hạng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

hạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cổ sau
2. thứ, hạng
3. to, lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gáy (phần sau cổ). ◎ Như: "cường hạng" cứng đầu cứng cổ. ◇ Sử Kí : "Tịch Phúc khởi vi tạ, án Quán Phu hạng, lệnh tạ" , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tịch Phúc đứng dậy xin lỗi, đè lên gáy Quán Phu, bắt tạ tội. § Ghi chú: Tịch Phúc bức ép Quán Phu tạ tội với Vũ An Hầu.
2. (Danh) Chỉ chung cái cổ. ◇ Lạc Tân Vương : "Nga nga nga, Khúc hạng hướng thiên ca" , (Vịnh nga ) Ngỗng ngỗng ngỗng, Cong cổ hướng trời ca.
3. (Danh) Phần sau mũ. ◇ Nghi lễ : "Tân hữu thủ chấp hạng" (Sĩ quan lễ ) Tay phải khách cầm lấy sau mũ.
4. (Danh) Khoản tiền. ◎ Như: "khoản hạng" khoản tiền, "dụng hạng" khoản tiền chi dùng.
5. (Danh) Lượng từ: kiện, hạng, điều mục. ◎ Như: "thập hạng kiến thiết" mười hạng mục xây dựng, "chú ý sự hạng" các điều khoản chú ý.
6. (Danh) Họ người. ◎ Như: "Hạng Tịch" .
7. (Tính) To, lớn, to béo. ◇ Thi Kinh : "Giá bỉ tứ mẫu, Tứ mẫu hạng lĩnh" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Thắng bốn con ngựa đực này vào xe, Bốn con ngựa đực to lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cổ sau. Không chịu cúi đầu nhún lòng theo với người khác gọi là cường hạng cứng cổ.
② Hạng, thứ. Như ta nói hạng tốt, hạng xấu, hạng nhất, hạng nhì, v.v.
③ To, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phần sau cổ, gáy;
② Phần sau mũ;
③ Hạng, mục, điều: Năm điều chú ý;
④ (loại) Khoản tiền, số tiền: Khoản tiền còn thiếu;
⑤ Số hạng;
⑥ (văn) To lớn;
⑦ [Xiàng] (Họ) Hạng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phía sau cổ. Cái cổ — To lớn — Cái điều mục — Họ người.

Từ ghép 13

thục
shú ㄕㄨˊ

thục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ai đó, cái gì đó

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ai, người nào? ◎ Như: "thục vị" ai bảo. ◇ Nguyễn Trãi : "Gia sơn thục bất hoài tang tử" (Đề Hà Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Tình quê hương ai chẳng nhớ cây dâu cây tử ( "tang tử" chỉ quê cha đất tổ).
2. (Đại) Cái gì, cái nào, gì? ◎ Như: "thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã" sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
3. (Động) Chín (nấu chín, trái cây chín). ◇ Lễ Kí : "Ngũ cốc thì thục" (Lễ vận ) Ngũ cốc chín theo thời.
4. (Phó) Kĩ càng. ◇ Sử Kí : "Nguyện túc hạ thục lự chi" (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Xin túc hạ nghĩ kĩ cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Ai, chỉ vào người mà nói, như thục vị ai bảo.
② Gì, chỉ vào sự mà nói. Như thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
③ Chín.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ai: ? Cha với chồng ai thân hơn? (Tả truyện); Ai nói không được?. 【】thục dữ [shuýư] (văn) a. Với ai, cùng ai: ? Nếu trăm họ không no đủ thì nhà vua no đủ với ai? (Luận ngữ); b. So với ... thì thế nào, so với ... thì ai (cái nào) hơn (dùng trong câu hỏi so sánh): ? Cứu Triệu với không cứu thì thế nào ? (Chiến quốc sách); Cứu sớm với cứu trễ thì thế nào hay hơn? (Sử kí); ? Tôi với Từ Công ở phía bắc thành ai đẹp hơn? (Chiến quốc sách); ? Ngô Khởi nói: Về việc trị lí quan lại, thân gần với dân chúng và làm đầy các kho lẫm thì ông với Khởi này ai hơn? (thì ông so với Khởi thế nào?) (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
② Cái gì, cái nào: ? Thế thì cái nào tốt cái nào xấu, theo đâu bỏ đâu? (Khuất Nguyên: Bốc cư); Hư danh với mạng sống cái nào gần gũi hơn (Lão tử);
③ Sao (dùng như , bộ ): Người ta chẳng phải sinh ra mà biết, thì sao có thể không sai lầm được? (Hàn Dũ: Sư thuyết).【】thục như [shúrú] (văn) So với thì thế nào, sao bằng: Hơn nữa, sức mạnh của tướng quân sao bằng Hầu Cảnh (Nam sử); 【】thục nhược [shúruò] (văn) So với thì thế nào, sao bằng (dùng như ): ? Chân đau sao bằng cổ đau? (Tấn thư); ? Bảo toàn một thân mình, sao bằng bảo toàn cho cả thiên hạ (Hậu Hán thư);
④ Chín (nói về trái cây hoặc hạt thực vật, dùng như , bộ ): Ngũ cốc chín theo thời (Sử kí);
⑤ Chín (sau khi được nấu, dùng như , bộ );
⑥ Chín chắn, kĩ càng (dùng như , bộ ): Nhìn kĩ; Mong đại vương và quần thần bàn tính kĩ việc đó (Sử kí);
⑦ 【】thục hà [shúhé] (văn) Coi ra gì, đếm xỉa tới: Khi Văn đế sắp chết, có dặn Hiếu Cảnh: Oản là con trưởng, phải khéo đối xử cho tốt. Đến khi Cảnh đế lên ngôi vua, được hơn một năm, thì không còn coi Oản ra gì (Hán thư: Vệ Oản truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi vấn đại danh từ ( ai, cái gì ) — Thế nào. Hát nói của Tản Đà: » Thiên địa lô trung thục hữu tình ( trong cái lò trời đất, ai là kẻ có tình ) «.
quát, thích, trích, đích
dí ㄉㄧˊ, guā ㄍㄨㄚ, kuò ㄎㄨㄛˋ, shì ㄕˋ

quát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh, tấn tốc.
2. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
3. § Một dạng của chữ "thích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Nhanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy nhanh — Nhanh. Mau lẹ — Tên người, tức Cao Bá Quát, danh sĩ đời Nguyễn, không rõ năm sinh, hiệu là Chu Thần, người làng Phú thị huyện Gia lâm tỉnh Bắc Ninh Bắc phần Việt Nam, đậu Á nguyên kí thi Hương năm 1831, sau triều đình duyệt lại văn bài, đánh tụt xuống đậu hạn chót. Năm 1841 ông làm Hành tẩu bộ Lễ, sau đó làm Giáo thụ tại phủ Quốc oai tỉnh Sơn Tây. Năm 1854, theo Lê Duy Cự nổi loạn, được tôn làm quân sư. Cuối năm đó thua trận, bị giết cả ba họ. Tác phẩm Hán văn có Chu Thần thi tập. Tác phẩm văn Nôm có một số câu đối, hát nói và bài phú Tài tử đa cùng. Sinh thời, ông từng được vua Tự Đức khen rằng: » Văn như Siêu Quát vô tiền Hán « ( văn mà đến như văn của các ông Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, thì không có nhà Tiền Hán nữa ).

thích

giản thể

Từ điển phổ thông

đang lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh, tấn tốc.
2. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
3. § Một dạng của chữ "thích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích hợp, hợp: Thích nghi, thích hợp; Hợp ý;
② Dễ chịu, thích ý: Hơi thấy khó chịu; Mà là cái sở thích chung của tôi và bác (Tô Đông Pha: Tiền Xích Bích phú);
③ Vừa vặn, vừa lúc, đúng dịp: Vừa được thì thôi; Vừa lúc có con chim hạc lẻ loi bay ngang sông từ hướng đông tới (Tô Đông Pha: Hậu Xích Bích phú);
④ Mới, vừa mới: ? Vừa ở đâu đến đấy?; Vừa gặp; Nhà ta mới vừa làm xong (Tô Đông Pha). 【】thích tài [shìcái] (văn) Như [shìlái]; 【】thích gian [shìjian] (văn) Như [shìlái];【】thích lai [shìlái] (văn) Vừa, vừa mới, vừa rồi, mới vừa, ban nãy, hồi nãy: ? Vừa mới nhậu rượu thịt của ông ấy, há lại vô tình ư? (Sưu thần kí); Ta lúc nãy chỉ nghe tiếng của ngươi, không thấy thân ngươi (Tổ đường tập);
⑤ Đi, đến: Chẳng biết nghe theo ai, lừng khừng; Quyết bỏ mày đi, đi đến chốn vui kia (Thi Kinh);
⑥ (văn) Theo về;
⑦ (văn) Gả: Gả cho người;
⑧ (văn) Tốt đẹp;
⑨ (văn) Nếu: Nếu vua có lời nói, thì kíp nghe theo (Hàn Phi tử).

trích

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Trích giáng (như , bộ ): Giả Nghị vì bị giáng đã bỏ đi (Hán thư: Giả Nghị truyện).

đích

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Theo: Không theo vào đâu;
② Chính, lớn, con của vợ chính (dùng như , bộ ): Con chính, con trưởng; Chỗ ngủ chính.
trú
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghỉ lại, lưu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, đỗ (xe, ngựa). ◇ Ngụy thư : "Đà văn kì thân ngâm, trú xa vãng thị" , (Hoa Đà truyện ) Hoa Đà nghe rên rỉ, ngừng xe lại xem.
2. (Động) Ở lại, lưu lại. ◇ Vương Bột : "Tuế nguyệt dị tận, Quang âm nan trú" , (Thủ tuế tự ) Năm tháng dễ hết, Thời gian khó ở lại.
3. (Động) Giữ lại, giữ gìn. ◇ Tô Thức : "Trường tùng quái thạch nghi sương mấn, Bất dụng kim đan khổ trú nhan" , (Đỗng tiêu cung ) Thông cao đá kì nên đầu bạc, Chẳng cần kim đan để khổ công giữ nhan sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng. Xe ngựa đỗ lại nghỉ gọi là trú. Lưu ở lại chỗ nào cũng gọi là trú. Như đóng ở chỗ mỗ làm việc gọi là trú trát mỗ xứ . Ði sứ đóng ở nước ngoài cũng gọi là trú. Như đóng ở nước Anh gọi là trú Anh , đóng ở nước Pháp gọi là trú Pháp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tại, ở, lưu lại, trú, trú đóng, thường trú: Đóng ở nước Anh; 使 Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc; Phóng viên thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh;
② Đóng: Đóng quân; Trung đội 1 đóng tại làng Vĩnh Trạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe ngựa dừng lại — Dừng lại — Ở lại trong một thời gian — Dừng chân. Đóng quân ở tạm nơi nào.

Từ ghép 4

phụ
bù ㄅㄨˋ, fū ㄈㄨ, fù ㄈㄨˋ, pǒu ㄆㄡˇ

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bám, nương cậy
2. phụ thêm, góp vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bám, nương cậy, dựa. ◎ Như: "y phụ" nương tựa. ◇ Sử Kí : "Lỗ tiểu nhược, phụ ư Sở tắc Tấn nộ, phụ ư Tấn tắc Sở lai phạt" (Khổng tử thế gia) , ,   Nước Lỗ thì nhỏ và yếu, dựa vào nước Sở thì nước Tấn giận, nương cậy nước Tấn thì nước Sở đến đánh.
2. (Động) Theo, tuân phục. ◎ Như: "quy phụ" phục tùng, "xu phụ" hùa theo.
3. (Động) Sát gần, ghé. ◎ Như: "phụ cận" ở gần, "phụ tại tha nhĩ biên đê ngữ" ghé bên tai nó nói nhỏ.
4. (Động) Ưng theo, tán thành. ◎ Như: "phụ họa" tán đồng, "phụ nghị" đồng ý.
5. (Động) Tương hợp, phù hợp. ◇ Sử Kí : "Thị ngã nhất cử nhi danh thật phụ dã" (Trương Nghi liệt truyện ) Thế là ta làm một việc mà danh và thật tương hợp (được cả danh lẫn thực).
6. (Động) Thêm, làm tăng thêm. ◇ Luận Ngữ : "Quý thị phú vu Chu Công nhi Cầu dã vị chi tụ liễm nhi phụ ích chi" (Tiên tiến ) Họ Quý giàu hơn ông Chu Công, mà anh Cầu lại vì nó thu góp mà phụ thêm vào.
7. (Động) Gửi. ◎ Như: "phụ thư" gửi thư. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí" (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến.
8. (Phó) Thêm vào, tùy thuộc. ◎ Như: "phụ thuộc" lệ thuộc, "phụ đái" phụ thêm, "phụ thiết" lập thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bám, nương cậy, cái nhỏ bám vào cái lớn mới còn được gọi là phụ. Như y phụ nương tựa, nước nhỏ phục tùng nước lớn gọi là quy phụ .
② Phụ thêm. Như sách Luận ngữ nói Quý thị phú vu Chu Công nhi Cầu dã vị chi tụ liễm nhi phụ ích chi (Tiên tiến ) họ Quý giàu hơn ông Chu Công, mà anh Cầu lại vì nó thu góp mà phụ thêm vào.
③ Gửi. Như phụ thư gửi thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kèm theo, kèm thêm: Đặt thêm; Gởi kèm theo một tấm ảnh;
② Cận, lân cận, sát gần, ghé: Phụ cận, lân cận; Ghé tai nói thầm;
③ Đồng ý, tán thành: Đồng ý (với một ý kiến);
④ (văn) Nương cậy, dựa vào, bám vào;
⑤ (văn) Phụ thêm, thêm vào, làm tăng thêm: Họ Quý giàu hơn Chu công, mà ông Cầu lại thu góp mà phụ thêm vào cho họ Quý (Luận ngữ);
⑥ (văn) (Ma quỷ) ám ảnh: Cô ấy bị ma ám ảnh;
⑦ (văn) Gởi: Một đứa con trai gởi thư đến (về nhà) (Đỗ Phủ: Thạch Hào lại).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ vào, dựa vào — Thêm vào.

Từ ghép 22

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tan, nóng chảy
2. tiêu trừ
3. tiêu thụ, bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nung chảy kim loại.
2. (Động) Mất, tan hết, hủy hoại. ◇ Sử Kí : "Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt dã" , (Trương Nghi truyện ) Miệng người ta nung chảy kim loại, lời gièm pha làm tan xương (nát thịt).
3. (Động) Hao phí, hao mòn. ◎ Như: "tiêu háo" hao mòn. ◇ Trang Tử : "Kì thanh tiêu, kì chí vô cùng" , (Tắc dương ) Tiếng tăm họ tiêu mòn, chí họ vô cùng.
4. (Động) Trừ khử, bỏ đi. ◎ Như: "chú tiêu" xóa bỏ, "tiêu diệt" trừ mất hẳn đi.
5. (Động) Bài khiển, trữ phát. ◇ Vương Xán : "Liêu hạ nhật dĩ tiêu ưu" (Đăng lâu phú ) Ngày nhàn tản để giải sầu.
6. (Động) Bán (hàng hóa). ◎ Như: "trệ tiêu" bán ế, "sướng tiêu" bán chạy, "tiêu thụ" bán ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tan. Cho các loài kim vào lửa nung cho chảy ra gọi là tiêu.
② Mòn hết. Như tiêu háo hao mòn, tiêu diệt , v.v.
③ Bán chạy tay, hàng họ bán được gọi là tiêu.
④ Tiêu trừ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nung chảy, tan (kim loại);
② Bỏ đi, loại bỏ, tiêu trừ, tiêu tan, tiêu mất, hao mòn: Loại bỏ, trừ bỏ; Tiếng tăm của ông ta tiêu mất (Trang tử);
③ Bán (hàng): Hàng bán không chạy;
④ Chi tiêu: Chi tiêu rất lớn;
⑤ Cài chốt;
⑥ (văn) Gang;
⑦ (văn) Một loại dao: Dao đầu dê (Hoài Nam tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim loại ra — Giảm đi. Mất đi.

Từ ghép 8

lưỡng, lượng, lạng
liǎng ㄌㄧㄤˇ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Một cặp, một đôi — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

Từ ghép 17

lượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị trọng lượng của Trung Hoa và Việt Nam, tức một Lạng ta, bằng 1/16 cân ta — Một âm khác là Lưỡng, xem vần Lưỡng.

Từ ghép 4

lạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.
trệ
chì ㄔˋ, zhì ㄓˋ

trệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm, trễ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, không tiến. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố năng thiên vận địa trệ, luân chuyển nhi vô phế" , (Nguyên đạo ) Đó là tại sao trời quay vòng đất đứng yên, thay đổi không thôi.
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi : "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" , (Tạp thi , Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh : "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" , (Tiểu nhã , Đại điền ) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" ngừng đọng, "tích trệ" ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du : "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿 (Tống nhân ) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn : "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" , (Biệt nhĩ thiệm thư ).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử : "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" , (Tông Duẫn truyện ).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" , (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu : "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" , , , , , (Cao tăng truyện , Dịch kinh trung , Cưu Ma La Thập ).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư : "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" , , , , (Lí Diễm Chi truyện ).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðọng, như hàng bán không chạy gọi là trệ tiêu .
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng lại, đọng lại, (ngưng) trệ, ế: Đình trệ; Đọng lại;
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại, không chảy được — Ứ đọng, không tiến triển được. Td: Đình trệ — Chậm trễ.

Từ ghép 8

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử của Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chép 10 mục là Địa dư chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí, Bang giao chí. Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất 1840, tự là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong, người xã Thu Hoạch huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con của Phan Huy Ích, cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng, nhưng chỉ đậu tú tài, và đậu tới hai lần, 1807 và 1819. Năm 1821, ông được bổ làm chức Biên tu tại viện Hàn lâm. Tháng tư năm đó ông dâng vua Minh Mệnh bộ Lịch triều Hiến chương. Năm 1824 ông được cử làm Ất Phó sứ sang Trung Hoa. Năm 1828 làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830 lại được cử đi sứ Trung Hoa, nhưng lúc về bị cách chức. Cuối năm ấy ông tham dự phái đoàn sang Batavia. Năm sau được bổ chức Tư vụ bộ Công, được ít tháng ông cáo quan, về dưỡng già tại Tổng Thanh Mai phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây. Ngoài bộ Lịch triều Hiến chương, các tác phẩm khác của ông có Hoàng Việt địa dư chí, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kí kiến.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.