vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
mộc
mù ㄇㄨˋ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây, gỗ
2. mộc mạc, chất phác
3. sao Mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây. ◎ Như: "thảo mộc" cỏ cây, "độc mộc bất thành lâm" một cây không thành rừng, một cây làm chẳng nên non.
2. (Danh) Gỗ. ◎ Như: "hủ mộc" gỗ mục. ◇ Luận Ngữ : "Hủ mộc bất khả điêu dã, phẩn thổ chi tường bất khả ô dã" , (Công Dã Tràng ) Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được.
3. (Danh) Quan tài. ◎ Như: "hành tương tựu mộc" sắp vào quan tài, gần kề miệng lỗ.
4. (Danh) Tiếng "mộc", một tiếng trong "bát âm" .
5. (Danh) Một trong "ngũ hành" .
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Mộc tinh" sao Mộc.
7. (Danh) Họ "Mộc".
8. (Tính) Làm bằng gỗ. ◎ Như: "mộc ỷ" ghế dựa bằng gỗ, "mộc ốc" nhà làm bằng gỗ.
9. (Tính) Chất phác, mộc mạc. ◇ Sử Kí : "Bột vi nhân mộc cường đôn hậu" (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) (Chu) Bột là người chất phác, cứng cỏi và đôn hậu.
10. (Tính) Trơ ra, tê dại. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê dại trơ trơ.
11. (Tính) Ngớ ngẩn, ngu dại. ◎ Như: "độn đầu mộc não" ngu dốt đần độn.
12. (Động) Mất hết cảm giác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Thụy thính liễu, thân thượng dĩ mộc liễu bán biên" , (Đệ thập nhất hồi) Giả Thụy nghe xong, tê tái cả một bên người.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây, cây to dùng làm nhà cửa đồ đạc được gọi là kiều mộc , cây có cành mọc là là gần đất gọi là quán mộc .
② Gỗ, như mộc khí đồ gỗ, người chết gọi là tựu mộc nghĩa là phải bỏ vào áo quan gỗ vậy.
③ Tam mộc một thứ hình gông cùm.
④ Tiếng mộc, một thứ tiếng trong ngũ âm.
⑤ Sao mộc, một ngôi sao trong tám vì hành tinh.
⑥ Chất phác, mộc mạc.
⑦ Trơ ra, tê dại, như ma mộc bất nhân tê dại không cảm giác gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây: Chặt cây, đốn cây; Cây ăn quả; Một cây làm chẳng nên non;
② Gỗ, làm bằng gỗ, (thuộc) thân gỗ: Gỗ thông; Hòm gỗ, thùng gỗ; Cầu gỗ; Đồ gia dụng bằng gỗ;
③ (văn) Lá cây: Miên man lá rụng điêu linh, nước sông cuồn cuộn mênh mông chảy vào (Đỗ Phủ: Đăng cao);
④ (văn) Mõ canh: Đánh mõ canh lên mà gọi họ đến (Liễu Tôn Nguyên: Chủng thụ Quách Thác Đà truyện);
⑤ Quan tài: Sắp chui vào quan tài, gần kề miệng lỗ;
⑥ Chất phác: Bột là người chất phác, quật cường và đôn hậu (Sử kí: Giáng Hầu, Chu Bột thế gia);
⑦ Tê: Hai chân bị lạnh tê cóng; Đầu lưỡi hơi tê; Tê mất hết cảm giác;
⑧ Một loại hình cụ bằng gỗ: Trong số những người cùng bị bắt với tôi, có ba người bị thẩm vấn bằng hình cụ bằng gỗ (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
⑨ Mộc (một trong 5 yếu tố của ngũ hành);
⑩ Tiếng mộc (một trong bát âm);
⑪ [Mù] Sao Mộc, Mộc Tinh;
⑫ [Mù] (Họ) Mộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cối Td: Thảo mộc — Gỗ của cây — Đồ làm bằng gỗ — Một trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.) — Một trong Bát âm. Xem Bát âm, vần Bát — Không có cảm giác gì, trơ như gỗ — Tên một hành tinh, tức Mộc tinh — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Mộc.

Từ ghép 41

cốc, giác, giốc, lộc
gǔ ㄍㄨˇ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ, Jué ㄐㄩㄝˊ, lù ㄌㄨˋ

cốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Cốc cốc — Một âm khác là Giác.

Từ ghép 1

giác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái sừng
2. góc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sừng, gạc của các giống thú. ◎ Như: "ngưu giác" sừng bò, "lộc giác" 鹿 gạc hươu.
2. (Danh) Mượn chỉ cầm thú. ◇ Dương Duy : "San vô giác, thủy vô lân" , (Thái huyền , Cùng ) Núi không có cầm thú, sông không có cá.
3. (Danh) Xương trán. ◎ Như: "long chuẩn nhật giác" xương trán gồ lên hình chữ nhật.
4. (Danh) Tóc trái đào, con trai con gái bé để tóc hai trái đào gọi là "giác". ◎ Như: "tổng giác" lúc trẻ con. ◇ Phù sanh lục kí : "Dữ dư vi tổng giác giao" (Khảm kha kí sầu ) Cùng với tôi là bạn từ thuở bé.
5. (Danh) Tiếng "giác", một tiếng trong năm tiếng: "cung, thương, giác, chủy, vũ" . § Ta thường đọc là "giốc".
6. (Danh) Phương đông. § Người xưa coi ngũ thanh, ngũ hành và ngũ phương ứng thuận với nhau: "giác" ứng với "mộc" , hướng "đông" .
7. (Danh) Mỏ chim.
8. (Danh) Cái tù và. ◇ Nguyễn Trãi : "Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt" (Hạ tiệp ) Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe.
9. (Danh) Góc (hình học). ◎ Như: "tam giác hình" hình ba góc, "trực giác" góc vuông.
10. (Danh) Góc, xó. ◎ Như: "tường giác" góc tường, "ốc giác" góc nhà. ◇ Lỗ Tấn : "Tử tế khán thì, ốc giác thượng hoàn hữu lưỡng cá nhân" , (A Q chánh truyện Q) Nhìn kĩ, ở trong góc phòng đã có hai người.
11. (Danh) Mũi đất, doi đất. ◎ Như: "Hảo Vọng giác" mũi Hảo Vọng (Nam Phi châu).
12. (Danh) Lượng từ: dùng đếm số trâu, bò. ◇ Tống Liêm : "Tặng điền tam thiên mẫu, ngưu thất thập giác" , (Phụng Dương Đan thị tiên oanh bi minh ) Ban cho ruộng ba ngàn mẫu, bò bảy mươi con.
13. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích ngày xưa. § Bốn "giác" là một mẫu.
14. (Danh) Lượng từ: hào, cắc (tiền). ◎ Như: "nhất giác" một hào, một cắc.
15. (Danh) Lượng từ, dùng cho công văn. ◎ Như: "nhất giác" một kiện công văn. ◇ Tây du kí 西: "Đại vương, ngoại diện hữu nhất lão nhân, bối trước nhất giác văn thư, ngôn thị thượng thiên sai lai đích thiên sứ, hữu thánh chỉ thỉnh nhĩ dã" , , , 使, (Đệ tam hồi) Tâu Đại vương, ngoài kia có một ông già, lưng đeo một tờ công văn, nói là sứ giả nhà trời, mang theo thánh chỉ tới mời Đại vương.
16. (Danh) Sao "Giác" , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
17. (Danh) Đồ đựng rượu. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên thủ lưỡng giác tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) Trước tiên, mang hai giác rượu ra đây.
18. (Danh) Vai trò (trong phim, kịch). ◎ Như: "cước sắc" vai trò, "chủ giác" vai chính, "giác sắc" con hát (nhà nghề) có tiếng.
19. (Danh) Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là "kỉ giác" .
20. (Danh) Họ "Giác".
21. (Tính) Sừng dài và ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Lê ngưu chi tử tuynh thả giác, tuy dục vật dụng, san xuyên kì xá chư" , , (Ung dã ) Con của con bò cày (khác với bò nuôi riêng để cúng quỷ thần), lông đỏ mà sừng dài và ngay ngắn, dù người ta không muốn dùng (làm vật cúng tế), thần núi thần sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng).
22. (Động) Ganh đua, cạnh tranh hơn thua. ◎ Như: "giác lực" vật nhau, đấu sức, "giác khẩu" cãi nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm Đại Ngọc tự dữ Bảo Ngọc giác khẩu hậu, dã tự hậu hối" , (Đệ tam thập hồi) Lâm Đại Ngọc từ hôm cãi nhau với Bảo Ngọc, trong bụng hối hận.
23. (Động) Làm cho bằng, làm cho quân bình. ◇ Lễ Kí : "Tắc đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu dũng" , , (Nguyệt lệnh ) Thì làm cho đo lường như nhau, quân bình cân thạch, ngang bằng đấu hộc.
24. (Động) Nghiêng, liếc. ◇ Đoạn Thành Thức : "Xá Lợi Phất giác nhi chuyển lãi" (Dậu dương tạp trở tục tập , Tự tháp kí thượng ) Xá Lợi Phất liếc mắt chuyển động con ngươi.
25. § Ghi chú: Còn đọc là "giốc".
26. Một âm là "lộc". (Danh) "Lộc Lí" tên đất, nay thuộc tỉnh Giang Tô . § Cũng viết là "Lộc Lí" .
27. (Danh) Họ kép "Lộc Lí" . § Cũng viết là "Lộc Lí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sừng, cái sừng của các giống thú.
② Cái xương trán. Người nào có tướng lạ gọi là long chuẩn nhật giác nghĩa là xương trán gồ lên như hình chữ nhật vậy.
③ Trái đào, con trai con gái bé để hai trái đào gọi là giác. Vì thế gọi lúc trẻ con là tổng giác .
④ Tiếng giác, một tiếng trong năm tiếng: cung, thương, giác, chủy, vũ .
⑤ Cái tù và.
⑥ Ganh. Phàm so sánh nhau để phân được thua đều gọi là giác. Như giác lực vật nhau, đấu sức, giác khẩu cãi nhau.
⑦ Giác sắc cũng như ta nói cước sắc . Tục gọi con hát (nhà nghề) có tiếng là giác sắc.
⑧ Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là kỉ giác .
⑨ Góc, như tam giác hình hình ba góc.
⑩ Một hào gọi là nhất giác .
⑪ Một kiện công văn cũng gọi là nhất giác .
⑫ Sao giác, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑬ Cái đồ đựng rượu. Có khi đọc là chữ giốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sừng: Sừng trâu (bò); Lược (làm bằng) sừng;
② Cái tù và;
③ Góc, giác, xó: Góc nhà; Góc bàn; ¨Î Hình tam giác; Xó nhà, góc tường;
④ Chỗ rẽ, chỗ quặt: Ở chỗ rẽ có một cửa hàng;
⑤ Hào, cắc (mười xu): Mười hào là một đồng;
⑥ Một phần tư, một góc tư: Một phần tư cái bánh, một góc bánh;
⑦ (văn) Xương trán: Xương trán gồ lên như hình chữ nhật;
⑧ (văn) Trái đào (trên đầu óc trẻ con): Thuở còn để trái đào, thời thơ ấu;
⑨ (văn) Đồ đựng rượu;
⑩ (văn) Kiện công văn: Một kiện công văn; [Jiăo] Sao Giác (một ngôi sao trong nhị thập bát tú) Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ganh, đọ, đua: Đọ sức, đua sức; Đua tài; Cãi cọ; Tranh giành;
② Vai, vai trò: Vai chính; Vai hề;
③ (cũ) Âm giốc (một trong ngũ âm). Xem [jiăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sừng của loài vật. Chẳng hạn Ngưu giác ( sừng trâu ) — Cái chung uống rượu thời xưa, có quai cầm — Một trong Ngũ âm của nhạc Trung Hoa thời cổ — Tranh hơn kém. Chẳng hạn Giác đấu — Cái góc. Chẳng hạn Hải giác thiên nhai ( chân trời góc biển ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Cái tù và làm bằng sừng trâu, thổi lên làm hiệu lệnh quân đội thời xưa — Bao giấy đựng công văn, chỉ số lượng công văn. Chẳng hạn Công văn nhất giác ( một tờ công văn ) — Một phần mười của đồng bạc thời xưa. Một cắc — Cũng đọc Giốc.

Từ ghép 35

giốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái sừng
2. góc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sừng, gạc của các giống thú. ◎ Như: "ngưu giác" sừng bò, "lộc giác" 鹿 gạc hươu.
2. (Danh) Mượn chỉ cầm thú. ◇ Dương Duy : "San vô giác, thủy vô lân" , (Thái huyền , Cùng ) Núi không có cầm thú, sông không có cá.
3. (Danh) Xương trán. ◎ Như: "long chuẩn nhật giác" xương trán gồ lên hình chữ nhật.
4. (Danh) Tóc trái đào, con trai con gái bé để tóc hai trái đào gọi là "giác". ◎ Như: "tổng giác" lúc trẻ con. ◇ Phù sanh lục kí : "Dữ dư vi tổng giác giao" (Khảm kha kí sầu ) Cùng với tôi là bạn từ thuở bé.
5. (Danh) Tiếng "giác", một tiếng trong năm tiếng: "cung, thương, giác, chủy, vũ" . § Ta thường đọc là "giốc".
6. (Danh) Phương đông. § Người xưa coi ngũ thanh, ngũ hành và ngũ phương ứng thuận với nhau: "giác" ứng với "mộc" , hướng "đông" .
7. (Danh) Mỏ chim.
8. (Danh) Cái tù và. ◇ Nguyễn Trãi : "Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt" (Hạ tiệp ) Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe.
9. (Danh) Góc (hình học). ◎ Như: "tam giác hình" hình ba góc, "trực giác" góc vuông.
10. (Danh) Góc, xó. ◎ Như: "tường giác" góc tường, "ốc giác" góc nhà. ◇ Lỗ Tấn : "Tử tế khán thì, ốc giác thượng hoàn hữu lưỡng cá nhân" , (A Q chánh truyện Q) Nhìn kĩ, ở trong góc phòng đã có hai người.
11. (Danh) Mũi đất, doi đất. ◎ Như: "Hảo Vọng giác" mũi Hảo Vọng (Nam Phi châu).
12. (Danh) Lượng từ: dùng đếm số trâu, bò. ◇ Tống Liêm : "Tặng điền tam thiên mẫu, ngưu thất thập giác" , (Phụng Dương Đan thị tiên oanh bi minh ) Ban cho ruộng ba ngàn mẫu, bò bảy mươi con.
13. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích ngày xưa. § Bốn "giác" là một mẫu.
14. (Danh) Lượng từ: hào, cắc (tiền). ◎ Như: "nhất giác" một hào, một cắc.
15. (Danh) Lượng từ, dùng cho công văn. ◎ Như: "nhất giác" một kiện công văn. ◇ Tây du kí 西: "Đại vương, ngoại diện hữu nhất lão nhân, bối trước nhất giác văn thư, ngôn thị thượng thiên sai lai đích thiên sứ, hữu thánh chỉ thỉnh nhĩ dã" , , , 使, (Đệ tam hồi) Tâu Đại vương, ngoài kia có một ông già, lưng đeo một tờ công văn, nói là sứ giả nhà trời, mang theo thánh chỉ tới mời Đại vương.
16. (Danh) Sao "Giác" , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
17. (Danh) Đồ đựng rượu. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên thủ lưỡng giác tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) Trước tiên, mang hai giác rượu ra đây.
18. (Danh) Vai trò (trong phim, kịch). ◎ Như: "cước sắc" vai trò, "chủ giác" vai chính, "giác sắc" con hát (nhà nghề) có tiếng.
19. (Danh) Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là "kỉ giác" .
20. (Danh) Họ "Giác".
21. (Tính) Sừng dài và ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Lê ngưu chi tử tuynh thả giác, tuy dục vật dụng, san xuyên kì xá chư" , , (Ung dã ) Con của con bò cày (khác với bò nuôi riêng để cúng quỷ thần), lông đỏ mà sừng dài và ngay ngắn, dù người ta không muốn dùng (làm vật cúng tế), thần núi thần sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng).
22. (Động) Ganh đua, cạnh tranh hơn thua. ◎ Như: "giác lực" vật nhau, đấu sức, "giác khẩu" cãi nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm Đại Ngọc tự dữ Bảo Ngọc giác khẩu hậu, dã tự hậu hối" , (Đệ tam thập hồi) Lâm Đại Ngọc từ hôm cãi nhau với Bảo Ngọc, trong bụng hối hận.
23. (Động) Làm cho bằng, làm cho quân bình. ◇ Lễ Kí : "Tắc đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu dũng" , , (Nguyệt lệnh ) Thì làm cho đo lường như nhau, quân bình cân thạch, ngang bằng đấu hộc.
24. (Động) Nghiêng, liếc. ◇ Đoạn Thành Thức : "Xá Lợi Phất giác nhi chuyển lãi" (Dậu dương tạp trở tục tập , Tự tháp kí thượng ) Xá Lợi Phất liếc mắt chuyển động con ngươi.
25. § Ghi chú: Còn đọc là "giốc".
26. Một âm là "lộc". (Danh) "Lộc Lí" tên đất, nay thuộc tỉnh Giang Tô . § Cũng viết là "Lộc Lí" .
27. (Danh) Họ kép "Lộc Lí" . § Cũng viết là "Lộc Lí" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ganh, đọ, đua: Đọ sức, đua sức; Đua tài; Cãi cọ; Tranh giành;
② Vai, vai trò: Vai chính; Vai hề;
③ (cũ) Âm giốc (một trong ngũ âm). Xem [jiăo].

Từ ghép 4

lộc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sừng, gạc của các giống thú. ◎ Như: "ngưu giác" sừng bò, "lộc giác" 鹿 gạc hươu.
2. (Danh) Mượn chỉ cầm thú. ◇ Dương Duy : "San vô giác, thủy vô lân" , (Thái huyền , Cùng ) Núi không có cầm thú, sông không có cá.
3. (Danh) Xương trán. ◎ Như: "long chuẩn nhật giác" xương trán gồ lên hình chữ nhật.
4. (Danh) Tóc trái đào, con trai con gái bé để tóc hai trái đào gọi là "giác". ◎ Như: "tổng giác" lúc trẻ con. ◇ Phù sanh lục kí : "Dữ dư vi tổng giác giao" (Khảm kha kí sầu ) Cùng với tôi là bạn từ thuở bé.
5. (Danh) Tiếng "giác", một tiếng trong năm tiếng: "cung, thương, giác, chủy, vũ" . § Ta thường đọc là "giốc".
6. (Danh) Phương đông. § Người xưa coi ngũ thanh, ngũ hành và ngũ phương ứng thuận với nhau: "giác" ứng với "mộc" , hướng "đông" .
7. (Danh) Mỏ chim.
8. (Danh) Cái tù và. ◇ Nguyễn Trãi : "Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt" (Hạ tiệp ) Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe.
9. (Danh) Góc (hình học). ◎ Như: "tam giác hình" hình ba góc, "trực giác" góc vuông.
10. (Danh) Góc, xó. ◎ Như: "tường giác" góc tường, "ốc giác" góc nhà. ◇ Lỗ Tấn : "Tử tế khán thì, ốc giác thượng hoàn hữu lưỡng cá nhân" , (A Q chánh truyện Q) Nhìn kĩ, ở trong góc phòng đã có hai người.
11. (Danh) Mũi đất, doi đất. ◎ Như: "Hảo Vọng giác" mũi Hảo Vọng (Nam Phi châu).
12. (Danh) Lượng từ: dùng đếm số trâu, bò. ◇ Tống Liêm : "Tặng điền tam thiên mẫu, ngưu thất thập giác" , (Phụng Dương Đan thị tiên oanh bi minh ) Ban cho ruộng ba ngàn mẫu, bò bảy mươi con.
13. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích ngày xưa. § Bốn "giác" là một mẫu.
14. (Danh) Lượng từ: hào, cắc (tiền). ◎ Như: "nhất giác" một hào, một cắc.
15. (Danh) Lượng từ, dùng cho công văn. ◎ Như: "nhất giác" một kiện công văn. ◇ Tây du kí 西: "Đại vương, ngoại diện hữu nhất lão nhân, bối trước nhất giác văn thư, ngôn thị thượng thiên sai lai đích thiên sứ, hữu thánh chỉ thỉnh nhĩ dã" , , , 使, (Đệ tam hồi) Tâu Đại vương, ngoài kia có một ông già, lưng đeo một tờ công văn, nói là sứ giả nhà trời, mang theo thánh chỉ tới mời Đại vương.
16. (Danh) Sao "Giác" , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
17. (Danh) Đồ đựng rượu. ◇ Thủy hử truyện : "Tiên thủ lưỡng giác tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) Trước tiên, mang hai giác rượu ra đây.
18. (Danh) Vai trò (trong phim, kịch). ◎ Như: "cước sắc" vai trò, "chủ giác" vai chính, "giác sắc" con hát (nhà nghề) có tiếng.
19. (Danh) Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là "kỉ giác" .
20. (Danh) Họ "Giác".
21. (Tính) Sừng dài và ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Lê ngưu chi tử tuynh thả giác, tuy dục vật dụng, san xuyên kì xá chư" , , (Ung dã ) Con của con bò cày (khác với bò nuôi riêng để cúng quỷ thần), lông đỏ mà sừng dài và ngay ngắn, dù người ta không muốn dùng (làm vật cúng tế), thần núi thần sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng).
22. (Động) Ganh đua, cạnh tranh hơn thua. ◎ Như: "giác lực" vật nhau, đấu sức, "giác khẩu" cãi nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm Đại Ngọc tự dữ Bảo Ngọc giác khẩu hậu, dã tự hậu hối" , (Đệ tam thập hồi) Lâm Đại Ngọc từ hôm cãi nhau với Bảo Ngọc, trong bụng hối hận.
23. (Động) Làm cho bằng, làm cho quân bình. ◇ Lễ Kí : "Tắc đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu dũng" , , (Nguyệt lệnh ) Thì làm cho đo lường như nhau, quân bình cân thạch, ngang bằng đấu hộc.
24. (Động) Nghiêng, liếc. ◇ Đoạn Thành Thức : "Xá Lợi Phất giác nhi chuyển lãi" (Dậu dương tạp trở tục tập , Tự tháp kí thượng ) Xá Lợi Phất liếc mắt chuyển động con ngươi.
25. § Ghi chú: Còn đọc là "giốc".
26. Một âm là "lộc". (Danh) "Lộc Lí" tên đất, nay thuộc tỉnh Giang Tô . § Cũng viết là "Lộc Lí" .
27. (Danh) Họ kép "Lộc Lí" . § Cũng viết là "Lộc Lí" .

Từ điển Trần Văn Chánh

】Lộc Lí [Lùlê]
① Tên một vùng ở phía tây nam Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, còn có tên chính thức là Chu Gia Giác [Zhujiajiăo];
② (Họ) Lộc Lí.
xuyên, xuyến
chuān ㄔㄨㄢ

xuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thủng lỗ
2. xỏ, xâu, xiên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suốt, xâu qua, đi qua, lách, luồn. ◎ Như: "xuyên châm" 穿 xỏ kim, "xuyên quá sâm lâm" 穿 xuyên qua rừng. ◇ Tây du kí 西: "Xuyên châu quá phủ, tại thị trần trung" 穿, (Đệ nhất hồi) Qua châu qua phủ, ở nơi chợ búa.
2. (Động) Mặc, mang, đi. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da. ◇ Đặng Trần Côn : "Quân xuyên tráng phục hồng như hà" 穿 (Chinh Phụ ngâm ) Chàng mặc áo hùng tráng, đỏ như ráng.
3. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "xuyên tỉnh" 穿 đào giếng, "xuyên du" 穿 khoét ngạch, "xuyên tạc" 穿 đục thông (nghĩa bóng: trình bày, lí luận, giải thích một cách miễn cưỡng, không thông, không đúng thật). ◇ Luận Ngữ : "Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư" , , 穿 (Dương Hóa ) Những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng hèn nhát, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
4. (Tính) Rách, lủng. ◇ Trang Tử : "Y tệ kịch xuyên, bần dã, phi bại dã" 穿, , (San mộc ) Áo rách giày thủng, là nghèo chứ không phải khốn cùng.
5. (Phó) Thấu suốt, rõ ràng. ◎ Như: "thuyết xuyên" 穿 nói trắng ra, "khán xuyên tâm sự" 穿 nhìn thấu suốt nỗi lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thủng lỗ.
② Suốt, xâu qua, như xuyên châm 穿 xỏ kim.
③ Ðào, như xuyên tỉnh 穿 đào giếng, xuyên du 穿 khoét ngạch, v.v. Luận ngữ : Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư 穿 những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng nhu nhược, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
④ Xuyên tạc 穿 xuyên tạc, không hiểu thấu nghĩa chân thật mà cứ nói liều, viết liều, làm liều gọi là xuyên tạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủng lỗ, xỏ, luồn, xâu qua: 穿 Xâu những đồng tiền này lại;
② Mặc, mang, đi: 穿 Mặc quần áo; 穿 Đi giày;
③ Rõ, thấu: 穿 Nhìn thấu; 穿 Nói trắng ra;
④ Dùi: 穿 Dùi thủng một cái lỗ;
⑤ Đi qua, xuyên qua, luồn qua, lách qua: 穿 Xuyên qua rừng; 穿 Luồn qua hàng rào dây thép gai; 穿 Đi qua phố này;
⑥ (văn) Đào, khoét: Đào giếng; 穿 Khoét ngạch;
⑦ Xem 穿 [chuan zuò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt qua. Xỏ qua. Ta cũng nói là Xuyên qua — Mặc vào — Cái lỗ. Lỗ thủng — Một âm là Xuyến. Xem Xuyến.

Từ ghép 16

xuyến

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xỏ qua. Xâu qua — Một chuỗi một xâu, gồm nhiều vật xỏ nối tiếp nhau — Một âm khác là Xuyên. Xem Xuyên.

Từ ghép 1

áp
xiá ㄒㄧㄚˊ, yā ㄧㄚ

áp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm cố, nợ, cược, đặt cọc
2. ký tên, đóng dấu
3. áp giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kí tên, đóng dấu. ◇ Thủy hử truyện : "Thứ tảo, Thanh trường lão thăng pháp tọa, áp liễu pháp thiếp, ủy Trí Thâm quản thái viên" , , , (Đệ lục hồi) Sớm hôm sau, Thanh trường lão lên pháp tòa, kí tên đóng dấu vào pháp thiếp, giao phó cho Lỗ Trí Thâm ra coi sóc vườn rau.
2. (Động) Giam giữ, bắt giữ. ◇ Thủy hử truyện : "Thủ nhất diện đại gia đinh liễu, áp hạ đại lao lí khứ" , (Đệ ngũ thập tam hồi) Lấy gông lớn đóng vào, tống giam (Lí Quỳ) vào nhà lao.
3. (Động) Coi sóc vận chuyển. ◎ Như: "áp tống hóa vật" áp tải hàng hóa.
4. (Động) Nắm giữ, chưởng quản. ◇ Tân Đường Thư : "(Trung thư xá nhân) dĩ lục viên phân áp thượng thư lục tào" (Bách quan chí nhị ) (Trung Thư xá nhân) đem sáu viên quan chia nhau nắm giữ sáu bộ thượng thư.
5. (Động) Đè, chận ép. ◎ Như: "công văn áp tại tha thủ lí" các công văn chận ép ở trong tay ông ta.
6. (Động) Cầm, đợ, đặt cọc. ◎ Như: "để áp" cầm đồ, "điển áp" cầm cố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả ngã na cá kim hạng quyển nã xuất khứ, tạm thả áp tứ bách lạng ngân tử" , (Đệ thất thập nhị hồi) Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.
7. (Động) Gieo vần trong thơ phú. ◎ Như: "áp vận" gieo vần.
8. (Động) Đặt tiền đánh cờ bạc. ◎ Như: "áp bảo" đặt cửa (đánh bạc). ◇ Lỗ Tấn : "Giả sử hữu tiền, tha tiện khứ áp bài bảo" 使, 便 (A Q chánh truyện Q) Nếu mà có tiền thì hắn liền đi đánh bạc.
9. (Danh) Chữ kí hoặc con dấu đóng trên văn kiện hoặc sổ bạ. ◎ Như: "hoạch áp" đóng dấu, kí tên, "thiêm áp" kí tên.
10. (Danh) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Thiều Chửu

① Kí, như hoa áp kí chữ để làm ghi.
② Giam giữ, bó buộc, như áp tống , áp giải đều nghĩa là bắt giải đi cả.
③ Ðể làm bảo đảm (cầm). Lấy một vật ngang giá với đồ kia để làm bảo đảm để lấy đồ kia ra gọi là để áp .
④ Thơ phú dùng vần gọi là áp, áp là đè ép vậy.
⑤ Cái nẹp mành mành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, đợ, đặt cọc: Cầm ruộng đi rồi;
② (Tạm) bắt giữ, giam giữ: Cảnh sát đã bắt giữ người gây sự;
③ Giải, áp giải, áp tải: Giải (áp giải) phạm nhân; Áp tải hàng hóa;
④ (văn) Kí (tên): Đánh dấu thay cho chữ kí tên (vì không biết chữ); Kí chữ để làm tin;
⑤ (văn) Dùng chữ cho ăn vần nhau (trong thơ ca).【】áp vận [yayùn] Bắt vần, áp vần, ghép vần, vần với. Cg. [yayùn];
⑥ (văn) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết vào, ghi vào, kí tên hoặc đóng dấu vào, nói chung là ghi dấu tích gì để chứng nhận — Cầm cố, cầm thế để lấy tiền — Canh giữ — Đè nén, ép buộc. Dùng như chữ Áp.

Từ ghép 16

hạch, hạt, hồ
hé ㄏㄜˊ, hú ㄏㄨˊ

hạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt, hột quả. ◎ Như: "đào hạch" hạt đào.
2. (Danh) Bộ phận trong vật thể giống như cái hạt. ◎ Như: "tế bào hạch" nhân tế bào, "nguyên tử hạch" hạt nhân nguyên tử.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trung tâm của sự vật. ◇ Vương Sung : "Văn lại bất học, thế chi giáo vô hạch dã" , (Luận hành , Lượng tri ) Cách chức quan văn (mà) không có học (thì) thế giáo (như) không có cốt lõi vậy.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "nguyên tử hạch" . ◎ Như: "hạch năng" nguyên tử năng.
5. (Động) Đối chiếu, kiểm tra, khảo xét. ◎ Như: "khảo hạch" sát hạch, "hạch toán" xem xét tính toán.
6. (Tính) Đúng, chính xác, chân thực. ◇ Hán Thư : "Tán viết: Kì văn trực, kì sự hạch" : , (Tư Mã Thiên truyện ) Khen rằng: Văn chương của ông thì ngay thẳng, sự việc ông (mô tả) thì chân thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt quả.
② Khắc hạch xét nghiệt.
③ Tổng hạch tính gộp, cùng nghĩa với chữ hạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hột, hạt: Quả cây có hạt;
② Hạch nhân, hạt nhân, nhân: Hạt nhân nguyên tử; Nhân tế bào;
③ (văn) Hoa quả có hạt như đào, mận, hạnh, mơ;
④ Hạch, xét, kiểm tra, đối chiếu, khảo sát: Khảo hạch, sát hạch. Xem [hú];
⑤ (văn) Chân thực: Văn chương của ông ngay thẳng, nội dung chân thực (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hột trong trái cây — Xem xét, tìm biết. Chẳng hạn Khảo hạch — Hột tròn cứng, nổi trong thân thể, làm đau nhức. Ta cũng gọi là Cái hạch. Chẳng hạn Hạch tử ôn ( bệnh dịch hạch ).

Từ ghép 17

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

hồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [hé] nghĩa ①, ②. Xem [hé].
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ, liǎng ㄌㄧㄤˇ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền lành, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, hay, giỏi. ◎ Như: "lương sư" bậc thầy tài đức, "lương gia tử đệ" con em nhà lương thiện, "lương dược khổ khẩu" thuốc hay đắng miệng. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mã lương" (Ngụy sách tứ ) Ngựa tôi tốt (chạy hay).
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" .
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" lâu lắm, "cảm xúc lương đa" rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" mong nhớ thâm thiết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương. Như trung lương , hiền lương , v.v. Cái tâm thuật của người gọi là thiên lương , tục gọi là lương tâm . Tục gọi con nhà thanh bạch, không có tiếng tăm gì xấu là lương gia tử đệ con em nhà lương thiện. Cô đầu nhà thổ giũ sổ về làm ăn lương thiện gọi là tòng lương .
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã tin rằng có vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lương thiện, hiền lương, tài: Tiêu hóa không tốt; Cải lương; Tướng tài (giỏi); Nhà có nhiều ngựa tốt (Hoài Nam tử);
② Người lương thiện: Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: Rất lâu; Được lắm cái hay; Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Giỏi, làm việc được — Tiếng người vợ gọi chồng mình. Xem Lương nhân — Tên người, tức Hoàng Đức Lương, danh sĩ Hậu Lê, người xã Cửu cao huyện Văn giang tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1478, niên hiệu Hồng đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hộ bộ Thi lang, có đi sứ Trung Hoa năm 1489. Tác phẩm văn học có Trích diễm thi tập, gom góp các bài thơ hay của đời Trần và Lê.

Từ ghép 38

manh
méng ㄇㄥˊ, míng ㄇㄧㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mầm cỏ
2. bừa cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇ Hàn Dũ : "Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh" , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt" , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông "manh" . ◎ Như: "manh lê" dân chúng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh" , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ "Manh".
5. (Động) Nẩy mầm. ◎ Như: "manh nha" nẩy mầm. ◇ Vương Dật : "Bách thảo manh hề hoa vinh" (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎ Như: "nhị họa vị manh" ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo" , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị họa vị manh ngăn họa từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn họa khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.

Từ ghép 3

ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dự liệu, tính toán trước
2. yên vui
3. họ Ngu, nước Ngu, đời nhà Ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự liệu, ước đoán. ◇ Tân Đường Thư : "Lỗ bất ngu quân chí, nhân đại hội" , (Lí Tự Nghiệp truyện ) Lỗ không dự liệu quân đến, do đó bị thua vỡ lở.
2. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎ Như: "tại tại khả ngu" đâu đâu cũng đáng lo cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiên vận hợp hồi, thừa tướng thiên hồi Trường An, phương khả vô ngu" , , (Đệ lục hồi) Vận trời xoay vần, nay thừa tướng thiên đô về Trường An, mới khỏi lo được.
3. (Động) Nghi ngờ. ◇ Thi Kinh : "Vô nhị vô ngu" (Lỗ tụng , Bí cung ) Chớ hai lòng chớ nghi ngờ.
4. (Động) Lừa gạt. ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" lừa phỉnh lẫn nhau. ◇ Tả truyện : "Ngã vô nhĩ trá, nhĩ vô ngã ngu" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Tôi không dối gạt ông, ông không lừa phỉnh tôi.
5. (Danh) Nhà "Ngu" (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua "Thuấn" , được vua "Nghiêu" trao ngôi vua, lập ra nhà "Ngu".
6. (Danh) Nước "Ngu", chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh "Sơn Tây" 西.
7. (Danh) Tế "Ngu", tế yên vị.
8. (Danh) Quan lại coi việc núi chằm.
9. (Danh) Họ "Ngu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, dự liệu.
② Sự lo. Như tại tại khả ngu đâu đâu cũng đều đáng lo cả.
③ Yên vui.
④ Nhà Ngu (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn được vua Nghiêu trao ngôi vua gọi là nhà Ngu.
⑤ Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở.
⑥ Họ Ngu.
⑦ Tế Ngu, tế yên vị.
⑧ Lầm.
⑨ Quan lại coi việc núi chằm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dự đoán, dự liệu, ước đoán;
② Lo lắng: Không phải lo đói rét; Đâu đâu cũng đáng lo cả;
③ Lừa bịp: Lừa gạt dối trá nhau;
④ (văn) Tế ngu (tế yên vị);
⑤ (văn) Lầm;
⑥ (văn) Quan coi việc núi chằm;
⑦ [Yú] Nhà Ngu (tên triều đại do vua Thuấn dựng nên);
⑧ [Yú] Nước Ngu (đời Chu, Trung Quốc);
⑨ [Yú] (Họ) Ngu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp xếp — Yên vui — Khinh lờn — Trông ngóng — Lo lắng. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái có câu: » Quét thành thị hết loài gai góc, bốn phương đều đội đức vô ngu « ( Vô ngu tức chỉ người dân không còn phải lo lắng gì ) — Ngu tức Hữu ngu, triều đại vua Thuấn ( 2255-2206 tr. Kỉ-nguyên ). Vua Thuấn rất có hiếu, mẹ mất sớm, cha vì nghe theo gì ghẻ nên thường bạc đãi vua Thuấn và cố hại nhiều lần nhưng vua Thuấn không chết. Tương truyền vua làm ruộng, trời giúp voi cày. Vua Nghiêu nghe là người hiền mới phế thái tử nhường ngôi lại cho ông và gả luôn hai người con gái là Nga Hoàng, Nữ Anh. Sau vua Thuấn nhường ngôi lại vua Võ. » Chúa Sánh Chúa Đường Ngu, tôi ví tôi Tắc Khiết « ( Sãi Vãi ) — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, tức triều vua Thuấn, 2255 tới 2204 trước TL.

Từ ghép 5

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.