điển
diǎn ㄉㄧㄢˇ

điển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chuẩn mực, mẫu mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách của "ngũ đế" , chỉ các kinh sách trọng yếu. ◇ Tả truyện : "Thị năng độc tam phần ngũ điển" (Chiêu Công thập nhị niên ) Đọc được các sách cổ của tam vương ngũ đế.
2. (Danh) Phép thường. ◇ Chu Lễ : "Đại tể chi chức, chưởng kiến bang chi lục điển, dĩ tá vương trị bang quốc" , , (Thiên quan , Đại tể ) Chức đại tể, nắm giữ lập nên sáu phép thường của nước, để giúp vua trị các nước.
3. (Danh) Sách được coi là mẫu mực, dùng làm tiêu chuẩn. ◎ Như: "tự điển" sách định nghĩa, làm mẫu mực cho chữ nghĩa, "dẫn kinh cứ điển" trích dẫn kinh, y cứ vào sách làm mẫu mực.
4. (Danh) Quy tắc, pháp độ, chuẩn tắc.
5. (Danh) Việc thời trước, tích cũ. ◎ Như: "dụng điển" dùng điển cố.
6. (Danh) Lễ nghi, nghi thức. ◎ Như: "thịnh điển" lễ lớn.
7. (Danh) Họ "Điển".
8. (Động) Quản lí, trị lí, coi sóc. ◎ Như: "điển thí" quan coi thi, "điển ngục" quan coi ngục, "điển tự" quan coi việc cúng tế, "điển tọa" chức coi chín việc về chỗ nằm chỗ ngồi (trong chùa). ◇ Tam quốc chí : "Chuyên điển ki mật" (Thị Nghi truyện ) Chuyên coi giữ việc cơ mật.
9. (Động) Cầm, cầm cố. ◇ Cao Bá Quát : "Nhị nhật điển không khiếp, Tam nhật xuyết ung xan" , Đạo phùng ngạ phu ) Ngày thứ hai đem cầm cái tráp, Ngày thứ ba nhịn không ăn. ◇ Đỗ Phủ : "Triều hồi nhật nhật điển xuân y, Mỗi nhật giang đầu tận túy quy" , (Khúc Giang ) Ngày ngày đi chầu về, đem áo xuân cầm cố (để lấy tiền mua rượu), Mỗi ngày, uống thật say ở đầu sông (rồi mới) trở về.
10. (Tính) Văn nhã. ◎ Như: "điển nhã" văn nhã. ◇ Tiêu Thống : "Từ điển văn diễm" (Đáp huyền phố viên giảng tụng khải lệnh ) Lời nhã văn đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh điển, phép thường, như điển hình phép tắc. Tục viết là .
② Sự cũ, sách ghi các sự cũ gọi là cổ điển . Viết văn dẫn điển tích ngày xưa là điển.
③ Giữ, chủ trương một công việc gì gọi là điển. Như điển tự quan coi việc cúng tế. Nhà chùa có chức điển tọa , coi chín việc về chỗ nằm chỗ ngồi.
④ Cầm cố. Thế cái gì vào để vay gọi là điển.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẫu, mẫu mực, phép thường.【】điển phạm [diănfàn] Mẫu mực, kiểu mẫu, gương mẫu;
② Điển, kinh điển: Từ điển; Dược điển;
③ Chuyện cũ, việc cũ, điển.【】điển cố [diăngù] Điển, điển tích, điển cố;
④ Lễ, lễ nghi: Lễ lớn, Lễ dựng nước, lễ quốc khánh;
⑤ (văn) Chủ trì, chủ quản, coi giữ: Quan coi thi; Người giữ ngục; Quan coi việc cúng tế; Cơ quan coi về các việc nghi tiết, điển lễ; Chuyên coi giữ việc cơ mật (Tam quốc chí);
⑥ Cầm, cầm cố: Đem nhà đi cầm cố;
⑦ [Diăn] (Họ) Điển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thường — Sách vở của Ngũ đế thời thượng cổ Trung Hoa. Về sau chỉ sách vở xưa — Phép tắc — Đứng đầu mà nắm giữ công việc gì — Cầm thế đồ đạc lấy tiền.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. Tỉ dụ ở địa vị cao và có tài đức, được người ta tôn trọng và lấy làm mẫu mực. ◇ Hàn Dũ : "Trí dĩ mưu chi, nhân dĩ cư chi, ngô tri kì khứ thị nhi vũ nghi ư thiên triều dã bất viễn hĩ" , , (Yến hỉ đình kí ).
2. Cánh chim. ◇ Niếp Di Trung : "Cánh nguyện sanh vũ nghi, Phi thân nhập thanh minh" , (Hồ vô nhân hành ).
3. Giúp đỡ, phụ dực. ◇ Trần Lượng : "Vãn trị huynh tật, lại quân vũ nghi" , (Tế Quách Đức Dương văn ).
4. Cờ xí, vũ mao... dùng trong nghi trượng. ◇ Cựu Đường Thư : "(Ngụy) Trưng bình sanh kiệm tố, kim dĩ nhất phẩm lễ táng, vũ nghi thậm thịnh, phi vong giả tâm chí" , , , (Ngụy Trưng truyện ).
5. Quân hộ vệ của vua. ◇ Tân Đường Thư : "Dĩ thanh bình tử đệ vi vũ nghi, vương tả hữu hữu vũ nghi trưởng bát nhân, thanh bình quan kiến vương bất đắc bội kiếm, duy vũ nghi trưởng bội chi vi thân tín" , , , (Nam man truyện thượng , Nam chiếu thượng ).
hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

hóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biến hóa, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biến hóa. Biến đổi vô hình. Như hóa thân , hóa trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hóa xuống làm thân người gọi là hóa thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hóa. Như hủ thảo hóa vi huỳnh cỏ thối hóa làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hóa . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hóa. Như tiêu hóa tiêu tan vật chất hóa ra chất khác, phần hóa lấy lửa đốt cho tan mất, dung hóa cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hóa học .
② Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa , là hóa công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. Như giáo hóa nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hóa của mình gọi là hóa ngoại , bị mình cảm hóa cũng như theo mình gọi là đồng hóa .
④ Cầu xin, như hóa mộ , hóa duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Biến) hóa, đổi: Biến hóa, biến đổi, thay đổi; Cảm hóa;
② Sinh hóa, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hóa: Giáo hóa; Cảm hóa bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hóa học: Vật lí và hóa học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hóa, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hóa nông nghiệp;
⑧ 【】hóa mộ [huàmù]; 【】 hóa duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.

Từ ghép 65

quát, thích, trích, đích, địch
dí ㄉㄧˊ, shì ㄕˋ, tì ㄊㄧˋ, zhé ㄓㄜˊ

quát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhanh.

thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

đang lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đi đến. Như thích Tề đến nước Tề.
② Theo. Con gái về nhà chồng gọi là thích nhân .
③ Ưa thích. Như thích ý vừa ý, thích nguyện thích như nguyện. Không được dễ chịu gọi là bất thích (đau yếu khó chịu).
④ Vừa. Như thích khả nhi chỉ vừa phải mà thôi.
⑤ Chính thế. Dùng làm trợ từ. Như thích túc tự hại chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
⑥ Chỉ. Như Mạnh Tử nói Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
⑦ Vừa gặp. Như thích nhiên vừa may, thích ngộ vừa gặp, v.v.
⑧ Một âm là đích. Chuyên chủ. Như vô sở đích tòng không chuyên chủ theo vào đâu.
⑨ Cùng nghĩa với chữ đích . Ngôi thái tử gọi là đích tử . Chỗ ngủ chính gọi là đích thất , v.v. Cũng cùng nghĩa với những chữ sau: địch , trích , thích .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích hợp, hợp: Thích nghi, thích hợp; Hợp ý;
② Dễ chịu, thích ý: Hơi thấy khó chịu; Mà là cái sở thích chung của tôi và bác (Tô Đông Pha: Tiền Xích Bích phú);
③ Vừa vặn, vừa lúc, đúng dịp: Vừa được thì thôi; Vừa lúc có con chim hạc lẻ loi bay ngang sông từ hướng đông tới (Tô Đông Pha: Hậu Xích Bích phú);
④ Mới, vừa mới: ? Vừa ở đâu đến đấy?; Vừa gặp; Nhà ta mới vừa làm xong (Tô Đông Pha). 【】thích tài [shìcái] (văn) Như [shìlái]; 【】thích gian [shìjian] (văn) Như [shìlái];【】thích lai [shìlái] (văn) Vừa, vừa mới, vừa rồi, mới vừa, ban nãy, hồi nãy: ? Vừa mới nhậu rượu thịt của ông ấy, há lại vô tình ư? (Sưu thần kí); Ta lúc nãy chỉ nghe tiếng của ngươi, không thấy thân ngươi (Tổ đường tập);
⑤ Đi, đến: Chẳng biết nghe theo ai, lừng khừng; Quyết bỏ mày đi, đi đến chốn vui kia (Thi Kinh);
⑥ (văn) Theo về;
⑦ (văn) Gả: Gả cho người;
⑧ (văn) Tốt đẹp;
⑨ (văn) Nếu: Nếu vua có lời nói, thì kíp nghe theo (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến nơi nào — Đúng. Vừa hợp với — Người Việt Nam còn hiểu là vui sướng vì hợp ý mình. Td: Thỏa thích.

Từ ghép 13

trích

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Trích giáng (như , bộ ): Giả Nghị vì bị giáng đã bỏ đi (Hán thư: Giả Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Trích , — Xem các âm Đích, Thích.

đích

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Theo: Không theo vào đâu;
② Chính, lớn, con của vợ chính (dùng như , bộ ): Con chính, con trưởng; Chỗ ngủ chính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuyên chú vào — Dùng như chữ Đích — Các âm khác là Địch, Thích, Trích.

địch

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Địch — Các âm khác là Đích, Thích, Trích. Xem các âm này.
độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc hà dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

Từ điển trích dẫn

1. Bình ổn. ◎ Như: "tha kích động đích tình tự tiệm tiệm bình định hạ lai" .
2. Dẹp yên, chấm dứt động loạn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vương thượng bình định tứ hải, công đức chiêu ư thiên hạ" , (Đệ bát thập hồi) Chúa thượng dẹp yên bốn bể, công đức tỏ khắp thiên hạ.
3. Bình nghị thẩm định. ◇ Hậu Hán Thư : "Nghi lệnh tam công, đình úy bình định luật lệnh" , (Trần Sủng truyện ).
4. Tên huyện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẹp yên. Làm cho yên ổn — Tên một tỉnh ở vùng Nam Trung phần Việt Nam.

Từ điển trích dẫn

1. Mượn chỉ bình dân tầm thường. § "Chư Cát Trường Dân" , người đời Tấn, vốn có công trạng, làm quan hiển hách. Sau bị "Lưu Dụ" nghi kị, muốn giết. "Chư Cát Trường Dân" cảm thán nói: "Khi nghèo hèn thì muốn được phú quý; được phú quý rồi tất bị nguy cơ. Nay muốn biến thành kẻ bình dân, nhưng không được nữa."
2. Chỉ "Lưu Mục Chi" , đời Nam Triều người ở Kinh Khẩu ("Đan Đồ" ). § Thời trẻ nhà nghèo, thường lại nhà cha vợ xin ăn. Một hôm ăn no rồi, xin trầu cau, anh em vợ chế giễu: "Trầu cau ăn xong, thì anh lại đói, sao bỗng cần chi thứ đó?". Đến khi Mục Chi làm quan doãn ở "Đan Dương" , mời anh em vợ lại nhà, cho ăn uống no say, rối sai đầu bếp đem mâm vàng đựng đầy trầu cau ra biếu.
khánh
qǐng ㄑㄧㄥˇ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái khánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc khí. § Làm bằng đá ngọc hoặc kim loại, hình như cái thước cong, có thể treo trên giá.
2. (Danh) Đá dùng để làm ra cái khánh (nhạc khí).
3. (Danh) Khánh nhà chùa. § Làm bằng đồng, trong rỗng, hình như cái bát, các nhà sư đánh lên khi bắt đầu hoặc chấm dứt nghi lễ. ◇ Thường Kiến : "Vạn lại thử đô tịch, Đãn dư chung khánh âm" , (Đề phá san tự hậu thiền viện ).
4. (Danh) Đồ dùng để báo canh (thời Nam Tề). Sau mượn chỉ "thì chung" (chuông báo giờ).
5. (Danh) Một loại tử hình (ngày xưa). § Treo lên rồi thắt cổ cho chết. ◇ Nguyễn Quỳ Sanh : "Tự Tùy dĩ tiền, tử hình hữu ngũ, viết: khánh, giảo, trảm, kiêu, liệt" , , : , , , , (Trà dư khách thoại , Quyển bát).
6. (Động) Khom lưng. Bày tỏ khiêm cung.
7. (Động) Cong người như hình cái khánh.
8. (Động) Kêu như đập gõ vào cái khánh.
9. (Động) Đánh cho ngựa chạy nhanh. ◇ Thi Kinh : "Ức khánh khống kị, Ức túng tống kị" , (Trịnh phong , Thái Thúc ư điền ) (Thái Thúc) đánh ngựa chạy đi, hay gò ngựa dừng lại (đều theo ý muốn), Nhắm rồi buông tên bắn (thì trúng ngay) và chạy theo con vật bị bắn hạ (mà lượm thì bao giờ cũng được). § "Ức" và "kị" : đều là ngữ trợ từ.
10. (Phó) Vừa mới (phương ngôn).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái khánh (nhạc cụ thời cổ): Chuông khánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ nhạc khí, làm bằng một phiến khoáng chất, thường là ngọc hoặc đá, gõ lên làm nhịp.

Từ ghép 3

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, zhōng ㄓㄨㄥ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đứa trẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con trai có tội phải làm đầy tớ cho quan (thời xưa).
2. (Danh) Đứa nhỏ hầu hạ (chưa tới tuổi thành niên). § Thông "đồng" . ◎ Như: "thư đồng" , "gia đồng" . ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
3. (Danh) Đứa trẻ. ◎ Như: "mục đồng" trẻ chăn dắt (trâu, bò, ...), "nhi đồng" trẻ em.
4. (Danh) Người ngớ ngẩn, ngu muội. ◇ Quốc ngữ : "Lung hội bất khả sử thính, đồng hôn bất khả sử mưu" 使, 使 (Tấn ngữ tứ ) Người điếc không thể khiến cho nghe được, người ngu ngốc không khiến cho biết mưu tính được.
5. (Danh) Họ "Đồng".
6. (Tính) Còn nhỏ tuổi. ◎ Như: "đồng công" thợ trẻ em. ◇ Liêu trai chí dị : "Đồng thì thường tòng phụ học thư, cửu bất tác, toại như mộng mị" , , (Tiểu Tạ ) Thuở nhỏ thường theo cha học tập, nhưng lâu rồi không làm, nên giờ như mơ mơ màng màng.
7. (Tính) Trơ, trụi, hói. ◎ Như: "đồng san trạc trạc" núi trụi không khốc (không có cây cỏ mọc).
8. (Tính) Chưa kết hôn. ◎ Như: "đồng nam" , "đồng nữ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trẻ thơ, mười lăm tuổi trở lại gọi là đồng tử , mười lăm tuổi trở lên gọi là thành đồng . Luận ngữ : Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
② Trâu dê không có sừng, núi không có cây cỏ cũng gọi là đồng.
③ Tuổi già trụi tóc cũng gọi là đồng.
④ Ngày xưa dùng chữ đồng như chữ đồng nghĩa là thằng nhỏ. Con trai có tội phải làm đầy tớ quan gọi là đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ con, trẻ em: Trẻ đi chăn, mục đồng;
② Trọc, trụi (tóc...): Núi trọc;
③ (văn) Như (bộ );
④ [Tóng] (Họ) Đồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trẻ vị thành niên — Đày tớ — Trâu bò không có sừng — Đồi núi không có cây cỏ — Đầu hói, sói, không có tóc — Đen tối, mờ ám.

Từ ghép 27

lao, liêu, lạo
láo ㄌㄠˊ, lǎo ㄌㄠˇ, lào ㄌㄠˋ, liáo ㄌㄧㄠˊ, liǎo ㄌㄧㄠˇ

lao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nước ngập, mưa lụt. § Thông "lao" . ◎ Như: "thủy lạo" nước ngập lụt. ◇ Hậu Hán Thư : "Bí niên thủy lạo, dân thực bất thiệm" , (Hiếu Thuận đế kỉ ) Những năm gần đây nước lụt, dân không đủ ăn.
2. (Tính) Mưa xuống rất nhiều. ◇ Lễ Kí : "Thủy lạo giáng, bất hiến ngư miết" , (Khúc lễ thượng ) Nước mưa tràn ngập, không dâng cá và ba ba.
3. (Danh) Nước ứ đọng. ◇ Lễ Kí : "Tống táng bất tị đồ lạo" (Khúc lễ thượng ) Đưa đi chôn cất không tránh đường đọng nước.
4. Một âm là "lao". (Phó) "Lao đảo" : (1) Thất vọng, bất đắc chí hoặc sinh sống nghèo khốn. (2) Phóng đãng, buông tuồng. (3) Lạng choạng, bước đi không vững.
5. (Phó, tính) "Lao thảo" : (1) Luộm thuộm, cẩu thả. (2) Nguệch ngoạc (chữ viết). ◎ Như: "học sanh tả tự nghi lực cầu công chỉnh, bất khả lao thảo" , học sinh viết chữ cần phải cho ngay ngắn, không được nguệch ngoạc.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lạo" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa ngập, ngập lụt, mưa quá gọi là thủy lạo .
② Hàng lạo vũng nước đọng trên đường.
③ Một âm là lao. Lao đảo vất vả, không hợp thời nghi.
④ Lao thảo luộm thuộm. Ta quen đọc là chữ lạo cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lớn, nước sâu — Các âm khác là Lạo, Liêu.

Từ ghép 1

liêu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Liêu hà, thuộc tỉnh Hà Nam — Các âm khác là Lao, Lạo. Xem các âm này.

lạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước lụt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nước ngập, mưa lụt. § Thông "lao" . ◎ Như: "thủy lạo" nước ngập lụt. ◇ Hậu Hán Thư : "Bí niên thủy lạo, dân thực bất thiệm" , (Hiếu Thuận đế kỉ ) Những năm gần đây nước lụt, dân không đủ ăn.
2. (Tính) Mưa xuống rất nhiều. ◇ Lễ Kí : "Thủy lạo giáng, bất hiến ngư miết" , (Khúc lễ thượng ) Nước mưa tràn ngập, không dâng cá và ba ba.
3. (Danh) Nước ứ đọng. ◇ Lễ Kí : "Tống táng bất tị đồ lạo" (Khúc lễ thượng ) Đưa đi chôn cất không tránh đường đọng nước.
4. Một âm là "lao". (Phó) "Lao đảo" : (1) Thất vọng, bất đắc chí hoặc sinh sống nghèo khốn. (2) Phóng đãng, buông tuồng. (3) Lạng choạng, bước đi không vững.
5. (Phó, tính) "Lao thảo" : (1) Luộm thuộm, cẩu thả. (2) Nguệch ngoạc (chữ viết). ◎ Như: "học sanh tả tự nghi lực cầu công chỉnh, bất khả lao thảo" , học sinh viết chữ cần phải cho ngay ngắn, không được nguệch ngoạc.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "lạo" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa ngập, ngập lụt, mưa quá gọi là thủy lạo .
② Hàng lạo vũng nước đọng trên đường.
③ Một âm là lao. Lao đảo vất vả, không hợp thời nghi.
④ Lao thảo luộm thuộm. Ta quen đọc là chữ lạo cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mưa rào;
② Mưa ngập, ngập nước, nước chảy hay đọng trên đường: Vũng nước đọng trên đường; Mưa nhiều ngập nước. Xem [liăo].

Từ điển Trần Văn Chánh

】lạo thảo [liăocăo]
① (Chữ) viết ngoáy, ngoáy: Nét chữ ngoáy;
② (Làm việc) cẩu thả, qua quýt, luộm thuộm. Xem [lăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lớn — Nước dâng ngập tràn — Các âm khác là Liêu, Liệu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.