phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm 范仲淹: "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" 刻唐賢今人詩賦於其上, 屬予作文以記之 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" 授記.
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" 禮記 sách chép các lễ phép, "du kí" 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" 范仲淹 viết "Nhạc Dương Lâu kí" 岳陽樓記.
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" 以白色爲記 lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" 暗記 mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" 打一記 đánh một cái.
Từ ghép 45
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. ghi chép, viết
Từ điển Thiều Chửu
② Ghi chép. Như kí quá 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí 禮記 sách chép các lễ phép, du kí 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí 書記.
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ghi, biên: 記帳 Ghi sổ; 記一大功 Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: 日記 Nhật kí; 游記 Du kí; 大事記 Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: 以白色爲記 Lấy màu trắng làm dấu hiệu; 鈴記 Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 9
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. nguyên tố điprosi, Dy
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cái tên.
3. (Danh) Nguyên tố hóa học (dysprosium, Dy).
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Đánh bằng roi gậy (một hình phạt). ◇ Tục tư trị thông giám 續資治通鑒: "Kim chủ dĩ lập vi thái tử, hữu quá, thượng thiết trách chi; cập tức vị, thủy miễn hạ sở" 金主已立為太子, 有過, 尚切責之; 及即位, 始免夏楚 (Tống Lí Tông thiệu định tứ niên 宋理宗紹定四年).
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới
Từ điển trích dẫn
2. (Giới) Đối với (dùng như 於). ◇ Lễ Kí 禮記: "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" 人之其所親愛而辟焉 (Đại Học 大學) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" 諸, "chi ư" 之於). ◇ Mạnh Tử 孟子: "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" 禹疏九河, 瀹濟, 漯而注諸海, 決汝, 漢, 排淮, 泗而注之江 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" 與, "cập" 及). ◇ Thư Kinh 書經: "Duy hữu ti chi mục phu" 惟有司之牧夫 (Lập chánh 立政) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" 而). ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" 臣恐王為臣之投杼也 (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" 則). ◇ Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" 故民無常處, 見利之聚, 無之去 (Trọng xuân kỉ 仲春紀, Công danh 功名) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ 論語: "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" 我之大賢與, 於人何所不容? 我之不賢與, 人將拒我, 如之何其拒人也 (Tử Trương 子張) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Đằng Văn Công tương chi Sở" 滕文公將之楚 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" 自少之多 từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh 詩經: "Chi tử thỉ mĩ tha" 之死矢靡它 (Dung phong 鄘風, Bách chu 柏舟) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" 李白是舉世最偉大的詩人之一 Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" 舍其所長, 之其所短 (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân 孟嘗君) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" 之子于歸 cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí 史記: "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" 周道衰廢, 孔子為魯司寇, 諸侯害之, 大夫壅之 (Thái sử công tự tự 太史公自序) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử 莊子: "Chi nhị trùng hựu hà tri" 之二蟲又何知 (Tiêu dao du 逍遙遊) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí 史記: "Trướng hận cửu chi" 悵恨久之 (Trần Thiệp thế gia 陳涉世家) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".
Từ điển Thiều Chửu
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở 滕文公將之楚 Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha 之死靡他 đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 湯使人問之 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy 之子于歸 người ấy về nhà chồng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: 皮之不存,毛將安傅? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); 人之所不學而能者,其良能也 Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); 天下之無道也久矣 Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); 民歸之,猶水之就下 Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: 吾愛之重之 Tôi yêu nó, trọng nó; 使吏卒共抱大巫嫗,投之河中 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): 學而時習之 Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); 道之不明也,我知之矣 Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); 寡人聞之:哀樂失時,殃咎必至 Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); 商聞之矣:死生有命,富貴在天 Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): 淵深而魚生之,山深而獸往之 Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): 之子于歸 Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); 之二蟲又何知? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như 則, 便, 就): 故民無常處,見利之聚,無之去 Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như 於, 于, 對于): 人之其所親愛而闢焉 Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như 此, 于, 於): 哭顏淵慟者,殊之衆徒,哀痛之甚也 (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với 與): 惟有司之牧夫 Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); 皇父之二子死焉 Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); 得之不得,曰有命 Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); 知遠之近 Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: 先生將何之? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); 沛公引兵之薛 Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: 總之 Tóm lại; 久而久之 Qua một thời gian lâu; 知之爲知之 Biết thì cho là biết (Luận ngữ); 頃之,煙炎張天 Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); 則苗沛然興之 Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); 之綱之紀 Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: 三分之一 Một phần ba;
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 36
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" 農業 nghề nông, "thương nghiệp" 商業 ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" 各行各業 các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" 修業, "khóa nghiệp" 課業, "tất nghiệp" 畢業. § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" 修業. Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" 修業, học hết khóa gọi là "tất nghiệp" 畢業 đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" 產業 tài sản, "tổ nghiệp" 祖業 tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" 家業 của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" 偉業 sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" 功業 sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" 口業 nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" 身業 nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" 意業 nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" 三業 nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿業 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" 業儒 làm nghề học, "nghiệp nông" 業農 làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện 左傳: "Năng nghiệp kì quan" 能業其官 (Chiêu Công nguyên niên 昭公元年) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" 業已 đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" 業經公布 đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" 果見湘雲臥於山石僻處一個石凳子上, 業經香夢沉酣 (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.
Từ điển Thiều Chửu
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho 業儒 làm nghề học, nghiệp nông 業農 làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử 業已如此 nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp 兢兢業業 đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng 業障 nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp 口業 nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp 身業 nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp 意業 nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp 三業, túc nghiệp 宿業 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp 善業.
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp 帝業 công nghiệp vua.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Làm nghề: 業農 Làm nghề nông;
③ Đã. 【業經】nghiệp kinh [yèjing] Đã: 業經公布 Đã công bố; 【業已】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: 業已準備就緒 Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: 兢兢業業 Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【業障】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: 帝業 Công nghiệp của vua chúa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 79
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tục, thói quen
3. bệnh phong
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Thiều Chửu
② Cái mà tục đang chuộng. Như thế phong 世風 thói đời, quốc phong 國風 thói nước, gia phong 家風 thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục quen. Như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết vậy.
③ Ngợi hát. Như Kinh Thi 詩經 có quốc phong nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong, cùng với thơ tiểu nhã 小雅, thơ đại nhã 大雅 đều gọi là phong cả. Nói rộng ra người nào có vẻ thi thư cũng gọi là phong nhã 風雅.
④ Thói, cái thói quen của một người mà được mọi người cùng hâm mộ bắt chước cũng gọi là phong. Như sách Mạnh Tử 孟子 nói văn Bá Di chi phong giả 聞伯夷之風者 nghe cái thói quen của ông Bá Di ấy. Lại như nói về đạo đức thì gọi là phong tiết 風節, phong nghĩa 風義, nói về quy mô khí tượng thì gọi là phong tiêu 風標, phong cách 風格, nói về dáng dấp thì thì gọi là phong tư 風姿, phong thái 風采, nói về cái ý thú của lời nói thì gọi là phong vị 風味, phong thú 風趣, v.v.
⑤ Phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong. Như phong vân 風雲, phong trào 風潮, v.v. nói nó biến hiện bất thường như gió mây như nước thủy triều vậy.
⑥ Bệnh phong. Chứng cảm gió gọi là trúng phong 中風. Phàm các bệnh mà ta gọi là phong, thầy thuốc tây gọi là bệnh thần kinh hết.
⑦ Thổi, quạt.
⑧ Cảnh tượng.
⑨ Phóng túng, giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau.
⑩ Cùng nghĩa với chữ phúng 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hong khô, thổi, quạt (sạch): 風乾 Hong khô; 曬乾風淨 Phơi khô quạt sạch; 風雞 Gà khô; 風肉 Thịt khô; 風魚 Cá khô;
③ Cảnh tượng, quang cảnh, phong cảnh: 風光 Quang cảnh, phong cảnh;
④ Thái độ, phong cách, phong thái: 作風 Tác phong; 風度 Phong độ;
⑤ Phong tục, thói: 世風 Thói đời; 家風 Thói nhà; 伯夷之風 Thói quen của Bá Di (Mạnh tử);
⑥ Tiếng tăm;
⑦ Bệnh do gió và sự nhiễm nước gây ra: 中風 Trúng gió, bệnh cảm gió;
⑧ Tin tức: 聞風而至 Nghe tin ùa đến; 千萬別漏風 Đừng để tin lọt ra ngoài;
⑨ Tiếng đồn: 聞風 Nghe đồn; 風言風語 Tiếng đồn bậy bạ;
⑩ Trai gái phóng túng, lẳng lơ;
⑪ [Feng] (Họ) Phong.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 163
phồn thể
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Kính từ đối với người khác. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Như mông trưng nạp, dĩ phụ cao minh" 如蒙徵納, 以輔高明 (Ban Bưu truyện thượng 班彪傳上).
3. Người có thế vị cao, phú quý. ◇ Khổng Dung 孔融: "Cao minh diệu vân môn, Viễn cảnh chước hàn tố" 高明曜雲門, 遠景灼寒素 (Tạp thi 雜詩).
4. Chỗ cao và sáng. Chỉ lâu đài. ◇ Lễ Kí 禮記: "Khả dĩ cư cao minh, khả dĩ viễn thiếu" 可以居高明, 可以遠眺 (Nguyệt lệnh 月令).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" 自給自足 tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" 自以為是 cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" 各人自掃門前雪, 休管他人瓦上霜 mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" 自覺 chính mình biết lấy, "tự nguyện" 自願 chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên 司馬遷: "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" 然僕觀其為人, 自守奇士 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" 不戰自然成 không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh 道德經: "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" 我無為而民自化 (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột 王勃: "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" 閣中帝子今何在? 檻外長江空自流 (Đằng Vương các 滕王閣) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" 自古以來 từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" 自遠而近 từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ 論語: "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" 有朋自遠方來, 不亦樂乎 (Học nhi 學而) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện 左傳: "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" 自非聖人, 外寧必有內憂 (Thành Công thập lục niên 成公十六年) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí 史記: "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" 夫自上聖黃帝作為禮樂法度, 身以先之, 僅以小治 (Tần bổn kỉ 秦本紀) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.
Từ điển Thiều Chửu
② Mình, chính mình. Như tự tu 自修 tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Từ: 自古到今 Từ xưa đến nay; 自河内到北京 Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; 自天子以至於庶民 Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【自從】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: 自從去年秋天到現在 Từ mùa thu năm ngoái đến nay; 自從我到這裡來,身體很好 Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【自然】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: 大自然 Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; 征服自然 Chinh phục thiên nhiên; 自然條件 Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: 你先別問,到時候自然明白 Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; 聽其自然 Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: 只要認眞學習,自然會進步 Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【自然】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: 態度非常自然 Thái độ rất tự nhiên.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 79
Từ điển trích dẫn
2. Hưng khởi, nổi dậy. ◇ Sử Kí 史記: "Tần thất kì chánh, nhi Trần Thiệp phát tích" 秦失其政, 而陳涉發跡 (Thái sử công tự tự 太史公自序).
3. Quá trình hưng khởi.
4. Từ chỗ hèn kém mà đắc chí hiển đạt, hoặc từ nghèo khó trở nên giàu có. ◇ Cảnh thế thông ngôn 警世通言: "Tư Mã Tương Như bổn thị Thành Đô Phủ nhất cá cùng nho, chỉ vi nhất thiên văn tự thượng đầu liễu chí tôn chi ý, nhất triêu phát tích" 司馬相如本是成都府一個窮儒, 只為一篇文字上投了至尊之意, 一朝發跡 (Du trọng cử đề thi ngộ thượng hoàng 俞仲舉題詩遇上皇).
5. Phát tài. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Phụ ngôn thiên tứ hoàng kim, kim tứ đổ không không, khởi huấn độc sở năng phát tích da?" 父言天賜黃金, 今四堵空空, 豈訓讀所能發蹟耶 (Trần Tích Cửu 陳錫九) Cha nói trời cho nhiều tiền lắm, nay thì nhà trơ bốn bức vách, chẳng lẽ dạy học mà phát tài được sao?
6. Lên đường, khởi hành. ◇ Dương Quýnh 楊炯: "Phát tích lai nam hải, Trường minh hướng bắc châu" 發跡來南海, 長鳴向北州 (Tử lưu mã 紫騮馬).
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. vẻ
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" 撰文 làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" 文, gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" 字. ◎ Như: "Trung văn" 中文 chữ Trung quốc, "Anh văn" 英文 chữ Anh, "giáp cốt văn" 甲骨文 chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" 文明, "văn hóa" 文化.
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" 繁文縟節 lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ 論語: "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" 文王既沒, 文不在茲乎 (Tử Hãn 子罕) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" 舞文 múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí 史記: "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" 吏士舞文弄法, 刻章偽書 (Hóa thực liệt truyện 貨殖列傳) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" 天文 hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" 人文地理 hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" 一文 một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" 我三十文買一把, 也切得肉, 切得豆腐! 你的鳥刀有甚好處, 叫做寶刀 (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" 武. ◎ Như: "văn quan vũ tướng" 文官武將 quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" 文雅 đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" 文靜 ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" 文火 lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" 文身 vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" 誰想今日被高俅這賊坑陷了我這一場, 文了面, 直斷送到這里 (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" 小人之過也必文 (Tử Trương 子張) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.
Từ điển Thiều Chửu
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字.
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh 文明, văn hóa 文化, v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn 繁文, phù văn 浮文, v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã 文雅 hay văn tĩnh 文靜, v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn 舞文 múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn 一文 một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn 小人之過也,必文 tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).
Từ điển Trần Văn Chánh
② Văn tự, ngôn ngữ, tiếng: 越南文 Việt văn, tiếng Việt, chữ Việt;
③ Bài văn, lời văn, văn chương, văn: 散文 Văn xuôi;
④ Văn ngôn: 文言 Thể văn ngôn (của Hán ngữ); 半文半白 Nửa văn ngôn nửa bạch thoại;
⑤ Lễ nghi, văn hoa bề ngoài, văn vẻ, màu mè: 繁文縟節 Nghi lễ phiền phức; 浮文 Văn hoa phù phiếm; 文石 Đá hoa;
⑥ Văn: 文化 Văn hóa; 文明 Văn minh;
⑦ Văn, trí thức: 文官武將 Quan văn tướng võ;
⑧ Dịu, yếu, yếu ớt: 文火 Lửa dịu;
⑨ Những hiện tượng thiên nhiên: 天文 Thiên văn; 地文 Địa văn;
⑩ Đồng tiền, đồng xu: 不値一文錢 Không đáng một đồng xu;
⑪ (văn) Pháp luật, điều khoản luật pháp: 文章 Luật pháp; 與趙禹共定諸律令,務在深文 Cùng với Triệu Vũ định ra các luật lệ, cốt sao cho các điều khoản được chặt chẽ rõ ràng (Sử kí);
⑫ (văn) Chế độ lễ nhạc thời cổ: 文王旣沒,文不在茲乎? Vua Văn vương đã mất, nền văn (chế độ lễ nhạc) không ở nơi này sao? (Luận ngữ);
⑬ (văn) Vẽ hoa văn: 文身之俗蓋始此 Tục vẽ mình có lẽ bắt đầu từ đó;
⑭ Che giấu. 【文過飾非】văn quá sức phi [wénguò-shìfei] Tô điểm cho cái sai thành đúng, dùng ngôn từ đẹp đẽ để lấp liếm sai lầm, che đậy lỗi lầm;
⑮ (Thuộc về) quan văn (trái với quan võ), dân sự: 文臣 Quan văn;
⑯ [Wén] (Họ) Văn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 136
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" 撰文 làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" 文, gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" 字. ◎ Như: "Trung văn" 中文 chữ Trung quốc, "Anh văn" 英文 chữ Anh, "giáp cốt văn" 甲骨文 chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" 文明, "văn hóa" 文化.
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" 繁文縟節 lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ 論語: "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" 文王既沒, 文不在茲乎 (Tử Hãn 子罕) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" 舞文 múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí 史記: "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" 吏士舞文弄法, 刻章偽書 (Hóa thực liệt truyện 貨殖列傳) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" 天文 hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" 人文地理 hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" 一文 một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" 我三十文買一把, 也切得肉, 切得豆腐! 你的鳥刀有甚好處, 叫做寶刀 (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" 武. ◎ Như: "văn quan vũ tướng" 文官武將 quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" 文雅 đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" 文靜 ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" 文火 lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" 文身 vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" 誰想今日被高俅這賊坑陷了我這一場, 文了面, 直斷送到這里 (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" 小人之過也必文 (Tử Trương 子張) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.
Từ điển Thiều Chửu
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字.
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh 文明, văn hóa 文化, v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn 繁文, phù văn 浮文, v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã 文雅 hay văn tĩnh 文靜, v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn 舞文 múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn 一文 một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn 小人之過也,必文 tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.