4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎ Như: "quốc sĩ ngộ ngã" đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇ Sử Kí : "Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã dĩ kì xa, ý ngã dĩ kì y, tự ngã dĩ kì thực" : , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn.
5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇ Thương quân thư : "Dĩ thử ngộ địch" (Ngoại nội ) Lấy cái này đối địch.
6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎ Như: "giai ngộ" dịp tốt, dịp may, "cơ ngẫu" cơ hội, "tế ngộ" dịp, cơ hội.
7. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ gặp mưa, ngộ nạn gặp nạn, v.v.
② Hợp. Như thù ngộ sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ .
③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã đãi ta vào hàng quốc sĩ.
④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: Gặp mưa; Không hẹn mà gặp; Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ);
② Đối đãi, đãi ngộ: Đãi ngộ; Đãi ngộ đặc biệt; Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); Đối đãi người cung kính (Hán thư);
③ Dịp, cảnh ngộ: Dịp may, dịp tốt; Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; Cơ hội, dịp;
④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ);
⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);
⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Từ ghép 19

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

ngoa
é

ngoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

động đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Động đậy, hành động. ◇ Khích Ngang : "Như long như bưu, hoặc tẩm hoặc ngoa" , (Kì bân kính ) Như rồng như hổ, có con nằm ngủ có con động đậy.
2. (Động) Cảm hóa. ◇ Thi Kinh : "Chu Công đông chinh tứ quốc thị ngoa" (Bân phong , Phá phủ ) Ông Chu Công đi đánh bên đông, Bốn nước đều cảm hóa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng đậy.
② Hóa, như Chu-công đông chinh tứ quốc thị ngoa ông Chu-công đi đánh bên đông, bốn nước đều cảm hóa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Động đậy: Thôi hãy ngủ yên không động (Thi Kinh: Vương phong, Thỏ viên);
② Cảm hóa: Chu Công đi đánh dẹp ở phương đông, bốn nước đều cảm hóa (Thi Kinh: Mân phong, Phá phủ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cử động, động đậy. Kinh Thi có câu: » Thượng mị vô ngoa « ( hãy còn ngủ, chưa cựa quậy gì, ngủ yên ) — Thay đổi, biến hóa.
điên
diān ㄉㄧㄢ

điên

phồn thể

Từ điển phổ thông

đỉnh núi, chỏm núi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đỉnh núi. ◇ Phù sanh lục kí : "Dư diệc hứng phát, phấn dũng đăng kì điên, giác Tây Hồ như kính, Hàng thành như hoàn, Tiền Đường giang như đái, cực mục khả sổ bách lí" , , 西, , , (Lãng du kí khoái ) Tôi cũng cao hứng, hăng hái leo lên tới đỉnh, thấy Tây Hồ như một tấm gương, Hàng Châu một hòn, sông Tiền Đường một dải, vút mắt xa vài trăm dặm.
2. (Danh) Đầu.
3. (Danh) Phiếm chỉ đỉnh đầu của vật thể: chóp, ngọn, đỉnh, v.v. ◇ Đào Tiềm : "Cẩu phệ thâm hạng trung, Kê minh tang thụ điên" , (Quy viên điền cư ).
4. (Tính) Cao hơn hết. ◎ Như: "điên phong" đỉnh núi cao nhất.
5. § Thông "điên" . ◎ Như: "điên mạt" từ đầu tới cuối. § Cũng như "điên mạt"

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đỉnh núi. Chóp núi — Như chữ Điên .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.