cô, gia
gū ㄍㄨ, jiā ㄐㄧㄚ, jiē ㄐㄧㄝ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "thiếp gia Hà Dương" (Văn tuyển, Biệt phú , ) thiếp ở Hà Dương.
2. (Danh) Nhà (chỗ ở). ◎ Như: "hồi gia" trở về nhà.
3. (Danh) Chỉ quốc gia. ◇ Trương Hành : "Thả Cao kí thụ kiến gia" (Đông Kinh phú ) Cao Tổ thụ mệnh trời kiến lập quốc gia.
4. (Danh) Triều đình, triều đại. ◎ Như: "Hán gia" (triều đình) nhà Hán.
5. (Danh) Chỉ vợ hoặc chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoàn hữu Trương Tài gia đích, Chu Thụy gia đích bồi trước" , (Đệ tam thập cửu hồi) Lại có cả vợ Trương Tài, vợ Chu Thụy tiếp đãi.
6. (Danh) Trường phái, lưu phái. ◎ Như: "nho gia" nhà nho, "đạo gia" nhà theo phái đạo Lão, "bách gia tranh minh" trăm nhà đua tiếng.
7. (Danh) Người chuyên môn. ◎ Như: "văn học gia" nhà văn học, "chính trị gia" nhà chính trị, "khoa học gia" nhà khoa học.
8. (Danh) Người (làm nghề). ◎ Như: "nông gia" nhà làm ruộng, "thương gia" nhà buôn.
9. (Danh) Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người khác. ◎ Như: "tự gia" tôi đây, "cô nương gia" cô nương nhà, "tiểu hài tử gia" chú bé nhà.
10. (Danh) Khu vực, đất đai, ấp phong cho bực đại phu cai trị thời xưa. ◇ Luận Ngữ : "Khâu dã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an" , , , (Quý thị ) Khâu này nghe nói người có nước có ấp (tức ấp phong của các đại phu), không lo ít mà lo (sự phân chia) không đều, không lo nghèo mà lo (xã tắc) không yên.
11. (Danh) Lượng từ: gia đình, cửa tiệm, xí nghiệp. ◎ Như: "lưỡng gia lữ quán" hai khách sạn, "kỉ gia công xưởng" vài nhà máy.
12. (Danh) Tục đối với người ngoài, tự xưng bậc tôn trưởng của mình là "gia". ◎ Như: "gia phụ" cha tôi, "gia huynh" anh tôi.
13. (Danh) Họ "Gia".
14. (Tính) Thuộc về một nhà. ◎ Như: "gia trưởng" người chủ nhà, "gia nhân" người nhà, "gia sự" việc nhà, "gia sản" của cải nhà, "gia nghiệp" nghiệp nhà.
15. (Tính) Nuôi ở trong nhà (cầm thú). ◎ Như: "gia cầm" chim nuôi trong nhà, "gia súc" muông nuôi trong nhà.
16. (Trợ) Đặt giữa câu, tương đương như "địa" , "đích" . ◇ Tây du kí 西: "Đại oản gia khoan hoài sướng ẩm" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Rót từng bát lớn uống (một cách) tha hồ thỏa thích.
17. Một âm là "cô". (Danh) Cũng như chữ "cô" . "Thái cô" tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ. ◎ Như: "Ban Chiêu" vợ "Tào Thế Húc" đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là "Tào Thái cô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở.
② Chỗ ở (nhà).
③ Vợ gọi chồng là gia , cũng như chồng gọi vợ là thất .
④ Ở trong một cửa gọi là một nhà, như gia trưởng người chủ nhà, gia nhân người nhà, v.v.
④ Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia , nhà văn học, chính trị gia nhà chính trị, v.v.
⑤ Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia, như gia phụ cha tôi, gia huynh anh tôi, v.v.
⑥ Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm giống chim nuôi trong nhà, gia súc giống muông nuôi trong nhà.
⑦ Một âm là cô, cũng như chữ cô . Thái cô tiếng gọi quan trọng của con gái. Như Ban Chiêu vợ Tào Thế Húc đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại có học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là Tào thái cô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Cô — Tiếng gọi quan trọng của con gái.

Từ ghép 1

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhà
2. tiếng vợ gọi chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "thiếp gia Hà Dương" (Văn tuyển, Biệt phú , ) thiếp ở Hà Dương.
2. (Danh) Nhà (chỗ ở). ◎ Như: "hồi gia" trở về nhà.
3. (Danh) Chỉ quốc gia. ◇ Trương Hành : "Thả Cao kí thụ kiến gia" (Đông Kinh phú ) Cao Tổ thụ mệnh trời kiến lập quốc gia.
4. (Danh) Triều đình, triều đại. ◎ Như: "Hán gia" (triều đình) nhà Hán.
5. (Danh) Chỉ vợ hoặc chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoàn hữu Trương Tài gia đích, Chu Thụy gia đích bồi trước" , (Đệ tam thập cửu hồi) Lại có cả vợ Trương Tài, vợ Chu Thụy tiếp đãi.
6. (Danh) Trường phái, lưu phái. ◎ Như: "nho gia" nhà nho, "đạo gia" nhà theo phái đạo Lão, "bách gia tranh minh" trăm nhà đua tiếng.
7. (Danh) Người chuyên môn. ◎ Như: "văn học gia" nhà văn học, "chính trị gia" nhà chính trị, "khoa học gia" nhà khoa học.
8. (Danh) Người (làm nghề). ◎ Như: "nông gia" nhà làm ruộng, "thương gia" nhà buôn.
9. (Danh) Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người khác. ◎ Như: "tự gia" tôi đây, "cô nương gia" cô nương nhà, "tiểu hài tử gia" chú bé nhà.
10. (Danh) Khu vực, đất đai, ấp phong cho bực đại phu cai trị thời xưa. ◇ Luận Ngữ : "Khâu dã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an" , , , (Quý thị ) Khâu này nghe nói người có nước có ấp (tức ấp phong của các đại phu), không lo ít mà lo (sự phân chia) không đều, không lo nghèo mà lo (xã tắc) không yên.
11. (Danh) Lượng từ: gia đình, cửa tiệm, xí nghiệp. ◎ Như: "lưỡng gia lữ quán" hai khách sạn, "kỉ gia công xưởng" vài nhà máy.
12. (Danh) Tục đối với người ngoài, tự xưng bậc tôn trưởng của mình là "gia". ◎ Như: "gia phụ" cha tôi, "gia huynh" anh tôi.
13. (Danh) Họ "Gia".
14. (Tính) Thuộc về một nhà. ◎ Như: "gia trưởng" người chủ nhà, "gia nhân" người nhà, "gia sự" việc nhà, "gia sản" của cải nhà, "gia nghiệp" nghiệp nhà.
15. (Tính) Nuôi ở trong nhà (cầm thú). ◎ Như: "gia cầm" chim nuôi trong nhà, "gia súc" muông nuôi trong nhà.
16. (Trợ) Đặt giữa câu, tương đương như "địa" , "đích" . ◇ Tây du kí 西: "Đại oản gia khoan hoài sướng ẩm" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Rót từng bát lớn uống (một cách) tha hồ thỏa thích.
17. Một âm là "cô". (Danh) Cũng như chữ "cô" . "Thái cô" tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ. ◎ Như: "Ban Chiêu" vợ "Tào Thế Húc" đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là "Tào Thái cô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở.
② Chỗ ở (nhà).
③ Vợ gọi chồng là gia , cũng như chồng gọi vợ là thất .
④ Ở trong một cửa gọi là một nhà, như gia trưởng người chủ nhà, gia nhân người nhà, v.v.
④ Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia , nhà văn học, chính trị gia nhà chính trị, v.v.
⑤ Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia, như gia phụ cha tôi, gia huynh anh tôi, v.v.
⑥ Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm giống chim nuôi trong nhà, gia súc giống muông nuôi trong nhà.
⑦ Một âm là cô, cũng như chữ cô . Thái cô tiếng gọi quan trọng của con gái. Như Ban Chiêu vợ Tào Thế Húc đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại có học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là Tào thái cô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Cánh, bọn, lũ... (tiếng đệm): Cánh con gái; Lũ trẻ;
② Vợ, chị... (tiếng đệm): Vợ anh Ba, chị Ba. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà: Nhà tôi ở Bạc Liêu; Về nhà;
② Gia đình, nhà: Gia đình tôi có năm người; Nhà họ Trương và nhà họ Vương có họ hàng với nhau;
③ Nuôi trong nhà: Giống chim nuôi trong nhà;
④ Tiếng xưng người nhà mình đối với người khác: Ông cụ nhà tôi, cha tôi; Anh tôi; Em gái tôi;
⑤ Nhà..., sĩ, học phái: Nhà khoa học; Họa sĩ; Trăm nhà đua tiếng; Chư tử mười nhà, khả quan chỉ có chín nhà (Hán thư);
⑥ (văn) Chỗ khanh đại phu cai trị: Các đại phu đều giàu có, chính quyền sẽ chuyển về tay họ;
⑦ (loại) Chỉ gia đình hoặc xí nghiệp: Hai khách sạn; Vài nhà máy;
⑧ [Jia] (Họ) Gia.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [jie] nghĩa ②. Xem [jia], [jia].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà ở — Mọi người trong nhà. Chẳng hạn Gia đình — Tiếng chỉ người thân trong nhà mình. Chẳng hạn Gia huynh ( anh của tôi ) — Tiếng người vợ gọi chồng. Chỉ người chồng. Chẳng hạn Gia thất ( vợ chồng ) — Tiếng chỉ bậc học giả, có học thuyết riêng — Tiếng trợ từ cuối câu — Một âm là Cô. Xem Cô.

Từ ghép 173

an gia 安家âm dương gia 陰陽家âm nhạc gia 音樂家ân gia 恩家bà gia 婆家bách gia 百家bạch thủ thành gia 白手成家bàn gia 搬家bang gia 邦家bát đại gia 八大家bị gia 備家binh gia 兵家cha gia 咱家chính trị gia 政治家chuyên gia 专家chuyên gia 專家cơ trữ nhất gia 機杼一家cư gia 居家cử gia 舉家cương gia 彊家cừu gia 仇家danh gia 名家đại gia 大家đạo gia 道家đầu gia 頭家đông nam á quốc gia liên minh 东南亚国家联盟đông nam á quốc gia liên minh 東南亞國家聯盟đương gia 當家gia biến 家變gia bộc 家僕gia cảnh 家景gia cáp 家鴿gia cáp 家鸽gia cầm 家禽gia câu 家俱gia chính 家政gia chủ 家主gia cụ 家具gia dụng 家用gia đạo 家道gia đệ 家弟gia đinh 家丁gia đình 家庭gia định tam gia 嘉定三家gia đồng 家童gia đương 家當gia giáo 家教gia hiệt 家頁gia hỏa 家火gia huấn ca 家訓歌gia huynh 家兄gia hương 家鄉gia khẩu 家口gia mẫu 家母gia miếu 家廟gia môn 家門gia nghiêm 家嚴gia nhân 家人gia nô 家奴gia phả 家譜gia phả 家谱gia pháp 家法gia phong 家風gia phổ 家譜gia phổ 家谱gia phụ 家父gia quân 家君gia quyến 家眷gia sản 家產gia súc 家畜gia sự 家事gia sư 家師gia tài 家財gia tẩu 家嫂gia tế 家祭gia thanh 家聲gia thất 家室gia thế 家世gia thế 家勢gia thúc 家叔gia thuộc 家屬gia thư 家書gia thường 家常gia tiên 家先gia tiểu 家小gia tín 家信gia tổ 家祖gia tổ mẫu 家祖母gia tộc 家族gia tôn 家尊gia trạch 家宅gia truyền 家傳gia trưởng 家長gia trưởng 家长gia từ 家慈gia tư 家私gia tư 家資gia vấn 家問gia viên 家园gia viên 家園gia vụ 家务gia vụ 家務hàn gia 寒家hào gia 豪家hỏa gia 火家hoàng gia 皇家học gia 学家học gia 學家hồi gia 回家hồn gia 渾家khuynh gia 傾家khuynh gia bại sản 傾家敗產lão gia 老家li gia 離家lục gia 六家lương gia 良家mặc gia 墨家nghi gia 宜家nghi thất nghi gia 宜室宜家ngoại gia 外家ngô gia thế phả 吳家世譜ngô gia văn phái 吳家文派nhạc gia 岳家nhập gia 入家nho gia 儒家ninh gia 寧家nông gia 農家oa gia 窩家oan gia 冤家oán gia 怨家phá gia 破家pháp gia 法家phân gia 分家phật gia 佛家phi hành gia 飛行家quản gia 管家quốc gia 国家quốc gia 國家quốc gia chủ nghĩa 國家主義quy gia 龜家sao gia 抄家siêu quốc gia 超國家sử gia 史家tác gia 作家tại gia 在家tang gia 喪家tề gia 齊家thân gia 親家thất gia 室家thế gia 世家thiền gia 禪家thông gia 通家thư hương thế gia 書香世家thừa gia 乘家thừa gia 承家thương gia 商家tiểu gia đình 小家庭toàn gia 全家toàn gia phúc 全家福trái gia 債家trang gia 莊家trì gia 持家trị gia 治家triết gia 哲家trọng gia 狆家tư gia 思家tư gia 私家tưởng gia 想家vận động gia 運動家vô gia cư 無家居xí nghiệp gia 企業家xuất gia 出家xướng gia 倡家
di, dị
suí ㄙㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ, yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

mất, thất lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biếu, tặng, cho, đưa: Tặng cho cuốn sách. Xem [yí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh rơi, mất, rơi mất: Đánh rơi một cây bút máy;
② Sót: Bổ sung chỗ (phần) sót; Nhặt nhạnh những cái bỏ sót; 尿 Đái sót, đái vãi;
③ Của đánh rơi: Không nhặt của đánh rơi;
④ Chừa lại: Không tiếc sức;
⑤ Di, để lại: Di chúc. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Thừa ra — Để lại. Sót lại — Tặng biếu. Cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiểu tiện — Một âm là Dị. Xem âm này.

Từ ghép 52

dị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho, biếu, tặng. Ta quen đọc là Di — Một âm khác là Di.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

xưng, xứng
chèn ㄔㄣˋ, chēng ㄔㄥ, chèng ㄔㄥˋ

xưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gọi bằng, gọi là, xưng là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cân (để biết nặng nhẹ). ◎ Như: "bả giá bao mễ xưng nhất xưng" đem bao gạo này ra cân.
2. (Động) Gọi, kêu là. ◎ Như: "xưng huynh đạo đệ" anh anh em em, gọi nhau bằng anh em (thân mật), "tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư" gọi tôn Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
3. (Động) Nói. ◎ Như: "thử địa cứ xưng hữu khoáng sản" đất này theo người ta nói là có quặng mỏ.
4. (Động) Khen ngợi, tán dương, tán tụng. ◇ Luận Ngữ : "Kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã" , (Hiến vấn ) Ngựa kí, người ta không khen sức lực của nó, mà khen đức tính (thuần lương) của nó.
5. (Động) Tự nhận, tự phong. ◎ Như: "xưng đế" (tự) xưng là vua, "xưng bá" (tự) xưng là bá.
6. (Động) Dấy lên, cử. ◎ Như: "xưng binh khởi nghĩa" dấy quân khởi nghĩa.
7. (Danh) Danh hiệu. ◎ Như: "biệt xưng" biệt hiệu, "thông xưng" tên quen gọi.
8. (Danh) Thanh danh, danh tiếng.
9. Một âm là "xứng". (Danh) Cái cân. § Cũng như "xứng" . ◎ Như: "thị xứng" cái cân theo lối xưa.
10. (Động) Thích hợp, thích đáng. ◎ Như: "xứng chức" xứng đáng với chức vụ, "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cân nhắc.
② Nói phao lên, như xưng đạo nói tưng bốc lên.
③ Danh hiệu, như tôn xưng danh hiệu ngài. Tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư tôn xưng Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
④ Một âm là xứng. Cái cân.
⑤ Xứng đáng.
⑥ Vừa phải.
⑦ Vay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cân: Cân lương thực;
② Gọi, xưng: Gọi tắt; Tự xưng;
③ Nói: Có người nói, theo người ta nói;
④ Khen: Tấm tắt khen hay;
⑤ Dấy: Dấy binh. Xem [chèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi tên. Kêu tên. Td: Xưng hô — Khen ngợi. Td: Xưng tụng — Khai ra. Td: Xưng xuất — Một âm là Xứng. Xem Xứng.

Từ ghép 30

xứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vừa, hợp với, xứng với
2. cái cân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cân (để biết nặng nhẹ). ◎ Như: "bả giá bao mễ xưng nhất xưng" đem bao gạo này ra cân.
2. (Động) Gọi, kêu là. ◎ Như: "xưng huynh đạo đệ" anh anh em em, gọi nhau bằng anh em (thân mật), "tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư" gọi tôn Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
3. (Động) Nói. ◎ Như: "thử địa cứ xưng hữu khoáng sản" đất này theo người ta nói là có quặng mỏ.
4. (Động) Khen ngợi, tán dương, tán tụng. ◇ Luận Ngữ : "Kí bất xưng kì lực, xưng kì đức dã" , (Hiến vấn ) Ngựa kí, người ta không khen sức lực của nó, mà khen đức tính (thuần lương) của nó.
5. (Động) Tự nhận, tự phong. ◎ Như: "xưng đế" (tự) xưng là vua, "xưng bá" (tự) xưng là bá.
6. (Động) Dấy lên, cử. ◎ Như: "xưng binh khởi nghĩa" dấy quân khởi nghĩa.
7. (Danh) Danh hiệu. ◎ Như: "biệt xưng" biệt hiệu, "thông xưng" tên quen gọi.
8. (Danh) Thanh danh, danh tiếng.
9. Một âm là "xứng". (Danh) Cái cân. § Cũng như "xứng" . ◎ Như: "thị xứng" cái cân theo lối xưa.
10. (Động) Thích hợp, thích đáng. ◎ Như: "xứng chức" xứng đáng với chức vụ, "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Cân nhắc.
② Nói phao lên, như xưng đạo nói tưng bốc lên.
③ Danh hiệu, như tôn xưng danh hiệu ngài. Tôn xưng Khổng Tử vi chí thánh tiên sư tôn xưng Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư.
④ Một âm là xứng. Cái cân.
⑤ Xứng đáng.
⑥ Vừa phải.
⑦ Vay.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa, hợp, xứng đáng, xứng với: Vừa ý, hợp ý. Xem [cheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cân. Như chữ Xứng — Đo sức nặng. Cân nhắc — Ngang bằng với. Thành ngữ: » Xứng đôi vừa lứa « — Thích hợp với. Đáng như thế. Truyện Nhị độ mai : » Trách vì phúc bạc xứng đâu má đào « — Một âm là Xưng. Xem Xưng.

Từ ghép 10

táng
zàng ㄗㄤˋ

táng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chôn, vùi, mai táng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chôn, vùi. ◎ Như: "mai táng" chôn cất.
2. (Động) § Xem "táng tống" .
3. (Danh) Cách thức chôn cất thi thể. ◎ Như: "hỏa táng" thiêu xác, "hải táng" bỏ xác dưới biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Chôn, người chết bỏ vào áo quan đem chôn gọi là táng. Như mai táng chôn cất. Bất cứ dùng cách gì chủ ý để cho tiêu cái xác chết đều gọi là táng. Như hỏa táng lấy lửa thiêu xác, táng thân ngư phúc chết đuối (vùi thân bụng cá), v.v.
② Vùi lấp. Táng tống buộc người vào tội, hãm hại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chôn, táng: Chôn cất, mai táng; An táng;
② Đám tang: Đưa đám; Tổ chức lễ tang. Cv. (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chôn cất người chết. Td: Mai táng ( chôn cất ).

Từ ghép 19

khẩu
kǒu ㄎㄡˇ

khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mồm, miệng
2. cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồm, miệng, mõm (người hoặc động vật). § Cũng gọi là "chủy" . ◎ Như: "trương khẩu" há mồm, "bế khẩu" ngậm mồm, "thủ khẩu như bình" giữ miệng kín như bình. § Ghi chú: Nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là "khẩu nghiệp" .
2. (Danh) Miệng đồ vật. ◎ Như: "bình khẩu" miệng bình.
3. (Danh) Cửa (chỗ ra vào, thông thương). ◎ Như: "cảng khẩu" cửa cảng, "môn khẩu" cửa ra vào, "hạng khẩu" cửa ngõ hẻm, "hải khẩu" cửa biển.
4. (Danh) Quan ải (thường dùng cho địa danh). ◎ Như: "Hỉ Phong khẩu" cửa ải Hỉ Phong.
5. (Danh) Lưỡi (dao, gươm, ...). ◎ Như: "đao khẩu" lưỡi dao, "kiếm khẩu" lưỡi kiếm.
6. (Danh) Vết, chỗ bị rách, vỡ, mẻ, ... ◎ Như: "thương khẩu" vết thương, "liệt khẩu" vết rách, "khuyết khẩu" chỗ sứt mẻ.
7. (Danh) Tuổi (lừa, ngựa, ...). ◎ Như: "giá thất mã khẩu hoàn khinh" con ngựa này còn nhỏ tuổi
8. (Danh) Lượng từ: (1) Số người. ◎ Như: "nhất gia bát khẩu" một nhà tám người. § Ghi chú: Theo phép tính sổ đinh, một nhà gọi là "nhất hộ" , một người gọi là "nhất khẩu" , cho nên thường gọi sổ đinh là "hộ khẩu" . Kẻ đã thành đinh gọi là "đinh khẩu" . (2) Số súc vật. § Tương đương với "song" , "đầu" . ◎ Như: "tam khẩu trư" ba con heo. (3) Số đồ vật: cái, con... ◎ Như: "lưỡng khẩu oa tử" hai cái nồi, "nhất khẩu tỉnh" một cái giếng. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm khiết liễu ngũ thất khẩu" (Đệ lục hồi) (Lỗ) Trí Thâm mới ăn được vài hớp (cháo).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái miệng. Phép tính sổ đinh, một nhà gọi là nhất hộ , một người gọi là nhất khẩu , cho nên thường khỏi sổ đinh là hộ khẩu . Kẻ đã thành đinh gọi là đinh khẩu .
② Con đường ra vào phải cần, các cửa ải đều gọi là khẩu, ngoài cửa ô gọi là khẩu ngoại . Hình phép ngày xưa bị đầy ra ngoài cửa ô cũng gọi là xuất khẩu đều theo nghĩa ấy cả.
③ Nhà Phật cho những tội bởi miệng mà ra là khẩu nghiệp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồm, miệng, mõm: Câm miệng không được nói;
② Cửa khẩu: Cửa sông; Cửa ải, cửa khẩu;
③ Chỗ thủng, chỗ rách, vết loét, chỗ vỡ: Vết thương;
④ Lưỡi (dao): Lưỡi dao;
⑤ Tuổi (ngựa và một số súc vật khác): Con ngựa này còn nhỏ tuổi;
⑥ (loại) Con, cái, khẩu, chiếc...: Hai con heo; Một cái giếng;
⑦ (văn) Người: Nhà có ba người; Sổ ghi số người trong nhà, sổ hộ khẩu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái miệng của người— Chỉ số người. Td: Nhân khẩu — Tài ăn nói — Chỗ cửa ra vào. Td: Giang khẩu ( cửa sông, chỗ sông đổ ra biển ) — Mũi dao, lưỡi kiếm đều gọi là Khẩu — Tiếng dùng để chỉ con số của vật dụng. Td: Thương nhất khẩu ( một khẩu súng ) — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 98

á khẩu 瘂口ác khẩu 惡口ác khẩu thụ chi 惡口受之ảo khẩu 拗口bệnh tòng khẩu nhập 病從口入biện khẩu 辯口cải khẩu 改口cấm khẩu 噤口cấm khẩu 禁口cẩm tâm tú khẩu 錦心繡口chúng khẩu nhất từ 眾口一詞chúng khẩu thược kim 眾口鑠金dật khẩu 逸口diệt khẩu 滅口duyệt khẩu 悅口đại bão khẩu phúc 大飽口福đầu khẩu 頭口đấu khẩu 鬬口đề tâm tại khẩu 提心在口đinh khẩu 丁口độ khẩu 度口đỗ khẩu 杜口gia khẩu 家口giam khẩu 緘口giang khẩu 江口hải khẩu 海口hoàng khẩu 黃口hoạt khẩu 活口hộ khẩu 戶口hộ khẩu 户口hổ khẩu 虎口hồ khẩu 餬口khả khẩu 可口khai khẩu 開口khẩu âm 口音khẩu bi 口碑khẩu biện 口辯khẩu cấp 口急khẩu chiếm 口占khẩu chuyết 口拙khẩu cung 口供khẩu đại 口袋khẩu đầu 口头khẩu đầu 口頭khẩu giác 口角khẩu giao 口交khẩu hiệu 口号khẩu hiệu 口號khẩu khát 口渴khẩu khí 口气khẩu khí 口氣khẩu kĩ 口技khẩu lệnh 口令khẩu lương 口糧khẩu một già lan 口沒遮攔khẩu ngật 口吃khẩu nghiệp 口業khẩu ngữ 口語khẩu ngữ 口语khẩu phật tâm xà 口佛心蛇khẩu tài 口才khẩu thí 口試khẩu thị tâm phi 口是心非khẩu thiệt 口舌khẩu truyền 口傳khẩu vị 口味khoái khẩu 快口khổ khẩu bà tâm 苦口婆心kim nhân giam khẩu 金人緘口lợi khẩu 利口lương dược khổ khẩu 良藥苦口nhân khẩu 人口nhập khẩu 入口nhập khẩu thuế 入口稅nhất khẩu 一口nhất khẩu khí 一口氣phật khẩu xà tâm 佛口蛇心phòng khẩu 防口phún khẩu 噴口quái chích nhân khẩu 膾炙人口sàm khẩu 讒口sinh khẩu 牲口sính khẩu 逞口tá khẩu 借口tạ khẩu 藉口thích khẩu 適口thiên khẩu ngư 偏口魚thuận khẩu 順口tiến khẩu 進口tiếp khẩu 接口tín khẩu 信口tín khẩu hồ thuyết 信口胡說truyền khẩu 傳口tú khẩu 繡口ứng khẩu 應口vị khẩu 胃口xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌xuất khẩu 出口
diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

cát
jí ㄐㄧˊ

cát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tốt lành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành. § Đối lại với "hung" . ◎ Như: "cát tường" điềm lành. ◇ Bạch Cư Dị : "Xa giả lang tạ kiệm giả an, Nhất hung nhất cát tại nhãn tiền" , (Tân nhạc phủ , Thảo mang mang ).
2. (Danh) Việc tốt lành, việc có lợi. ◎ Như: "hung đa cát thiểu" xấu nhiều lành ít.
3. (Danh) Họ "Cát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt lành. Phàm việc gì vui mừng đều gọi là cát, đối lại với chữ hung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành;
② [Jí] (Họ) Cát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Điều phúc, điều lành — Ngày mồng một đầu tháng âm lịch — Tên người, tức Lê Ngô Cát, người xã Hương làng huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu cử nhân năm 1848, từng làm quan ở Quốc sử quán, sau làm Án sát tỉnh Cao Bằng. Năm 1859, ông được Quốc sử quán tổng tài là Phan Thanh Giản đề cử sửa lại bộ Đại Nam quốc sử diễn ca và chép tiếp tới chỗ vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.