chư sinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Các loài sinh vật. ◇ Quản Tử : "Địa giả, vạn vật chi bổn nguyên, chư sanh chi căn uyển dã" , , (Thủy địa ).
2. Các người có tri thức học vấn, các nho sinh. ◇ Lỗ Tấn : "(Thủy Hoàng) hựu tiệm tính kiêm liệt quốc, tuy diệc triệu văn học, trí bác sĩ, nhi chung tắc phần thiêu "Thi", "Thư", sát chư sanh thậm chúng" , , , 》,《》, (Hán văn học sử cương yếu , Đệ ngũ thiên ).
3. Các học trò, các đệ tử. ◇ Hàn Dũ : "Quốc tử tiên sanh thần nhập Thái học, chiêu chư sanh lập quán hạ" , (Tiến học giải ).
4. Dưới hai thời nhà Minh và nhà Thanh gọi người nhập học là "chư sanh" . ◇ Diệp Thịnh : "Dực nhật, tế tửu suất học quan chư sanh thượng biểu tạ ân" , (Thủy đông nhật kí , Dương đỉnh tự thuật vinh ngộ sổ sự ).
nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
sở
suǒ ㄙㄨㄛˇ

sở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nơi, chỗ
2. viện, sở, đồn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơi, chốn. ◎ Như: "trú sở" chỗ ở, "hà sở" chỗ nào?
2. (Danh) Vị trí thích hợp. ◇ Dịch Kinh : "Các đắc kì sở" (Hệ từ hạ ) Đâu vào đó.
3. (Danh) Đối tượng của "lục căn" sáu căn (thuật ngữ Phật giáo) gồm: "nhãn" mắt, "nhĩ" tai, "tị" mũi, "thiệt" lưỡi, "thân" thân, "ý" ý. § Nhà Phật cho phần "căn" là "năng" , phần "trần" là "sở" . ◎ Như: mắt trông thấy sắc, thì mắt là "năng", mà sắc là "sở".
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị về phòng ốc. ◎ Như: "nhất sở phòng tử" một ngôi nhà, "tam sở học hiệu" ba trường học.
5. (Danh) Cơ quan, cơ cấu. ◎ Như: "khu công sở" khu sở công, "nghiên cứu sở" viện nghiên cứu.
6. (Danh) Họ "Sở".
7. (Đại) Đó, như thế. § Đại từ chỉ thị, tương đương với "thử" , "giá" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tề vong địa nhi vương gia thiện, sở phi kiêm ái chi tâm dã" , (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Nước Tề mất đất mà nhà vua tăng thêm bữa ăn, như thế chẳng phải là có lòng kiêm ái vậy.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hà" , "thập ma" . ◇ Quốc ngữ : "Tào Quế vấn sở dĩ chiến ư Trang Công" (Lỗ ngữ thượng ) Tào Quế hỏi Trang Công trận chiến nào.
9. (Trợ) Kết hợp với động từ thành danh từ: cái mà, điều mà. ◎ Như: "sở hữu" cái mình có. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Nhan Uyên ) Cái gì mình không muốn, thì đừng làm cho người.
10. (Trợ) Kết hợp với động từ "vi" hoặc "bị" , biểu thị ý thụ động. ◎ Như: "tha đích tác phẩm vi nhất bàn thanh niên nhân sở hỉ ái" tác phẩm của ông là một thứ được thanh niên yêu chuộng.
11. (Trợ) Độ chừng. ◇ Sử Kí : "Lương thù đại kinh, tùy mục chi. Phụ khứ lí sở, phức hoàn" , . , (Quyển ngũ thập ngũ, Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương hết sức kinh ngạc, nhìn theo. Ông lão đi chừng một dặm thì quay trở lại.
12. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Thi Kinh : "Trung cấu chi ngôn, Bất khả đạo dã, Sở khả đạo dã, Ngôn chi xú dã" , , , (Dung phong , Tường hữu tì ) Lời (dâm dật) trong cung kín, Không thể nói ra được, Nếu như mà nói ra được, Thì xấu xa nhơ nhuốc cho lời nói.
13. (Phó) Tương đương với "thượng" , "hoàn" . ◇ Nhạc phủ thi tập : "Giang Lăng khứ Dương Châu, Tam thiên tam bách lí. Dĩ hành nhất thiên tam, Sở hữu nhị thiên tại" , . , (Áo nông ca ) Giang Lăng đến Dương Châu, Ba ngàn ba trăm dặm. Đã đi một ngàn ba, Còn lại hai ngàn dặm.

Từ điển Thiều Chửu

① Xứ sở, như công sở sở công, hà sở chỗ nào? v.v. Tính gộp hết thẩy các cái của mình có gọi là sở hữu .
② Một khu nhà gọi là nhất sở .
③ Thửa, dùng làm lời nói đệm, như ái kì sở thân yêu thửa người thân mình.
④ Lời nói chưa định, như phụ khứ lí sở phục hoàn cha đi hơn dặm lại về.
⑤ Nếu, nghĩa như chữ giả .
⑥ Nơi, chốn, nhà Phật cho phần căn là năng, phần trần là sở, như mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi chốn. Td: Xứ sở — Tiếng đại danh từ, chỉ về người làm chủ sự gì, vật gì. Cái mà. Người.

Từ ghép 47

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

điểm
diǎn ㄉㄧㄢˇ, duò ㄉㄨㄛˋ, zhān ㄓㄢ

điểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

điểm, chấm, nốt, giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngấn, vết nhỏ. ◎ Như: "mặc điểm" vết mực, "ô điểm" vết bẩn.
2. (Danh) Hạt, giọt. ◎ Như: "châu điểm" hạt trai, "tiểu vũ điểm" giọt mưa phùn.
3. (Danh) Nét chấm (trong chữ Hán). ◎ Như: "tam điểm thủy" ba nét chấm của bộ "thủy".
4. (Danh) Dấu chấm câu. ◎ Như: "đậu điểm" dấu chấm hết câu.
5. (Danh) Nói tắt của "điểm tâm thực phẩm" (món ăn lót dạ). ◎ Như: "cao điểm" bánh điểm tâm, "tảo điểm" món ăn lót dạ buổi sáng.
6. (Danh) Giờ (thời gian). ◎ Như: "thập điểm" mười giờ.
7. (Danh) Lúc, thời gian quy định. ◎ Như: "đáo điểm liễu" đến giờ rồi.
8. (Danh) Bộ phận, phương diện, phần, nét. ◎ Như: "ưu điểm" phần ưu tú, "khuyết điểm" chỗ thiếu sót, "nhược điểm" điều yếu kém.
9. (Danh) Tiêu chuẩn hoặc nơi chốn nhất định. ◎ Như: "khởi điểm" chỗ bắt đầu, "phí điểm" điểm sôi.
10. (Danh) Lượng từ: điều, việc, hạng mục. ◎ Như: "giá cá chủ đề, khả phân hạ liệt tam điểm lai thuyết minh" , chủ đề đó có thể chia làm ba điều mục để thuyết minh.
11. (Danh) Trong môn hình học, chỉ vị trí chính xác mà không có kích thước lớn bé, dài ngắn, dày mỏng. ◎ Như: "lưỡng tuyến đích giao điểm" điểm gặp nhau của hai đường chéo.
12. (Danh) Kí hiệu trong số học dùng để phân biệt phần số nguyên và số lẻ (thập phân). ◎ Như: 33.5 đọc là "tam thập tam điểm ngũ" .
13. (Động) Châm, đốt, thắp, nhóm. ◎ Như: "điểm hỏa" nhóm lửa, "điểm đăng" thắp đèn.
14. (Động) Gật (đầu). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn điểm đầu thuyết: Thị" : (Đệ ngũ thập hồi) Lý Hoàn gật đầu nói: Phải đấy.
15. (Động) Chấm (chạm vào vật thể rồi tách ra ngay lập tức). ◎ Như: "tinh đình điểm thủy" chuồn chuồn chấm nước.
16. (Động) Chỉ định, chọn. ◎ Như: "điểm thái" chọn thức ăn, gọi món ăn.
17. (Động) Kiểm, xét, đếm, gọi. ◎ Như: "bả tiền điểm nhất điểm" kiểm tiền, đếm tiền, "điểm danh" gọi tên (để kiểm soát).
18. (Động) Nhỏ, tra. ◎ Như: "điểm nhãn dược thủy" nhỏ thuốc lỏng vào mắt.
19. (Động) Chỉ thị, chỉ bảo, bảo. ◎ Như: "nhất điểm tựu minh bạch liễu" bảo một tí là hiểu ngay.
20. (Động) Trang sức. ◎ Như: "trang điểm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vật bé tí. Tục nói cái gì bé tí gọi là là nhất điểm . Cái gì tế toái vụn vặt gọi là điểm điểm .
② Nét chấm. Nói rộng ra phàm cái gì dính líu vào một tí liền buông ra ngay đều gọi là điểm.
③ Dấu chấm câu.
④ Chỗ xóa hay chỗ chữa trong bài văn cũng gọi là điểm. Như văn bất gia điểm ý nói tài tứ nhanh nhẹn, làm văn xong không phải chữa nữa.
⑤ Giờ. Như thập điểm mười giờ.
⑥ Xét nét. Như kiểm điểm , tra điểm .
⑦ Chỉ định cho, chỉ điểm cho.
⑧ Ăn lót dạ. Như điểm tâm .
⑨ Trong phép tính (môn hình học), cho phần chỉ có vị trí mà không có lớn bé, dài ngắn, dày mỏng gọi là điểm. Như lưỡng tuyến đích giao điểm điểm gặp nhau của hai đường chéo.
⑩ Nhơ bẩn.
⑪ Giọt nước rớt vào.
⑫ Hơ nóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt, giọt: Hạt mưa;
② Chấm, vết: Vết mực; Vết bẩn;
③ Nét chữ (trong chữ Hán "");
④ (toán) Điểm: Điểm giao nhau của hai đường chéo; Điểm mốc;
⑤ Chấm, nét chấm, dấu chấm, điểm: Dấu chấm;
⑥ Chút ít, một ít, một tí: Ăn một ít bánh điểm tâm;
⑦ Điểm, điều, việc: Đề nghị hai điểm; Chúng tôi không đồng ý điều đó;
⑧ Nơi, chỗ, điểm: Khởi điểm, chỗ bắt đầu; Điểm sôi;
⑨ Phần, điểm, nét: Đặc điểm, nét riêng biệt;
⑩ Chấm, điểm: Chấm câu; Chấm một điểm nhỏ;
⑪ Gật (đầu): Anh ta gật gật đầu;
⑫ Nhỏ, tra: Nhỏ thuốc đau mắt;
⑬ Trồng, tra: Trồng lạc, trồng đậu phộng; Tra ngô;
⑭ Kiểm soát, xét, kiểm, đếm, điểm, gọi: Kiểm tiền, đếm tiền; Điểm danh, gọi tên;
⑮ Chọn ra, gọi, kêu: Chọn thức ăn, gọi món ăn;
⑯ Bảo, dạy bảo: Anh ta là người sáng dạ, bảo một tí là hiểu ngay;
⑰ Châm, đốt, thắp, nhóm: Thắp đèn, Nhóm lửa;
⑱ Giờ: Mười giờ sáng; ? Bây giờ đã mấy giờ rồi?;
⑲ Lúc, giờ: Đến giờ rồi, bắt đầu đi!;
⑳ (Bánh) điểm tâm, (bánh) ăn lót dạ: Bánh điểm tâm; Bánh ăn lót dạ buổi sáng;
㉑ (in) Cỡ chữ in;
㉒ Nhằm vào, nói đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết đen nhỏ. Chấm đen. Cái chấm. Trong toán học cũng gọi là điểm — Chỉ sự nhục nhã xấu xa — Xem xét. Chẳng hạn. Kiểm điểm — Lấy ngón tay mà trỏ vào, ấn vào. Chẳng hạn Điểm huyệt — Trỏ cho thấy, cho biết. Chẳng hạn Điểm chỉ — Bữa ăn nhỏ, ăn sơ sài cho đỡ đói — Giờ đồng hồ — Đếm xem. Chẳng hạn Điểm danh — Tên người Đoàn Thị Điểm, nữ danh sĩ đời Lê, sinh 1705, mất 1748, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, người làng Hiến phạm huyện Văn giang tỉnh Bắc ninh, dòng dõi thư hương, từng được mời vào cung dạy học, năm 1741 mới kết hôn, làm kế thất của Tiến sĩ Nguyễn Kiều giữ chức Thị lang. Tác phẩm Hán văn của bà có cuốn Truyền kì tân phổ, dịch phẩm Nôm có Chinh phụ ngâm khúc , dịch từ nguyên văn của Đặng Trần Côn.

Từ ghép 49

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

lại
lì ㄌㄧˋ

lại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

viên quan, người làm việc cho nhà nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kẻ lại, quan bậc thấp. ◎ Như: "thông lại" thuộc viên ở các phủ huyện, "đề lại" người giúp việc quan, nắm giữ giấy tờ, tức thư kí của quan phủ huyện. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhữ hưu tiểu thứ ngã. Ngã phi tục lại, nại vị ngộ kì chủ nhĩ" . , (Đệ tứ hồi) Ông đừng coi thường tôi. Tôi không phải là bọn lại tầm thường, cũng vì chưa gặp được chủ đấy thôi.
2. (Danh) Họ "Lại".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa trị. Chức xử sự trị dân gọi là lại, vì thế nên quan cũng gọi là lại. Cái việc chức phận các quan địa phương phải làm gọi là lại trị .
② Kẻ lại, các chức dưới quyền quan gọi là lại. Như thông lại , đề lại , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Quan lại: Quan lại nhỏ; Thuộc viên ở các phủ huyện; Thư kí ở huyện sảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc trong phủ quan — Viên chức hạng thấp trong phủ quan. » Cóc ra lạy trước sân quỳ. Bẩm rằng: Lại dấu cho trê lắm điều « ( Trê Cóc ).

Từ ghép 17

chẩm, trẩm
zěn ㄗㄣˇ

chẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Thế nào, sao mà. ◎ Như: "chẩm dạng" nhường nào? ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lượng Quản Hợi chẩm địch đắc Vân Trường, sổ thập hợp chi gian, thanh long đao khởi, phách Quản Hợi ư mã hạ" , , , (Đệ thập nhất hồi) Liệu Quản Hợi sao mà địch được (Quan) Vân Trường, mới được vài mươi hiệp, cây thanh long đao đưa lên, bửa Quản Hợi chết dưới ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng trợ ngữ, nghĩa là thế nào, như chẩm dạng nhường nào?, chẩm ma thế nào?, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Sao, thế nào: ? Sao, ra sao?; ? Làm thế nào?; ? Sao anh không nói trước?; ? Chữ này viết như thế nào? 【】chẩm địa [zândì] (đph) Như , ; 【】chẩm đích [zândi] (đph) Sao, tại sao. Cv. ; 【】chẩm ma [zânme] Sao, thế nào, ra sao: ? Sao anh ấy còn chưa về?; ? Vấn đề này nên giải quyết như thế nào?; 【】chẩm ma dạng [zânmeyàng] a. Như [zân yàng]; b. Ra sao, làm gì: Bức tranh này vẽ chẳng ra sao cả; Anh làm gì được tôi; 【】chẩm ma trước [zânmezhe] a. Thế nào: ? Anh định làm thế nào?; b. Làm gì: Anh không thể muốn làm gì thì làm; 【】chẩm nại [zânnài] Khổ nỗi, khó nỗi; 【 】 chẩm sinh [zânsheng] (đph) Làm sao, thế nào: ? Một chữ uyên ương làm sao viết? (Lí Thường Ẩn); ? Sắp xểp thế nào? (Thủy hử truyện);【】chẩm dạng [zân yàng] Sao, thế nào: ? Nếu anh ấy không đến thì sao?; Không biết nên làm thế nào mới hay.

Từ ghép 4

trẩm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi ( thế nào, làm sao… ).

Từ ghép 1

viến, viển, viễn
yuǎn ㄩㄢˇ, yuàn ㄩㄢˋ

viến

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tránh xa, lánh xa: Đối với quỷ thần thì nên kính mà lánh xa (Luận ngữ);
② Ngại đường xa: Cụ không ngại đường xa ngàn dặm mà đến đây (Mạnh tử).

viển

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Xa, trái lại với chữ cận .
② Sâu xa.
③ Dài dặc.
④ Họ Viễn.
⑤ Một âm là viển. Xa lìa.
⑥ Xa đi, coi sơ.
⑦ Bỏ đi.

viễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

xa xôi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xa, dài, lâu. § Đối lại với "cận" . ◎ Như: "diêu viễn" xa xôi, "vĩnh viễn" lâu dài mãi mãi.
2. (Tính) Sâu xa, thâm áo. ◎ Như: "thâm viễn" sâu xa. ◇ Dịch Kinh : "Kì chỉ viễn, kì từ văn, kì ngôn khúc nhi trúng" , , (Hệ từ hạ ) Ý nghĩa (của Dịch) sâu xa, lời thì văn vẻ, câu giảng thì khúc mắc nhưng mà đúng sự việc.
3. (Tính) Có họ xa (liên hệ máu mủ không gần). ◎ Như: "viễn thích" họ hàng xa.
4. (Danh) Họ "Viễn".
5. (Động) Tránh xa, không ở gần. ◇ Luận Ngữ : "Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ" , , (Ung dã ) Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa, như thế gọi là trí vậy. ◇ Văn tuyển : "Thân hiền thần, viễn tiểu nhân" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Thân gần với bề tôi hiền tài, tránh xa kẻ tiểu nhân.

Từ điển Thiều Chửu

① Xa, trái lại với chữ cận .
② Sâu xa.
③ Dài dặc.
④ Họ Viễn.
⑤ Một âm là viển. Xa lìa.
⑥ Xa đi, coi sơ.
⑦ Bỏ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa, sâu xa, dài dặc: Đường xa; Họ hàng xa; Kém xa;
② [Yuăn] (Họ) Viễn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa — Cách xa — Không thân mật — Tránh xa. Td: Kính nhi viễn chi ( kính trọng nhưng phải tránh xa ).

Từ ghép 66

ái viễn 僾遠bằng cao vọng viễn 憑高望遠biên viễn 邊遠cao phi viễn tẩu 高飛遠走cận duyệt viễn lai 近悅遠來câu thâm trí viễn 鉤深致遠cửu viễn 久遠du viễn 悠遠đăng cao vọng viễn 登高望遠điếu viễn 窵遠hảo cao vụ viễn 好高騖遠huyền viễn 懸遠huyền viễn 玄遠khoáng viễn 曠遠liêu viễn 遼遠miên viễn 綿遠nhu viễn năng nhĩ 柔遠能邇sơ viễn 疏遠thâm viễn 深遠uyên viễn 淵遠viễn ảnh 遠影viễn biệt 遠別viễn cảnh 遠境viễn cận 遠近viễn chí 遠志viễn chiến 遠戰viễn chinh 遠征viễn cự 遠距viễn dịch 遠役viễn du 遠遊viễn duệ 遠裔viễn dụng 遠用viễn đại 遠大viễn địa 遠地viễn đồ 遠圖viễn đồ 遠途viễn đông 遠東viễn gian 遠姦viễn giao 遠交viễn hành 遠行viễn khách 遠客viễn kính 遠鏡viễn lai 遠來viễn lự 遠慮viễn mưu 遠謀viễn nghiệp 遠業viễn nhân 遠因viễn phiên 遠藩viễn phố 遠浦viễn phương 遠方viễn tân 遠賓viễn thị 遠視viễn thú 遠狩viễn thức 遠識viễn toán 遠算viễn tổ 遠祖viễn trụ 遠冑viễn trù 遠籌viễn vật 遠物viễn vị 遠味viễn vọng 遠望viễn vọng kính 遠望鏡vĩnh viễn 永遠vọng viễn 望遠vu viễn 迂遠xước viễn 踔遠

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.