đãng, đảng
dàng ㄉㄤˋ, tāng ㄊㄤ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quẫy động, lay động. ◎ Như: "đãng tưởng" quẫy mái chèo. ◇ Tiêu Tử Vân : "Xuân phong đãng la trướng, Dư hoa lạc kính liêm" , (Xuân tứ ).
2. (Động) Dao động. ◇ Tả truyện : "Nhập, cáo phu nhân Đặng Mạn viết: Dư tâm đãng" , : (Trang Công tứ niên ) (Sở Vũ Vương) vào, nói với phu nhân Đặng Mạn: Lòng ta dao động.
3. (Động) Nhú mầm, bắt đầu phát sinh, manh động. ◇ Lễ Kí : "(Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nhật đoản chí, âm dương tranh, chư sanh đãng" , , , (Nguyệt lệnh ) Vào tháng trọng đông, ngày ngắn đến, âm dương tương tranh, các vật bắt đầu phát sinh.
4. (Động) Làm loạn, gây ra xáo trộn. ◇ Tuân Tử : "Thị cố quyền lợi bất năng khuynh dã, quần chúng bất năng di dã, thiên hạ bất năng đãng dã" , , (Khuyến học ) Cho nên quyền lợi không thể nghiêng ngửa, dân chúng không dời đổi, thiên hạ không tao loạn.
5. (Động) Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên. ◎ Như: "tảo đãng" quét sạch, "đãng bình" dẹp yên.
6. (Động) Lêu lổng, phóng túng. ◎ Như: "du đãng" phóng túng lêu lổng, "nhất cá nhân tại nhai thượng đãng lai đãng khứ" một người trên đường lêu lổng qua lại.
7. (Động) Mê hoặc, dụ hoặc. ◇ Tuân Duyệt : "Thính ngôn trách sự, cử danh sát thật, vô hoặc trá ngụy, dĩ đãng chúng tâm" , , , (Thân giám , Chánh thể ).
8. (Động) Làm tiêu tán, làm tan hoang. ◎ Như: "khuynh gia đãng sản" phá gia bại sản.
9. (Động) Hủy hoại, làm hư hỏng. ◎ Như: "kỉ cương đãng nhiên" giường mối hỏng hết. § Ghi chú: Thi Kinh có hai thiên "bản đãng" là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi. Cho nên nay gọi đời loạn là "trung nguyên bản đãng" .
10. (Động) Khoan thứ.
11. (Tính) Mông mênh, bát ngát. ◇ Lí Bạch : "Hạo đãng bất kiến để" (Mộng du thiên ) Mênh mông không thấy đáy.
12. (Tính) Xa tít, mù mịt. ◇ Tuân Tử : "Đạo quá Tam Đại vị chi đãng" (Nho hiệu ) Đạo trước thời Tam Đại quá xa xôi. § Việc quá xa xưa mù mịt khó tin.
13. (Tính) Bình dị, thanh thản, thảnh thơi. ◎ Như: "thản đãng" thanh thản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích" , (Thuật nhi ) Người quân tử thì thanh thản thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
14. (Tính) Bình đẳng, ngang hàng. ◇ Lỗ Tấn : "Sử thiên hạ nhân nhân quy ư nhất trí, xã hội chi nội, đãng vô cao ti, thử kì vi lí tưởng thành mĩ hĩ" 使, , , (Phần , Văn hóa thiên chí luận ).
15. (Tính) Phóng túng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "đãng tử" kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù, "đãng phụ" đàn bà dâm dật bất chính.
16. (Danh) Chằm nước, hồ, ao. ◎ Như: "ngư đãng" hồ cá, "lô hoa đãng" chằm hoa lau.
17. (Danh) Bệnh tâm thần hoảng hốt.
18. (Danh) Họ "Đãng".
19. Một âm là "đảng". (Động) Khơi, tháo. ◇ Chu Lễ : "Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy" , (Địa quan , Đạo nhân ) Lấy đê ngăn chặn nước, lấy ngòi khơi dẫn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mông mênh, bát ngát.
② Bình dị, than thán, thảnh thơi. Luận ngữ : Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích (Thuật nhi ) người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
③ Quẫy động. Như đãng tưởng quẫy mái chèo, tâm đãng động lòng.
④ Phóng đãng, phóng túng, không biết giữ gìn gọi là đãng. Như kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù gọi là đãng tử , đàn bà dâm dật bất chính gọi là đãng phụ .
⑤ Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên giặc giã gọi là tảo đãng quét sạch hay đãng bình dẹp yên.
⑥ Hỏng hết. Như kỉ cương đãng nhiên giềng mối hỏng hết. Kinh Thi có hai thiên bản đãng là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi mà làm. Cho nên nay gọi gọi đời loạn là trung nguyên bản đãng .
⑦ Chằm nước, hồ ao nào có lợi cá nước đều gọi là đãng.
⑧ Một âm là đảng. Khơi, tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đu đưa, giạt: Đánh đu; Trôi giạt;
② Lêu lổng: Chơi bời lêu lổng;
③ Rửa, súc: Súc miệng;
④ Càn, dẹp sạch, diệt sạch, làm hết sạch: Càn quét, quét sạch; Hết sạch gia tài;
⑤ Phóng túng, (phóng) đãng: Phóng đãng; Người đàn bà phóng đãng;
⑥ Hồ: Hồ Lư Hoa;
⑦ (văn) Mênh mông, bát ngát;
⑧ (văn) Bình dị, thảnh thơi, thanh thản: Người quân tử bằng phẳng thảnh thơi (Luận ngữ);
⑨ (văn) Quẫy, quơ động: 漿 Quơ mái chèo; Động lòng;
⑩ (văn) Hết sạch, hỏng hết: Giềng mối hỏng hết;
⑪ Chằm nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động — Buông thả, không kềm giữ — Rửa sạch — Bình dị — Trừ đi. Tẩy sạch.

Từ ghép 22

đảng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quẫy động, lay động. ◎ Như: "đãng tưởng" quẫy mái chèo. ◇ Tiêu Tử Vân : "Xuân phong đãng la trướng, Dư hoa lạc kính liêm" , (Xuân tứ ).
2. (Động) Dao động. ◇ Tả truyện : "Nhập, cáo phu nhân Đặng Mạn viết: Dư tâm đãng" , : (Trang Công tứ niên ) (Sở Vũ Vương) vào, nói với phu nhân Đặng Mạn: Lòng ta dao động.
3. (Động) Nhú mầm, bắt đầu phát sinh, manh động. ◇ Lễ Kí : "(Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nhật đoản chí, âm dương tranh, chư sanh đãng" , , , (Nguyệt lệnh ) Vào tháng trọng đông, ngày ngắn đến, âm dương tương tranh, các vật bắt đầu phát sinh.
4. (Động) Làm loạn, gây ra xáo trộn. ◇ Tuân Tử : "Thị cố quyền lợi bất năng khuynh dã, quần chúng bất năng di dã, thiên hạ bất năng đãng dã" , , (Khuyến học ) Cho nên quyền lợi không thể nghiêng ngửa, dân chúng không dời đổi, thiên hạ không tao loạn.
5. (Động) Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên. ◎ Như: "tảo đãng" quét sạch, "đãng bình" dẹp yên.
6. (Động) Lêu lổng, phóng túng. ◎ Như: "du đãng" phóng túng lêu lổng, "nhất cá nhân tại nhai thượng đãng lai đãng khứ" một người trên đường lêu lổng qua lại.
7. (Động) Mê hoặc, dụ hoặc. ◇ Tuân Duyệt : "Thính ngôn trách sự, cử danh sát thật, vô hoặc trá ngụy, dĩ đãng chúng tâm" , , , (Thân giám , Chánh thể ).
8. (Động) Làm tiêu tán, làm tan hoang. ◎ Như: "khuynh gia đãng sản" phá gia bại sản.
9. (Động) Hủy hoại, làm hư hỏng. ◎ Như: "kỉ cương đãng nhiên" giường mối hỏng hết. § Ghi chú: Thi Kinh có hai thiên "bản đãng" là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi. Cho nên nay gọi đời loạn là "trung nguyên bản đãng" .
10. (Động) Khoan thứ.
11. (Tính) Mông mênh, bát ngát. ◇ Lí Bạch : "Hạo đãng bất kiến để" (Mộng du thiên ) Mênh mông không thấy đáy.
12. (Tính) Xa tít, mù mịt. ◇ Tuân Tử : "Đạo quá Tam Đại vị chi đãng" (Nho hiệu ) Đạo trước thời Tam Đại quá xa xôi. § Việc quá xa xưa mù mịt khó tin.
13. (Tính) Bình dị, thanh thản, thảnh thơi. ◎ Như: "thản đãng" thanh thản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích" , (Thuật nhi ) Người quân tử thì thanh thản thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
14. (Tính) Bình đẳng, ngang hàng. ◇ Lỗ Tấn : "Sử thiên hạ nhân nhân quy ư nhất trí, xã hội chi nội, đãng vô cao ti, thử kì vi lí tưởng thành mĩ hĩ" 使, , , (Phần , Văn hóa thiên chí luận ).
15. (Tính) Phóng túng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "đãng tử" kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù, "đãng phụ" đàn bà dâm dật bất chính.
16. (Danh) Chằm nước, hồ, ao. ◎ Như: "ngư đãng" hồ cá, "lô hoa đãng" chằm hoa lau.
17. (Danh) Bệnh tâm thần hoảng hốt.
18. (Danh) Họ "Đãng".
19. Một âm là "đảng". (Động) Khơi, tháo. ◇ Chu Lễ : "Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy" , (Địa quan , Đạo nhân ) Lấy đê ngăn chặn nước, lấy ngòi khơi dẫn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mông mênh, bát ngát.
② Bình dị, than thán, thảnh thơi. Luận ngữ : Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích (Thuật nhi ) người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
③ Quẫy động. Như đãng tưởng quẫy mái chèo, tâm đãng động lòng.
④ Phóng đãng, phóng túng, không biết giữ gìn gọi là đãng. Như kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù gọi là đãng tử , đàn bà dâm dật bất chính gọi là đãng phụ .
⑤ Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên giặc giã gọi là tảo đãng quét sạch hay đãng bình dẹp yên.
⑥ Hỏng hết. Như kỉ cương đãng nhiên giềng mối hỏng hết. Kinh Thi có hai thiên bản đãng là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi mà làm. Cho nên nay gọi gọi đời loạn là trung nguyên bản đãng .
⑦ Chằm nước, hồ ao nào có lợi cá nước đều gọi là đãng.
⑧ Một âm là đảng. Khơi, tháo.
hoặc, vực
huò ㄏㄨㄛˋ, yù ㄩˋ

hoặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoặc, hay

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hoặc, có thể, có lẽ, chắc, lời nói còn ngờ, chưa quyết định hẳn. ◎ Như: "hoặc hứa" có lẽ, "hoặc nhân" hoặc người nào.
2. (Liên) Biểu thị sự chọn lựa, liệt kê. ◎ Như: "hỉ hoặc nộ" mừng hay giận, "ai hoặc lạc" buồn hay vui, "khứ hoặc bất khứ" đi hay không đi.
3. (Liên) Nếu. ◎ Như: "hoặc bất túc" nếu như không đủ.
4. (Đại) Có, có kẻ, có người (phiếm chỉ người hoặc sự vật). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vấn: Kì tử niên kỉ tuế hĩ? Hoặc đáp viết: Thập thất tuế" : ? : (Đệ bát hồi) Hỏi: Con hắn bao nhiêu tuổi? Có người trả lời: Mười bảy tuổi.
5. (Đại) Đại danh từ nghi vấn: Ai. ◇ Thi Kinh : "Kim nhữ hạ dân, Hoặc cảm vũ dư" , (Bân phong , Si hào ) Nay trong lớp hạ sĩ ngu dân này, Ai dám khinh thường ta?
6. (Động) Ngờ. § Cũng như chữ "hoặc" .
7. Một âm là "vực". (Danh) Ngày xưa dùng làm chữ "quốc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hoặc, là lời nói còn ngờ, chưa quyết định hẳn, như hoặc nhân hoặc người nào, hoặc viết hoặc có kẻ nói rằng, v.v.
② Ngờ, cũng như chữ hoặc .
③ Có.
④ Ai.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có lẽ, hoặc: Hoặc ít hoặc nhiều; Anh ấy sáng mai có lẽ tới được.【】hoặc hứa [huò xư] Có lẽ, hay là: Có lẽ hôm nay anh ấy không đến; 【】hoặc tắc [huòzé] Xem nghĩa b;【】hoặc giả [huòzhâ] a. Như [huòxư]: 使? Nay nước Hình vô đạo, chư hầu không có chủ, có lẽ trời muốn khiến cho Vệ đánh phạt Hình ư? (Tả truyện: Hi công thập cửu niên); b. Hoặc giả, hoặc là, hay là: Anh ấy có lẽ đến trường học, hoặc là đến thư viện; Hoặc là anh giết được cọp, hoặc là anh bị cọp xé xác;
② (văn) Có người: Có kẻ nói rằng; Có người cho biết rằng. 【…】 hoặc ... hoặc ... [huò... huò...] a. Có người thì... có người thì, người thì... người thì: Tù nhân ở Ngô người thì chạy trốn người thì dừng lại (Tả truyện); b. Khi thì... khi thì; c. Hoặc là... hoặc là (biểu thị sự chọn lựa);
③ (văn) Có (dùng như , bộ ): 使 Khiến cho họ an cư lạc nghiệp, không có ý muốn dời đi (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
④ (văn) Lầm lẫn, ngờ vực (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Kì lạ, kì quái: Chẳng lạ sao nhà vua (lại) là người bất trí (Mạnh tử: Cáo tử thượng);
⑥ (văn) (Đã...) thì (dùng với ở đoạn câu trước): Đã lập người coi về uống rượu, thì (phải) đặt thêm người mời rượu (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tân chi sơ diên);
⑦ (văn) Nếu như: Nếu như không đủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không nhất định, có thể thế này hoặc thế khác — lại nữa — Một âm là Vực. Xem Vực.

Từ ghép 8

vực

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hoặc, có thể, có lẽ, chắc, lời nói còn ngờ, chưa quyết định hẳn. ◎ Như: "hoặc hứa" có lẽ, "hoặc nhân" hoặc người nào.
2. (Liên) Biểu thị sự chọn lựa, liệt kê. ◎ Như: "hỉ hoặc nộ" mừng hay giận, "ai hoặc lạc" buồn hay vui, "khứ hoặc bất khứ" đi hay không đi.
3. (Liên) Nếu. ◎ Như: "hoặc bất túc" nếu như không đủ.
4. (Đại) Có, có kẻ, có người (phiếm chỉ người hoặc sự vật). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vấn: Kì tử niên kỉ tuế hĩ? Hoặc đáp viết: Thập thất tuế" : ? : (Đệ bát hồi) Hỏi: Con hắn bao nhiêu tuổi? Có người trả lời: Mười bảy tuổi.
5. (Đại) Đại danh từ nghi vấn: Ai. ◇ Thi Kinh : "Kim nhữ hạ dân, Hoặc cảm vũ dư" , (Bân phong , Si hào ) Nay trong lớp hạ sĩ ngu dân này, Ai dám khinh thường ta?
6. (Động) Ngờ. § Cũng như chữ "hoặc" .
7. Một âm là "vực". (Danh) Ngày xưa dùng làm chữ "quốc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Vực — Một âm khác là Hoặc. Xem Hoặc.
giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lược bớt, đơn giản hóa
2. thẻ tre để viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Khởi bất hoài quy, Úy thử giản thư" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Há lại không nhớ nhà mà mong về hay sao, Chỉ sợ thẻ thư (cấp báo có chiến tranh mà không về đươc thôi).
2. (Danh) Thư từ. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã tả nhất giản, tắc thuyết đạo dược phương trước Hồng nương tương khứ dữ tha, chứng hậu tiện khả" , , 便 (Đệ tam bổn , Đệ tứ chiết) (Cậu Trương bệnh nặng.) Tôi viết một bức thư, nhưng cứ nói là đơn thuốc, sai con Hồng đem sang, may ra chứng trạng đỡ được chăng?
3. (Danh) Họ "Giản".
4. (Động) Tỉnh lược, làm cho bớt phức tạp. ◎ Như: "giản hóa" làm cho giản dị hơn.
5. (Động) Kén chọn, tuyển lựa. ◎ Như: "giản luyện" tuyển chọn. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhiên giản bạt quá khắc, nhân tốt bất tựu" , (A Anh ) Nhưng kén chọn quá khe khắt, rút cuộc không đám giạm hỏi nào thành.
6. (Động) Xem xét. ◎ Như: "giản duyệt" xem xét.
7. (Động) Vô lễ, bất kính, khinh thường. ◎ Như: "giản mạn" đối xử bất kính.
8. (Tính) Giản dị, không rắc rối khó hiểu. ◎ Như: "giản minh" rõ ràng dễ hiểu, "giản đan" đơn giản.
9. (Tính) To, lớn. ◇ Thi Kinh : "Giản hề giản hề, Phương tương ngộ vũ" , (Bội phong , Giản hề ) Lớn lao thay, lớn lao thay, Vừa sắp nhảy múa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ tre. Ðời xưa chưa có giấy viết vào thẻ tre gọi là giản trát , vì thế nên gọi sách vở là giản. Như đoạn giản tàn biên sách vở đứt nát. Bây giờ gọi phong thơ là thủ giản là vì lẽ đó.
② Mệnh vua sai đi gọi là giản thư vì thế nên phong quan gọi là đặc giản hay giản thụ .
③ Kén chọn, phân biệt, như giản luyện kén chọn, giản duyệt chọn lọc, v.v.
④ Giản dị, qua loa. Ðãi người nhạt nhẽo vô lễ gọi là giản mạn .
⑤ Xem, duyệt xem.
⑥ To, lớn.
⑦ Can.
⑧ Thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa);
② Thư từ: Thư từ;
③ Giản dị, giản đơn, qua loa, sơ sài: (Đối đãi) qua loa vô lễ, thờ ơ; Đơn giản, sơ sài;
④ Chọn lọc người: Cất nhắc, chọn lọc (người); Chọn lọc;
⑤ (văn) Xem, duyệt xem;
⑥ (văn) To, lớn;
⑦ (văn) Can;
⑧ (văn) Thực. 【】giản trực [jiănzhí] (pht) Thật, thật là, rõ ràng: Tôi thật không biết làm thế nào; Rõ ràng là nói láo; Anh này thật là hồ đồ;
⑨ [Jiăn] (Họ) Giản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy. Chỉ chung giấy tờ thư tín — Thành thật — Phân biệt. Lựa chọn — Sơ sài đễ dàng — To lớn — Tên người, tức Phan Thanh Giản, sinh 1796, mất 1867, tự là Tĩnh , lại có một tự nữa là Đạm Như, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xã Bảo thạnh, huyện Bảo an tỉnh Vĩnh long, đậu tiến sĩ năm 1826, Minh Mệnh thứ 7, trải thờ ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, từng được cử sang Pháp điều đìnhvà kí hòa ước vào các năm 1862, 1863, lúc về được sung chức Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Năm 1867, Pháp đính Vĩnh long để lấy ba tỉnh miền Tây, ông uống thuốc độc tự tử. Tác phẩm Hán văn để lại có Lương Khê thi văn thảo.

Từ ghép 19

thảo, tạo
cǎo ㄘㄠˇ, cào ㄘㄠˋ, zào ㄗㄠˋ

thảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ, thảo mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ. § Đời xưa viết là . ◎ Như: "thảo mộc" cỏ cây, "hoa thảo" hoa cỏ.
2. (Danh) Nhà quê, đồng ruộng, hoang dã. ◎ Như: "thảo mãng" vùng cỏ hoang, "thảo trạch" nhà quê, thôn dã.
3. (Danh) Chữ "thảo", một lối chữ có từ nhà Hán, để viết cho nhanh. ◎ Như: "cuồng thảo" lối chữ viết tháu, cực kì phóng túng.
4. (Danh) Văn cảo, bản viết sơ qua chưa hoàn chỉnh. ◎ Như: "khởi thảo" bắt đầu viết bản nháp.
5. (Danh) Họ "Thảo".
6. (Tính) Qua loa, thô suất. ◎ Như: "thảo suất" cẩu thả, qua loa.
7. (Tính) Mở đầu, sơ bộ, chưa định hẳn. ◎ Như: "thảo sáng" khởi đầu, "thảo án" dự thảo, "thảo ước" thỏa ước tạm.
8. (Tính) Kết bằng cỏ, làm bằng cỏ. ◎ Như: "thảo tịch" chiếu cỏ, "thảo thằng" dây tết bằng cỏ, "thảo lí" giày cỏ.
9. (Tính) Lợp bằng cỏ. ◎ Như: "thảo bằng" nhà lợp cỏ, "thảo am" am lợp cỏ.
10. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "thảo kê" gà mái (nghĩa bóng là khiếp nhược hoặc không có tài năng), "thảo lư" lừa cái.
11. (Động) Bỏ phí, khinh thường. ◎ Như: "thảo gian nhân mệnh" coi mạng người như cỏ rác.
12. (Động) Soạn, viết qua (chưa xong hẳn, còn sửa chữa). ◎ Như: "thảo hịch" soạn viết bài hịch, "thảo biểu" viết nháp bài biểu.
13. (Động) Cắt cỏ.
14. (Phó) Cẩu thả, sơ sài, lơ là. ◎ Như: "thảo thảo liễu sự" cẩu thả cho xong việc. ◇ Cao Quát : "Quân lai hà thảo thảo, Vô nãi luyến khuê vi?" , (Chinh nhân phụ ) Chàng về sao lơ là, Không còn quyến luyến chốn khuê phòng nữa chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ, chữ để gọi tóm các loài cỏ, đời xưa viết là .
② Qua loa. Như thảo suất , thảo sáng đều nghĩa là mới có qua loa, chưa được hoàn toàn vậy.
③ Ở nhà quê. Như thảo mãng , thảo trạch đều là chỉ về người nhà quê cả. Dân lành đi làm giặc gọi là lạc thảo .
④ Bỏ phí. Như thảo gian nhân mệnh coi mệnh người như cỏ rác.
⑤ Thảo, mới viết qua chưa định hẳn gọi là bản thảo. Như thảo hịch thảo bài hịch, thảo biểu thảo bài biểu, v.v.
⑥ Chữ thảo, một lối chữ trước từ nhà Hán, để viết cho nhanh.
⑦ Cắt cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ, rơm: Làm cỏ; Rơm rạ;
② Sơ sài, cẩu thả, qua loa: Xem một lượt qua loa;
③ Chữ thảo, chữ viết tháu: Lối viết tháu, lối chữ thảo;
④ Thảo ra: Khởi thảo, viết nháp;
⑤ Bản viết thảo, bảo thảo, bản nháp;
⑥ Mái, cái (chỉ giống vật cái): Gà mái; Lừa cái;
⑦ (văn) Đất hoang chưa khai khẩn: Cày ruộng và khai khẩn đất hoang để tăng thêm tài sản của dân (Hàn Phi tử);
⑧ (văn) Cắt cỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ — Chỉ chung cây cối. Td: Thảo mộc — Viết sơ ra. Viết nhanh. Đoạn trường tân thanh : » Khoảng trên dừng bút thảo vài vài bốn câu « — Một lối chữ viết thật nhanh của chữ Hán, rất khó đọc.

Từ ghép 34

tạo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tạo , — Một âm khác là Thảo.
lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

li, ly, lệ
chī ㄔ, gǔ ㄍㄨˇ, lí ㄌㄧˊ, lǐ ㄌㄧˇ, lì ㄌㄧˋ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. ◎ Như: "li quần tác cư" lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇ Bạch Cư Dị : "Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ" , (Tì bà hành ) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
2. (Động) Cách (khoảng). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ" (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
3. (Động) Làm trái, phản lại. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
4. (Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇ Sử Kí : "Tất khứ Tào, vô li Tào họa" , (Quản Thái thế gia ) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
5. (Động) Thiếu, tách rời. ◎ Như: "tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản" , làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
6. (Động) Dính bám. ◇ Thi Kinh : "Bất li vu lí" (Tiểu nhã , Tiểu biện Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
7. (Danh) Quẻ "Li", trong bốn phương thuộc về phương nam.
8. (Danh) Họ "Li".

Từ ghép 33

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dời xa, chia lìa, dời khỏi
2. quẻ Ly (trung hư) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch giữa đứt, tượng Hỏa (lửa), trượng trưng cho con gái giữa, hành Hỏa, tuổi Ngọ, hướng Nam)

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi là li , xa gọi là biệt .
② Dính bám. Như Kinh Thi nói bất li vu lí chẳng dính bám với lần trong.
② Li li tua tủa.
③ Chim vàng anh.
④ Chia rẽ.
⑤ Hai người song đều nhau.
⑥ Bày, xếp.
⑦ Gặp, bị.
⑧ Sáng, mặt trời.
⑨ Quẻ li, trong bốn phương thuộc về phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, lìa tan, chia li: Li dị; Nỗi vui buồn sum họp với chia li; Chị ta chưa bao giờ xa nhà;
② (Khoảng) cách: Nhà ga cách đây ba dặm; Chỉ còn ba hôm nữa là đến ngày Quốc khánh; Mặt trăng và mặt trời cách nhau rất xa;
③ Thiếu: Phát triển công nghiệp, không thể thiếu gang thép;
④ (văn) Dính, bám: Không dính bám với lần trong (Thi Kinh);
⑤ (văn) Không tuân theo, làm trái: Làm trái mệnh lệnh;
⑥ (văn) Mắc vào, rơi vào, gặp, bị (dùng như , bộ ): Một mình mắc vào tai họa này (Giả Nghị: Điếu Khuất Nguyên phú);
⑦ (văn) (Hai người) cùng sánh nhau, sánh đều nhau;
⑧ (văn) Sáng chói, rực rỡ;
⑨ (văn) Bày, xếp;
⑩ (văn) Trải qua: Trải qua một, hai mươi ngày (Hán thư);
⑪ (văn) Chim vàng anh;
⑫ Quẻ li (trong Kinh Dịch);
⑬ [Lí] (Họ) Li.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Chia lìa. Tan tác. Hát nói của Cao Quát có câu: » Khách gian hồ thường hợp thiểu li đa « — Tên một quẻ trong Bát quái. Quẻ Li.

Từ ghép 14

lệ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

lệ chi [lìzhi] Cây vải, trái vải, lệ chi. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lứa đôi. Như chữ — Một âm là Li. Xem Li.
đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẽ
2. mưu toan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tranh vẽ. ◎ Như: "đồ họa" tranh vẽ, "địa đồ" tranh vẽ hình đất, "bản đồ" bản vẽ hình thể đất nước.
2. (Danh) Cương vực, lãnh thổ. ◎ Như: "bản đồ liêu khoát, địa đại vật bác" , cương vực rộng lớn, đất to vật nhiều.
3. (Danh) Ý muốn, tham vọng. ◇ Nguyễn Du : "Lưu thủy phù vân thất đồ" (Sở vọng ) Nước trôi mây nổi, sạch hết mưu đồ làm làm vua.
4. (Động) Vẽ, hội họa. ◇ Tây du kí 西: "Ngã kí đắc tha đích mô dạng, tằng tương tha sư đồ họa liễu nhất cá ảnh, đồ liễu nhất cá hình, nhĩ khả nã khứ" , , , (Đệ tam thập nhị hồi) Tôi đã nhớ được hình dáng của họ rồi, tôi sẽ vẽ ra thầy trò họ ảnh từng người, hình từng kẻ, để mi mang đi.
5. (Động) Toan mưu, suy tính. ◎ Như: "hi đồ" toan mong, "đồ mưu" toan mưu. ◇ Chiến quốc sách : "Nguyện đại vương đồ chi" (Chu sách nhất ) Xin đại vương suy tính cho.
6. (Động) Nắm lấy, chiếm lấy. ◇ Chiến quốc sách : "Hàn, Ngụy tòng, nhi thiên hạ khả đồ dã" , , (Tần sách tứ ) Nước Hàn, nước Ngụy theo ta, thì có thể lấy được thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tranh vẽ, như đồ họa tranh vẽ, địa đồ tranh vẽ hình đất.
② Toan mưu, như hi đồ toan mong, đồ mưu toan mưu, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình vẽ, tranh vẽ, bức vẽ, bản vẽ: Địa đồ, bản đồ; Vẽ bản đồ, lập bản vẽ;
② Mưu cầu, kế hoạch: Không cầu danh lợi; Mưu kế tốt; Kế hoạch vĩ đại (to lớn);
③ Nhằm, định làm, mưu đồ, mưu toan: Chỉ mưu cầu lợi lộc, chỉ biết mưu lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu tính, sắp đặt. Chẳng hạn Mưu đồ — Bức vẽ hình dáng người hay vật.

Từ ghép 37

nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
lộng
lòng ㄌㄨㄥˋ, nòng ㄋㄨㄥˋ

lộng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mân mê ngắm nghía
2. đùa dỡn, bỡn cợt, trêu chọc
3. thổi sáo, thổi tiêu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mân mê, cầm chơi. ◇ Thi Kinh : "Nãi sinh nam tử, (...) Tái lộng chi chương" (Tiểu nhã , Tư can ) Đẻ ra con trai, ... Cho chơi ngọc chương. § Vì thế mừng ai đẻ con trai thì gọi là "lộng chương chi hỉ" .
2. (Động) Ngắm nghía, thưởng ngoạn. ◎ Như: "lộng nguyệt" ngắm trăng.
3. (Động) Đùa bỡn, trêu chọc. ◎ Như: "hí lộng" đùa bỡn. ◇ Chu Văn An : "Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy" (Miết trì ) Ánh trăng trên nước bên cầu đùa giỡn với bóng chiều.
4. (Động) Khinh thường. ◎ Như: "vũ lộng" khinh nhờn.
5. (Động) Làm. ◎ Như: "lộng phạn" làm cơm.
6. (Động) Lấy. ◎ Như: "tha lộng lai nhất đính mạo tử" anh ấy lấy một cái mũ.
7. (Động) Xem xét, tìm cách, truy cứu. ◎ Như: "giá kiện sự nhất định yêu lộng thanh sở tài hành" việc đó nhất định phải xem xét rõ ràng rồi mới làm.
8. (Động) Khiến cho, làm cho. ◎ Như: "lộng đắc đại gia bất cao hứng" làm cho mọi người không vui lòng.
9. (Động) Dao động, quấy động. ◎ Như: "giá tiêu tức bả đại gia lộng đắc nhân tâm hoàng hoàng" tin đó làm lòng người mọi nhà dao động sợ hãi.
10. (Động) Thổi, tấu, biểu diễn. ◎ Như: "lộng địch" thổi sáo.
11. (Động) Kêu, hót (chim chóc).
12. (Động) Trang điểm, tu sức. ◇ Ôn Đình Quân : "Lại khởi họa nga mi, Lộng trang sơ tẩy trì" , (Bồ tát man ) Biếng dậy vẽ lông mày, Trang điểm chải tóc uể oải.
13. (Động) Gian dối, dâm loạn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ Nhị da tại ngoại đầu lộng liễu nhân, nhĩ tri đạo bất tri đạo?" , (Đệ lục thập thất hồi) Cậu hai mày gian dâm ở ngoài, mày có biết không?
14. (Danh) Tên khúc nhạc. ◎ Như: "mai hoa tam lộng" .
15. (Danh) Đường riêng trong cung vua.
16. (Danh) Ngõ, hẻm. ◎ Như: "hạng lộng" ngõ hẻm. ◇ Nam sử : "Xuất tây lộng, ngộ thí" 西, (Tề Phế Đế Uất Lâm vương bổn kỉ ) Chạy ra hẻm phía tây, bị giết chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Mân mê ngắm nghía, nay gọi sinh con trai là lộng chương , sinh con gái là lộng ngõa .
② Lấy người ra làm trò đùa cũng gọi là lộng. Như hí lộng đùa bỡn, vũ lộng khinh nhờn, v.v.
③ Thổi. Như lộng địch thổi sáo. Lại là tên khúc nhạc nữa.
④ Ngõ. Cũng như chữ hạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Ngõ: Ngõ phố. Xem [nòng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chơi, bỡn, giỡn, đùa, nghịch: Trẻ con thích nghịch cát; Đùa giỡn; Khinh nhờn;
② Làm, nấu: Nấu cơm; Làm bẩn;
③ Lấy, kiếm: Anh đi lấy tí nước về đây;
④ Giở: Giở thủ đoạn;
⑤ Khiến cho, làm cho: Làm cho mọi người không vui lòng;
⑥ (văn) Mân mê ngắm nghía: Sinh con trai; Sinh con gái;
⑦ (văn) Thổi: Thổi sáo. Xem [lòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui chơi. Ngắm nghía mà chơi — Khinh lờn — Tấu nhạc — Đường nhỏ. ngõ hẹp.

Từ ghép 34

công
gōng ㄍㄨㄥ

công

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cân bằng
2. chung
3. cụ, ông
4. tước Công (to nhất trong 5 tước)
5. con đực (ngược với: mẫu )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chung, chung cho mọi người. ◎ Như: "công vật" vật của chung, "công sự" việc chung, "công khoản" kinh phí chung, "công hải" hải phận quốc tế.
2. (Tính) Thuộc nhà nước, quốc gia. ◎ Như: "công sở" cơ quan nhà nước, "công sản" tài sản quốc gia.
3. (Tính) Không nghiêng về bên nào. ◎ Như: "công bình" công bằng (không thiên lệch), "công chính" công bằng và chính trực.
4. (Tính) Đực, trống. ◎ Như: "công kê" gà trống, "công dương" cừu đực.
5. (Phó) Không che giấu. ◎ Như: "công nhiên" ngang nhiên, tự nhiên, "công khai tín" thư ngỏ, "hóa hối công hành" hàng hóa của cải lưu hành công khai.
6. (Danh) Quan "công", có ba bậc quan cao nhất thời xưa gọi là "tam công" . § Nhà Chu đặt quan Thái Sư , Thái Phó , Thái Bảo là "tam công" .
7. (Danh) Tước "Công", tước to nhất trong năm tước "Công Hầu Tử Nam" .
8. (Danh) Tiếng xưng hô đối với tổ phụ (ông). ◎ Như: "ngoại công" ông ngoại.
9. (Danh) Tiếng xưng hô chỉ cha chồng. ◎ Như: "công công" cha chồng, "công bà" cha mẹ chồng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công" , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
10. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc niên trưởng hoặc người có địa vị. ◎ Như: "chủ công" chúa công, "lão công công" ông cụ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chủ công dục thủ thiên hạ, hà tích nhất mã?" , (Đệ tam hồi) Chúa công muốn lấy thiên hạ, thì tiếc gì một con ngựa.
11. (Danh) Tiếng kính xưng đối với người ngang bậc. ◇ Sử Kí : "Công đẳng lục lục, sở vị nhân nhân thành sự giả dã" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Các ông xoàng lắm, thật là nhờ người ta mà nên việc vậy.
12. (Danh) Họ "Công".

Từ điển Thiều Chửu

① Công, không tư túi gì, gọi là công. Như công bình , công chính , v.v.
② Chung, sự gì do mọi người cùng đồng ý gọi là công. Như công cử , công nhận , v.v.
③ Cùng chung, như công chư đồng hiếu để đời cùng thích chung.
④ Của chung, như công sở sở công, công sản của chung, v.v.
⑤ Việc quan, như công khoản khoản công, công sự việc công.
⑥ Quan công, ngày xưa đặt quan Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo là tam công .
⑦ Tước công, tước to nhất trong năm tước.
⑧ Bố chồng.
⑨ Ông, tiếng người này gọi người kia.
⑩ Con đực, trong loài muông nuôi, con đực gọi là công , con cái gọi là mẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Công, chung: Tiền của công; Của chung; Công và tư phải rành rọt;
② Công bằng: Mua bán công bằng; Chia nhau (phân phối) không công bằng; Xử lí cho công bằng;
③ Công khai, công bố: Công bố; Công bố cho mọi người biết;
④ Đực, trống: Dê đực; Gà trống;
⑤ Ông: Ông ngoại; Ông Trương;
⑥ Cha chồng;
⑦ (cũ) Tên chức quan thời xưa: Tam công (gồm các quan Thái sư, Thái phó, Thái bảo);
⑧ Tước công (trong năm tước công, hầu, , tử, nam);
⑨ [Gong] (Họ) Công.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng, không có riêng tư — Chung. Cùng chung — Rõ ràng. Hiển nhiên — Việc chung. Việc quan — Tước hiệu thứ nhất trong năm thời cổ — Tiếng xưng hô để gọi người có chức tước — Tổ tiên — Người cha chồng.

Từ ghép 149

a công 阿公bái công 沛公bao công 包公bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公約組織bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公约组织bất công 不公biện công 辦公bỉnh công 秉公bồ công anh 蒲公英chí công 至公chiếm công vi tư 占公為私chủ công 主公chủ nhân công 主人公công an 公安công bà 公婆công báo 公報công báo 公报công bình 公平công bỉnh 公秉công bố 公佈công bố 公布công bộc 公僕công cán 公幹công cân 公斤công chính 公正công chủ 公主công chúng 公众công chúng 公眾công chức 公職công chứng 公證công cô 公姑công công 公公công cộng 公共công cộng khí xa 公共氣車công cộng vệ sinh 公共衛生công cử 公舉công dẫn 公引công dân 公民công dụng 公用công dư tiệp kí 公餘捷記công đạo 公道công đẩu 公斗công điền 公田công điện 公電công đĩnh 公挺công đốn 公吨công đốn 公噸công đồng 公同công đường 公堂công giáo 公教công hải 公海công hàm 公函công hầu 公候công hội 公会công hội 公會công ích 公益công khai 公开công khai 公開công khanh 公卿công khố 公庫công khố phiếu 公庫票công lập 公立công lệ 公例công lí 公理công lí 公里công lộ 公路công lợi 公利công luận 公論công lưỡng 公两công lưỡng 公兩công ly 公厘công lý 公里công ly 公釐công mẫu 公畝công minh 公明công mộ 公募công môn 公門công ngụ 公寓công nguyên 公元công nhận 公認công nhận 公认công nhiên 公然công nhu 公需công nương 公娘công pháp 公法công phân 公分công phẫn 公憤công quản 公管công quán 公舘công quán 公館công quỹ 公櫃công quyền 公權công sai 公差công sản 公產công sở 公所công sứ 公使công tác 公作công tâm 公心công thạch 公石công thăng 公升công thẩm 公审công thẩm 公審công thất 公室công thổ 公土công thốn 公寸công thự 公署công thức 公式công ti 公司công toát 公撮công tố 公訴công trái 公債công trượng 公丈công tử 公子công tước 公爵công ty 公司công ước 公約công ước 公约công văn 公文công viên 公园công viên 公園công vụ 公务công vụ 公務công xã 公社công xa 公車công xích 公尺cự công 巨公cự công 鉅公diệu thiện công chúa 妙善公主huynh công 兄公khương công 姜公lôi công 雷公miếu công 廟公minh công 明公mộc công 木公ngọc hân công chúa 玉欣公主phụng công 奉公phùng công thi tập 馮公詩集quận công 郡公quốc công 國公quốc tế công pháp 國際公法quy công 龜公sao công 梢公sơn công 山公sung công 充公tam công 三公thổ công 土公toàn dân công quyết 全民公決tướng công 相公vương công 王公

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.