hàn
hán ㄏㄢˊ

hàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùa rét, mùa lạnh (thu, đông). ◇ Dịch Kinh : "Hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên" , , (Hệ từ hạ ) Mùa lạnh qua thì mùa nóng lại, mùa nóng qua thì mùa lạnh lại, lạnh nóng xô đẩy nhau mà thành ra năm tháng.
2. (Danh) Tên nước ngày xưa, nay ở vào tỉnh Sơn Đông .
3. (Danh) Họ "Hàn".
4. (Tính) Lạnh. ◇ Bạch Cư Dị : "Uyên ương ngõa lãnh sương hoa trọng, Phỉ thúy khâm hàn thùy dữ cộng?" , (Trường hận ca ) Ngói uyên ương lạnh mang nặng giọt sương, Chăn phỉ thúy lạnh, cùng ai chung đắp?
5. (Tính) Cùng quẫn. ◎ Như: "bần hàn" nghèo túng, "gia cảnh thanh hàn" gia cảnh nghèo khó.
6. (Tính) Nghèo hèn, ti tiện. ◎ Như: "hàn môn" nhà nghèo hèn, "hàn sĩ" học trò nghèo. ◇ Đỗ Phủ : "An đắc quảng hạ thiên vạn gian, Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ mặt mày.
7. (Động) Làm cho lạnh.
8. (Động) Thôi, ngừng, đình chỉ. ◎ Như: "hàn minh" tiêu hết lời thề. ◇ Tả truyện : "Nhược khả tầm dã, diệc khả hàn dã" , (Ai Công thập nhị niên ) Nếu có thể tin vào (đồng minh), thì cũng có thể ngừng hết (bị phản bội).
9. (Động) Run sợ. ◎ Như: "tâm hàn" lòng sợ hãi. ◇ Sử Kí : "Phù dĩ Tần vương chi bạo nhi tích nộ ư Yên, túc dĩ hàn tâm, hựu huống văn Phàn tướng quân chi sở tại hồ!" , , (Kinh Kha truyện ) Vua Tần đã mạnh lại để tâm căm giận nước Yên, (như thế) cũng đủ đáng sợ lắm rồi, huống chi hắn còn nghe Phàn tướng quân ở đây!

Từ điển Thiều Chửu

① Rét, khí hậu mùa đông. Như hàn lai thử vãng rét lại nóng đi, mùa đông tất rét nên nói chữ hàn là biết ngay là nói về mùa đông.
② Lạnh, như hàn thực ăn lạnh.
③ Cùng quẫn, như nhất hàn chí thử cùng quẫn đến thế ư! Học trò nghèo gọi là hàn sĩ , ai nghèo túng mùa rét cũng không đủ áo ấm, nên nói đến chữ hàn là biết ngay là nghèo khổ túng đói vậy.
④ Thôi, như hàn minh tiêu hết lời thề.
⑤ Run sợ, như hàn tâm ghê lòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lạnh, rét: Trời rét; Chống rét; Rét căm;
② Sợ, sợ hãi, sợ sệt: Kinh sợ, sợ sệt; Ghê lòng;
③ Nghèo, bần hàn, cùng quẫn: Nghèo nàn, bần hàn; Cùng quẫn đến thế ư!;
④ (văn) Thôi: Tiêu hết lời thề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh, rét. Chẳng hạn Cơ hàn ( đói rét ) — Nghèo khổ. Chẳng hạn Bần hàn ( nghèo khổ ) — Sợ hãi, run sợ.

Từ ghép 46

cấn, cận, ký
jì ㄐㄧˋ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

cận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gần, ở sát bên. ◎ Như: "cận chu giả xích " gần son thì đỏ. ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám gần, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Động) Truy cầu, mong tìm. ◎ Như: "cận danh" mong tìm danh tiếng, "cận lợi" trục lợi.
3. (Tính) Gần (khoảng cách ngắn về thời gian hoặc không gian). ◎ Như: "cận đại" đời gần đây. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
4. (Tính) Thân gần. ◎ Như: "cận thuộc" thân thuộc.
5. (Tính) Đắc sủng, được tin dùng, được thương yêu. ◎ Như: "cận đang" quan thái giám được tin cậy, "cận ái" được vua sủng ái.
6. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◇ Mạnh Tử : "Ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã" (Tận tâm hạ ) Lời nói đơn giản mà ý tứ sâu xa ấy là lời nói hay vậy.
7. (Tính) Nông cạn, tầm thường. ◎ Như: "cận thức" kiền thức nông cạn, "cận khí" người tài năng tầm thường.
8. (Tính) Gần giống như, từa tựa. ◎ Như: "bút ý cận cổ" ý văn viết gần giống như lối cổ.
9. (Phó) Gần, sát. ◎ Như: "cận bán" gần nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gần, bên: Láng giềng gần; Nói gần mà ý xa là khéo nói vậy (Mạnh tử);
② Ngót, gần, giống như, từa tựa, gần gũi: Ngót 500 người; Giống như; Dễ gần gũi người khác; Ý văn gần giống như lối cổ;
③ Thân, gần: Thân với nhau; Họ gần;
④ Cận, thiển cận: Thiển cận;
⑤ (văn) Thiết dụng, cần dùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần, trái với xa — Nông cạn hẹp hòi. Chẳng hạn thiển cận — thân thiết với.

Từ ghép 41

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, có nghĩa: Như vậy. Mà thôi vậy — Một âm là Cận.
đáo, đảo
dǎo ㄉㄠˇ, dào ㄉㄠˋ

đáo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Không thuận — Một âm là Đảo. Xem Đảo.

đảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lật ngược, đổ, ngã
2. đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngã, đổ, té. ◎ Như: "thụ đảo liễu" cây đổ rồi.
2. (Động) Lật đổ, sụp đổ. ◎ Như: "đảo các" lật đổ nội các, "đảo bế" phá sản.
3. (Động) Áp đảo.
4. (Động) Xoay mình, hạ người xuống. ◎ Như: "đảo thân hạ bái" sụp mình làm lễ.
5. (Động) Nằm thẳng cẳng, nằm dài ra, nằm dang tay chân. ◇ Thủy hử truyện : "Na Diêm Bà Tích đảo tại sàng thượng, đối trước trản cô đăng, chánh tại một khả tầm tư xứ, chỉ đẳng giá Tiểu Trương Tam" , , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Diêm Bà Tích nằm dài trên giường, đối diện với đĩa đèn, đang mơ mơ màng màng, chỉ trông chờ Tiểu Trương Tam đến.
6. (Động) Khàn (tiếng). ◎ Như: "tha đích tảng tử đảo liễu" giọng anh ấy đã khàn rồi.
7. (Động) Nhượng lại, để lại, bán lại (cửa hàng, tiệm buôn). ◎ Như: "tương phố tử đảo xuất khứ" đem cửa hàng để lại cho người khác.
8. (Động) Đổi, hoán. ◎ Như: "đảo thủ" đổi tay.
9. (Động) Lộn, ngược. ◎ Như: "đảo số đệ nhất" hạng nhất đếm ngược từ cuối lên, "khoái tử nã đảo liễu" cầm đũa ngược, "đảo huyền" treo lộn ngược lên. ◇ Trần Nhân Tông : "Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành" (Vũ Lâm thu vãn ) Chiếc cầu chạm vẽ (phản chiếu) ngược bóng, vắt ngang dòng suối.
10. (Động) Rót ra, đổ ra. ◎ Như: "đảo trà thủy" rót nước trà, "đảo lạp ngập" dốc bụi ra.
11. (Động) Lùi, lui. ◎ Như: "đảo xa" lui xe, "đảo thối" 退 lùi lại.
12. (Động) Quay lại, trả lại, thối lại. ◎ Như: "đảo trảo lục giác tiền" thối lại sáu hào.
13. (Tính) Sai lạc. ◎ Như: "đảo kiến" kiến thức không đúng. § Thế gian không có gì là thường mà cho là thường mãi, thế là "đảo kiến".
14. (Phó) Trái lại, ngược lại, lại. ◎ Như: "bổn tưởng tiết ước, bất liệu đảo đa hoa liễu tiền" , vốn định tiết kiệm, không ngờ lại tiêu tiền nhiều hơn.
15. (Phó) Nhưng mà, tuy là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ đảo thuyết thuyết, ngã hoàn yêu chẩm ma lưu nhĩ? Ngã tự kỉ dã nan thuyết liễu" , ? (Đệ thập cửu hồi) Nhưng như chị nói, thì tôi giữ chị lại làm sao được? Chính tôi cũng chẳng biết nói thế nào nữa.
16. (Phó) Cũng, tuy cũng. § Thường thêm theo sau "chỉ thị" , "tựu thị" ..., biểu thị ý nhượng bộ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hình thể đảo dã thị cá linh vật liễu, chỉ thị một hữu thật tại đích hảo xứ" , (Đệ nhất hồi) Coi hình dáng ngươi thì tuy cũng là vật báu đây, chỉ hiềm một nỗi không có giá trị thực.
17. (Phó) Tỏ ý hỏi gặn, trách móc hoặc thúc giục. ◎ Như: "nhĩ đảo khứ bất khứ nha?" mi có đi hay không đi đây?
18. (Phó) Lại càng, rất là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư khán Tập Nhân đầu thượng đái trước kỉ chi kim thoa châu xuyến, đảo hoa lệ" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Phượng Thư thấy trên đầu Tập Nhân cài mấy cành thoa vàng giắt hạt châu, lại càng đẹp lộng lẫy.
19. (Phó) Coi bộ, tưởng như (nhưng không phải như thế). ◎ Như: "nhĩ thuyết đắc đảo dong dịch, tố khởi lai khả nan lạp" , anh nói coi bộ dễ dàng, nhưng làm thì khó đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngã.
② Lộn, như đảo huyền treo lộn ngược lên.
③ Kiến thức không đúng gọi là đảo kiến , như thế gian không có gì là thường mà cho là thường mãi, thế là đảo kiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược, đảo ngược: Hạng nhất đếm ngược từ cuối lên; Cầm đũa ngược;
② Lùi, lui: Cho xe lùi lại một tí;
③ Rót, đổ bỏ, hắt đi, dốc ra: Rót một cốc nước uống; Đổ rác; Dốc kẹo ở trong túi ra;
④ Lộn lại, quay lại, trả lại, thối lại: Thối lại 6 hào;
⑤ (pht) a. Lại, trái lại còn (chỉ kết quả ngược lại): Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; Vốn định tiết kiệm, không ngờ lại tiêu tiền nhiều hơn; b. Coi bộ (nhưng không phải vậy, mà có ý trái lại): ! Anh nói nghe dễ quá, nhưng làm thì khó đấy; c. Tuy là (biểu thị ý nhượng bộ): 西 Hàng thì tốt đấy, nhưng giá cũng khá đắt; d. Có... không nào (tỏ ý thúc giục hoặc hỏi gạn và hơi bực): ! Sao anh chẳng nói năng gì cả!; ! Chú em có đi hay không nào! Xem [dăo].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, ngã, té: Cây đổ rồi; Vấp ngã;
② Lật đổ, sụp đổ: Lật đổ nội các; Nội các (sụp) đổ rồi;
③ (Giọng) khàn: Giọng anh ấy đã khàn rồi;
④ Đổi: Đổi vai;
⑤ Xoay (người): Chỗ chật hẹp quá, không xoay mình được;
⑥ Nhường lại, để lại, bán lại: Cửa hàng đã để lại cho người khác rồi. Xem [dào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngã xuống — Đánh ngã — Ngược lại. Một âm là Đáo. Xem Đáo.

Từ ghép 30

tội
zuì ㄗㄨㄟˋ

tội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tội lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗi lầm. ◎ Như: "tương công thục tội" đem công chuộc lỗi. ◇ Sử Kí : "Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
2. (Danh) Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ ngã hồi kinh vấn tội" (Đệ nhất hồi ) Bắt ta về kinh hỏi tội.
3. (Danh) Nỗi khổ. ◎ Như: "bài tội" chịu khổ, "thụ bất liễu giá cá tội" chịu không nổi cái ách đó.
4. (Danh) Hình phạt. ◇ Sử Kí : "Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội" , (Cao Tổ bản kỉ ) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
5. (Động) Lên án, trách cứ. ◎ Như: "quái tội" quở trách. ◇ Tả truyện : "Vũ, Thang tội kỉ" , (Trang Công thập nhất niên ) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
② Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội , nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
③ Lỗi lầm.
④ Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội , tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội .
④ Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, tội lỗi: Xử tội; Tội chết; Lập công chuộc tội;
② Cái khổ: Chịu khổ; Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được;
③ Lỗi: Đổ lỗi cho người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái với pháp luật — Tiếng nhà Phật, chỉ việc làm ác, bị quả báo xấu. Đoạn trường tân thanh : » Thân sau ai chịu tội trời ấy cho « — Ta còn hiểu là lỗi nặng. Truyện Nhị độ mai : » Công nào chưa thấy, tội đà đến ngay «.

Từ ghép 41

sạ, tác, xạ
zhà ㄓㄚˋ, zuò ㄗㄨㄛˋ

sạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất chợt, bỗng nhiên

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt, bỗng nhiên. ◎ Như: "kim nhân sạ kiến nhụ tử" nay người chợt thấy đứa bé. ◇ Nguyễn Du : "Ngã sạ kiến chi bi thả tân" (Thái Bình mại ca giả ) Ta chợt thấy vậy vừa đau buồn vừa chua xót.
2. (Phó) Mới, vừa mới. ◎ Như: "sạ noãn hoàn hàn" vừa mới ấm đã trở lạnh, "dâm vũ sạ tình" mưa dầm mới tạnh.
3. (Phó) Sao, sao mà. ◇ Tây du kí 西: "Sạ tưởng đáo liễu thử xứ, tao phùng ma chướng, hựu bị tha khiển san áp liễu" , , (Đệ tam thập tam hồi) Ngờ đâu đi tới chốn này, gặp phải ma chướng, lại bị nó khiến cho núi đè thế này.
4. Một âm là "tác". (Động) Sợ run. ◎ Như: "tâm kinh tác" bụng sợ run.
5. (Động) Bạo gan, đánh liều. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Hưng nhi thính kiến giá cá thanh âm nhi, tảo dĩ một liễu chủ ý liễu, chỉ đắc tác trước đảm tử tiến lai" , , (Đệ lục thập thất hồi) Thằng Hưng nghe thấy tiếng quát tháo đã sợ cuống cuồng, đành đánh bạo đi vào.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, thốt nhiên xảy ra gọi là sạ , như kim nhân sạ kiến nhụ tử nay người chợt thấy đứa bé.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỗng, chợt, lúc: Lúc lạnh lúc nóng; Nay có người chợt thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng (Mạnh tử);
② Mới: Mới đến; Khi mới gặp, tôi nghĩ không ra anh ấy là ai; Vừa mới đến trung nguyên, thì nhớ nghĩ tới quê nhà (Lạc Dương già lam kí);
③ Vừa lúc, đúng lúc (tương đương với , , ): Vừa lúc gió thổi yếu đi, hoa nhẹ bay (Ngọc trâm kí);
④ Dựng đứng: Khắp mình lông tơ dựng đứng (Bạch Nhân Phủ: Ngô đồng vũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tạm thời — thình lình.

Từ ghép 1

tác

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt, bỗng nhiên. ◎ Như: "kim nhân sạ kiến nhụ tử" nay người chợt thấy đứa bé. ◇ Nguyễn Du : "Ngã sạ kiến chi bi thả tân" (Thái Bình mại ca giả ) Ta chợt thấy vậy vừa đau buồn vừa chua xót.
2. (Phó) Mới, vừa mới. ◎ Như: "sạ noãn hoàn hàn" vừa mới ấm đã trở lạnh, "dâm vũ sạ tình" mưa dầm mới tạnh.
3. (Phó) Sao, sao mà. ◇ Tây du kí 西: "Sạ tưởng đáo liễu thử xứ, tao phùng ma chướng, hựu bị tha khiển san áp liễu" , , (Đệ tam thập tam hồi) Ngờ đâu đi tới chốn này, gặp phải ma chướng, lại bị nó khiến cho núi đè thế này.
4. Một âm là "tác". (Động) Sợ run. ◎ Như: "tâm kinh tác" bụng sợ run.
5. (Động) Bạo gan, đánh liều. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Hưng nhi thính kiến giá cá thanh âm nhi, tảo dĩ một liễu chủ ý liễu, chỉ đắc tác trước đảm tử tiến lai" , , (Đệ lục thập thất hồi) Thằng Hưng nghe thấy tiếng quát tháo đã sợ cuống cuồng, đành đánh bạo đi vào.

Từ điển Thiều Chửu

[zuò] (văn) Trỗi dậy, nổi lên (dùng như , bộ ): 西 Đức của vua Văn vương như mặt trời mặt trăng, trỗi lên chiếu sáng khắp bốn phương, đến tận phương tây (Mặc tử: Kiêm ái hạ).

xạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất chợt, bỗng nhiên
do, dứu
yáo ㄧㄠˊ, yóu ㄧㄡˊ

do

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. con do (giống khỉ)
2. vẫn còn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con "do", giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống. § Ghi chú: Vì thế mới nói hay ngờ, không quả quyết là "do dự" .
2. (Danh) Mưu kế, mưu lược. § Thông "du" . ◇ Thi Kinh : "Vương do duẫn tắc, Từ phương kí lai" , (Đại nhã , Thường vũ ) Mưu lược của vua sung mãn, Nước Từ đã lại thuận phục.
3. (Danh) Họ "Do".
4. (Tính) Càn bậy. § Thông "dũ" .
5. (Động) Giống như. ◎ Như: "do tử" cháu (con chú bác, nghĩa là giống như con đẻ), "tuy tử do sanh" chết rồi mà giống như còn sống. ◇ Luận Ngữ : "Quá do bất cập" (Tiên tiến ) Thái quá giống như bất cập.
6. (Phó) Còn, mà còn, vẫn còn. ◇ Nguyễn Du : "Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long" (Thăng Long ) Đầu bạc rồi còn được thấy Thăng Long.
7. (Giới) Bởi, do. § Cùng nghĩa với chữ "do" .
8. (Liên) Ngõ hầu.
9. Một âm là "dứu". (Danh) Chó con.

Từ điển Thiều Chửu

① Con do, giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống, vì thế mới gọi những người hay ngờ, không quả quyết là do dự .
② Giống, như do tử cháu con chú bác, nghĩa là cùng giống như con đẻ.
③ Cũng như.
④ Còn.
⑤ Ngõ hầu.
⑥ Mưu, cùng nghĩa với chữ du .
⑦ Càn bậy, cùng nghĩa với chữ .
⑧ Bởi, do, cùng nghĩa với chữ do .
⑨ Một âm là dứu. Chó con.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con do (một loài giống như khỉ, tính hay ngờ vực);
② Như, cũng như, giống như: Chết mà như vẫn sống; Dân theo về với điều nhân, cũng giống như nước chảy xuống chỗ trũng vậy (Mạnh tử).【】do như [yóurú] Như, cũng như, giống như: Cũng như ban ngày;【】do nhược [yóuruò] Như ;【】do chi hồ [yóuzhihu] Như, cũng như: Người không thể rời khỏi đất, cũng như cá không thể rời khỏi nước;
③ Còn, mà còn, vẫn còn: Lời nói vẫn còn bên tai; Còn nhớ rõ ràng; Tùng cúc vẫn còn đó (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); Lúc thần trẻ tuổi, còn chẳng bằng người, nay đã già rồi, không thể làm được gì (Tả truyện).【】do hoặc [yóuhuò] Như ;【】do thả [yóu qiâ] Vẫn, vẫn còn, vẫn là: Quả nhân vẫn còn vui chơi phóng túng không biết dừng, oán tội chồng chất lên trăm họ (Án tử Xuân thu); 【】do thượng [yóu shàng] Vẫn, vẫn còn: ? Quả nhân có ba điều sai lầm lớn, như thế mà vẫn còn trị nước được ư? (Quản tử);
④ Chỉ (biểu thị sự giới hạn): Văn chương kém cỏi không đáng được khắc in, chỉ có thể gởi cho bạn bè xem (Kiếm Nam thi cảo);
⑤ Nếu, nếu như: Nếu có quỷ thần, nhất định sẽ gia tội cho họ (Tả truyện: Tương công thập niên);
⑥ Ngõ hầu;
⑦ Mưu tính (dùng như , bộ );
⑧ Càn bậy (dùng như , bộ );
⑨ Do, bởi (dùng như , bộ );
⑩ Trách, quở trách: Cùng nhau hòa hợp, không quở trách nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tư can);
⑪ Lúc lắc, đung đưa: Ngâm vịnh thì đung đưa, đung đưa thì nhảy múa (Lễ kí: Đàn cung hạ);
⑫ [Yóu] (Họ) Do.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như — Còn. Lại còn — Ấy là.

Từ ghép 6

dứu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con "do", giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống. § Ghi chú: Vì thế mới nói hay ngờ, không quả quyết là "do dự" .
2. (Danh) Mưu kế, mưu lược. § Thông "du" . ◇ Thi Kinh : "Vương do duẫn tắc, Từ phương kí lai" , (Đại nhã , Thường vũ ) Mưu lược của vua sung mãn, Nước Từ đã lại thuận phục.
3. (Danh) Họ "Do".
4. (Tính) Càn bậy. § Thông "dũ" .
5. (Động) Giống như. ◎ Như: "do tử" cháu (con chú bác, nghĩa là giống như con đẻ), "tuy tử do sanh" chết rồi mà giống như còn sống. ◇ Luận Ngữ : "Quá do bất cập" (Tiên tiến ) Thái quá giống như bất cập.
6. (Phó) Còn, mà còn, vẫn còn. ◇ Nguyễn Du : "Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long" (Thăng Long ) Đầu bạc rồi còn được thấy Thăng Long.
7. (Giới) Bởi, do. § Cùng nghĩa với chữ "do" .
8. (Liên) Ngõ hầu.
9. Một âm là "dứu". (Danh) Chó con.

Từ điển Thiều Chửu

① Con do, giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống, vì thế mới gọi những người hay ngờ, không quả quyết là do dự .
② Giống, như do tử cháu con chú bác, nghĩa là cùng giống như con đẻ.
③ Cũng như.
④ Còn.
⑤ Ngõ hầu.
⑥ Mưu, cùng nghĩa với chữ du .
⑦ Càn bậy, cùng nghĩa với chữ .
⑧ Bởi, do, cùng nghĩa với chữ do .
⑨ Một âm là dứu. Chó con.
phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

tình huống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình huống, hoàn cảnh, tình hình

Từ điển trích dẫn

1. Chí thú, chí hướng.
2. Tình nghị, ân tình. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Nhược một hữu thành tây lão giả khoan hồng lượng, tam phiên tương tặng đa tình huống, giá vi khu dĩ táng lộ đồ bàng" 西, , (Đỗ Tử Xuân tam nhập Trường An ).
3. Tình hình. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bắc nhân tình huống dị nam nhân, Tiêu sái khê san khổ vô thú" , (Hòa cát hoành tự thừa tiếp hoa ca ).
4. Thể thống. ◇ Âu Dương Tu : "Mỗ tích bệnh niết nhiên, tạc lũ khất khẩn, dĩ kinh thử để nhục, ư quốc thể phi tiện, đệ cố thế vị đắc cự khứ, dĩ thử cưỡng nhan, thành hà tình huống" , , , 便, , , (Dữ Vương Ý Khác công thư ).
5. Tình thú, hứng trí. ◇ Quan Hán Khanh : "Tửu tỉnh mộng giác vô tình huống, Hảo thiên lương dạ thành sơ khoáng" , (Ngọc kính đài ).
6. Tâm tình, tình tự. ◇ Kiều Cát : "Thư thư, nhĩ giá đẳng tình huống vô liêu, ngã tương quản huyền lai, nhĩ lược xuy đàn nhất hồi tiêu khiển cha" , , , (Lưỡng thế nhân duyên , Đệ nhị chiệp).
7. Ngày nay đặc chỉ về quân sự: sự biến hóa của tình hình quân địch.
dụng
yòng ㄧㄨㄥˋ

dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dùng, sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công hiệu, hiệu quả. ◎ Như: "công dụng" công hiệu, hiệu năng, "tác dụng" hiệu quả, ảnh hưởng. ◇ Luận Ngữ : "Lễ chi dụng, hòa vi quý" , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, "hòa" là quý.
2. (Danh) Tiền tài, của cải. ◎ Như: "quốc dụng" tài chánh của nhà nước.
3. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "khí dụng" vật dụng, "nông dụng" đồ dùng của nhà nông.
4. (Danh) Họ "Dụng".
5. (Động) Dùng, sai khiến. ◎ Như: "nhâm dụng" dùng, giao nhiệm vụ. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu dụng ngã giả, ngô kì vi Đông Chu hồ" , (Dương Hóa ) Nếu dùng ta, thì ta sẽ chấn hưng đạo nhà Đông Chu.
6. (Động) Làm, thi hành. ◎ Như: "vận dụng" cố làm cho được, "ứng dụng" đem dùng thực sự.
7. (Động) Ăn, uống. ◎ Như: "dụng xan" dùng cơm, "dụng trà" dùng trà.
8. (Phó) Cần. ◎ Như: "bất dụng cấp" không cần phải vội. ◇ Lí Bạch : "Sanh bất dụng phong vạn hộ hầu, Đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Không cần được phong vạn hộ hầu, Chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu.
9. (Liên) Đem, lấy. Cũng như "dĩ" . ◎ Như: "dụng thủ mông trụ nhãn tình" lấy tay bịt mắt.
10. (Giới) Vì, do, nhờ. Tương đương với: "nhân" , "nhân vi" . ◎ Như: "dụng tâm" , "dụng lực" . ◇ Sử Kí : "Dụng tài tự vệ, bất kiến xâm phạm" , (Hóa thực liệt truyện ) Nhờ tài sản mà bảo vệ mình, không bị xâm phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Công dùng, đối lại với chữ thể . Về phần bản năng của sự vật gọi là thể , đem thi hành ra sự nghiệp gọi là dụng . Như công dụng công dụng, tác dụng làm dùng.
② Dùng, sai khiến. Như dụng nhân hành chánh dùng người làm chánh.
③ Của dùng, tài chánh của nhà nước gọi là quốc dụng .
④ Ðồ dùng.
⑤ Nhờ vào cái gì để động tác làm lụng gọi là dụng, như dụng tâm , dụng lực , động dụng , v.v.
⑥ Dùng làm trợ từ, nghĩa là lấy, là bèn, là chưng ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng, dụng: Dụng cụ, đồ dùng; Dùng máy móc để sản xuất. 【】dụng lai [yònglái] Dùng để: Cái chậu này dùng để trồng thủy tiên rất hợp; 【】dụng dĩ [yòngyê] Dùng để:《 Hai chữ có thể dùng để chỉ người, cũng có thể dùng để chỉ vật;
② Dùng, ăn, uống: Mời uống trà; Dùng (ăn) cơm;
③ (văn) Dùng (người), bổ dụng, bổ nhiệm;
④ (văn) Của cải: Làm cho gốc mạnh và tiết kiệm của cải (Tuân tử); Điều thứ nhất là của cải của nhà vua đầy đủ (Triều Thác: Luận quý mễ sớ);
⑤ Chi tiêu, tiêu, chi phí: Tiền tiêu vặt;
⑥ (Công) dụng, ích: Công dụng rất lớn; Vô dụng, vô ích;
⑦ Cần: Không cần nói nhiều;
⑧ (văn) Vì, do, nhờ: Vì vậy, do đó; Vì sao; Trong ruộng không được trồng cây, vì làm cho ngũ cốc không mọc được (Hán thư: Thực hóa chí thượng); Lí Quảng nhờ cỡi ngựa giỏi bắn giết được nhiều quân giặc, được làm quan ở Hán Trung (Sử kí); ? Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt? (Thi Kinh: Bội phong, Hùng trĩ); Nhờ tài sản mà bảo vệ được thân mình, không bị xâm phạm (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
⑨ (văn) Đem, lấy (dùng như , bộ ): Đem chị mình gả cho ông ta (Sử kí);
⑩ (gt) (văn) Cho (dùng như hoặc để chỉ đối tượng của động tác, hành vi): Xem xét vấn đề chính xác, có lợi cho người xử phạt (Chu Dịch: Quẻ Mông);
⑪ (gt) (văn) Do (để nêu ra người chủ động một động tác hoặc hành vi): Các thợ đúc, thợ mộc, thợ đá của mỗi 25 nhà đều do ngũ trưởng (người đứng đầu 5 người trong quân đội thời xưa) và quân lính đảm nhiệm (Hồng Tú Toàn: Thiên triều điền mẫu chế độ);
⑫ (gt) (văn) Vào lúc (chỉ thời gian): Phép xưa hái cây thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
⑬ (lt) (văn) Vì vậy, nên (biểu thị kết quả): …使… Vì thế khiến cho lớn nhỏ không đều .... (Sử thông: Ngoại thiên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem ra mà dùng — Đem ra mà làm — Sai khiến — Dùng để — Đồ dùng — Sự tiêu dùng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Trương Quốc Dụng ( 1797-1864 ), tự Dĩ Hành, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, đậu tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 10 ( 1829 ), trải thờ hai triều Minh Mệnh, Tự Đức. Làm quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư. Sau được cử làm Hiệp Thống, đánh giặc Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận. Tác phẩm có cuốn Thoái thực kí văn.

Từ ghép 80

bao dụng 包用bất dụng 不用bất trúng dụng 不中用bính dụng 柄用bổ dụng 補用bội dụng 佩用cát kê yên dụng ngưu đao 割雞焉用牛刀cầu dụng 求用chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chi dụng 支用chuyên dụng 专用chuyên dụng 專用cố dụng 僱用công dụng 公用công dụng 功用cung dụng 供用dẫn dụng 引用dân dụng 民用diệu dụng 妙用dụng binh 用兵dụng công 用功dụng cụ 用具dụng độ 用度dụng mệnh 用賢dụng nhân 用人dụng phẩm 用品dụng sự 用事dụng tâm 用心dụng tử 用子dụng vũ 用武đại dụng 大用đắc dụng 得用gia dụng 家用giao hỗ tác dụng 交互作用hiệu dụng 效用hưởng dụng 享用hữu dụng 有用ích dụng 益用lạm dụng 濫用lợi dụng 利用na dụng 挪用nhậm dụng 任用nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhiệm dụng 任用nhu dụng 需用phí dụng 費用phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非对称式数据用户线phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非對稱式數據用戶線phục dụng 服用quân dụng 軍用quốc dụng 國用sính dụng 聘用sở dụng 所用sử dụng 使用tác dụng 作用tạm dụng 暫用thái dụng 採用thái dụng 采用thật dụng 實用thích dụng 適用thiết dụng 切用thông dụng 通用thu dụng 收用thường dụng 常用tiết dụng 節用tiêu dụng 消用tín dụng 信用trọng dụng 重用trúng dụng 中用trưng dụng 徵用túc dụng 足用tự dụng 自用ứng dụng 应用ứng dụng 應用vận dụng 運用vật dụng 物用viễn dụng 遠用vọng dụng 妄用vô dụng 無用

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.