khiếp
qiè ㄑㄧㄝˋ

khiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

e sợ, khiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, nhát sợ. ◇ Sử Kí : "Ngã cố tri Tề quân khiếp, nhập ngô địa tam nhật, sĩ tốt vong giả quá bán hĩ" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ta biết chắc rằng quân Tề nhát sợ, vào đất ta mới ba ngày, sĩ tốt đã bỏ trốn quá nửa.
2. (Tính) E thẹn, mắc cỡ. ◎ Như: "kiều khiếp" e thẹn, xấu hổ.
3. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "khiếp nhược" yếu đuối, bạc nhược.
4. (Tính) Hèn yếu, nhút nhát.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ khiếp (nhát). Tục gọi người hay ốm là khiếp nhược , tả cái vẻ con gái lướt mướt gọi là kiều khiếp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sợ, nhát, khiếp đảm: Nhát gan, sợ sệt, khiếp sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Nhút nhát. Nhát gan.

Từ ghép 6

lạc
là ㄌㄚˋ, lào ㄌㄠˋ, luō ㄌㄨㄛ, luò ㄌㄨㄛˋ

lạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơi, rụng
2. xóm (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rụng. ◎ Như: "ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" , một lá ngô đồng rụng, mọi người đều biết là mùa thu đến.
2. (Động) Rơi xuống. ◎ Như: "vũ lạc" mưa xuống, "tuyết lạc" tuyết sa.
3. (Động) Xuống thấp, rút xuống. ◎ Như: "lạc giá" xuống giá. ◇ Tô Thức : "San cao nguyệt tiểu, thủy lạc thạch xuất" , (Hậu Xích Bích phú ) Núi cao trăng nhỏ, nước rút xuống đá nhô ra.
4. (Động) Lọt vào, rơi vào. ◇ Đào Uyên Minh : "Ngộ lạc trần võng trung" (Quy viên điền cư ) Lầm lỡ mà lọt vào trong lưới trần ai.
5. (Động) Trừ bỏ, cắt bỏ, sót. ◎ Như: "lạc kỉ tự" bỏ sót mất mấy chữ, "san lạc phù từ" xóa bỏ lời nhảm nhí đi. ◇ Lưu Trường Khanh : "Long cung lạc phát phi ca sa" (Hí tặng can việt ni tử ca ) Ở long cung (ý nói ở chùa) xuống tóc khoác áo cà sa.
6. (Động) Tụt hậu, rớt lại đằng sau. ◎ Như: "lạc tại hậu đầu" tụt lại phía sau. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Về phong lưu thì chịu rớt lại đằng sau người ta.
7. (Động) Suy bại, suy đồi, sa sút. ◎ Như: "luân lạc" chìm nổi, "đọa lạc" chìm đắm. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhất sinh lạc thác cánh kham liên" (Mạn hứng ) Một đời luân lạc càng đáng thương.
8. (Động) Dừng lại, ở đậu. ◎ Như: "lạc cước" nghỉ chân. ◇ Lưu Trường Khanh : "Phiến phàm lạc quế chử, Độc dạ y phong lâm" , (Nhập quế chử ) Cánh buồm đậu lại ớ bãi nước trồng quế, Đêm một mình nghỉ bên rừng phong.
9. (Động) Để lại, ghi lại. ◎ Như: "lạc khoản" ghi tên để lại, "bất lạc ngân tích" không để lại dấu vết.
10. (Động) Được, bị. ◎ Như: "lạc cá bất thị" bị lầm lỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn tố hạ nhân đích phục thị nhất tràng, đại gia lạc cá bình an, dã toán thị tạo hóa liễu" , , (Đệ tam thập tứ hồi) Chúng con là kẻ dưới hầu hạ lâu nay, mọi người đều được yên ổn, thật là nhờ ơn trời.
11. (Động) Cúng tế, khánh thành (nhà cửa, cung điện mới làm xong). ◇ Tả truyện : "Sở Tử thành Chương Hoa chi đài, nguyện dữ chư hầu lạc chi" , (Chiêu Công thất niên ) Sở Tử làm xong đài Chương Hoa muốn cúng tế với chư hầu.
12. (Động) Thuộc về. ◇ Đỗ Phủ : "Thiên chu lạc ngô thủ" (Tương thích ngô sở lưu biệt chương sứ quân 使) Thuyền nhỏ thuộc về tay ta.
13. (Động) Ràng, buộc. § Thông "lạc" . ◇ Trang Tử : "Lạc mã thủ, xuyên ngưu tị" , 穿 (Thu thủy ) Ràng đầu ngựa, xỏ mũi bò.
14. (Tính) Rớt rụng, tàn tạ. ◎ Như: "lạc anh tân phân" hoa rụng đầy dẫy. ◇ Bạch Cư Dị : "Tây cung nam uyển đa thu thảo, Lạc diệp mãn giai hồng bất tảo" (Trường hận ca ) Tại cung tây, điện nam, cỏ thu mọc nhiều, Lá rụng đỏ đầy thềm không ai quét.
15. (Tính) Rộng rãi. ◎ Như: "khoát lạc" rộng rãi.
16. (Tính) Thưa thớt. ◎ Như: "liêu lạc thần tinh" lơ thơ sao buổi sáng.
17. (Tính) Linh lợi. ◎ Như: "lị lạc" linh lợi.
18. (Danh) Chỗ người ta ở tụ với nhau. ◎ Như: "bộ lạc" chòm trại, "thôn lạc" chòm xóm.
19. (Danh) Hàng rào. ◎ Như: "li lạc" hàng rào, giậu.
20. (Danh) Chỗ dừng chân, nơi lưu lại. ◎ Như: "hạ lạc" chỗ ở, "hữu liễu trước lạc" đã có nơi chốn.
21. (Danh) Họ "Lạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Rụng. Lá rụng, hoa rụng gọi là lạc. Như ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu một lá ngô đồng rụng, mọi người đều biết là mùa thu (đến).
② Cũng dùng để tả cái cảnh huống của người. Như lãnh lạc lạnh lùng tẻ ngắt, luân lạc chìm nổi, lưu lạc , đọa lạc , v.v. đều chỉ về cái cảnh suy đồi khốn khổ cả.
③ Rơi xuống. Như lạc vũ mưa xuống, lạc tuyết tuyết sa, v.v.
④ Ruồng bỏ, không dùng cũng gọi là lạc. Như lạc đệ thi hỏng, lạc chức bị cách chức.
⑤ Sót, mất. Như lạc kỉ tự bỏ sót mất mấy chữ, san lạc phù từ xóa bỏ lời nhảm nhí đi.
⑥ Thưa thớt. Như liêu lạc thần tinh lơ thơ sao buổi sáng.
⑦ Rộng rãi. Như khoát lạc .
⑧ Chỗ ở, chỗ người ta ở tụ với nhau gọi là lạc. Như bộ lạc chòm trại, thôn lạc chòm xóm. Vì thế nên bờ rào bờ giậu cũng gọi là phan lạc , nền nhà gọi là tọa lạc , v.v.
⑨ Mới. Mới làm nhà xong làm tiệc ăn mừng gọi là lạc thành .
⑩ Lạc lạc lỗi lạc, không có theo tục.
⑪ Về.
⑫ Bỏ hổng.
⑬ Nước giọt gianh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sót, bỏ sót: Chỗ này sót mất hai chữ;
② Bỏ quên: Tôi vội vàng đi, bỏ quên cuốn sách ở nhà;
③ Tụt lại, rơi lại, rớt lại (đằng sau): Anh ấy đi chậm quá, bị rớt lại một quãng xa. Xem [lào], [luo], [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, sập;
② Như [luò] nghĩa ①



⑩ Xem [là], [luo], [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rơi, rụng: Rơi nước mắt; Hoa rụng rồi; Một lá ngô đồng rụng, thiên hạ biết mùa thu (Thơ cổ);
② Xuống, lặn, hạ: Nước thủy triều đã xuống; Mặt trời đã lặn; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc); Hạ giá;
③ Hạ... xuống, hạ: Hạ cái rèm xuống;
④ Suy sụp, suy đồi, sa sút: Suy đồi; Suy sụp;
⑤ Lạc hậu, tụt hậu, trượt: Tụt (thụt) lại đằng sau;
⑥ Ở đậu, ở lại, dừng lại: Tìm chỗ tạm ở đậu (nghỉ chân);
⑦ Chỗ ở, nơi ở: Chỗ ở; Chỗ, nơi; Đã có nơi chốn;
⑧ Nơi dân cư đông đúc: Làng mạc;
⑨ Thuộc về, rơi (lọt) vào: Lọt vào tay đối phương;
⑩ Được, bị: Bị lầm lỗi; Bị gièm pha; Bị oán trách; Được khen;
⑪ Biên, ghi, đề: Đề tên; Ghi vào sổ;
⑫ (văn) Thưa thớt: Lơ thơ sao buổi sáng;
⑬ (văn) Rộng rãi: Rộng rãi;
⑭ (văn) Mới: Ăn mừng mới cất nhà xong Xem [là], [lào], [luo].

Từ điển Trần Văn Chánh

】đại đại lạc lạc [dàdaluoluo] (Thái độ) tự nhiên Xem [là], [lào], [luò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cây héo rụng, hoa quả rụng xuống. Cung oán ngâm khúc có câu: » Cảnh hoa lạc nguyệt minh nhường ấy « — Rơi rụng. Mất mát. Td: Thất lạc — Chết. Td: Tổ lạc ( chết ) — Cái hàng rào — Chỗ tụ họp cư trú. Td: Thôn lạc ( xóm nhà trong làng ).

Từ ghép 66

ấp lạc 邑落bác lạc 剝落bác lạc 剥落bãi lạc 擺落bại lạc 敗落bại lạc 败落bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺材不落淚bất kiến quan tài bất lạc lệ 不见棺材不落泪bích lạc 碧落bích lạc hoàng tuyền 碧落黃泉bộ lạc 部落bôi lạc 杯落dao lạc 搖落di lạc 夷落đê lạc 低落điêu lạc 凋落đọa lạc 墮落đoạn lạc 段落giác lạc 角落hạ lạc 下落hoa lạc 花落hoạch lạc 濩落khởi lạc 起落khư lạc 墟落lạc bất thị 落不是lạc bút 落筆lạc đệ 落第lạc đề 落題lạc hậu 落後lạc hoa 落花lạc hoa sinh 落花生lạc khoản 落欵lạc lạc 落落lạc mạc 落漠lạc nguyệt 落月lạc nhạn 落鴈lạc nhật 落日lạc phách 落魄lạc thác 落魄lạc thai 落胎lạc thành 落成lạc thảo 落草lị lạc 俐落lịch lạc 歴落liêu lạc 寥落linh lạc 零落loạn lạc 亂落lỗi lạc 磊落lỗi lỗi lạc lạc 磊磊落落luân lạc 淪落lưu lạc 流落nguyệt lạc 月落nguyệt lạc sâm hoành 月落參橫nhật lạc 日落phá lạc hộ 破落戶phiêu lạc 漂落phốc lạc 扑落sái lạc 灑落sổ lạc 數落suy lạc 衰落thác lạc 錯落thác lạc 错落thất lạc 失落tọa lạc 坐落trụy lạc 墜落viện lạc 院落
thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày ra
2. xếp theo hàng ngang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng. ◎ Như: "trạm tại tối tiền liệt" đứng ở hàng đầu.
2. (Danh) Thứ bậc, chức vị. ◇ Luận Ngữ : "Trần lực tựu liệt, bất năng giả chỉ" , (Quý thị ) Hết sức làm chức vụ mình, nếu không được nên từ chức đi.
3. (Danh) Loại, hạng. ◎ Như: "giá bất tại thảo luận chi liệt" cái đó không thuộc trong điều loại (đề tài) của cuộc thảo luận.
4. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, đoàn. ◎ Như: "nhất liệt hỏa xa" một đoàn xe lửa, "nhất liệt sĩ binh" một hàng quân lính.
5. (Danh) Họ "Liệt".
6. (Động) Chia ra. § Thông "liệt" . ◇ Hán Thư : "Liệt thổ phong cương phi vị chư hầu, giai dĩ vị dân dã" , (Cốc Vĩnh truyện ) Chia đất phong bờ cõi không phải vì chư hầu, mà đều là vì dân vậy.
7. (Động) Bày, dàn, xếp. ◎ Như: "trần liệt" trưng bày, "liệt trở đậu" bày cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).
8. (Động) Đưa vào, đặt vào. ◎ Như: "đại gia đích ý kiến quân liệt nhập kỉ lục" ý kiến mọi người đều đưa vào sổ ghi.
9. (Tính) Các, nhiều. ◎ Như: "liệt quốc" các nước, "liệt vị" các vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng lối, cái gì xếp một hàng thẳng gọi là hàng , xếp ngang gọi là liệt .
② Số nhiều, như liệt quốc các nước, liệt vị các vị.
③ Bầy, như liệt trở đậu bầy cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, dàn, xếp, kê: Phô bày; Xếp hàng chào đón; Kiểm điểm lại từng khoản theo như trong đơn đã kê; Bày cái trở cái đậu, bày đồ tế lễ; Dàn trận;
② Đưa, đặt, liệt vào: Đưa vào chương trình nghị sự; Liệt vào hạng A;
③ Hàng: Đứng ở hàng đầu;
④ Đoàn: Một đoàn tàu hỏa;
⑤ Loại, hạng: Không thuộc loại này;
⑥ Các, nhiều: Các vị khán giả;
⑦ [Liè] (Họ) Liệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia xé, phân chia ra — Sắp đặt có thứ tự hàng lối — Thứ tự trước sau trên dưới — Các. Những.

Từ ghép 26

liễm, liệm
liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

giản thể

Từ điển phổ thông

liệm xác

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

liệm

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đặt người chết vào áo quan, liệm xác: Nhập liệm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
lí ㄌㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đám đông
2. họ Lê

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông đảo, nhiều người. ◎ Như: "lê thứ" thứ dân, "lê dân" dân chúng, bách tính. § Cũng gọi là "lê nguyên" .
2. (Tính) Đen. § Thông với "lê" . ◎ Như: "nhan sắc lê hắc" mặt mày đen đủi.
3. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "lê minh" gần sáng, tờ mờ sáng. ◇ Tô Mạn Thù : "Lê minh, pháp sự cáo hoàn" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tới lúc rạng đông thì pháp sự xong xuôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số, nay phân bố ở các tỉnh Quảng Đông , Quảng Tây 西, đảo Hải Nam .
5. (Danh) Tên nước ngày xưa, chư hầu của nhà Ân Thương , nay thuộc tỉnh Sơn Tây 西, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Lê".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðen. Bách tính, dân chúng gọi là lê dân nghĩa là kể số người tóc đen vậy. Cũng gọi là lê nguyên .
② Lê minh tờ mờ sáng.
③ Họ Lê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đông đảo: Dân chúng; Dân không đông đúc (Thi Kinh: Đại nhã, Tang nhu);
② Tối tăm: Tờ mờ sáng;
③ (văn) Màu đen (hoặc đen hơi vàng): Đất nơi ấy màu xanh đen (Thượng thư: Vũ cống); Mặt màu đen hơi vàng (đen sạm) (Sử kí: Lí Tư liệt truyện);
④ (văn) Chậm chậm, từ từ: Từ từ tươi tỉnh lại mà quỳ xuống lạy (Phó Nghị: Vũ phú);
⑤ (văn) Keo dán giày (như nghĩa ②);
⑥ [Lí] Nước Lê (thời cổ, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay; xưa bị Chu Văn vương tiêu diệt, thời Xuân thu sáp nhập vào nước Tấn);
⑦ [Lí] Dân tộc Lê (dân bản địa của đảo Hải Nam, Trung Quốc);
⑧ [Lí] (Họ) Lê.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông đảo. Đông người. Xem Lê dân — Màu đen — Họ người.

Từ ghép 13

khoán
quàn ㄑㄩㄢˋ

khoán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

văn tự để làm tin

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khế ước, văn tự (thời xưa). ◎ Như: "mãi địa khoán" khế ước mua đất.
2. (Danh) Tờ chứng có giá trị, có thể mua bán, chuyển nhượng. ◎ Như: "trái khoán" chứng thư nợ.
3. (Danh) Vé, phiếu, giấy (để làm bằng chứng). ◎ Như: "nhập tràng khoán" vé vào cửa.
4. (Động) Tương hợp. ◇ Trang Tử : "Khoán nội giả, hành hồ vô danh" , (Canh Tang Sở ) Người khế hợp với nội tâm, thì không cầu danh.

Từ điển Thiều Chửu

① Khoán, tức như cái giấy hợp đồng bây giờ, mỗi bên giữ một cái giấy để làm bằng cứ. Phàm văn tự để làm tin đều gọi là khoán.
② Khoán là cái bằng cứ để lấy đồ, cho nên sự tính được tất thành gọi là thao khoán nghĩa là tất được vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vé, phiếu, giấy, khoán: Vé vào cửa; Phiếu công trái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy làm bằng. Ta cũng gọi là Bằng khoán .

Từ ghép 10

toát
cuō ㄘㄨㄛ, zuǒ ㄗㄨㄛˇ

toát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dúm (đơn vị đo, bằng 256 hạt thóc)
2. rút lại
3. tụ họp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt, tóm, quặp lấy. ◇ Trang Tử : "Si hưu dạ toát tảo, sát hào mạt, trú xuất sân mục nhi bất kiến khưu sơn" , , , (Thu thủy ) Cú vọ đêm bắt bọ chét, nhìn rõ mảy lông, ban ngày ra, trố mắt mà nhìn không thấy gò núi.
2. (Động) Tụ họp. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Kì tụ xứ túc dĩ toát đồ thành đảng" (Thủy tru ) Chỗ ở của ông đủ họp học trò thành đảng.
3. (Động) Trích lục, rút tỉa. ◎ Như: "toát yếu" rút lấy những điều cốt yếu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương thị tục đích thô thoại, toát kì yếu, san kì phồn, tái gia nhuận sắc bỉ phương xuất lai" , , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Đem những tiếng tục ở đầu đường xó chợ rút ra những lời chủ chốt, bớt chỗ rườm rà, rồi tô điểm thêm lên, nên nói câu nào ra câu ấy.
4. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dung lượng bằng một phần ngàn "cân" . (2) Giúm, nhúm. ◎ Như: "nhất toát diêm" một giúm muối, "nhất toát thổ" một nhúm đất. (3) Chùm, chòm (tóc, râu, cỏ, ...). ◎ Như: "nhất toát đầu phát" một chùm tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Dúm, phép đong ngày xưa cứ đếm 256 hạt thóc gọi là một toát.
② Dúm lấy, rút lại, như toát yếu rút lấy các cái cốt yếu.
③ Tụ họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chụm lại, túm lại, chắp lại.【】toát hợp [cuohe] Xe duyên, xe tơ, chắp nối;
② Vun, xúc, đánh đống lại: Vun thành một đống; Xúc một ki đất;
③ (đph) Bốc: Bốc thuốc;
④ Tóm tắt, tóm lấy, rút lại, toát (yếu). 【】toát yếu [cuoyào] Tóm tắt, trích yếu, toát yếu;
⑤ Toát (= 1/1000 thăng Trung Quốc);
⑥ (loại) Dúm, nhúm: Một dúm muối; Một nhúm người. Xem [zuô].

Từ điển Trần Văn Chánh

Dúm, chòm: Một chòm lông đen. Xem [cuo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng ngón tay mà nhón lấy — Gom gọn lại — Tên một đơn vị đo lường thời xưa, bằng 1/10 thăng — Chỉ vật nhỏ bé, ít ỏi.

Từ ghép 6

sáp, tháp, tráp
chā ㄔㄚ

sáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắm vào
2. gài, giắt
3. cài, tra
4. len vào, chen vào, nhúng vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắm, cài. ◇ Đỗ Phủ : "Trích hoa bất sáp phát" (Giai nhân ) Hái hoa mà không cài lên tóc.
2. (Động) Xen vào, lách vào, nhúng vào. ◎ Như: "sáp túc bất hạ" chen chân không lọt.
3. (Động) Trồng, cấy. ◎ Như: "sáp ương" cấy.
4. (Danh) Cái mai, cái cuốc. ◇ Nguyễn Du : "Hạ sáp dương ngôn tử tiện mai" 便 (Lưu Linh mộ ) Vác cuốc rêu rao "chết đâu chôn đó".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "tráp".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắm vào, lách vào.
② Trồng, cấy.
③ Cái mai, cũng đọc là chữ tráp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắm, cấy, giâm, trồng, cho vào, thọc vào, cài, gài, xen, gắn, xen thêm, gắn thêm, giắt: Cắm hoa vào lọ; Cho tay vào túi, thọc tay vào túi; Mai bắt đầu cấy mạ; Cắm (giâm) cành; Cài (then) cửa; Trên đầu cài bông hoa; (Sách) có gắn thêm hình; Giắt áo vào quần;
② Nhúng vào, len vào, chen vào, xen vào, chõ vào: Anh nhúng tay vào càng thêm hỏng việc; Chen chân không lọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đâm vào. Cắm vào — Gom lại — Cũng đọc Tráp. Ta quen đọc Sáp.

Từ ghép 6

tháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắm vào
2. gài, giắt
3. cài, tra
4. len vào, chen vào, nhúng vào

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắm, cấy, giâm, trồng, cho vào, thọc vào, cài, gài, xen, gắn, xen thêm, gắn thêm, giắt: Cắm hoa vào lọ; Cho tay vào túi, thọc tay vào túi; Mai bắt đầu cấy mạ; Cắm (giâm) cành; Cài (then) cửa; Trên đầu cài bông hoa; (Sách) có gắn thêm hình; Giắt áo vào quần;
② Nhúng vào, len vào, chen vào, xen vào, chõ vào: Anh nhúng tay vào càng thêm hỏng việc; Chen chân không lọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắm vào. Ghép vào — Trồng cây. Ghép cây.

tráp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắm, cài. ◇ Đỗ Phủ : "Trích hoa bất sáp phát" (Giai nhân ) Hái hoa mà không cài lên tóc.
2. (Động) Xen vào, lách vào, nhúng vào. ◎ Như: "sáp túc bất hạ" chen chân không lọt.
3. (Động) Trồng, cấy. ◎ Như: "sáp ương" cấy.
4. (Danh) Cái mai, cái cuốc. ◇ Nguyễn Du : "Hạ sáp dương ngôn tử tiện mai" 便 (Lưu Linh mộ ) Vác cuốc rêu rao "chết đâu chôn đó".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "tráp".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắm vào, lách vào.
② Trồng, cấy.
③ Cái mai, cũng đọc là chữ tráp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắm, cấy, giâm, trồng, cho vào, thọc vào, cài, gài, xen, gắn, xen thêm, gắn thêm, giắt: Cắm hoa vào lọ; Cho tay vào túi, thọc tay vào túi; Mai bắt đầu cấy mạ; Cắm (giâm) cành; Cài (then) cửa; Trên đầu cài bông hoa; (Sách) có gắn thêm hình; Giắt áo vào quần;
② Nhúng vào, len vào, chen vào, xen vào, chõ vào: Anh nhúng tay vào càng thêm hỏng việc; Chen chân không lọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đâm vào. Thọc vào. Xỉa vào — Ta hay đọc Sáp.
diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.