hạch, hạt, hồ
hé ㄏㄜˊ, hú ㄏㄨˊ

hạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt, hột quả. ◎ Như: "đào hạch" hạt đào.
2. (Danh) Bộ phận trong vật thể giống như cái hạt. ◎ Như: "tế bào hạch" nhân tế bào, "nguyên tử hạch" hạt nhân nguyên tử.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trung tâm của sự vật. ◇ Vương Sung : "Văn lại bất học, thế chi giáo vô hạch dã" , (Luận hành , Lượng tri ) Cách chức quan văn (mà) không có học (thì) thế giáo (như) không có cốt lõi vậy.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "nguyên tử hạch" . ◎ Như: "hạch năng" nguyên tử năng.
5. (Động) Đối chiếu, kiểm tra, khảo xét. ◎ Như: "khảo hạch" sát hạch, "hạch toán" xem xét tính toán.
6. (Tính) Đúng, chính xác, chân thực. ◇ Hán Thư : "Tán viết: Kì văn trực, kì sự hạch" : , (Tư Mã Thiên truyện ) Khen rằng: Văn chương của ông thì ngay thẳng, sự việc ông (mô tả) thì chân thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt quả.
② Khắc hạch xét nghiệt.
③ Tổng hạch tính gộp, cùng nghĩa với chữ hạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hột, hạt: Quả cây có hạt;
Hạch nhân, hạt nhân, nhân: Hạt nhân nguyên tử; Nhân tế bào;
③ (văn) Hoa quả có hạt như đào, mận, hạnh, mơ;
Hạch, xét, kiểm tra, đối chiếu, khảo sát: Khảo hạch, sát hạch. Xem [hú];
⑤ (văn) Chân thực: Văn chương của ông ngay thẳng, nội dung chân thực (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hột trong trái cây — Xem xét, tìm biết. Chẳng hạn Khảo hạch — Hột tròn cứng, nổi trong thân thể, làm đau nhức. Ta cũng gọi là Cái hạch. Chẳng hạn Hạch tử ôn ( bệnh dịch hạch ).

Từ ghép 17

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

hồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [hé] nghĩa ①, ②. Xem [hé].
hạch
hé ㄏㄜˊ

hạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêm xét
2. nghiệt ngã

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kiểm nghiệm, tra xét. ◎ Như: "kiểm hạch" khảo xét. ◇ Trương Hành : "Nghiên hạch thị phi" (Đông Kinh phú ) Tra cứu suy xét đúng sai.
2. (Tính) Sâu xa, chính xác, tường thật, nghiêm cẩn.
3. (Phó) Kĩ càng, nghiệt ngã, gay gắt. ◇ Hậu Hán Thư : "Hiếu cộng hạch luận hương đảng nhân vật" (Hứa Thiệu truyện ) Ưa cùng nhau bàn luận tỉ mỉ về các người trong làng xóm.
4. (Danh) Nhân của quả, hột quả. § Cũng như "hạch" .
5. (Danh) Mạt vụn thô của thóc gạo. ◎ Như: "khang hạch" thức ăn thô xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêm xét, xét sự gì được thực đích gọi là hạch thực .
② Nghiệt ngã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khảo nghiệm, khảo hạch, xét, kiểm tra (như (1) nghĩa ④, bộ );
② (văn) Tấm, hạt tấm (của lúa gạo): Tấm cám;
③ (văn) Sâu sắc: Bàn luận sâu sắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khảo xét để tìm biết sự thật. Chẳng hạn Khảo hạch.
cách, hạch
gé ㄍㄜˊ, hé ㄏㄜˊ

cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây đòn xe to

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đòn xe to. Cũng mượn chỉ cái xe.
2. (Danh) Gỗ ngăn thành ô trên cửa sổ. Cũng chỉ bản gỗ ngăn chia phòng ốc hoặc đồ vật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc sấu liễu nhất khẩu, nhiên hậu tài hướng trà cách thượng thủ liễu trà oản" (Đệ tứ thập hồi) Bảo Ngọc súc miệng xong rồi mới lấy từ trong ngăn tủ ra một chén trà.
3. (Danh) Một thứ đồ để đựng thức ăn thời xưa.
4. Một âm là "hạch". (Danh) Hột trái cây. § Thông "hạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đòn xe to.
② Một âm là hạch, cùng một nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cây đòn xe to.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ách xe ở giữa hai càng xe, để máng vào cổ trâu — Một âm khác là Hạch.

hạch

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đòn xe to. Cũng mượn chỉ cái xe.
2. (Danh) Gỗ ngăn thành ô trên cửa sổ. Cũng chỉ bản gỗ ngăn chia phòng ốc hoặc đồ vật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc sấu liễu nhất khẩu, nhiên hậu tài hướng trà cách thượng thủ liễu trà oản" (Đệ tứ thập hồi) Bảo Ngọc súc miệng xong rồi mới lấy từ trong ngăn tủ ra một chén trà.
3. (Danh) Một thứ đồ để đựng thức ăn thời xưa.
4. Một âm là "hạch". (Danh) Hột trái cây. § Thông "hạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đòn xe to.
② Một âm là hạch, cùng một nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hạch — Một âm khác là Cách. Xem Cách.
hiền, huyền
xián ㄒㄧㄢˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

hiền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạch ở bẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hoành hiền" bệnh có hạch sưng nóng ở bẹn (biến chứng của bệnh hạ cam ). § cũng đọc là "huyền".

Từ điển Thiều Chửu

Hạch ở bẹn. Cũng đọc là huyền.

huyền

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Hoành hiền" bệnh có hạch sưng nóng ở bẹn (biến chứng của bệnh hạ cam ). § cũng đọc là "huyền".

Từ điển Thiều Chửu

Hạch ở bẹn. Cũng đọc là huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Hạch ở bẹn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạch nổi lên ở bẹn.
hặc
hé ㄏㄜˊ

hặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạch tội

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hạch, vạch ra những hành vi trái phép. ◎ Như: "sam hặc" bàn hạch, dự vào việc hạch tội người khác, "tự hặc" tự thú tội.

Từ điển Thiều Chửu

① Hặc, như sam hặc bàn hặc (dự vào việc hặc tội người khác). Làm quan có lỗi tự thú tội mình gọi là tự hặc .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hạch (tội): Hạch tội, đàn hặc; Tự thú tội.

Từ ghép 4

kế, kết
jì ㄐㄧˋ, jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

kết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thắt nút
2. kết, bó
3. liên kết
4. kết hợp
5. ra quả, kết quả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thắt nút dây. ◎ Như: "kết võng" thắt lưới, "kết thằng" thắt mối dây. Đời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là "kết thằng chi thế" hay "kết thằng kí sự" .
2. (Động) Cùng gắn bó với nhau. ◎ Như: "kết giao" làm bạn với nhau, "kết hôn" gắn bó làm vợ chồng.
3. (Động) Xây dựng, lập nên. ◎ Như: "kết lư" làm nhà.
4. (Động) Cấu thành, hình thành. ◎ Như: "kết oán" , "kết hận" đều nghĩa là gây ra sự oán hận cả. § Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là "kết".
5. (Động) Đông lại, đọng lại. ◎ Như: "kết băng" nước đóng lại thành băng, "kết hạch" khí huyết đọng lại thành cái hạch.
6. (Động) Ra trái, ra quả. ◇ Tây du kí 西: "Tiên đào thường kết quả" (Đệ nhất hồi) Đào tiên thường ra quả.
7. (Động) Thắt gọn, tóm lại. ◎ Như: "tổng kết" tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu, "cam kết" làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án.
8. (Danh) Nút, nơ. ◎ Như: "đả kết" thắt nút, "hồ điệp kết" nơ hình con bướm.
9. (Danh) Giấy cam đoan, bảo chứng. ◎ Như: "bảo kết" tờ cam kết.

Từ điển Thiều Chửu

① Thắt nút dây. Ðời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là kết thằng chi thế hay kết thằng kí sự . Tết dây thao đỏ lại để làm đồ trang sức cũng gọi là kết.
② Cùng kết liên với nhau, như kết giao kết bạn với nhau, kết hôn kết làm vợ chồng, v.v.
③ Cố kết, như kết oán , kết hận đều nghĩa là cố kết sự oán hận cả. Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là kết.
④ Ðông lại, đọng lại. Như kết băng nước đóng lại thành băng, kết hạch khí huyết đọng lại thành cái hạch, v.v.
⑤ Kết thành quả, các loài thực vật ra hoa thành quả gọi là kết quả .
⑥ Thắt gọn, như tổng kết tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu; cam kết làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thắt, đan, tết, buộc: Thắt mối dây; Đan lưới; Treo đèn kết hoa; Buộc dây giày;
② Nút: Thắt nút;
③ Kết liền, kết lại, kết tụ, tụ lại, đóng lại: Kết lại từng mảng; Đóng băng; Kết oán;
④ Kết thúc, chấm dứt, cuối cùng, xong xuôi: Kết toán; ! Thế thì xong xuôi cả rồi!; Tổng kết;
⑤ Giấy cam kết, tờ cam kết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

Kết quả, ra trái, có quả. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc thắt hai sợi dây vào với nhau — Họp lại thân thiết với nhau — Cuối cùng. Td: Chung kết ( sau cùng ) — Tạo nên. Td: Kết cấu — Phần chót của bài văn — Cây cối đơm trái gọi là Kết.

Từ ghép 48

tuyến
xiàn ㄒㄧㄢˋ

tuyến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyến dịch trong cơ thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuyến, hạch. § Vốn là tiếng Nhật dịch từ tiếng Anh "gland": tổ chức bên trong cơ thể sinh vật có khả năng phân tích tiết ra chất lỏng. ◎ Như: "nhũ tuyến" hạch sữa, "hãn tuyến" tuyến mồ hôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Trong thể xác các động vật chỗ nào bật chất nước ra gọi là tuyến. Như nhũ tuyến hạch sữa, hãn tuyến hạch mồ hôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(giải) Tuyến, hạch: Tuyến sữa; Tuyến mồ hôi; Tuyến nước bọt; Tuyến giáp trạng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ sinh lí học, chỉ cơ quan trong người, tiết ra một chất gì.

Từ ghép 3

loa, lõa, lỗi
luǒ ㄌㄨㄛˇ

loa

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh nổi hạch lớn ở cổ, tức bệnh tràng hạc. Cũng gọi là Loa lịch . Cũng đọc Lỗi.

lõa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lỗi lịch ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Lỗi lịch" bệnh tràng nhạc, trong cổ kết hạch từng chùm.
2. § Ta quen đọc là "lõa".

Từ điển Thiều Chửu

① Lỗi lịch chứng tràng nhạc, cổ có từng chùm nhọt như một tràng nhạc ngựa, có khi nó ăn lan cả xuống ngực xuống nách nên cũng gọi là lịch quán . Ta quen đọc là chữ lõa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Từ ghép 2

lỗi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lỗi lịch ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Lỗi lịch" bệnh tràng nhạc, trong cổ kết hạch từng chùm.
2. § Ta quen đọc là "lõa".

Từ điển Thiều Chửu

① Lỗi lịch chứng tràng nhạc, cổ có từng chùm nhọt như một tràng nhạc ngựa, có khi nó ăn lan cả xuống ngực xuống nách nên cũng gọi là lịch quán . Ta quen đọc là chữ lõa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lỗi lịch : Bệnh sưng hạch lớn ở cổ, tức bệnh tràng nhạc. Cũng đọc Loa.

Từ ghép 2

hạch, lộ, nhạ
hé ㄏㄜˊ, lù ㄌㄨˋ, yà ㄧㄚˋ

hạch

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xe to. Thường chỉ xe của bậc đế vương.
2. Một âm là "nhạ". (Động) Đón rước. § Thông "nhạ" .
3. Một âm nữa là "hạch". (Danh) Đòn ngang trước xe.
4. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.

lộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kéo xe
2. cái xe to

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xe to. Thường chỉ xe của bậc đế vương.
2. Một âm là "nhạ". (Động) Đón rước. § Thông "nhạ" .
3. Một âm nữa là "hạch". (Danh) Đòn ngang trước xe.
4. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo.
② Cái xe to.
③ Một âm là nhạ. Ðón rước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe lớn, chở người và chở đồ đạc — Một âm là Nhạ. Xem Nhạ.

nhạ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xe to. Thường chỉ xe của bậc đế vương.
2. Một âm là "nhạ". (Động) Đón rước. § Thông "nhạ" .
3. Một âm nữa là "hạch". (Danh) Đòn ngang trước xe.
4. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo.
② Cái xe to.
③ Một âm là nhạ. Ðón rước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đón tiếp nhau — Một âm là Lộ. Xem Lộ.
soát, toán, toản, tuyến, tuyển
suàn ㄙㄨㄢˋ, xuǎn ㄒㄩㄢˇ, xuàn ㄒㄩㄢˋ

soát

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kim soát : Danh từ đo trọng lượng vàng bạc thời cổ, có nghĩa là nặng hơn nửa lạng — Các âm khác Toán, Tuyến, Tuyển. Xem các âm này.

toán

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đếm số. Tính số. Như chữ Toán — Các âm khác là Soát, Tuyển, Tuyển. Xem các âm này.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biếm, phóng trục.
2. (Động) Sai đi, phái khiển.
3. (Động) Chọn, lựa. ◎ Như: "tuyển trạch" chọn lựa. ◇ Lễ Kí : "Tuyển hiền dữ năng" (Lễ vận ) Chọn người hiền và người có tài năng.
4. (Động) Vào, tiến nhập.
5. (Danh) Sách gồm những tác phẩm chọn lọc. ◎ Như: "thi tuyển" , "văn tuyển" .
6. (Danh) Người tài giỏi đã được kén chọn, tuyển bạt. ◎ Như: "nhất thì chi tuyển" nhân tài kiệt xuất đương thời.
7. (Danh) Đức hạnh.
8. (Danh) Bầu cử. ◎ Như: "phổ tuyển" phổ thông đầu phiếu.
9. (Danh) Một lát, khoảnh khắc.
10. (Tính) Đã được chọn lựa kĩ. ◇ Sử Kí : "Đắc tuyển binh bát vạn nhân, tiến binh kích Tần quân" , (Ngụy Công Tử truyện ) Được tám vạn binh chọn lọc, tiến binh đánh quân Tần.
11. (Tính) Chỉnh tề.
12. (Phó) Khắp, hết, tận.
13. Một âm là "tuyến". (Động) Khảo hạch tài năng, chọn lựa rồi cất cử quan chức, gọi là "thuyên tuyến" .
14. (Danh) Chỉ cơ cấu phụ trách thuyên tuyển quan lại.
15. Một âm là "toản". (Danh) Từ số: Vạn. § Có thuyết cho mười tỉ là "toản".

tuyến

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biếm, phóng trục.
2. (Động) Sai đi, phái khiển.
3. (Động) Chọn, lựa. ◎ Như: "tuyển trạch" chọn lựa. ◇ Lễ Kí : "Tuyển hiền dữ năng" (Lễ vận ) Chọn người hiền và người có tài năng.
4. (Động) Vào, tiến nhập.
5. (Danh) Sách gồm những tác phẩm chọn lọc. ◎ Như: "thi tuyển" , "văn tuyển" .
6. (Danh) Người tài giỏi đã được kén chọn, tuyển bạt. ◎ Như: "nhất thì chi tuyển" nhân tài kiệt xuất đương thời.
7. (Danh) Đức hạnh.
8. (Danh) Bầu cử. ◎ Như: "phổ tuyển" phổ thông đầu phiếu.
9. (Danh) Một lát, khoảnh khắc.
10. (Tính) Đã được chọn lựa kĩ. ◇ Sử Kí : "Đắc tuyển binh bát vạn nhân, tiến binh kích Tần quân" , (Ngụy Công Tử truyện ) Được tám vạn binh chọn lọc, tiến binh đánh quân Tần.
11. (Tính) Chỉnh tề.
12. (Phó) Khắp, hết, tận.
13. Một âm là "tuyến". (Động) Khảo hạch tài năng, chọn lựa rồi cất cử quan chức, gọi là "thuyên tuyến" .
14. (Danh) Chỉ cơ cấu phụ trách thuyên tuyển quan lại.
15. Một âm là "toản". (Danh) Từ số: Vạn. § Có thuyết cho mười tỉ là "toản".

Từ điển Thiều Chửu

① Chọn. Tới trong số nhiều mà kén chọn lấy một số tốt đẹp gọi là tuyển. Như tinh tuyển chọn kĩ. Người hay vật gì đã kén chọn rồi cũng gọi là tuyển.
② Lọc chọn các bài văn của cổ nhân đóng thành từng quyển cũng gọ là tuyển. Như Lương Chiêu Minh thái tử Tiêu Thống có dọn một bộ văn tuyển ba mươi quyển, về sau cứ bắt chước lối ấy mà lựa chọn văn thơ, tục gọi là tuyển thể .
③ Thiểu tuyển chốc lát (thí nữa).
④ Một âm là tuyến. Chức quan do bộ chọn rồi cử lên gọi là tuyến.

tuyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

chọn lựa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biếm, phóng trục.
2. (Động) Sai đi, phái khiển.
3. (Động) Chọn, lựa. ◎ Như: "tuyển trạch" chọn lựa. ◇ Lễ Kí : "Tuyển hiền dữ năng" (Lễ vận ) Chọn người hiền và người có tài năng.
4. (Động) Vào, tiến nhập.
5. (Danh) Sách gồm những tác phẩm chọn lọc. ◎ Như: "thi tuyển" , "văn tuyển" .
6. (Danh) Người tài giỏi đã được kén chọn, tuyển bạt. ◎ Như: "nhất thì chi tuyển" nhân tài kiệt xuất đương thời.
7. (Danh) Đức hạnh.
8. (Danh) Bầu cử. ◎ Như: "phổ tuyển" phổ thông đầu phiếu.
9. (Danh) Một lát, khoảnh khắc.
10. (Tính) Đã được chọn lựa kĩ. ◇ Sử Kí : "Đắc tuyển binh bát vạn nhân, tiến binh kích Tần quân" , (Ngụy Công Tử truyện ) Được tám vạn binh chọn lọc, tiến binh đánh quân Tần.
11. (Tính) Chỉnh tề.
12. (Phó) Khắp, hết, tận.
13. Một âm là "tuyến". (Động) Khảo hạch tài năng, chọn lựa rồi cất cử quan chức, gọi là "thuyên tuyến" .
14. (Danh) Chỉ cơ cấu phụ trách thuyên tuyển quan lại.
15. Một âm là "toản". (Danh) Từ số: Vạn. § Có thuyết cho mười tỉ là "toản".

Từ điển Thiều Chửu

① Chọn. Tới trong số nhiều mà kén chọn lấy một số tốt đẹp gọi là tuyển. Như tinh tuyển chọn kĩ. Người hay vật gì đã kén chọn rồi cũng gọi là tuyển.
② Lọc chọn các bài văn của cổ nhân đóng thành từng quyển cũng gọ là tuyển. Như Lương Chiêu Minh thái tử Tiêu Thống có dọn một bộ văn tuyển ba mươi quyển, về sau cứ bắt chước lối ấy mà lựa chọn văn thơ, tục gọi là tuyển thể .
③ Thiểu tuyển chốc lát (thí nữa).
④ Một âm là tuyến. Chức quan do bộ chọn rồi cử lên gọi là tuyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyển lựa, chọn lọc, lựa chọn: Chọn giống; Văn tuyển, tập văn chọn lọc;
② Tuyển, bầu, bầu cử: Tổng tuyển cử; Ứng cử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lựa chọn. Đoạn trường tân thanh : » Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng «.

Từ ghép 28

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.