vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
khí, khất
qì ㄑㄧˋ, xì ㄒㄧˋ

khí

phồn thể

Từ điển phổ thông

khí, hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi. § Là một trong ba trạng thái của vật thể: dắn, lỏng, hơi. ◎ Như: "thủy chưng khí" hơi nước.
2. (Danh) Riêng chỉ không khí.
3. (Danh) Hơi thở (người, động vật). ◎ Như: "bình khí ngưng thần" nín thở định thần.
4. (Danh) Hiện tượng tự nhiên: nóng, lạnh, ẩm, tạnh (khí hậu). ◎ Như: "thiên khí" khí trời, thời tiết.
5. (Danh) Trạng thái tinh thần, tình tự. ◎ Như: "tì khí" tính tình, "triêu khí bột bột" tinh thần hăng hái bừng bừng.
6. (Danh) Thói, tính, phong cách. ◎ Như: "tài khí" phong cách tài hoa, "kiêu khí" tính kiêu căng, "khách khí" thói khách sáo.
7. (Danh) Mùi. ◎ Như: "khí vị" mùi vị, "hương khí" mùi thơm, "xú khí" mùi hôi thối.
8. (Danh) Một thứ "năng" của sinh vật (theo đông y). § Lạnh, nóng, ấm, mát là "khí", cay, chua, ngọt, đắng là "vị". ◎ Như: "huyết khí" , "nguyên khí" .
9. (Danh) Vận mệnh, số mạng. ◎ Như: "khí vận" số vận, "hối khí" vận đen, vận rủi.
10. (Động) Nổi giận, phẫn nộ. ◇ Trương Quốc Tân : "Khí đích lai hữu nhãn như manh, hữu khẩu tự á" , (Hợp hãn sam ) Khi nổi giận lên thì có mắt như mù, có miệng như câm.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thở.
② Cái gì không có hình chất mà cùng cảm ứng với nhau được gọi là khí, như khí vận , khí tượng , khí vị , v.v.
③ Khí hậu.
④ Khí, tức hơi, phát tức gọi là động khí .
⑤ Thể hơi.
⑥ Ngửi.
⑦ Cùng nghĩa với chữ hí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơi, hơi thở: Hơi độc; Tắt thở;
② Không khí: Khí áp, sức ép của không khí;
③ Khí trời, khí hậu: Khí trời, thời tiết;
④ Tinh thần, khí thế: Khí thế bừng bừng; Tinh thần quân sĩ;
⑤ Mùi: Mùi thơm; Mùi tanh;
⑥ Thói, tính: Quan cách; Tính trẻ con;
⑦ Tức, cáu: Tức lộn ruột lên; Đừng chọc tức tôi;
⑧ Ức hiếp, bắt nạt: Bị ức hiếp;
⑨ Một chập, một hồi, một mạch: Nói lăng nhăng một chập; Đi một mạch về đến nhà;
⑩ (y) Khí: Nguyên khí: Khí huyết;
⑪ (văn) Ngửi;
⑫ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi thở — Cái hơi. Td: Âm khí ( cái hơi ở bãi tha ma ). Đoạn trường tân thanh có câu: có câu: » Ở đây âm khí nặng nề « — Phần vô hình — Thời tiết — Chỉ không khí.

Từ ghép 132

anh khí 英氣âm dương quái khí 陰陽怪氣âm khí 陰氣ẩu khí 嘔氣bế khí 閉氣biệt khí 憋氣bình khí 屏氣bình khí 屛氣can khí 肝氣cảnh khí 景氣căn khí 根氣chánh khí 正氣chí khí 志氣chính khí 正氣chính khí ca 正氣歌chưng khí 蒸氣chưng khí cơ 蒸氣機công cộng khí xa 公共氣車cước khí 腳氣danh khí 名氣dũng khí 勇氣dưỡng khí 氧氣dưỡng khí 養氣đại khí 大氣đạm khí 氮氣điện khí 電氣đoạn khí 斷氣đổ khí 賭氣động khí 動氣đồng khí 同氣hạ khí 下氣hạo khí 浩氣hạo nhiên chi khí 浩然之氣hấp khí 吸氣hòa khí 和氣hùng khí 雄氣huyết khí 血氣ích khí 益氣khách khí 客氣khẩu khí 口氣khí áp 氣壓khí cầu 氣球khí chất 氣質khí cốt 氣骨khí cục 氣局khí đạo 氣道khí đoản 氣短khí độ 氣度khí hậu 氣候khí hóa 氣化khí huyết 氣血khí khái 氣概khí lực 氣力khí phách 氣魄khí phàn 氣蠜khí phao 氣泡khí phân 氣氛khí quản 氣管khí quyển 氣圈khí sắc 氣色khí số 氣數khí suyễn 氣喘khí thể 氣體khí tiết 氣節khí tính 氣性khí tượng 氣象khí vũ 氣宇khí xa 氣車khinh khí 氫氣khinh khí 輕氣không khí 空氣lam khí 嵐氣lãnh khí 冷氣linh khí 靈氣lộ khí 露氣lục khí 六氣môi khí 煤氣ngạo khí 傲氣nghĩa khí 義氣nhẫn khí 忍氣nhất khẩu khí 一口氣nhất khí 一氣nhuệ khí 鋭氣như khí 茹氣nhược khí 弱氣nộ khí 怒氣oan khí 冤氣oán khí 怨氣phẫn khí 憤氣phế khí 廢氣phiền khí 煩氣phong khí 風氣phụ khí 負氣phụ khí trượng nghĩa 負氣仗義quốc khí 國氣sán khí 疝氣sảng khí 爽氣sát khí 殺氣sĩ khí 士氣sinh khí 生氣sóc khí 朔氣súy khí 帥氣suyễn khí 喘氣tà khí 邪氣tài khí 才氣táng khí 喪氣tập khí 習氣thán khí 炭氣thanh khí 聲氣thần khí 神氣thấp khí 溼氣thiên khí 天氣thổ khí 吐氣thời khí 時氣thử khí 暑氣tì khí 脾氣tiểu khí 小氣tính khí 性氣tinh khí 精氣tráng khí 壯氣tranh khí 爭氣tục khí 俗氣uế khí 穢氣vận khí 運氣vĩ khí 偉氣vượng khí 旺氣vương khí 王氣xú khí 臭氣xuân khí 春氣xuất khí 出氣ý khí 意氣yếm khí 厭氣

khất

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi. § Là một trong ba trạng thái của vật thể: dắn, lỏng, hơi. ◎ Như: "thủy chưng khí" hơi nước.
2. (Danh) Riêng chỉ không khí.
3. (Danh) Hơi thở (người, động vật). ◎ Như: "bình khí ngưng thần" nín thở định thần.
4. (Danh) Hiện tượng tự nhiên: nóng, lạnh, ẩm, tạnh (khí hậu). ◎ Như: "thiên khí" khí trời, thời tiết.
5. (Danh) Trạng thái tinh thần, tình tự. ◎ Như: "tì khí" tính tình, "triêu khí bột bột" tinh thần hăng hái bừng bừng.
6. (Danh) Thói, tính, phong cách. ◎ Như: "tài khí" phong cách tài hoa, "kiêu khí" tính kiêu căng, "khách khí" thói khách sáo.
7. (Danh) Mùi. ◎ Như: "khí vị" mùi vị, "hương khí" mùi thơm, "xú khí" mùi hôi thối.
8. (Danh) Một thứ "năng" của sinh vật (theo đông y). § Lạnh, nóng, ấm, mát là "khí", cay, chua, ngọt, đắng là "vị". ◎ Như: "huyết khí" , "nguyên khí" .
9. (Danh) Vận mệnh, số mạng. ◎ Như: "khí vận" số vận, "hối khí" vận đen, vận rủi.
10. (Động) Nổi giận, phẫn nộ. ◇ Trương Quốc Tân : "Khí đích lai hữu nhãn như manh, hữu khẩu tự á" , (Hợp hãn sam ) Khi nổi giận lên thì có mắt như mù, có miệng như câm.
cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm ra, tạo ra, xây dựng
2. tác phẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựng nhà, cất nhà. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Thang Trấn Đài dã bất đáo thành lí khứ, dã bất hội quan phủ, chỉ tại lâm hà thượng cấu liễu kỉ gian biệt thự" , , (Đệ tứ thập tư hồi).
2. (Động) Dựng lên, kiến lập. ◇ Lương Thư : "Vương nghiệp triệu cấu" (Thái Đạo Cung truyện ) Sự nghiệp vua bắt đầu kiến lập.
3. (Động) Gây nên, tạo thành. ◎ Như: "cấu oán" gây ra oán hận.
4. (Động) Vận dụng, xếp đặt, sáng tác (thi văn). ◎ Như: "cấu tứ" vận dụng, xếp đặt ý tứ làm văn.
5. (Động) Mưu tính, đồ mưu. ◇ Hoài Nam Tử : "Trụ hải Mai Bá, Văn Vương dữ chư hầu cấu chi" , (Thuyết lâm huấn ) Vua Trụ băm thịt Mai Bá, Văn Vương mưu với chư hầu (diệt Trụ).
6. (Động) Hãm hại, vu hãm. ◎ Như: "cấu hãm" hãm hại. ◇ Tả truyện : "Tuyên Khương dữ Công Tử Sóc cấu Cấp Tử" (Hoàn Công thập lục niên ).
7. (Động) Châm chọc, phân chia, li gián. ◇ Lí Khang : "Đắc thất bất năng nghi kì chí, sàm cấu bất năng li kì giao" , (Vận mệnh luận ) Được mất không làm nghi ngờ ý chí của mình, gièm pha chia rẽ không làm xa cách bạn bè của mình.
8. (Danh) Nhà, kiến trúc.
9. (Danh) Cơ nghiệp, nghiệp tích. ◇ Tân Đường Thư : "Tử năng thiệu tiên cấu, thị vị tượng hiền giả" , (Lục Tượng Tiên truyện ).
10. (Danh) Tác phẩm (văn học nghệ thuật). ◎ Như: "giai cấu" giai phẩm, "kiệt cấu" kiệt tác.
11. (Danh) Cấu trúc, cấu tạo. ◎ Như: "kết cấu" mạch lạc, hệ thống, tổ chức, cấu trúc, "cơ cấu" tổ chức.
12. (Danh) Tên cây, tức là "chử" cây dó, dùng làm giấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Dựng nhà, con nối nghiệp cha gọi là khẳng đường khẳng cấu .
② Gây nên, xây đắp, cấu tạo.
③ Nhà to.
④ Nên, thành.
⑤ Xui nguyên dục bị.
⑥ Châm chọc, phân rẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dựng nhà;
② Tạo ra, cấu tạo, cấu thành, gây nên;
③ (văn) Nên, thành;
④ (văn) Xui nguyên giục bị, châm chọc, phân rẽ;
⑤ (văn) Nhà to;
⑥ tác phẩm: Giai phẩm; Kiệt tác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xà nhà — Tạo nên dựng nên — Mưu việc.

Từ ghép 13

vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dấu của nhà Phật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Theo Thiều Chửu: Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà "Phật" nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ "Hoa Nghiêm" âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là "vạn", nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy: "cát tường vạn đức chi sở tập" . Lại chữ , nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. "Cưu Ma La Thập" (344-413), "Huyền Trang" (600-664) dịch là "đức" , ngài "Bồ-Đề Lưu-Chi" dịch là "vạn" . Tương truyền bên Ấn Độ là tướng cát tường; dịch là "đức" là nói về công đức; dịch là "vạn" là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ , nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức , ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn .Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Phạn ngữ) Vạn. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết .
pháp
fǎ ㄈㄚˇ

pháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ. ◎ Như: "pháp luật" điều luật phải tuân theo, "pháp lệnh" pháp luật và mệnh lệnh, "hôn nhân pháp" luật hôn nhân.
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" cách làm, "biện pháp" đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" bắt chước làm theo, "hiệu pháp" phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" áo cà-sa, "pháp hiệu" tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp. Như pháp điển bộ luật pháp, pháp quy khuôn phép, pháp luật phép luật, v.v.
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp phép làm văn, thư pháp phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp , tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư , v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp luật, pháp lệnh, chế độ, pháp, luật: Hợp pháp; Phạm pháp; Luật hôn nhân;
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: Biện pháp; Cách dùng; Phép cộng; Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: Thiếp mẫu (để tập viết chữ); Bắt chước, noi theo; 使 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: Bắt chước làm theo; Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức. Td: Phương pháp — Luật lệ quốc gia. Td: Pháp luật — Sự trừng phạt. Hình phạt. Td: Hình pháp — Tài khéo. Td: Pháp thuật — Tiếng nhà Phật, chỉ giáo lí của Phật. Td: Phật pháp. Cũng chỉ tất cả sự vật ở đời. Td: Vạn pháp. Nhất thiết pháp — Tên một nước ở tây bộ Âu châu, tức nước pháp ( France ). Người Trung Hoa phiên âm là Pháp Lan Tây, rồi gọi tắt là Pháp.

Từ ghép 169

a lạp pháp 阿拉法a nhĩ pháp 阿耳法bách phân pháp 百分法bảo pháp 寶法bất hợp pháp 不合法bất nhị pháp môn 不二法門bất nhị pháp môn 不二法门bất pháp 不法bất thành văn pháp 不成文法biện chứng pháp 辨證法biện chứng pháp 辯證法biện pháp 办法biện pháp 辦法binh pháp 兵法bộ pháp 步法bút pháp 笔法bút pháp 筆法chánh pháp 正法châm pháp 針法chấp pháp 執法chấp pháp 执法chiến pháp 戰法chính pháp 政法công pháp 公法cốt pháp 骨法cú pháp 句法cửu chương toán pháp 九章算法cựu pháp 舊法di pháp 遺法diệu pháp 妙法duyên pháp 緣法đại pháp 大法đạo pháp 道法điển pháp 典法gia pháp 加法gia pháp 家法giải pháp 解法giải pháp 觧法giảm pháp 減法hí pháp 戲法hiến pháp 宪法hiến pháp 憲法hình pháp 刑法hộ pháp 護法hợp pháp 合法lập pháp 立法lễ pháp 禮法lịch pháp 曆法lộng pháp 弄法lục pháp 六法môn pháp 門法nghiêm pháp 嚴法ngoạn pháp 玩法ngữ pháp 語法phạm pháp 犯法pháp bảo 法寶pháp cảnh 法警pháp cấm 法禁pháp chế 法制pháp chủ 法主pháp danh 法名pháp duyên 法緣pháp đàn 法壇pháp đạo 法道pháp đăng 法燈pháp điển 法典pháp điều 法條pháp định 法定pháp đình 法庭pháp độ 法度pháp đồ 法徒pháp gia 法家pháp giới 法界pháp hải 法海pháp hệ 法系pháp hiệu 法號pháp hóa 法化pháp hoa 法華pháp học 法學pháp hội 法會pháp khí 法器pháp khoa 法科pháp lại 法吏pháp lan tây 法蘭西pháp lệ 法例pháp lệnh 法令pháp lí 法理pháp loa 法螺pháp luân 法輪pháp luật 法律pháp lực 法力pháp lý 法理pháp môn 法門pháp ngôn 法言pháp nhân 法人pháp phục 法服pháp quan 法官pháp quốc 法国pháp quốc 法國pháp quy 法規pháp sự 法事pháp sư 法師pháp tạng 法藏pháp tắc 法則pháp tân xã 法新社pháp thân 法身pháp thí 法施pháp thuật 法術pháp thủy 法水pháp thức 法式pháp tịch 法籍pháp tính 法性pháp tòa 法座pháp trị 法治pháp trình 法程pháp trường 法場pháp tướng 法相pháp văn 法文pháp vị 法味pháp viện 法院pháp việt 法越pháp võng 法網pháp vũ 法雨pháp vương 法王phân pháp 分法phật pháp 佛法phật pháp tăng 佛法僧phi pháp 非法phiền pháp 煩法phù pháp 符法phục pháp 伏法phục pháp 服法phương pháp 方法quan pháp 官法quân pháp 軍法quốc pháp 国法quốc pháp 國法quốc tế công pháp 國際公法quốc tế tư pháp 國際私法sám pháp 懺法sảng pháp 爽法sắc pháp 色法tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tam pháp 三法tâm pháp 心法tân pháp 新法thao pháp 操法thủ pháp 手法thủy lục pháp hội 水陸法會thuyết pháp 說法thư pháp 书法thư pháp 書法thừa pháp 乘法toán pháp 算法tối cao pháp viện 最高法院trận pháp 陣法trừ pháp 除法tư pháp 司法tư pháp 私法tưởng pháp 想法uổng pháp 枉法vạn pháp 萬法văn pháp 文法vi pháp 違法vô pháp 無法vương pháp 王法xuyết pháp 綴法xử pháp 處法
dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

dữ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ ghép 2

dự

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).
đệ
dì ㄉㄧˋ

đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ bậc
2. nhà của vương công hoặc đại thần
3. khoa thi
4. thi đỗ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, cấp bậc. ◎ Như: "thứ đệ" thứ hạng, "đẳng đệ" cấp bậc.
2. (Danh) Ngày xưa, chỉ nhà cửa của vương công đại thần, gia tộc phú quý. ◎ Như: "phủ đệ" nhà của bậc quyền quý, "thư hương môn đệ" con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt. ◇ Liêu trai chí dị : "Vị Nam Khương bộ lang đệ, đa quỷ mị, thường hoặc nhân, nhân tỉ khứ" , , , (Anh Ninh ) Nhà ông Khương bộ lang ở Vị Nam, có nhiều ma quỷ, thường nhát người ta, vì thế (ông) phải dọn đi.
3. (Danh) Khoa thi cử. ◎ Như: "cập đệ" thi đỗ, "lạc đệ" thi hỏng. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã khước thị cá bất cập đệ đích tú tài" (Đệ thập nhất hồi) Ta chỉ là một tên tú tài thi trượt.
4. (Động) Thi đậu. ◇ Sầm Tham : "Khán quân thượng thiếu niên, Bất đệ mạc thê nhiên" , (Tống Hồ Tượng lạc đệ quy vương ốc biệt nghiệp ) Trông anh còn trẻ lắm, Thi rớt chớ đau buồn.
5. (Tính) Thứ. ◎ Như: "đệ nhất chương" chương thứ nhất.
6. (Liên) Nhưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Sinh tâm thật ái hảo, đệ lự phụ sân, nhân trực dĩ tình cáo" , , (Bạch Thu Luyện ) Sinh trong lòng yêu lắm, nhưng lo cha giận, nhân đó thưa hết sự tình.
7. (Phó) Cứ, chỉ cần. ◇ Sử Kí : "Quân đệ trùng xạ, thần năng lệnh quân thắng" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngài cứ cá cho nhiều vào, tôi có cách làm cho ngài thắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ đệ, như đệ nhất thứ nhất, đệ nhị thứ hai, v.v.
② Nhưng, dùng làm trợ từ.
③ Nhà cửa, như môn đệ .
④ Khoa đệ, như thi đỗ gọi là cập đệ , thi hỏng gọi là lạc đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ, hạng, bậc: Chương thứ nhất; Bơi giải nhất; Thứ mười tám;
② (văn) Đẳng cấp trong thi cử, khoa đệ: Thi đỗ, thi đậu; Thi hỏng, thi trượt;
③ Dinh thự, nhà cửa của quan lại và quý tộc: Dinh Tiến sĩ; Dinh thự;
④ (văn) Chỉ cần, chỉ: Bệ hạ chỉ cần giả ra chơi ở Vân Mộng (Sử kí);
⑤ [Dì] (Họ) Đệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trên dưới trước sau — Thứ hạng trong kì thi. Thi đậu gọi là Cập đệ ( kịp hạng ) — Nhà ở.

Từ ghép 24

trừu
chōu ㄔㄡ

trừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rút ra, rút lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rút ra. ◎ Như: "trừu tiêm" rút thẻ ra. ◇ Lí Bạch : "Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu" (Tuyên Châu Tạ Thiếu lâu ) Rút đao chặt nước, nước càng trôi đi.
2. (Động) Đưa, dẫn. ◎ Như: "trừu đạo" dẫn đạo, "trừu ti" kéo tơ.
3. (Động) Kéo dài.
4. (Động) Hút, bơm. ◎ Như: "trừu thủy cơ khí" máy bơm nước, "trừu yên" hút thuốc.
5. (Động) Quật, vụt. ◎ Như: "trừu đà loa" quất con quay (con vụ), "tiên tử nhất trừu" quật cho một roi.
6. (Động) Nẩy ra, nhú ra. ◎ Như: "trừu nha" nẩy mầm.
7. (Động) Trích lấy, bỏ ra, lấy một phần trong cả bộ. ◎ Như: "trừu công phu" bỏ thời giờ ra (để làm gì đó).
8. (Động) Co, co rút. ◎ Như: "giá chủng bố tài tẩy nhất thứ tựu trừu liễu nhất thốn" vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc.
9. (Động) Tuôn ra, trào ra. ◎ Như: "trừu tứ" tuôn trào ý tứ.
10. (Động) Nhổ, trừ bỏ. ◇ Thi Kinh : "Ngôn trừu kì cức" (Tiểu nhã , Sở tì ) Phải trừ bỏ gai góc.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo ra, như trừu thủy cơ khí cái máy kéo nước.
② Nẩy ra, như trừu nha nẩy mầm.
③ Rút ra. Như trừu tiêm rút thẻ ra.
④ Trích lấy, lấy một phần trong toàn cả bộ ra gọi là trừu.
⑤ Nhổ sạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rút, kéo, bắt, lấy, trích lấy (một phần): Rút thăm, bắt thăm: Lấy mẫu; Rút một số nhân viên đi giúp việc;
② Bơm, hút: Bơm nước; Hút thuốc;
③ Co: Vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc;
④ Quật, quất, vụt: Quật (vụt) cho hắn một roi;
⑤ Mới mọc, nảy ra, trổ ra: Lúa đã trổ bông;
⑥ (văn) Nhổ sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút ra. Lấy ra. Kéo ra — Trừ bỏ đi — Đánh đập.

Từ ghép 8

dị, dịch
yì ㄧˋ

dị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dễ dàng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trao đổi, đổi. ◎ Như: "mậu dịch" 貿 trao đổi thương mãi, "dĩ vật dịch vật" lấy vật đổi vật. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ. § Ngày xưa thường dùng cách ấy, vì mình dạy con mình thường không nghiêm bằng người khác.
2. (Động) Biến đổi, thay. ◎ Như: "biến dịch" thay đổi, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
3. (Động) § Xem "tích dịch" .
4. (Danh) Kinh "Dịch" nói tắt. ◇ Luận Ngữ : "Ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ" , (Thuật nhi ) Năm mươi tuổi học Kinh Dịch thì có thể không lầm lỗi lớn.
5. (Danh) Họ "Dịch".
6. Một âm là "dị". (Tính) Dễ. § Đối lại với "nan" khó. ◎ Như: "dong dị" dễ dàng.
7. (Tính) Hòa nhã. ◎ Như: "bình dị cận nhân" hòa nhã gần gũi với người khác.
8. (Động) Sửa trị, làm. ◇ Mạnh Tử : "Dị kì điền trù, bạc kì thuế liễm, dân khả sử phú dã" , , 使 (Tận tâm thượng ) Cai quản ruộng đất, thâu thuế nhẹ, có thể làm cho dân giàu vậy.
9. (Động) Coi thường. ◇ Tả truyện : "Quý hóa dị thổ" (Tương Công tứ niên ) Vật quý coi khinh như đất bùn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi, hai bên lấy tiền hay lấy đồ mà đổi cho nhau gọi là mậu dịch 貿.
② Biến đổi, thay.
③ Kinh Dịch.
④ Tích dịch lùi lại.
⑤ Một âm là dị. Dễ, đối lại với chữ nan .
⑥ Sửa trị, làm.
⑦ Hòa bình.
⑧ Coi thường.
⑨ Yên ổn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dễ, dễ dàng: Không dễ làm; Khó và dễ;
② Trao đổi, đổi: Lấy vật đổi vật;
③ Thay đổi, biến đổi: Thay đổi chỗ điều dưỡng; Bề ngoài của thị xã này thay đổi khá nhiều;
④ (văn) Coi thường: Vua Cao tổ làm đình trưởng, vốn coi thường các viên lại thuộc (Sử kí);
⑤ (văn) Sửa trị, sửa sang: Ruộng tốt mà lại sửa sang nữa thì bán ra được gấp trăm lần (Tuân tử: Phú quốc);
⑥ (văn) Tử tế, nhân hậu, hòa nhã;
⑦ (văn) Yên ổn;
⑧ (văn) Bờ ruộng, biên giới (như , bộ );
⑨ Kinh Dịch (một sách triết lí trong bộ Ngũ kinh, bàn về lẽ biến dịch của vũ trụ nhân sinh, cũng dùng để bói);
⑩ [Yì] (Họ) Dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dễ dàng — Sơ sài — Bình thường — Vui vẻ — Coi là dễ. Khinh thường — Một âm là Dịch. Xem âm này.

Từ ghép 30

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thay đổi, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trao đổi, đổi. ◎ Như: "mậu dịch" 貿 trao đổi thương mãi, "dĩ vật dịch vật" lấy vật đổi vật. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ. § Ngày xưa thường dùng cách ấy, vì mình dạy con mình thường không nghiêm bằng người khác.
2. (Động) Biến đổi, thay. ◎ Như: "biến dịch" thay đổi, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
3. (Động) § Xem "tích dịch" .
4. (Danh) Kinh "Dịch" nói tắt. ◇ Luận Ngữ : "Ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ" , (Thuật nhi ) Năm mươi tuổi học Kinh Dịch thì có thể không lầm lỗi lớn.
5. (Danh) Họ "Dịch".
6. Một âm là "dị". (Tính) Dễ. § Đối lại với "nan" khó. ◎ Như: "dong dị" dễ dàng.
7. (Tính) Hòa nhã. ◎ Như: "bình dị cận nhân" hòa nhã gần gũi với người khác.
8. (Động) Sửa trị, làm. ◇ Mạnh Tử : "Dị kì điền trù, bạc kì thuế liễm, dân khả sử phú dã" , , 使 (Tận tâm thượng ) Cai quản ruộng đất, thâu thuế nhẹ, có thể làm cho dân giàu vậy.
9. (Động) Coi thường. ◇ Tả truyện : "Quý hóa dị thổ" (Tương Công tứ niên ) Vật quý coi khinh như đất bùn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi, hai bên lấy tiền hay lấy đồ mà đổi cho nhau gọi là mậu dịch 貿.
② Biến đổi, thay.
③ Kinh Dịch.
④ Tích dịch lùi lại.
⑤ Một âm là dị. Dễ, đối lại với chữ nan .
⑥ Sửa trị, làm.
⑦ Hòa bình.
⑧ Coi thường.
⑨ Yên ổn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dễ, dễ dàng: Không dễ làm; Khó và dễ;
② Trao đổi, đổi: Lấy vật đổi vật;
③ Thay đổi, biến đổi: Thay đổi chỗ điều dưỡng; Bề ngoài của thị xã này thay đổi khá nhiều;
④ (văn) Coi thường: Vua Cao tổ làm đình trưởng, vốn coi thường các viên lại thuộc (Sử kí);
⑤ (văn) Sửa trị, sửa sang: Ruộng tốt mà lại sửa sang nữa thì bán ra được gấp trăm lần (Tuân tử: Phú quốc);
⑥ (văn) Tử tế, nhân hậu, hòa nhã;
⑦ (văn) Yên ổn;
⑧ (văn) Bờ ruộng, biên giới (như , bộ );
⑨ Kinh Dịch (một sách triết lí trong bộ Ngũ kinh, bàn về lẽ biến dịch của vũ trụ nhân sinh, cũng dùng để bói);
⑩ [Yì] (Họ) Dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi. Chẳng hạn Biến dịch — Gặp gỡ trao đổi. Chẳng hạn Giao dịch — Tên một sách triết học cổ Trung Hoa, giải thích hiện tượng vũ trụ vạn vật, một trong Ngũ kinh của Nho gia.

Từ ghép 17

long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
② Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.