nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

trung, trúng
zhōng ㄓㄨㄥ, zhòng ㄓㄨㄥˋ

trung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở giữa
2. ở bên trong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ giữa. ◎ Như: "trung ương" chỗ giữa (ý nói quan trọng nhất), "cư trung" ở giữa.
2. (Danh) Bên trong. ◎ Như: "thủy trung" trong (dưới) nước, "mộng trung" trong mộng, "tâm trung" trong lòng.
3. (Danh) Trong khoảng, trong vòng (thời kì). ◎ Như: "nhất niên chi trung" trong khoảng một năm.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Trung Quốc" .
5. (Tính) Ở giữa làm môi giới, liên lạc. ◎ Như: "trung nhân" người làm trung gian.
6. (Tính) Vừa, thường, nhỡ (ở trong khoảng giữa cao và thấp, lớn và nhỏ, tốt và xấu). ◎ Như: "trung cấp" bậc trung, "trung hình" cỡ vừa, "trung đẳng" hạng vừa.
7. (Tính) Nửa. ◎ Như: "trung đồ" nửa đường, "trung dạ" nửa đêm.
8. (Phó) Đang. ◎ Như: "tại điều tra trung " 調 đang điều tra.
9. Một âm là "trúng". (Động) Đúng. ◎ Như: "xạ trúng" bắn trúng, "ngôn trúng" nói đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không đúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
10. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "trúng phong" bị trúng gió, "trúng thử" bị trúng nắng, "trúng độc" ngộ độc.
11. (Động) Được. ◎ Như: "trúng tưởng" được thưởng, "trúng thiêm" được trúng số.
12. (Động) Hợp, hợp cách. ◎ Như: "trúng thức" trúng cách, "bất trúng dụng" không dùng được.
13. (Động) Đậu, thi đỗ. ◎ Như: "khảo trúng" thi đậu.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như trung ương chỗ giữa, trung tâm giữa ruột, v.v.
② Trong, như đối với nước ngoài thì gọi nước mình là trung quốc , đối với các tỉnh ngoài thì gọi chỗ kinh đô là trung ương , v.v.
③ Ở khoảng giữa hai bên cũng gọi là trung, như thượng, trung, hạ trên, giữa, dưới. Người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác gọi là trung nhân cũng do một nghĩa ấy.
④ Ngay, không vẹo không lệch, không quá không thiếu, cũng gọi là trung, như trung dong đạo phải, trung hành làm phải, trung đạo đạo chân chính không thiên bên nào v.v.
⑤ Nửa, như trung đồ nửa đường, trung dạ nửa đêm, v.v.
⑥ Chỉ chung tất cả các chỗ, như Ngô trung trong đất Ngô, Thục trung trong đất Thục, v.v.
⑦ Một âm là trúng. Tin, như bắn tin gọi là xạ trúng , nói đúng gọi là ngôn trúng , v.v.
⑧ Bị phải, như trúng phong bị phải gió, trúng thử bị phải nắng, v.v.
⑨ Hợp cách, như thi cử lấy đỗ gọi là trúng thức , đồ không dùng được gọi là bất trúng dụng , v.v.
⑩ Ðầy đủ, như chế trúng nhị thiên thạch phép đủ hai nghìn thạch.
⑪ Cùng âm nghĩa như chữ trọng, như em thứ hai gọi là trọng đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữa: Ở giữa; Đất Lạc Dương giữa trung tâm thiên hạ (Lí Cách Phi);
② Trong, trên, dưới: Trong nhà; Trong hàng ngũ; Trên không; Dưới nước;
③ Trong (thời gian, thời kì, khu vực...): Trong niên hiệu Thái nguyên đời Tấn, có người ở Võ Lăng làm nghề bắt cá (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
④ Thanh thiếu niên từ 16 đến 20 tuổi (thời xưa): Lệnh gọi trên phủ đêm qua gởi đến, mộ thêm những thanh niên từ 16 đến 20 tuổi đi lính (Đỗ Phủ: Tân An lại);
⑤ Giữa chừng: Vừa lúc ta bị biếm trích, giữa chừng phải ngưng viết, nên chưa thể viết xong hẳn (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Đồ đựng thẻ đếm thời xưa, mâm thẻ: Người phụ trách cuộc thi bắn tay bưng mâm thẻ (Lễ kí: Đầu hồ);
⑦ Nội tạng (trong cơ thể người): ? Âm dương là đường tuần hoàn của kinh mạch, mỗi tạng trong ngũ tạng đều tự làm chủ chúng, tạng nào là quan trọng hơn cả? (Tố vấn: Âm dương loại luận thiên);
⑧ Vừa, hạng trung (bình): Dáng vẻ không bằng một người trung bình (Sử kí); Người nào dâng thư can gián quả nhân, sẽ được thưởng hạng vừa (Chiến quốc sách);
⑨ Nửa, giữa: ?Nếu nửa đường bỏ về, có khác nào như cắt đứt đồ dệt tơ? (Hậu Hán thư);
⑩ Ngay, không thiên lệch: Không thiên lệch gọi là trung (Trung dung); Đạo chính (không thiên về bên nào).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở giữa ( trái với xung quanh ) — Ở trong ( trái với ở ngoài ). Bên trong — Mức bình thường. ĐTTT: » Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung « — Một âm là Trúng.

Từ ghép 105

ám trung 暗中ám trung mô sách 暗中摸索âm trung 暗中bất trung 不中bôi trung vật 杯中物cấm trung 禁中câu trung tích 溝中瘠chánh trung 正中chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chấp trung 執中chiết trung 折中chính trung 正中chùy xử nang trung 錐杵囊中chùy xử nang trung 錐處囊中cư trung 居中do trung 由中dương trung 陽中đán trung 膻中địa trung hải 地中海không trung 空中kỳ trung 其中lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄lữ trung tạp thuyết 旅中雜說mộng trung 夢中nan trung chi nan 難中之難nga trung 俄中nhãn trung thích 眼中刺nhân trung 人中nhật trung 日中phòng trung thuật 房中術quang trung 光中quân trung 軍中quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集tang trung 桑中tang trung chi lạc 桑中之樂tập trung 集中tòng trung 从中tòng trung 從中trung á 中亚trung á 中亞trung âu 中歐trung bình 中平trung bộ 中部trung cấp 中級trung cấp 中级trung chánh 中正trung châu 中洲trung cổ 中古trung cộng 中共trung du 中游trung dung 中庸trung dược 中药trung dược 中藥trung đình 中庭trung đoạn 中断trung đoạn 中斷trung độ 中度trung đồ 中途trung đông 中東trung đường 中堂trung gian 中間trung gian 中间trung hoa 中华trung hoa 中華trung học 中学trung học 中學trung hưng 中兴trung hưng 中興trung lập 中立trung lộ 中路trung lưu 中流trung mỹ 中美trung nam 中南trung nga 中俄trung ngọ 中午trung nguyên 中元trung nguyên 中原trung nguyên tiết 中元節trung nhật 中日trung niên 中年trung phu 中孚trung quân 中軍trung quốc 中国trung quốc 中國trung quỹ 中饋trung sĩ 中士trung tá 中佐trung tâm 中心trung thu 中秋trung thức 中式trung tiện 中便trung tính 中性trung tuần 中旬trung tử 中子trung tướng 中将trung tướng 中將trung uý 中尉trung ương 中央trung văn 中文trung ý 中意vô hình trung 無形中vô trung sinh hữu 無中生有ý trung 意中ý trung nhân 意中人yêm trung 淹中

trúng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đúng, trúng, tin
2. mắc phải, bị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ giữa. ◎ Như: "trung ương" chỗ giữa (ý nói quan trọng nhất), "cư trung" ở giữa.
2. (Danh) Bên trong. ◎ Như: "thủy trung" trong (dưới) nước, "mộng trung" trong mộng, "tâm trung" trong lòng.
3. (Danh) Trong khoảng, trong vòng (thời kì). ◎ Như: "nhất niên chi trung" trong khoảng một năm.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Trung Quốc" .
5. (Tính) Ở giữa làm môi giới, liên lạc. ◎ Như: "trung nhân" người làm trung gian.
6. (Tính) Vừa, thường, nhỡ (ở trong khoảng giữa cao và thấp, lớn và nhỏ, tốt và xấu). ◎ Như: "trung cấp" bậc trung, "trung hình" cỡ vừa, "trung đẳng" hạng vừa.
7. (Tính) Nửa. ◎ Như: "trung đồ" nửa đường, "trung dạ" nửa đêm.
8. (Phó) Đang. ◎ Như: "tại điều tra trung " 調 đang điều tra.
9. Một âm là "trúng". (Động) Đúng. ◎ Như: "xạ trúng" bắn trúng, "ngôn trúng" nói đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không đúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
10. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "trúng phong" bị trúng gió, "trúng thử" bị trúng nắng, "trúng độc" ngộ độc.
11. (Động) Được. ◎ Như: "trúng tưởng" được thưởng, "trúng thiêm" được trúng số.
12. (Động) Hợp, hợp cách. ◎ Như: "trúng thức" trúng cách, "bất trúng dụng" không dùng được.
13. (Động) Đậu, thi đỗ. ◎ Như: "khảo trúng" thi đậu.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như trung ương chỗ giữa, trung tâm giữa ruột, v.v.
② Trong, như đối với nước ngoài thì gọi nước mình là trung quốc , đối với các tỉnh ngoài thì gọi chỗ kinh đô là trung ương , v.v.
③ Ở khoảng giữa hai bên cũng gọi là trung, như thượng, trung, hạ trên, giữa, dưới. Người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác gọi là trung nhân cũng do một nghĩa ấy.
④ Ngay, không vẹo không lệch, không quá không thiếu, cũng gọi là trung, như trung dong đạo phải, trung hành làm phải, trung đạo đạo chân chính không thiên bên nào v.v.
⑤ Nửa, như trung đồ nửa đường, trung dạ nửa đêm, v.v.
⑥ Chỉ chung tất cả các chỗ, như Ngô trung trong đất Ngô, Thục trung trong đất Thục, v.v.
⑦ Một âm là trúng. Tin, như bắn tin gọi là xạ trúng , nói đúng gọi là ngôn trúng , v.v.
⑧ Bị phải, như trúng phong bị phải gió, trúng thử bị phải nắng, v.v.
⑨ Hợp cách, như thi cử lấy đỗ gọi là trúng thức , đồ không dùng được gọi là bất trúng dụng , v.v.
⑩ Ðầy đủ, như chế trúng nhị thiên thạch phép đủ hai nghìn thạch.
⑪ Cùng âm nghĩa như chữ trọng, như em thứ hai gọi là trọng đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trúng: Bắn trúng; Đánh trúng, bắn trúng; Đánh trúng chỗ hiểm yếu; Trông thấy họ bắn tên, mười phát trúng hết tám, chín (Âu Dương Tu: Mại du ông);
② Đúng: Tôi đoán đúng rồi; Không gì là không trúng (hợp với) âm luật (Trang tử: Dưỡng sinh chủ); Ngầm hợp tâm ý (Liêu trai chí dị: Xúc chức); Cái tròn thì hợp với cái quy (để vẽ hình tròn), cái vuông thì hợp với cái củ (để vẽ hình vuông) (Tuân tử);
③ Bị, mắc phải: Bị trúng đạn; Trúng mưu, trúng kế;
④ Vu khống, làm hại: Mượn cớ (gây ra việc rắc rối) để làm hại Vương Doãn (Hậu Hán thư: Vương Doãn liệt truyện); Hiển giận, định lấy việc quan để hại Thương (Hán thư: Hà Võ truyện);
⑤ Đậu, đỗ: Thi đậu rồi, đỗ rồi. Xem [zhong].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng vào. Không trtật ra ngoài — Hợp với. Đúng với — Một âm khác là Trung.

Từ ghép 19

cốt
gū ㄍㄨ, gú ㄍㄨˊ, gǔ ㄍㄨˇ

cốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương cốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương. ◎ Như: "kiên giáp cốt" xương bả vai, "tỏa cốt" xương đòn (quai xanh), "quăng cốt" xương cánh tay, "cân cốt" gân và xương.
2. (Danh) Chỉ xác chết, thi cốt. ◇ Cao Bá Quát : "Bích thảo đa tình oanh chiến cốt" (Cảm phú ) Cỏ biếc nặng tình quấn quanh xác lính chết trận. ◇ Đỗ Phủ : "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ) Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết cóng.
3. (Danh) Thân mình, khu thể. ◇ Tống Liêm : "Thì binh hậu tuế cơ, Dân cốt bất tương bảo" , (Đỗ Hoàn Tiểu truyện ).
4. (Danh) Chỉ thịt của gia súc dùng để cúng tế. § Tức là những con "sinh" . ◇ Lễ Kí : "Phàm vi trở giả, dĩ cốt vi chủ. Cốt hữu quý tiện. Ân nhân quý bễ, Chu nhân quý kiên" , . . , (Tế thống ).
5. (Danh) Khung, nan, cốt. ◎ Như: "phiến cốt" nan quạt, "cương cốt thủy nê" xi-măng cốt sắt.
6. (Danh) Chỉ thành phần chủ yếu.
7. (Danh) Rễ cây. ◇ Quản Tử : "Phong sanh mộc dữ cốt" (Tứ thì ).
8. (Danh) Phẩm chất, tính chất. ◇ Lí Ngư : "Cụ tùng bách chi cốt, hiệp đào lí chi tư" , 姿 (Nhàn tình ngẫu kí , Chủng thực , Mộc bổn ).
9. (Danh) Chỉ thật chất, cái lẽ thật bên trong. ◇ Lỗ Tấn : "Cố thử sự chánh diệc vị khả tri, ngã nghi tất cốt nô nhi phu chủ, kì trạng dữ chiến khu đồng" , , (Thư tín tập , Trí đài tĩnh nông ).
10. (Danh) Chỉ khí chất. ◇ Tấn Thư : "Thử nhi hữu kì cốt, khả thí sử đề" , 使 (Hoàn Ôn truyện ).
11. (Danh) Chỉ bổn tính, tính cách. ◎ Như: "ngạo cốt" phong cách kiêu ngạo, "phong cốt" tính cách.
12. (Danh) Chỉ tâm thần, tâm ý. ◇ Giang Yêm : "Sử nhân ý đoạt thần hãi, tâm chiết cốt kinh" 使, (Biệt phú ).
13. (Danh) Chỉ nét chữ cứng cỏi hùng mạnh. ◇ Tô Thức : "Đông Pha bình thì tác tự, cốt sanh nhục, nhục một cốt, vị thường tác thử sấu diệu dã" , , , (Đề tự tác tự ).
14. (Danh) Chỉ đường hướng và khí thế của thơ văn. ◇ Văn tâm điêu long : "Cố luyện ư cốt giả, tích từ tất tinh" , (Phong cốt ).
15. (Danh) Tỉ dụ đáy lòng sâu xa. ◇ Vương Sung : "Dĩ vi tích cổ chi sự, sở ngôn cận thị, tín chi nhập cốt, bất khả tự giải" , , , (Luận hành , Tự kỉ ).
16. (Danh) Tỉ dụ (trong lời nói) hàm ý bất mãn, chế giễu... ◇ Mao Thuẫn : "Lí Ngọc Đình bất minh bạch tha môn đích thoại trung hữu cốt" (Tí dạ , Cửu).
17. (Danh) Khắc (thời giờ). § Dịch âm tiếng Anh: quarter. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu nhân ư nhất thì chi trung, phân tứ cốt, mỗi cốt tam tự, diệc đồng ư thì số" , , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ tứ chương ).
18. (Danh) Họ "Cốt".
19. (Danh) Tức "cốt phẩm chế" . § Chế độ của tộc Tân La ngày xưa, dựa theo huyết thống phân chia đẳng cấp (hoàng thất, quý tộc...).
20. (Giới) Vẫn cứ, vẫn lại. § Dùng như: "hoàn" , "nhưng nhiên" . ◇ Lí Lai Lão : "Tú áp thùy liêm, cốt hữu hứa đa hàn tại" , (Quyện tầm phương , Từ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xương, là một phần cốt yếu trong thân thể người và vật.
② Cái cốt, dùng để làm cái mẫu để đúc nắn các hình đứng đều gọi là cốt.
③ Thứ cốt khắc sâu vào. Giận người không quên gọi là hàm chi thứ cốt .
④ Cứng cỏi. Như kẻ cứ đứng thẳng mà can, không a dua nịnh hót gọi là cốt ngạnh (xương cá).
⑤ Người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương (từ được dùng trong một vài thành ngữ thông tục). Xem [gu], [gư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương: Xương sọ; Xương bả vai; Xương đòn (quai xanh); Xương cánh tay; Xương sườn; Xương mỏ ác; Xương cột sống; Xương quay; Xương trụ; Xương đai hông; Xương cổ tay; Xương bàn tay; Xương ngón tay; Xương cùng; Xương bánh chè; Xương đùi; Xương chày; Xương mác; Xương bàn chân; Xương ngón; Xương đuôi (mu);
② Nan, cốt, khung: Nan quạt; Xi măng cốt sắt;
③ Tinh thần, tính nết, tính cách, cốt cách: Cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trong như tuyết;
④ (văn) Cứng cỏi: Thẳng thắn không a dua;
⑤ (văn) Người chết. Xem [gu], [gú].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】cốt đóa nhi [guduor] (khn) Nụ hoa;
② 【】cốt lục [gulu] Lăn long lóc. Xem [gú], [gư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương — Chỉ sự cứng cỏi — Chính yếu.

Từ ghép 61

bác cốt 髆骨bạch cốt 白骨bài cốt 排骨băng cơ ngọc cốt 冰肌玉骨bộc cốt 暴骨cân cốt 筋骨chẩm cốt 枕骨chỉ cốt 指骨chi cốt 肢骨chùy cốt 椎骨chưởng cốt 掌骨cổ cốt 股骨cốt bồn 骨盆cốt cách 骨格cốt cách 骨骼cốt đóa nhi 骨朵兒cốt đổng 骨董cốt hôi 骨灰cốt khôi 骨灰cốt lập 骨立cốt mạc 骨膜cốt ngạnh 骨鯁cốt nghạch 骨鯁cốt nhục 骨肉cốt nhục tương tàn 骨肉相殘cốt pháp 骨法cốt quan tiết 骨關節cốt sấu như sài 骨瘦如柴cốt tủy 骨髓cốt tử 骨子cốt tướng 骨相cơ cốt 肌骨cùng cốt 窮骨diện cốt 面骨đầu cốt 頭骨hài cốt 骸骨hiếp cốt 脅骨hổ cốt 虎骨kê cốt 雞骨khắc cốt 刻骨khí cốt 氣骨khô cốt 枯骨lặc cốt 肋骨mai cốt 梅骨mao cốt tủng nhiên 毛骨悚然ngọc cốt 玉骨nhan diện cốt 顏面骨nhập cốt 入骨nhuyễn cốt 輭骨ô cốt kê 烏骨雞phàm cốt 凡骨phấn cốt toái thân 粉骨碎身phong cốt 風骨phú cốt 富骨quăng cốt 肱骨quy cốt 歸骨quyền cốt 權骨sấu cốt 瘦骨tiên phong đạo cốt 仙風道骨tiếp cốt 接骨tọa cốt 座骨
bàng, phương
fāng ㄈㄤ, fēng ㄈㄥ, páng ㄆㄤˊ, wǎng ㄨㄤˇ

bàng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khắp cả: Đi khắp thiên hạ (Thượng thư). Xem [fang].

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phía
2. vuông, hình vuông
3. trái lời, không tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai thuyền cùng đi liền nhau, bè trúc. Cũng chỉ đi bằng thuyền hoặc bè. ◇ Thi Kinh : "Tựu kì thâm hĩ, Phương chi chu chi" , (Bội phong , Cốc phong ) Đến chỗ nước sâu, Thì đi bằng bè hay bằng thuyền.
2. (Danh) Hình có bốn góc vuông (góc 90 độ). ◎ Như: "chánh phương hình" hình vuông, "trường phương hình" hình chữ nhật.
3. (Danh) Ngày xưa gọi đất là "phương". ◇ Hoài Nam Tử : "Đái viên lí phương" (Bổn kinh ) Đội trời đạp đất.
4. (Danh) Nơi, chốn, khu vực. ◎ Như: "địa phương" nơi chốn, "viễn phương" nơi xa.
5. (Danh) Vị trí, hướng. ◎ Như: "đông phương" phương đông, "hà phương" phương nào?
6. (Danh) Thuật, phép, biện pháp. ◎ Như: "thiên phương bách kế" trăm kế nghìn phương.
7. (Danh) Nghề thuật. ◎ Như: "phương sĩ" , "phương kĩ" kẻ chuyên về một nghề, thuật như bùa thuốc, tướng số.
8. (Danh) Thuốc trị bệnh. ◎ Như: "cấm phương" phương thuốc cấm truyền, "bí phương" phương thuốc bí truyền, "phương tử" đơn thuốc. ◇ Trang Tử : "Khách văn chi, thỉnh mãi kì phương bách kim" , (Tiêu dao du ) Khách nghe chuyện, xin mua phương thuốc đó (làm cho khỏi nứt nẻ tay) trăm lạng vàng.
9. (Danh) Phép nhân lên một con số với chính nó (toán học). ◎ Như: "bình phương" lũy thừa hai, "lập phương" lũy thừa ba.
10. (Danh) Đạo đức, đạo lí, thường quy. ◎ Như: "hữu điếm quan phương" có vết nhục đến đạo đức làm quan, "nghĩa phương hữu huấn" có dạy về đạo nghĩa.
11. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho các vật hình vuông hay chữ nhật. Tương đương với "khối" , "cá" . ◎ Như: "biển ngạch nhất phương" một tấm hoành phi, "tam phương đồ chương" ba bức tranh in.
12. (Danh) Chữ dùng ngày xưa để đo lường diện tích. Sau chỉ bề dài bề rộng gồm bao nhiêu, tức chu vi. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) (Nước có) chu vi sáu bảy chục dặm hoặc năm sáu chục dặm, (Nhiễm) Cầu tôi cai quản thì vừa đầy ba năm có thể làm cho dân no đủ.
13. (Danh) Vân gỗ.
14. (Danh) Loài, giống.
15. (Danh) Lúa mới đâm bông chưa chắc.
16. (Danh) Phương diện. ◇ Vương Duy : "San phân bát diện, thạch hữu tam phương" , (Họa học bí quyết ) Núi chia ra tám mặt, đá có ba phương diện.
17. (Danh) Họ "Phương".
18. (Tính) Vuông (hình). ◎ Như: "phương trác" bàn vuông.
19. (Tính) Ngay thẳng. ◎ Như: "phẩm hạnh phương chánh" phẩm hạnh ngay thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thị dĩ thánh nhân phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế" , (Chương 58) Như thế bậc thánh nhân chính trực mà không làm thương tổn người, có góc cạnh mà không làm hại người.
20. (Tính) Thuộc về một nơi chốn. ◎ Như: "phương ngôn" tiếng địa phương, "phương âm" giọng nói địa phương, "phương chí" sách ghi chép về địa phương.
21. (Tính) Ngang nhau, đều nhau, song song. ◎ Như: "phương chu" hai chiếc thuyền song song.
22. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phương mệnh" trái mệnh lệnh. ◇ Tô Thức : "Cổn phương mệnh bĩ tộc" (Hình thưởng ) Cổn (cha vua Vũ ) trái mệnh và bại hoại.
23. (Động) So sánh, phê bình, chỉ trích. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống phương nhân. Tử viết: Tứ dã hiền hồ tai? Phù ngã tắc bất hạ" . : ? (Hiến vấn ) Tử Cống hay so sánh người này với người khác. Khổng Tử nói: Anh Tứ giỏi thế sao? Ta thì không rảnh (để làm chuyện đó).
24. (Phó) Mới, rồi mới. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận" (Vô đề ) Tằm xuân đến chết mới hết nhả tơ. Nguyễn Du dịch thơ: Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
25. (Phó) Đang, còn đang. ◎ Như: "lai nhật phương trường" ngày tháng còn dài.
26. (Giới) Đương, tại, khi, lúc. ◇ Trang Tử : "Phương kì mộng dã, bất tri kì mộng dã" , (Tề vật luận ) Đương khi chiêm bao thì không biết mình chiêm bao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vuông, vật gì hình thể ngay thẳng đều gọi là phương, người nào tính hạnh ngay thẳng gọi là phương chánh .
② Phương hướng, như đông phương phương đông, hà phương phương nào?
③ Ðạo đức, như hữu điếm quan phương có vết nhục đến đạo đức làm quan, nghĩa phương hữu huấn có dạy về đạo nghĩa, v.v.
④ Nghề thuật, như phương sĩ , phương kĩ kẻ chuyên về một nghệ thuật như bùa thuốc tướng số, v.v.
⑤ Phương thuốc, như cấm phương phương thuốc cấm truyền, bí phương phương thuốc bí truyền, v.v. Cái đơn thuốc của thầy thuốc kê ra gọi là phương tử .
⑥ Trái, như phương mệnh trái mệnh lệnh.
⑦ Ðương, tiếng dùng để giúp lời, như phương kim đương bây giờ, phương khả mới khá, v.v.
⑧ Nơi, chốn, như viễn phương nơi xa.
⑨ Thuật, phép.
⑩ So sánh,
⑪ Vân gỗ.
⑫ Loài, giống.
⑬ Có.
⑭ Chói.
⑮ Hai vật cùng đi đều, như phương chu hai chiếc thuyền cùng đi đều.
⑯ Lúa mới đâm bông chưa chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vuông, hình vuông: Bàn vuông; Miếng gỗ này hình vuông; Mét vuông; Không thể chế ra những vật vuông, tròn (Mạnh tử);
② (toán) Phương: Bình phương; Lập phương;
③ Xem , ;
④ Đoan chính, ngay thẳng: Phẩm hạnh đoan chính;
⑤ Phương, hướng: Phương đông; Hướng nào;
⑥ Phương, bên: Bên ta; Bên A; Đối phương; Đôi bên;
⑦ Địa phương, nơi chốn: Phương xa; Phương ngôn, tiếng địa phương;
⑧ Phương pháp, cách thức: Trăm phương nghìn kế; Dạy dỗ đúng cách;
⑨ Toa, đơn, phương thuốc: Bài thuốc công hiệu; Bài thuốc truyền trong dân gian; Phương thuốc cấm truyền; Phương thuốc bí truyền;
⑩ (văn) (Dùng thay cho chữ để chỉ) đất: Đội trời đạp đất (Hoài Nam tử);
⑪ (văn) (Hai thuyền hoặc xe) đi song song: Ngựa kéo xe không thể đi song song qua được (Hậu Hán thư);
⑫ (văn) So sánh: Nói về công nghiệp thì vua Thang vua Võ cũng không thể so được với ngài (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ);
⑬ (văn) Chiếm hữu: Chim khách làm tổ, chim tu hú vào chiếm ở (Thi Kinh);
⑭ (văn) Phỉ báng: Tử Cống phỉ báng người (Luận ngữ);
⑮ (văn) Làm trái: Làm trái ý trời và ngược đãi nhân dân (Mạnh tử);
⑯ (văn) Đang, còn: Đang lên, đà đang lên; Ngày tháng còn dài; Đang bây giờ;
⑰ Mới, chợt: Như mơ mới (chợt) tỉnh; Tuổi mới hai mươi;
⑱ (văn) Thì mới: Có nuôi con mới biết công ơn cha mẹ. 【】 phương tài [fangcái] a. Vừa mới: Tôi vừa mới gặp trên xe điện một người bạn học cũ đã lâu năm không gặp; b. Thì mới: Trận bóng mãi đến sáu giờ chiều mới kết thúc; Chiều hôm qua tôi xem phim xong mới về nhà;
⑲ (văn) Cùng: Văn thần và võ tướng cùng được bổ nhiệm (Hán thư);
⑳ (văn) Sắp, sắp sửa: (Ta) nay chỉ huy tám chục vạn lính thủy, sẽ cùng tướng quân quyết chiến ở đất Ngô (Tư trị thông giám);
㉑ (văn) Đang lúc: Đang lúc ông ta nằm mộng thì không biết mình nằm mộng (Trang tử);
㉒ [Fang] Đất Phương (một địa danh thời cổ);
㉓ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng. Phía. Đoạn trường tân thanh có câu: » Rằng năm Gia tĩnh triều Minh, bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng « — Vùng đất. Td: Địa phương. Đoạn trường tân thanh có câu: » Ngày đêm luống những âm thầm, lửa binh đâu đã ầm ầm một phương « — Vuông vức — Ngay thẳng — Cách thức. Td: Phương pháp — Cái đơn thuốc. Td: Dược phương ( toa thuốc ) — Vừa mới — Tên mộ bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phương.

Từ ghép 75

bát phương 八方bình phương 平方cấm phương 禁方cấn phương 艮方chân phương 真方chấp phương 執方dị phương 異方du phương tăng 遊方僧dược phương 藥方đa phương 多方đại phương 大方địa phương 地方đối phương 对方đối phương 對方đông phương 東方đơn phương 單方lập phương 立方lục phương 六方lương phương 良方ngũ phương 五方phiến phương 片方phiên phương 藩方phương án 方案phương cách 方格phương châm 方針phương châm 方针phương chu 方舟phương diện 方面phương diện 方靣phương dược 方藥phương đình 方亭phương đình địa chí loại 方亭地志類phương đình thi tập 方亭詩集phương đình văn tập 方亭文集phương đường 方糖phương hình 方形phương hướng 方向phương lí 方里phương lược 方略phương mệnh 方命phương ngoại 方外phương ngôn 方言phương pháp 方法phương sách 方策phương sĩ 方士phương tễ 方劑phương thốn 方寸phương thuật 方術phương thức 方式phương tiện 方便phương tiện miến 方便麵phương trấn 方鎮phương trình 方程phương trượng 方丈phương tục 方俗phương vật 方物phương vị 方位phương xích 方尺quan phương 官方sóc phương 朔方song phương 雙方tá phương 借方tà phương hình 斜方形tầm phương 尋方tây phương 西方tha phương 他方thừa phương 乘方tiên phương 仙方tứ phương 四方tỷ phương 比方vạn phương 萬方viêm phương 炎方viễn phương 遠方vô phương 無方y phương 醫方
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

trị, trực
zhí ㄓˊ

trị

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giá cao thấp của một vật — Xem Trực.

trực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "trực tuyến" đường thẳng.
2. (Tính) Thẳng thắn. ◎ Như: "trực tính tử" người thẳng tính.
3. (Tính) Không tư riêng, không thiên lệch. ◎ Như: "chính trực" ngay thẳng.
4. (Tính) Thẳng đờ, mỏi đờ. ◎ Như: "lưỡng nhãn phát trực" hai mắt đờ đẫn, "song thối cương trực" hai đùi cứng đờ.
5. (Động) Uốn thẳng, làm cho thẳng. ◎ Như: "trực khởi yêu lai" ưỡn thẳng lưng lên.
6. (Động) Hầu (để trực tiếp sai bảo). ◇ Kim sử : "Nhật nhị nhân trực, bị cố vấn" , (Ai Tông bổn kỉ thượng ) Mỗi ngày có hai người hầu trực, để sẵn sàng khi cần hỏi đến.
7. (Động) Giá trị. § Thông "trị" . ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trực thiên kim" (Xuân dạ thi ) Đêm xuân một khắc đáng giá nghìn vàng.
8. (Phó) Thẳng tới. ◎ Như: "trực tiếp" liên hệ thẳng, không qua trung gian.
9. (Phó) Chỉ, bất quá. ◇ Mạnh Tử : "Trực bất bách bộ nhĩ" (Lương Huệ Vương thượng ) Chẳng qua trăm bước vậy.
10. (Phó) Ngay, chính nên. ◇ Đỗ Thu Nương : "Hoa khai kham chiết trực tu chiết" (Kim lũ y ) Hoa nở đáng bẻ thì nên bẻ ngay.
11. (Phó) Một mạch, cứ, mãi. ◎ Như: "nhất trực tẩu" đi một mạch, "trực khốc" khóc mãi.
12. (Phó) Thực là. ◇ Trang Tử : "Thị trực dụng quản khuy thiên" (Thu thủy ) Thực là lấy ống dòm trời.
13. (Phó) Cố ý. ◇ Sử Kí : "Trực trụy kì lí di hạ" (Lưu Hầu thế gia) Cố ý làm rơi giày dưới cầu.
14. (Liên) Dù, mặc dù. ◇ Đỗ Mục : "Nhân sanh trực tác bách tuế ông, diệc thị vạn cổ nhất thuấn trung" , (Trì Châu tống Mạnh Trì tiền bối ) Đời người dù có làm ông già trăm tuổi, thì cũng là một cái nháy mắt trong vạn cổ mà thôi.
15. (Danh) Lẽ thẳng, lí lẽ đúng đắn. ◎ Như: "đắc trực" được lẽ ngay, được tỏ nỗi oan.
16. (Danh) Họ "Trực".

Từ điển Thiều Chửu

① Thẳng.
② Chính trực không có riêng tây gì.
③ Ðược lẽ thẳng, được tỏ nỗi oan ra gọi là đắc trực .
④ Thẳng tới, như trực tiếp thẳng tiếp.
⑤ Những, bất quá, dùng làm trợ từ, như trực bất bách bộ nhĩ (Mạnh Tử ) những chẳng qua trăm bước vậy.
⑥ Ngay, chính nên, như hoa khai kham chiết trực tu chiết hoa nở nên bẻ bẻ ngay.
⑦ Hầu.
⑧ Cùng nghĩa với chữ trị giá trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẳng, trực tiếp: Chiếc gậy này rất thẳng; Đến thẳng;
② Uốn thẳng, ưỡn thẳng: Ưỡn thẳng lưng lên;
③ Ngay thẳng, chính trực, trực: Chính trực, ngay thẳng;
④ Một mạch, mãi: Đi một mạch; Nói một mạch hàng giờ, nói mãi; Khóc mãi;
⑤ Cứng đờ, mỏi đờ: Tay cóng đờ; Mắt mỏi đờ;
⑥ Dọc: Viết theo hàng dọc; Chiều dọc 3 mét;
⑦ Thật (là): Tính nết thằng ấy thật chả khác gì trẻ con;
⑧ (văn) Cố ý, đặc biệt, có ý: (Ông già) cố ý làm rơi giày dưới cầu (Sử kí); 使 Án Anh này rất bất tiếu, nên mới chuyên đi sứ sang nước Sở (Án tử Xuân thu);
⑨ (văn) Chỉ: Chỉ không đầy trăm bước (Mạnh tử); Tôi chỉ đùa mà thôi (Hán thư);
⑩ (văn) Trực thuộc: Các tỉnh trực thuộc;
⑪ (văn) Đối mặt, gặp phải;
⑫ (văn) Trực ban, trực nhật;
⑬ (văn) Giá trị, tiền công (dùng như , bộ ): Nâng giá nó lên, tích trữ để bán giá cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑭ (văn) Lời lẽ chính xác, lí lẽ chính xác: Đem lí lẽ đúng nói với y, nhưng y không chịu sửa đổi (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑮ (văn) Dù, mặc dù: Đời người dù có làm ông già trăm tuổi, thì cũng là một cái nháy mắt trong vạn cổ mà thôi (Đỗ Mục: Tiết Châu tống Mạnh Trì Tiên bối);
⑯ (văn) Ngay, chính nên: Hoa nở bẻ được thì nên bẻ ngay (Đỗ Thu Nương: Kim lũ y);
⑰ [Zhí] (Họ) Trực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng ( không cong, gẫy ). Td: Cương trực — Không thiên lệch. Td: Trung trực — Thẳng tới, không qua trung gian nào. Td: Trực tiếp — Chờ đợi. Td: Túc trực — Tên người, tức Nguyễn Trực, 1417-1473, tự là Công Đĩnh, hiệu là Sư Liệu, người xã Bối khê huyện Thanh oai tỉnh Hà đông, đậu Trạng nguyên năm 1442, niên hiệu Đại bảo thứ 3 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, từng đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm Hán văn có Sư liệu tập và Bối khê tập.

Từ ghép 35

thu, thâu, thú
shōu ㄕㄡ

thu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu dọn
2. thu về, lấy về

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ. ◎ Như: "bị thu" bị bắt, "thu giám" bắt giam, "thu bộ tội phạm" bắt giữ kẻ phạm tội.
2. (Động) Rút về, lấy. ◎ Như: "thu phục lãnh thổ" lấy lại lãnh thổ, "thu binh" rút quân.
3. (Động) Nhận lấy, nạp. ◎ Như: "thu nhập" nhận vào, "thu chi" nhận vào xuất ra, "trưng thu thuế khoản" nhận tiền thuế.
4. (Động) Tiếp nhận. ◎ Như: "thu tín" nhận thư.
5. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu thu đông tàng" mùa thu gặt hái mùa đông tồn trữ, "thu cát đạo tử" gặt hái lúa.
6. (Động) Cất giữ. ◎ Như: "thu tàng" cất giữ.
7. (Động) Gom góp, góp nhặt, co lại, xếp lại. ◎ Như: "thu liễm" thu vén, "thu thập" nhặt nhạnh, "sang thương dĩ kinh thu khẩu nhi liễu" vết nhọt đã co miệng lại rồi, "bả tán thu khởi lai" đem xếp cái dù lại.
8. (Động) Kết thúc, chấm dứt. ◎ Như: "thu bút" đóng bút (gác bút), "thu tràng" xong việc, "thu công" kết thúc công việc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Kim Lăng vương khí ảm nhiên thu" (Tây Tái san hoài cổ 西) Khí sắc đế vương ảm đạm ở Kim Lăng đã dứt hết.
9. (Động) Chôn cất, mai táng. ◎ Như: "thu mai thi thể" chôn vùi xác chết.
10. (Danh) Cái mũ đời nhà Hạ.
11. (Danh) Cái hòm xe đời xưa.
12. Một âm là "thú". (Danh) Số gặt được, vật thu hoạch được.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, như bị thu bị bắt, thu giám bắt giam.
② Thu nhặt, như thu liễm thu vén, thu thập nhặt nhạnh, v.v.
③ Thu thúc, như thu bút đóng bút (gác bút), thu tràng xong việc.
④ Cái mũ đời nhà Hạ.
⑤ Hòm xe.
⑥ Một âm là thú. Số gặt được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thu, nhận: Tôi đã nhận được thư của anh; Thu thuế;
② Cất giữ: 西 Cất những cái này đi;
③ Gặt hái: Gặt hái; Vụ gặt mùa thu;
④ Rút về: Rút quân;
⑤ Co lại, gom lại: Vết thương đã co miệng;
⑥ Kết thúc, chấm dứt: Sấm bắt đầu dứt tiếng (Lễ kí); Cuối bài, cuối sách, phần cuối, phần kết thúc;
⑦ (văn) Bắt: Bắt giam; Bèn bắt giao cho nhà lao thẩm vấn;
⑧ (văn) Thu gom;
⑨ (văn) Thu lấy, chiếm lấy, tiếp thu: P°­hía bắc tiếp thu Thượng Quận, phía nam chiếm lấy Hán Trung (Lí Tư: Gián trục khách thư);
⑩ (văn) Thu nhận và chứa chấp, thu dưỡng: Thu dưỡng những người cô quả, bồi bổ cho kẻ bần cùng (Tuân tử);
⑪ (văn) Số gặt được, vật thu hoạch được;
⑫ (văn) Cây ngang dưới thùng xe (thời xưa);
⑬ (văn) (Tên một loại) mũ thời xưa (đời Chu gọi là [biện, bộ ], đời Hạ gọi là thu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt lấy — Lấy về. Truyện Nhị độ mai : » Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn « — Gom lại. Kết thúc.

Từ ghép 42

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu dọn
2. thu về, lấy về

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Thu. Xem Thu.

Từ ghép 1

thú

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ. ◎ Như: "bị thu" bị bắt, "thu giám" bắt giam, "thu bộ tội phạm" bắt giữ kẻ phạm tội.
2. (Động) Rút về, lấy. ◎ Như: "thu phục lãnh thổ" lấy lại lãnh thổ, "thu binh" rút quân.
3. (Động) Nhận lấy, nạp. ◎ Như: "thu nhập" nhận vào, "thu chi" nhận vào xuất ra, "trưng thu thuế khoản" nhận tiền thuế.
4. (Động) Tiếp nhận. ◎ Như: "thu tín" nhận thư.
5. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu thu đông tàng" mùa thu gặt hái mùa đông tồn trữ, "thu cát đạo tử" gặt hái lúa.
6. (Động) Cất giữ. ◎ Như: "thu tàng" cất giữ.
7. (Động) Gom góp, góp nhặt, co lại, xếp lại. ◎ Như: "thu liễm" thu vén, "thu thập" nhặt nhạnh, "sang thương dĩ kinh thu khẩu nhi liễu" vết nhọt đã co miệng lại rồi, "bả tán thu khởi lai" đem xếp cái dù lại.
8. (Động) Kết thúc, chấm dứt. ◎ Như: "thu bút" đóng bút (gác bút), "thu tràng" xong việc, "thu công" kết thúc công việc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Kim Lăng vương khí ảm nhiên thu" (Tây Tái san hoài cổ 西) Khí sắc đế vương ảm đạm ở Kim Lăng đã dứt hết.
9. (Động) Chôn cất, mai táng. ◎ Như: "thu mai thi thể" chôn vùi xác chết.
10. (Danh) Cái mũ đời nhà Hạ.
11. (Danh) Cái hòm xe đời xưa.
12. Một âm là "thú". (Danh) Số gặt được, vật thu hoạch được.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, như bị thu bị bắt, thu giám bắt giam.
② Thu nhặt, như thu liễm thu vén, thu thập nhặt nhạnh, v.v.
③ Thu thúc, như thu bút đóng bút (gác bút), thu tràng xong việc.
④ Cái mũ đời nhà Hạ.
⑤ Hòm xe.
⑥ Một âm là thú. Số gặt được.

Từ ghép 1

âm, ấm
yīn ㄧㄣ, yìn ㄧㄣˋ

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

âm, tiếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng, thanh. ◇ Trang Tử : "Tích giả Tề quốc lân ấp tương vọng, kê cẩu chi âm tương văn" , (Khư khiếp ) Xưa kia nước Tề các ấp (ở gần nhau có thể) trông thấy nhau, tiếng gà tiếng chó nghe lẫn nhau.
2. (Danh) Âm nhạc. ◇ Trang Tử : "Hoạch nhiên hướng nhiên, tấu đao hoạch nhiên, mạc bất trúng âm" , , (Dưỡng sinh chủ ) Tiếng kêu lát chát, dao đưa soàn soạt, không tiếng nào là không đúng cung bậc.
3. (Danh) Giọng. ◇ Hạ Tri Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải mấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, già cả trở về, Giọng quê không đổi, (nhưng) tóc mai thúc giục (tuổi già).
4. (Danh) Phiếm chỉ tin tức. ◎ Như: "giai âm" tin mừng, "âm tấn" tin tức. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp Lục thị, cư đông san Vọng thôn. Tam nhật nội, đương hậu ngọc âm" , . , (A Anh ) Thiếp họ Lục, ở thôn Vọng bên núi phía đông. Trong vòng ba ngày, xin đợi tin mừng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng, tiếng phát lộ ra có điệu trong đục cao thấp gọi là âm. Tiếng phát ra thành văn cũng gọi là âm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Âm (thanh, tiếng, giọng): Âm nhạc; Tiếng ồn; Giọng nói của anh ấy rất nặng;
② Nốt nhạc;
③ Tin (tức): Tin mừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng, giọng — Cách đọc.

Từ ghép 87

âm ba 音波âm cường 音強âm dong 音容âm điệu 音調âm điệu 音调âm giai 音階âm hao 音耗âm học 音學âm huấn 音訓âm hưởng 音響âm luật 音律âm nghĩa 音義âm nhạc 音乐âm nhạc 音樂âm nhạc gia 音樂家âm nhạc hội 音樂會âm phẩm 音品âm phù 音符âm sắc 音色âm thanh 音聲âm tiết 音節âm tiết 音节âm tiêu 音標âm tín 音信âm tố 音素âm trình 音程âm tức 音息âm vấn 音問âm vận 音韻âm vận học 音韻學âm xoa 音叉bá âm 播音bát âm 八音bính âm 拼音bộc thượng chi âm 濮上之音cát âm 吉音chú âm 注音dịch âm 譯音dư âm 餘音đa âm ngữ 多音語đa âm tự 多音字đê âm 低音đệ bát tài tử hoa tiên diễn âm 第八才子花箋演音độc âm 獨音đồng âm 同音đơn âm 單音đơn âm ngữ 單音語giai âm 佳音hài âm 諧音hấp âm 吸音hồi âm 回音hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hương âm 鄉音khẩu âm 口音khuếch âm 擴音kí âm 記音kim âm 今音mẫu âm 母音nam âm 南音ngũ âm 五音nguyên âm 元音nhị thập tứ hiếu diễn âm 二十四孝演音nhuận âm 閏音phát âm 發音phiên âm 翻音phúc âm 福音phúc âm 覆音quan âm bồ tát 觀音菩薩quan âm bồ tát 观音菩萨quan thế âm 觀世音quốc âm 國音sát âm 擦音sầu âm 愁音tà âm 邪音táo âm 噪音tâm âm 心音thanh âm 聲音thẩm âm 審音thổ âm 土音thu âm cơ 收音機tiệp âm 捷音tri âm 知音tử âm 子音vi âm 微音vi âm khí 微音器viên âm 圓音việt âm thi tập 越音詩集

ấm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng mát. Như chữ Ấm Một âm khác là Âm.
yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, dôi ra. ◎ Như: "nông hữu dư túc" nhà làm ruộng có thóc dư.
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" , , (Tinh thần huấn ) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi : "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" , (Canh Tuất tập , Tự tự ).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" những năm cuối đời, "dư sanh" sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" ý nghĩ khác, "dư sự" việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" , ; , ; , (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư cô" chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" trên ba mươi, "niên tứ thập dư" tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" .
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" , sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân : "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" , (Đồn điền từ ) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa, phần cung nhiều hơn phần cầu, thì cái phần thừa ấy gọi là dư. Như nông hữu dư túc nhà làm ruộng có thóc thừa.
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, dư, dôi ra, còn lại: Số tiền thừa (dôi ra); Số thóc thừa;
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): Trên 50 năm; Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): Sau giờ làm việc; Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【】dư hoàng [yúhuáng] Xem (bộ );
⑥ [Yú] (Họ) Dư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra — Nhàn hạ thong thả.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.