suy, súy, thoa, thôi
cuī ㄘㄨㄟ, shuāi ㄕㄨㄞ, suō ㄙㄨㄛ

suy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giảm bớt, suy vong

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sút kém, lụn bại. § Đối lại với "thịnh" . ◇ Nguyễn Trãi : "Suy nhan tá tửu vựng sinh hồng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Mặt mày suy kém phải mượn rượu mới sinh vầng hồng.
2. Một âm "thôi". (Động) Lần từng bực xuống.
3. (Danh) Thứ bậc. ◎ Như: "đẳng thôi" hạng bậc.
4. (Danh) Áo tang may bằng vải thô, bằng gai. ◎ Như: áo tang may bằng gai sống mà không có gấu gọi là "trảm thôi" , may bằng gai nhỏ có gấu gọi là "tư thôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy kém, trái lại với nghĩa chữ thịnh .
② Một âm là súy. Lần từng bực xuống, như đẳng súy hạng bực.
③ Lại thêm một âm thôi. Áo tang, may bằng gai sống mà không có gấu gọi là trảm thôi , may bằng gai nhỏ có gấu gọi là tư thôi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Yếu, sút kém, suy kém, suy giảm, lụn bại: Lụn bại; Tuổi già sức yếu; Sức khỏe suy kém. Xem [cui].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sút kém dần đi. Không được như trước — Các âm khác là Súy, Thoa, Thôi. Xem các âm này.

Từ ghép 21

súy

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Suy kém, trái lại với nghĩa chữ thịnh .
② Một âm là súy. Lần từng bực xuống, như đẳng súy hạng bực.
③ Lại thêm một âm thôi. Áo tang, may bằng gai sống mà không có gấu gọi là trảm thôi , may bằng gai nhỏ có gấu gọi là tư thôi .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết chết — Các âm khác là Suy, Thoa, Thôi. Xem các âm này.

thoa

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo che mưa làm bằng lá cây. Áo tơi — Xem Suy, Thôi.

thôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

áo tang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sút kém, lụn bại. § Đối lại với "thịnh" . ◇ Nguyễn Trãi : "Suy nhan tá tửu vựng sinh hồng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Mặt mày suy kém phải mượn rượu mới sinh vầng hồng.
2. Một âm "thôi". (Động) Lần từng bực xuống.
3. (Danh) Thứ bậc. ◎ Như: "đẳng thôi" hạng bậc.
4. (Danh) Áo tang may bằng vải thô, bằng gai. ◎ Như: áo tang may bằng gai sống mà không có gấu gọi là "trảm thôi" , may bằng gai nhỏ có gấu gọi là "tư thôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy kém, trái lại với nghĩa chữ thịnh .
② Một âm là súy. Lần từng bực xuống, như đẳng súy hạng bực.
③ Lại thêm một âm thôi. Áo tang, may bằng gai sống mà không có gấu gọi là trảm thôi , may bằng gai nhỏ có gấu gọi là tư thôi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bậc, hạng: Thứ bậc, hạng ngạch;
② Áo tang (như [cui], bộ ). Xem [shuai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo tang. Như chữ Thôi ngay tên — Xem Suy, Thoa.

Từ ghép 1

đại, đốc, độc
dài ㄉㄞˋ, dú ㄉㄨˊ

đại

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】đại mạo [dàimào] (văn) Như . Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Đại trong từ ngữ Đại mội ( con đồi mồi ) — Các âm khác là Đốc, Độc. Xem các âm này.

đốc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ác, hiểm. ◎ Như: "độc kế" mưu kế độc ác, "ngoan độc" hung ác.
2. (Tính) Có tính chất làm hại. ◎ Như: "độc xà" rắn độc, "độc duợc" thuốc độc. ◇ Nguyễn Du : "Bất lộ trảo nha dữ giác độc" (Phản Chiêu hồn ) Không để lộ ra nanh vuốt nọc độc.
3. (Tính) Gay gắt, mãnh liệt. ◎ Như: "thái dương chân độc" nắng thật gay gắt. ◇ Bạch Cư Dị : "Mỗi nhân độc thử bi thân cố, Đa tại viêm phương chướng hải trung" , (Hạ nhật dữ Nhàn thiền sư lâm hạ tị thử ) Mỗi lần nắng gắt lại thương xót cho người thân quyến, Phần lớn ở tại miền biển khí chướng phương nam.
4. (Danh) Họa hại. ◎ Như: "sanh độc" sinh ra họa hại.
5. (Danh) Chất làm hại người. ◎ Như: "trúng độc" .
6. (Danh) Chỉ morphine (mạ phê ), chất ma túy, v.v. ◎ Như: "phiến độc" buôn ma túy, "hấp độc" hút thuốc phiện, hít ma túy.
7. (Động) Làm hại. ◎ Như: "đồ độc sinh linh" làm hại giống sinh linh.
8. (Động) Căm giận, oán hận. ◎ Như: "phẫn độc" căm tức. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bỉ ngô hương lân chi tử tắc dĩ hậu hĩ, hựu an cảm độc da?" , (Bộ xà giả thuyết ) So với những người trong làng xóm của tôi thì cũng là chết sau, sao lại dám oán hận chi nữa?
9. (Động) Trị, cai trị.
10. Một âm là "đốc". (Danh) ◎ Như: "quyên đốc" nước Quyên Đốc, tức là nước Thiên Trúc , gọi là nước ấn Độ bây giờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, như độc kế kế ác.
② Làm hại, như độ độc sinh linh làm hại giống sinh linh.
③ Ðộc, vật gì làm hại được người đều gọi là độc, như độc xà rắn độc, độc duợc thuốc độc, v.v.
④ Căm giận, như phẫn độc căm tức lắm.
⑤ Trị, cai trị.
⑥ Một âm là đốc. Như quyên đốc nước Quyên Ðốc, tức là nước Thiên Trúc (nước Ấn Ðộ bây giờ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước Ấn Độ cổ. Cũng gọi là Thân Đốc hay Quyên Đốc .

độc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

độc hại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ác, hiểm. ◎ Như: "độc kế" mưu kế độc ác, "ngoan độc" hung ác.
2. (Tính) Có tính chất làm hại. ◎ Như: "độc xà" rắn độc, "độc duợc" thuốc độc. ◇ Nguyễn Du : "Bất lộ trảo nha dữ giác độc" (Phản Chiêu hồn ) Không để lộ ra nanh vuốt nọc độc.
3. (Tính) Gay gắt, mãnh liệt. ◎ Như: "thái dương chân độc" nắng thật gay gắt. ◇ Bạch Cư Dị : "Mỗi nhân độc thử bi thân cố, Đa tại viêm phương chướng hải trung" , (Hạ nhật dữ Nhàn thiền sư lâm hạ tị thử ) Mỗi lần nắng gắt lại thương xót cho người thân quyến, Phần lớn ở tại miền biển khí chướng phương nam.
4. (Danh) Họa hại. ◎ Như: "sanh độc" sinh ra họa hại.
5. (Danh) Chất làm hại người. ◎ Như: "trúng độc" .
6. (Danh) Chỉ morphine (mạ phê ), chất ma túy, v.v. ◎ Như: "phiến độc" buôn ma túy, "hấp độc" hút thuốc phiện, hít ma túy.
7. (Động) Làm hại. ◎ Như: "đồ độc sinh linh" làm hại giống sinh linh.
8. (Động) Căm giận, oán hận. ◎ Như: "phẫn độc" căm tức. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bỉ ngô hương lân chi tử tắc dĩ hậu hĩ, hựu an cảm độc da?" , (Bộ xà giả thuyết ) So với những người trong làng xóm của tôi thì cũng là chết sau, sao lại dám oán hận chi nữa?
9. (Động) Trị, cai trị.
10. Một âm là "đốc". (Danh) ◎ Như: "quyên đốc" nước Quyên Đốc, tức là nước Thiên Trúc , gọi là nước ấn Độ bây giờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, như độc kế kế ác.
② Làm hại, như độ độc sinh linh làm hại giống sinh linh.
③ Ðộc, vật gì làm hại được người đều gọi là độc, như độc xà rắn độc, độc duợc thuốc độc, v.v.
④ Căm giận, như phẫn độc căm tức lắm.
⑤ Trị, cai trị.
⑥ Một âm là đốc. Như quyên đốc nước Quyên Ðốc, tức là nước Thiên Trúc (nước Ấn Ðộ bây giờ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Độc, chất độc, sự độc hại, sự nguy hại: Trúng độc, ngộ độc; Bọ cạp có độc; ? Ai có biết cho rằng cái độc hại của thuế má nặng nề còn tệ hơn cái độc hại của rắn nữa? (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
② Thuốc phiện, ma túy: Nghiện ma túy, hít chất ma túy; Buôn thuốc phiện, buôn ma túy;
③ Có độc, có nọc độc.【】độc dược [duýào] Thuốc độc;
④ Dùng đồ độc để diệt trừ, đầu độc, thuốc cho chết: Mua thuốc để diệt chuột; Quân Tần bỏ chất độc ở thượng lưu sông Kinh, quân lính chết rất nhiều (Tả truyện: Tương công thập tứ niên); Trong núi có thứ đá trắng, gọi là dự, có thể thuốc cho chuột chết (Sơn hải kinh);
⑤ Gay gắt, nham hiểm, cay độc: Trưa nay nắng thật gay gắt; Lòng dạ thật nham hiểm; Cứ mỗi lần có nắng gắt thì xót thương cho những người thân quen (Bạch Cư Dị: Hạ nhật dữ Nhàn thiền sư tị thử);
⑥ Độc địa, nham hiểm, độc ác: Kế ác; Thủ đoạn độc ác (nham hiểm);
⑦ (văn) Làm hại: Làm hại dân chúng;
⑧ (văn) Căm giận: Căm giận lắm, phẫn nộ;
⑨ (văn) Trị, cai trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có hại — Làm hại — Đau đớn — Bệnh hoạn — Giận ghét — Một âm là Đại. Xem Đại.

Từ ghép 37

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

mông, mộng
méng ㄇㄥˊ, mèng ㄇㄥˋ

mông

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấc mơ, giấc chiêm bao. ◎ Như: "mĩ mộng thành chân" điều mơ ước trở thành sự thật. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Danh) Họ "Mộng".
3. (Động) Chiêm bao, mơ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn" (Mộng sơn trung ) Mơ thấy cưỡi hạc vàng bay lên đàn tiên.
4. (Tính) Hư ảo, không thực. ◎ Như: "bất thiết thật tế đích mộng tưởng" mơ tưởng hão huyền không thực tế.
5. Một âm là "mông". (Tính) § Xem "mông mông" .
6. § Ghi chú: Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiêm bao, nằm mê.
② Một âm là mông. Mông mông lờ mờ, nghĩa là không biết đích xác gì cứ lờ mờ như người nằm mê. Tục viết là .

Từ ghép 1

mộng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mơ, mộng, chiêm bao
2. mơ tưởng, ao ước
3. họ Mộng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấc mơ, giấc chiêm bao. ◎ Như: "mĩ mộng thành chân" điều mơ ước trở thành sự thật. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Danh) Họ "Mộng".
3. (Động) Chiêm bao, mơ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn" (Mộng sơn trung ) Mơ thấy cưỡi hạc vàng bay lên đàn tiên.
4. (Tính) Hư ảo, không thực. ◎ Như: "bất thiết thật tế đích mộng tưởng" mơ tưởng hão huyền không thực tế.
5. Một âm là "mông". (Tính) § Xem "mông mông" .
6. § Ghi chú: Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiêm bao, nằm mê.
② Một âm là mông. Mông mông lờ mờ, nghĩa là không biết đích xác gì cứ lờ mờ như người nằm mê. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấc mơ, giấc mộng, giấc chiêm bao: Cơn ác mộng;
② Mê, nằm mơ, nằm mộng, chiêm bao: Nằm mê thấy, chiêm bao thấy;
③ Mộng tưởng, ao ước;
④ [Mèng] (Họ) Mộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm như chữ Mộng — Giấc mơ. Thơ Tản Đà có câu: » Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng, tiếc mộng bao nhiêu lai ngán đời « — Dữ ngã thực thị minh bạch, an tri bất thị mộng trung lai: . ( Tây Sương

Từ ghép 37

chí, thật, thực
shí ㄕˊ

chí

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới, đến. Dùng như chữ Chí — Một âm khác là Thật.

thật

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng. Sự thực. Cũng đọc Thực — Chân thành, không dối trá. Td: Chân thật — Chắc. Cứng dắn. Không mềm nhão — Trái cây — Hột trái cây. Hột giống — Xem thêm Thực.

Từ ghép 34

thực

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc, đầy: Hư thực, không và có, giả và thật; Quả sắt đặc ruột (lõi đặc); Tuổi thật; Giàu có đầy đủ;
② Thực, thật, thật thà, thật là: Thật lòng thật dạ; Lời thực nói thẳng; Thật là tốt; Người thật nói thẳng; Ta thật không đó đức. 【】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): !Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ là tân ngữ, đưa ra trước động từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật. Đúng. Không giả dối — Sự thật. Truyện Trê Cóc : » Thực tôi là phận tảo tần chàng Trê « — Trái cây — Việc xảy ra. Sự tích — Cũng đọc Thật.

Từ ghép 39

a, á
yā ㄧㄚ, yà ㄧㄚˋ

á

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thứ hai
2. châu Á

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kém, thấp hơn. ◎ Như: "tha đích ca xướng kĩ xảo bất á ư nhĩ" tài nghệ ca hát của hắn không kém anh.
2. (Động) Tương đồng, ngang nhau. ◇ Nam sử : "Dữ Hiệp đồng danh, tài học tương á, phủ trung xưng vi nhị Hiệp" , , (Nhan Hiệp truyện ) Cùng tên với Hiệp, tài học tương đồng, trong phủ gọi là nhị Hiệp.
3. (Động) Che, khép. ◇ Thái Thân : "Nhân tĩnh trùng môn thâm á, Chu các họa liêm cao quải" , (Như mộng lệnh ) Người lặng cửa trong khép kín, Gác son rèm vẽ treo cao.
4. (Tính) Thứ hai, hạng nhì. ◎ Như: "á thánh" sau thánh một bậc. ◇ Liêu trai chí dị : "Thị khoa, Cảnh lạc đệ, á khôi quả Vương thị Xương danh" , , (A Hà ) Khoa đó, Cảnh trượt, (người đậu) á khôi quả nhiên là Vương Xương.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "Á châu" .
6. (Danh) Tiếng xưng hô giữa anh em bạn rể. § Thông "á" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ hai, như á thánh kém thánh một ít.
② Tên một châu trong năm châu, châu Á-tế-á .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kém: Kĩ thuật của cậu ta không kém anh; Địa vị của Khuê Quy kém hơn Tống Tử (Tả truyện);
② Tiếng xưng hô giữa anh em bạn rể (dùng như ): Vì mối quan hệ thông gia chút ít (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam Sơn);
③ Rủ xuống (dùng như ): Nhị hoa rủ ruống cành hồng (Đỗ Phủ);
④ Khép lại (dùng như ): Người vắng cửa trong khép kín (Sái Thân: Như mộng lệnh);
⑤ Châu Á.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dưới một bậc. Hạng thứ — Tên một châu trong năm châu của thế giới, tức châu Á. Anh em bạn rể. Tiếng xưng hô giữa anh em bạn rể — Một âm khác là A.

Từ ghép 42

khai
kāi ㄎㄞ

khai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. nở (hoa)
3. một phần chia
4. sôi (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. § Trái lại với "bế" . ◎ Như: "khai môn" mở cửa. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.
2. (Động) Nở ra, giãn, duỗi. ◎ Như: "hoa khai" hoa nở, "khai nhan" vẻ mặt vui mừng, "khai hoài" lòng hả hê. ◇ Trang Tử : "Kì mị dã hồn giao, kì giác dã hình khai" , (Tề vật luận ) Khi ngủ thì hồn giao nhau, khi thức thì hình duỗi ra.
3. (Động) Xẻ, đào. ◎ Như: "khai hà" đào sông.
4. (Động) Vỡ hoang, khai khẩn. ◎ Như: "khai khoáng" khai khẩn mỏ, "khai hoang" vỡ hoang.
5. (Động) Mở mang. ◇ Đỗ Phủ : "Khai biên nhất hà đa" (Tiền xuất tái ) Mở mang bờ cõi sao mà nhiều vậy!
6. (Động) Hướng dẫn, dẫn đạo, chỉ bảo. ◎ Như: "khai đạo" khuyên bảo.
7. (Động) Dựng, đặt ra trước nhất, thiết lập. ◎ Như: "khai sáng" mở mang gây dựng ra trước, "khai đoan" mở mối.
8. (Động) Bày, đặt. ◎ Như: "khai duyên" mở tiệc, bày tiệc ăn.
9. (Động) Kê khai. ◎ Như: "khai dược phương" kê đơn thuốc, "khai đơn" kê đơn (thuốc, hàng hóa, khoản).
10. (Động) Bắt đầu. ◎ Như: "khai học" khai giảng, "khai công" khởi công, "khai phạn" dọn cơm, bắt đầu bán cơm (nhà hàng).
11. (Động) Công bố. ◎ Như: "khai tiêu" mở thầu.
12. (Động) Bắt đầu chạy, khởi hành. ◎ Như: "khai chu" nhổ neo thuyền bắt đầu đi, "hỏa xa khai liễu" xe lửa chạy rồi.
13. (Động) Mổ, bổ. ◎ Như: "khai liễu nhất cá tây qua" 西 bổ một quả dưa hấu.
14. (Động) Tiêu tan. ◎ Như: "vân khai vụ tán" mây mù tiêu tan.
15. (Động) Bắn. ◎ Như: "khai thương" bắn súng, "khai pháo" bắn pháo.
16. (Động) Cử hành, mở (hội nghị, triển lãm). ◎ Như: "khai hội" họp hội nghị, "khai triển lãm hội" mở triển lãm.
17. (Động) Chia rẽ, phân li. ◎ Như: "li khai" chia rẽ.
18. (Động) Chi tiêu. ◎ Như: "khai chi" chi tiêu, "khai công tiền" chi tiền công.
19. (Động) Trừ bỏ. ◎ Như: "khai khuyết" trừ bỏ chỗ thiếu đi, "khai giới" phá giới, "khai cấm" bỏ lệnh cấm.
20. (Động) Sôi. ◎ Như: "thủy khai liễu" nước sôi rồi.
21. (Danh) Lượng từ: số chia. ◎ Như: "tứ khai" một phần tư, "bát khai" một phần tám.
22. (Danh) Trang giấy. ◎ Như: "nhất khai" một trang giấy.
23. (Danh) Khổ (giấy). ◎ Như: "khai bổn" khổ sách.
24. (Danh) Đơn vị tính độ nguyên chất của vàng: carat, 24 carats là vàng thuần (nguyên chất). ◎ Như: "thập tứ khai kim đích bút tiêm" ngòi bút vàng 14 carats.
25. (Phó) Rộng ra, nới ra. ◎ Như: "tưởng khai" suy rộng, "khán khai" nhìn rộng ra, "truyền khai" truyền đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở. Trái lại với chữ bế .
② Nở ra. Như hoa khai hoa nở.
③ Đào ra, bới ra. Như khai hà khai sông, khai khoáng khai mỏ, v.v.
④ Mới, trước nhất. Như khai sáng mở mang gây dựng ra trước, khai đoan mở mối, v.v.
⑤ Phân tách ra. Như phách khai bửa ra, phanh ra, v.v.
⑥ Bày, đặt. Như khai diên mở tiệc, bày tiệc ăn.
⑦ Mở rộng ra. Như thơ Đỗ Phủ có câu: Khai biên ức hà đa mở mang biên cõi sao nhiều vậy.
⑧ Khoát đạt. Như khai lãng sáng sủa.
⑨ Rộng tha. Như khai thích nới tha, khai phóng buông tha ra cho được tự do, v.v.
⑩ Xếp bày. Kê các tên các khoản cho thứ nào vào hàng ấy gọi là khai. Như khai đơn đơn khai, cái đơn khai các đồ hàng hay các khoản gì.
⑪ Bắt đầu đi. Như khai chu nhổ neo thuyền bắt đầu đi.
⑫ Số chia. Một phần tư gọi là tứ khai , một phần tám gọi là bát khai . Một trang giấy cũng gọi là nhất khai .
⑬ Trừ bỏ đi. Như khai khuyết trừ bỏ chỗ thiếu đi.
⑭ Sôi. Nước sôi gọi là khai thủy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở, mở cửa: Mở cửa; Mở khóa; Khéo đóng, không có then gài mà không thể mở cửa (Lão tử); Người nước Tần mở cửa ải mà rước quân địch vào (Sử kí);
② Nở, khai: Hoa nở;
③ Xẻ, đào, khơi: Xẻ núi san đồi; Đào sông, đào kênh; Đắp đập khơi ngòi;
④ Vỡ hoang, khai khẩn.【】khai hoang [kaihuang] Khai hoang, vỡ hoang, khai phá đất hoang: Lên núi vỡ hoang;
⑤ Lái, chạy, bắn, nổ: Lái máy kéo (máy cày); Tàu chạy; Bắn súng, nổ súng;
⑥ Kéo (đi) Bộ đội kéo lên phía nam;
⑦ Mở (rộng), mở mang, khai mở, khai thông: Mở rộng tầm mắt; Suy nghĩ chưa thông, thắc mắc; ! Mở mang bờ cõi sao nhiều thế! (Đỗ Phủ);
⑧ Mở, dựng, đặt, thiết lập, khai sáng, kinh doanh: Mở trường học; Năm dặm một lần đổi ngựa, mười dặm một lần mở tiệc (Lí Thương Ẩn: Hành thứ tây giao tác);
⑨ Kê, kê khai, viết: Kê đơn thuốc; Viết séc;
⑩ Sôi; Nước sôi; Nước đã sôi;
⑪ Dùng sau động từ chỉ sự tách rời hoặc kết quả: Kéo ra; Tránh ra; Xẻ ra; Câu chuyện ấy đã truyền rộng ra; Xòe quạt (ra); Mở mắt ra;
⑫ Mổ, bổ: 西 Bổ một quả dưa hấu; Mổ;
⑬ Bắt đầu đi, khởi hành: Bắt đầu nhổ neo cho thuyền đi.【】khai thủy [kaishê] a. Bắt đầu, mở đầu: Năm cũ đã qua, năm mới bắt đầu; b. Lúc đầu, thoạt đầu, thoạt tiên: Lúc mới bắt đầu công việc;
⑭ Trừ bỏ đi: Trừ bỏ chỗ thiếu;
⑮ Số chia: Một phần tư; Một phần tám;
⑯ Trang giấy: Một trang giấy;
⑰ Khổ (giấy): Khổ;
⑱ Cara (phần vàng trong một hợp kim, bằng 1/24 của tổng trọng lượng): Ngòi bút vàng 14 cara;
⑲【】khai ngoại [kai wài] Ngoài, trên: Cụ ấy đã ngoài 60 (tuổi).

Từ ghép 60

đô
dōu ㄉㄡ, dū ㄉㄨ

đô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tất cả, toàn bộ
2. đã
3. thủ phủ, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thành phố lớn. ◎ Như: "hoa đô" một tên gọi thành phố Paris, "cảng đô" chỉ một thành phố lớn ở cửa biển, cửa sông.
2. (Danh) Đất trung ương, nơi thiết lập cơ sở của chính phủ. ◎ Như: "thủ đô" , "quốc đô" , "kinh đô" , "kiến đô" xây dựng kinh đô, "thiên đô" dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
3. (Danh) Họ "Đô".
4. (Động) Đóng đô. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tự lập vi Tây Sở Bá Vương, vương cửu quận, đô Bành Thành" 西, , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.
5. (Động) Ở. ◇ Hán Thư : "Tô Tần, Trương Nghi nhất đương vạn thặng chi chủ, nhi đô khanh tướng chi vị" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Tô Tần, Trương Nghi cai quản muôn cỗ xe, ở vào ngôi khanh tướng.
6. (Động) Bao gồm, tổng cộng. ◇ Tào Phi : "Khoảnh soạn kì di văn, đô vi nhất tập" , (Dữ Ngô Chất thư ) Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập.
7. (Tính) Choáng, đẹp, ưu nhã. ◎ Như: "y phục lệ đô" quần áo choáng đẹp.
8. (Tính) To, lớn, cao. ◇ Hậu Hán Thư : "Trung hữu đô trụ" (Trương Hành truyện ) Giữa có cột đồng cao to.
9. (Thán) Ô, ôi. ◇ Thượng Thư : "Đô! Tại tri nhân, tại an dân" ! , (Cao Dao mô ) Ôi! (Chính là) ở chỗ biết dùng người, ở chỗ biết an dân.
10. (Phó) Đều, cả. ◎ Như: "đô hảo" đều tốt. ◇ Thủy hử truyện : "Nội hữu tứ cá kim tự, đô hôn liễu" , (Đệ tứ hồi) Trong có bốn chữ vàng, đều đã mờ cả.
11. (Phó) Cũng, thậm chí. ◎ Như: "tha nhất động đô bất động" nó không động đậy một tí gì cả (động đậy một chút cũng không).
12. (Phó) Còn, còn hơn. ◎ Như: "nhĩ đối ngã bỉ thân thư thư đô hảo" chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy.
13. (Phó) Đã, rồi. ◎ Như: "phạn đô lương liễu" cơm đã nguội rồi, "ngộ hội đô tạo thành liễu, nhĩ áo hối dã một dụng" , lầm lỡ đã rồi, anh hối hận cũng chẳng ích gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh đô, kẻ chợ. Như đô hội chỗ tụ họp đông đúc lớn. Chỗ vua đóng đô gọi là đô. Như kiến đô xây dựng kinh đô, thiên đô dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
② Choáng đẹp. Như y phục lệ đô quần áo choáng đẹp.
③ Lời khen gợi tán thán.
④ Tóm. Như đại đô đại khái tất cả, đô thị đều thế, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (phó) Đều, hoàn toàn: ? Ai nấy đều đến cả rồi chứ?; Từ chỗ đất cao xung quanh đường đèo đứng nhìn, thì đều (hoàn toàn) không thấy gì cả (Mộng khê bút đàm);
② Cũng vì, đều (tại): Đều tại anh dây dưa, làm chúng tôi phải đến muộn;
③ Còn: Chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy; Buổi trưa còn rét hơn sáng;
④ Đã: Cụ ấy đã gần tám mươi mà vẫn khỏe quá;
⑤ (văn) Cộng chung, tổng cộng: Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư). Xem [du].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủ đô, kinh đô: Đóng đô, lập thủ đô;
② Thành phố lớn: Đô thị, thành thị; An Sơn là thành phố thép của Trung Quốc;
③ (văn) Choáng đẹp, lộng lẫy: Quần áo đẹp lộng lẫy; Ung dung nhàn nhã, đẹp lắm (Hán thư: Tư Mã Tương Như truyện);
④ (văn) Lớn, cao to, to lớn: Giữa có cột đồng cao to (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện);
⑤ (văn) Đến (biểu thị thời gian): Cho đến lúc (nhà Chu) kết thúc (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑥ (thán) Ô hay, a (biểu thị ý ca ngợi, tán thán): Ô! Điều cốt yếu là ở sự biết dùng người, biết làm cho dân yên (Thượng thư: Cao Dao mô);
⑦ (văn) Tích tụ, tụ họp: Mà nước lấy đó làm chỗ tích tụ (Quản tử: Thủy địa);
⑧ (văn) Ở vào (địa vị): Ở vào ngôi khanh tướng (Hán thư: Đông Phương Sóc truyện);
⑨ [Du] (Họ) Đô. Xem [dou].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi đặt triều đình, đặt chính phủ của một nước — đều, cùng. Tóm cả.

Từ ghép 22

hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cựa (gà, trĩ...). ◇ Hậu Hán Thư : "Thư kê hóa vi hùng, bất minh vô cự" , (Ngũ hành nhất) Gà mái hóa gà trống, (mà) không gáy không có cựa.
2. (Danh) Phiếm chỉ chân. ◇ Trương Giản Chi : "Nam quốc đa giai nhân, Mạc nhược đại đê nữ. Ngọc sàng thúy vũ trướng, Bảo miệt liên hoa cự" , . , (Đại đê khúc ).
3. (Danh) Cột, trụ. § Vì cột trụ cách nhau một khoảng cách nhất định, nên gọi như vậy. ◇ Cựu Đường Thư : "Chu thiết thạch cự thập bát, như bi chi trạng, khứ đàn nhị bộ, kì hạ thạch phụ nhập địa sổ xích" , , , (Lễ nghi chí nhất ).
4. (Động) Cách nhau. ◎ Như: "tương cự tam thốn" cách nhau ba tấc. ◇ Vương An Thạch : "Cự kì viện đông ngũ lí" (Du Bao Thiền Sơn) Cách (thiền) viện đó năm dặm về phía đông.
5. (Động) Chống cự. § Thông "cự" . ◇ Thi Kinh : "Cảm cự đại bang" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Dám chống nước lớn.
6. (Động) Đến, tới. ◇ Thư Kinh : "Dư quyết cửu xuyên, cự tứ hải" , (Ích tắc ) Ta khơi chín sông cho đến bốn bể.
7. (Tính) Lớn. § Thông "cự" . ◎ Như: "cự thạch" đá lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa gà.
② Khoảng cách nhau. Như tương cự tam thốn chỗ cùng cách nhau ba tấc.
③ Chống cự, cùng nghĩa với chữ .
④ Lớn.
⑤ Đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách: Cách nhau không xa; Cách đây ít ngày;
② Khoảng cách: Khoảng cách đều nhau; Khoảng cách giữa hai cây (khóm) lúa hoặc ngô v.v.
③ (động) Cựa gà;
④ (văn) Chống cự (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lớn;
⑥ (văn) Đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cựa gà — Cách xa.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.