kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

tạ, tịch
jí ㄐㄧˊ, jiè ㄐㄧㄝˋ

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên — Một âm là Tịch. Xem Tịch.

Từ ghép 2

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ghi chép vào sổ, liệt kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sách, sổ sách: Sách cổ; Danh sách; Kinh sách, kinh sử;
② Quê quán, nguyên quán: Đồng bào nguyên quán tỉnh Nam Định;
③ Tịch (quan hệ phụ thuộc): Đảng tịch; Quốc tịch Việt Nam;
④ (văn) Giẫm, xéo: Ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày;
⑤ (văn) Tịch biên sung công, tịch kí;
⑥ Xem [lángjí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sổ sách ghi chép tên tuổi người ở một vùng ( Td: Hộ tịch ), hoặc trong một nước ( Td: Quốc tịch ) — Cũng chỉ quê quán — Một âm là Tạ. Xem Tạ.

Từ ghép 25

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mặt trời
2. dương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trời. ◎ Như: "triêu dương" mặt trời ban mai, "dương quang" ánh sáng mặt trời.
2. (Danh) Hướng nam. ◇ Tả truyện : "Thiên tử đương dương" (Văn Công tứ niên ) Vua ngồi xoay về hướng nam.
3. (Danh) Chiều nước về phía bắc. ◎ Như: "Hán dương" phía bắc sông Hán. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Quán thủy chi dương hữu khê yên, đông lưu nhập ư Tiêu thủy" , (Ngu khê thi tự ) Ở phía bắc sông Quán có một khe nưóc chảy qua hướng đông rồi nhập vào sông Tiêu.
4. (Danh) Mặt núi phía nam. ◎ Như: "Hành dương" phía nam núi Hành. ◇ Sử Kí : "Thiên sanh Long Môn, canh mục Hà San chi dương" , (Thái sử công tự tự ) (Tư Mã) Thiên sinh ở Long Môn, làm ruộng chăn nuôi ở phía nam núi Hà Sơn.
5. (Danh) Cõi đời đang sống, nhân gian. ◎ Như: "dương thế" cõi đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh vương lập mệnh tống hoàn dương giới" (Tịch Phương Bình ) Diêm vương lập tức hạ lệnh đưa về dương gian.
6. (Danh) Họ "Dương".
7. (Phó) Tỏ ra bề ngoài, làm giả như. § Thông "dương" . ◎ Như: "dương vi tôn kính" tỏ vẻ tôn kính ngoài mặt.
8. (Tính) Có tính điện dương. Trái lại với "âm" . ◎ Như: "dương điện" điện dương, "dương cực" cực điện dương.
9. (Tính) Tươi sáng. ◇ Lục Cơ : "Thì vô trùng chí, Hoa bất tái dương" , (Đoản ca hành ) Cơ hội chẳng đến hai lần, Hoa không tươi thắm lại.
10. (Tính) Hướng về phía mặt trời. ◇ Đỗ Phủ : "Sấu địa phiên nghi túc, Dương pha khả chủng qua" , (Tần Châu tạp thi ) Đất cằn thì chọn lúa thích hợp, Sườn núi hướng về phía mặt trời có thể trồng dưa.
11. (Tính) Gồ lên, lồi. ◎ Như: "dương khắc" khắc nổi trên mặt.
12. (Tính) Thuộc về đàn ông, thuộc về nam tính. ◎ Như: "dương cụ" dương vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ âm . Xem lại chữ âm .
② Mặt trời. Như sách Mạnh Tử nói Thu dương dĩ bộc chi mặt trời mùa thu rọi xuống cho.
③ Hướng nam. Như thiên tử đương dương vua ngồi xoay về hướng nam.
④ Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như Hán dương phía bắc sông Hán.
⑤ Mặt núi phía nam cũng gọi là dương như Hành dương phía nam núi Hành.
⑥ Tỏ ra. Như dương vi tôn kính ngoài mặt tỏ ra đáng tôn kính.
⑦ Màu tươi, đỏ tươi.
⑧ Cõi dương, cõi đời đang sống.
⑨ Dái đàn ông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dương (trái với âm): Âm dương;
② Thái dương, mặt trời: Mặt trời ban mai; Có mặt trời mùa thu dọi xuống cho nó (Mạnh tử);
③ (văn) Hướng nam, phía nam: Thiên tử ngồi quay về hướng nam;
④ (văn) Hướng bắc, phía bắc: Phía bắc sông Hán;
⑤ (văn) Phía nam núi: Phía nam núi Hành; Vì nó ở phía nam núi Hoa Sơn nên mới gọi nó là động Hoa Sơn (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí);
⑥ Lộ ra ngoài, tỏ ra bên ngoài, bề ngoài, giả vờ, vờ (như , bộ ): Ngoài mặt tỏ ra tôn kính; Nay bề ngoài vờ nói ủng hộ nước Hàn, nhưng thực ra lại ngầm thân với Sở (Sử kí: Hàn thế gia); Giả vờ ngủ.【】dương câu [yáng gou] Rãnh nổi, cống lộ thiên; 【】 dương phụng âm vi [yángféng-yinwéi] Ngoài thì thuận, trong thì chống, trước mặt phục tùng sau lưng chống lại;
⑦ Dương (vật): Dương vật, ngọc hành;
⑧ (văn) Màu đỏ tươi;
⑨ (văn) Cõi dương, cõi đời, dương gian;
⑩ [Yáng] Tên đất thời xưa (thuộc nước Yên đời Xuân thu, ở phía đông huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc);
⑪ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí dương — Mặt trời — Sáng sủa. Ấp áp. Chỉ mùa xuân — Chỉ về cuộc sống, trái với cõi chết — Hòn dái đàn ông. Chỉ về đàn ông.

Từ ghép 44

phạm
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâm phạm, phạm phải, mắc phải
2. phạm nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xâm lấn, đụng chạm. ◎ Như: "can phạm" đụng chạm, "mạo phạm" xâm phạm, "nhân bất phạm ngã, ngã bất phạm nhân" , người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người.
2. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phạm pháp" làm trái phép, "phạm quy" làm sái điều lệ.
3. (Động) Sinh ra, mắc, nổi lên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn thắc bất lưu thần, Nhị da phạm liễu bệnh dã bất lai hồi ngã" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Chúng mày thật là không để ý gì cả, cậu Hai mắc bệnh cũng không sang trình ta biết.
4. (Động) Xông pha, bất chấp, liều. ◇ Tô Thức : "Tri ngã phạm hàn lai" (Kì đình ) Biết ta không quản giá lạnh mà đến.
5. (Danh) Kẻ có tội. ◎ Như: "chủ phạm" tội nhân chính, "tòng phạm" kẻ mắc tội đồng lõa, "tội phạm" tội nhân.
6. (Động) Rơi vào, lọt vào. ◇ Lão tàn du kí : "Phạm đáo tha thủ lí, dã thị nhất cá tử" , (Đệ ngũ hồi) Rơi vào trong tay hắn, là chỉ có đường chết.
7. (Danh) Tên khúc hát.
8. (Phó) Đáng, bõ. ◎ Như: "phạm bất trước" không đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tứ nha đầu dã bất phạm la nhĩ, khước thị thùy ni?" , (Đệ thất thập ngũ hồi) Cô Tư chắc chẳng bõ gây chuyện với chị, thế là ai chứ?

Từ điển Thiều Chửu

① Xâm phạm, cái cứ không nên xâm vào mà cứ xâm vào gọi là phạm, như can phạm , mạo phạm , v.v.
② Kẻ có tội.
③ Tên khúc hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phạm, trái phép: Phạm húy;
② Xâm phạm, đụng chạm: Người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người;
③ Phạm nhân, người phạm tội, người bị tù: Tội phạm chiến tranh; Tù chính trị;
④ Mắc, nổi lên, tái phát: Mắc sai lầm, phạm sai lầm; Nổi giận, phát cáu;
⑤ (văn) Tên khúc hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấn vào. Đụng chạm vào. Làm tổn hại tới. Td: Xâm phạm, phạm thượng… — Kẻ gây tội. Td: Tội phạm, Thủ phạm, ….

Từ ghép 33

bản
bǎn ㄅㄢˇ

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bản in
2. lần xuất bản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván, tấm gỗ. § Nay viết là "bản" . ◎ Như: "thiền bản" một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng.
2. (Danh) Ván gỗ dùng để ghép lại đắp tường thời xưa. ◎ Như: "bản trúc" ván gỗ đắp tường.
3. (Danh) Thẻ gỗ để viết ngày xưa.
4. (Danh) Hộ tịch (sổ kê khai dân số), đồ tịch (bản đồ đất đai quốc gia). ◇ Luận Ngữ : "Thức phụ bản giả" (Hương đảng ) Vịn vào cây ngang ở trước xe cúi chào người mang bản đồ quốc gia và hộ tịch.
5. (Danh) Bản khắc để in. ◎ Như: "mộc bản" bản gỗ khắc để in.
6. (Danh) Sổ sách, thư tịch.
7. (Danh) Cái hốt của các quan cầm tay ngày xưa.
8. (Danh) Số đặc biệt báo chí hay tạp chí. ◎ Như: "quốc tế bản" .
9. (Danh) Bản bổn. § Một tác phẩm có thể có nhiều hình thức kĩ thuật xuất bản khác nhau. ◎ Như: "Tống bản thư" sách bản nhà Tống.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Trang báo chí. (2) Lần xuất bản. ◎ Như: "giá bổn thư dĩ xuất chí thập nhị bản" cuốn sách này đã xuất bản tới mười hai lần.
11. (Danh) Khu thảo luận theo một chủ đề trên trạm Internet. § Cũng viết là "bản" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ván, cùng nghĩa với chữ bản .
② Bản trúc đắp tường.
③ Thủ bản bản khai lí lịch trình với quan trên.
④ Bản đồ bản đồ kê khai số dân và đất đai.
⑤ Sổ sách.
⑥ Cái hốt.
⑦ Tám thước gọi là một bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bản để in: Bản kẽm;
② Xuất bản: ) Bản in lần thứ nhất; Tái bản, in lại;
③ Trang: Tin đăng ở trang đầu;
④ Phim chụp ảnh: Sửa phim ảnh;
⑤ Khung gỗ;
⑥ (văn) Ván (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Sổ sách;
⑧ (văn) Cái hốt;
⑨ (cũ) Bản (đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm gỗ mỏng, tấm ván. Như chữ Bản — Tấm gỗ ghép lại để đắp tường. Xem Bản trúc — Chỉ chung sách vở.

Từ ghép 22

lâu, lậu
lóu ㄌㄡˊ, lòu ㄌㄡˋ

lâu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xí — Một âm là Lậu.

Từ ghép 1

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rò rỉ, dột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, nhỏ, rỉ, dột. ◇ Đỗ Phủ : "Sàng đầu ốc lậu vô can xứ" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Đầu giường, nhà dột, không chỗ nào khô.
2. (Động) Để lộ. ◎ Như: "tiết lậu" tiết lộ, "tẩu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức. ◇ Vương Thao : "Kiến song khích do lậu đăng quang, tri quân vị miên" , (Yểu nương tái thế ) Thấy khe cửa sổ còn ánh đèn le lói, biết chàng chưa ngủ.
3. (Động) Bỏ sót. ◎ Như: "di lậu" để sót, "giá nhất hàng lậu liễu lưỡng cá tự" dòng này sót mất hai chữ.
4. (Động) Trốn tránh. ◎ Như: "lậu thuế" trốn thuế.
5. (Danh) Đồng hồ nước. § Ghi chú: Ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào, nhỏ giọt, mực nước dâng cao, cái thẻ khắc giờ nổi lên, xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn. ◇ Nguyễn Trãi : "Kim môn mộng giác lậu thanh tàn" (Thứ vận Trần Thượng Thư đề Nguyễn Bố Chánh thảo đường ) Nơi kim môn tỉnh giấc mộng, đồng hồ đã điểm tàn canh.
6. (Danh) Canh (thời gian). ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thìn dĩ hất tứ lậu, kế các tận bách hồ" , (Hoàng Anh ) Từ giờ Thìn tới hết canh tư, tính ra mỗi người uống cạn một trăm hồ.
7. (Danh) Ô nhiễm, phiền não (thuật ngữ Phật giáo, tiếng Phạn "āśrava"). ◎ Như: "lậu tận" trừ sạch mọi phiền não.
8. (Danh) "Ốc lậu" xó nhà. Xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là "thượng bất quý vu ốc lậu" (Thi Kinh ).
9. (Danh) Chỗ hở, lỗ hổng.
10. (Danh) Bệnh đi đái rặn mãi mới ra từng giọt, có chất mủ rớt. Bệnh có chất lỏng rỉ ra.
11. (Danh) Họ "Lậu".
12. (Tính) Đổ nát, sơ sài, quê mùa. ◎ Như: "lậu bích" tường đổ nát. ◇ Tuân Tử : "Tuy ẩn ư cùng diêm lậu ốc, nhân mạc bất quý chi" , , (Nho hiệu ) Tuy ở ẩn nơi ngõ cùng nhà quê, không ai là không quý trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấm ra, nhỏ ra, rỉ.
② Tiết lậu, để sự bí mật cho bên ngoài biết gọi là lậu.
③ Khắc lậu, ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào lâu lâu lại nhỏ một giọt, nước đầy thì cái thẻ khắc giờ nổi lên xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn.
④ Ốc lậu xó nhà về phía tây bắc, xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là bất quý ốc lậu (Thi Kinh ).
⑤ Bệnh lậu. Ði đái rặn mãi mới ra từng giọt mà hay đi ra chất mủ rớt gọi là bệnh lậu. Bệnh gì có chất lỏng rỉ ra đều gọi là lậu.
⑥ Thối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy, rỉ: Nước trong ấm đã chảy sạch; Cái nồi bị rỉ;
② Lậu hồ, khắc lậu, đồng hồ cát: Lậu tận canh tàn;
③ Tiết lộ: Tiết lộ bí mật;
④ Thiếu sót: Nói một sót mười; Dòng này sót mất hai chữ;
⑤ (y) Bệnh lậu;
⑥ (văn) Xó: Xó nhà;
⑦ (văn) Thối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước rỉ ra. Nhỏ giọt — Làm lộ việc kín. » Cùng nhau lặn chẳng dám hô. Thầm toan mưu kế chẳng cho lậu tình « ( Lục Vân Tiên ). Xuyên thủng — Tên bệnh hoa liễu, làm chảy mũ tại cơ quan sinh dục. Ta cũng gọi là bệnh Lậu — Dụng cụ để đo thời giờ ngày xưa, cho nước nhỏ giọt rồi xem mực nước còn lại mà biết giờ giấc. Chỉ giờ giấc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đêm thu khắc lậu canh tàn. Gió tây trút lá trăng ngàn dặm sương «.

Từ ghép 22

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
phù
fú ㄈㄨˊ

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi. ◎ Như: "phiêu phù" trôi nổi. ◇ Nguyễn Trãi : "Liên hoa phù thủy thượng" (Dục Thúy sơn ) Hoa sen nổi trên nước.
2. (Động) Hiện rõ. ◎ Như: "kiểm thượng phù trước vi tiếu" trên mặt hiện ra nụ cười.
3. (Động) Hơn, vượt quá. ◎ Như: "nhân phù ư sự" người nhiều hơn việc.
4. (Động) Bơi, lội (tiếng địa phương).
5. (Động) Phạt uống rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
6. (Động) Thuận dòng xuôi đi.
7. (Tính) Ở trên mặt nước hoặc trong không trung. ◎ Như: "phú quý ư ngã như phù vân" giàu sang đối với tôi như mây nổi.
8. (Tính) Ở bên ngoài, ở bề mặt. ◎ Như: "phù thổ" lớp bụi đất ngoài, "phù diện" mặt ngoài.
9. (Tính) Không có căn cứ, không thật. ◎ Như: "phù ngôn" lời nói không có căn cứ.
10. (Tính) Hư, hão, không thiết thực. ◎ Như: "phù danh" danh hão, "phù văn" văn chương không thiết thực. ◇ Đỗ Phủ : "Hà dụng phù danh bán thử thân" (Khúc Giang ) Ích gì để cho cái danh hão trói buộc tấm thân.
11. (Tính) Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là "mạch phù" .
12. (Tính) Nông nổi, bộp chộp. ◎ Như: "tâm phù khí táo" tính khí bộp chộp nóng nảy.
13. (Danh) § Xem "phù đồ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, vật gì ở trên mặt nước không có căn cứ gọi là phù, lời nói không có căn cứ gọi là phù ngôn .
② Hão, như phù mộ hâm mộ hão.
③ Quá, như nhân phù ư sự người quá nhiều việc.
④ Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là mạch phù .
⑤ Thuận dòng xuôi đi.
⑥ Phạt uống rượu.
⑦ Phù đồ , do tiếng Phật đà dịch âm trạnh ra. Phật giáo là của Phật đà sáng tạo ra, vì thế nên gọi Phật giáo đồ là phù đồ, đời sau gọi tháp của Phật là phù đồ, cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổi, trôi nổi: Dầu nổi trên mặt nước; Thân thế như con cò biển trôi nổi trên mặt nước (Chu Minh: Lãng đào sa từ). 【】phù tài [fúcái] Của nổi;
② Lớp ở ngoài mặt: Lớp da ngoài. 【】 phù thổ [fútư] Lớp bụi ngoài;
③ (đph) Bơi, bơi lội: Anh ấy bơi một mạch sang bên kia sông;
④ Nông nổi, xốc nổi, bộp chộp: Tính anh ấy nông nổi quá, làm việc gì cũng không cẩn thận;
⑤ Không thực tế, không thiết thực, không có căn cứ, hão: Hư danh; Khoe khoang; Hâm mộ hão;
⑥ Nhiều, quá, thừa, dư: Người nhiều hơn việc; Số thừa;
⑦ (y) Mạch phù;
⑧ (văn) Thuận dòng xuôi đi;
⑨ (văn) Phạt uống rượu;
⑩ 【】phù đồ [fútú] Phật, chùa chiền: Ngôi tháp chùa bảy tầng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Quá độ — Không hợp với sự thật.

Từ ghép 40

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

dương, tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giả vờ (như , bộ ): Cơ Tử giả khùng (Khuất Nguyên: Thiên vấn); Đi được hơn mười dặm, Lí Quảng giả vờ chết (Sử kí: Lí tướng quân liệt truyện).

tường

phồn thể

Từ điển phổ thông

rõ ràng, tường tận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết rõ. ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ gì.
2. (Động) Giả vờ. ◇ Sử Kí : "Tửu kí hàm, công tử Quang tường vi túc tật, nhập quật thất trung, sử Chuyên Chư trí chủy thủ ngư chá chi phúc trung nhi tiến chi" , , , 使 (Thích khách truyện , Chuyên Chư truyện ) Rượu đến lúc ngà say vui chén, công tử Quang vờ như chân có tật, xuống nhà hầm, sai Chuyên Chư nhét cây chủy thủ vào bụng con cá nướng đem lên dâng.
3. (Phó) Kĩ càng, tỉ mỉ, đầy đủ. ◎ Như: "tường sát" xem xét kĩ càng, "tường đàm" bàn bạc tỉ mỉ, "tường thuật" trình bày đầy đủ. ◇ Sử Kí : "Thì hồ thì, bất tái lai. Nguyện túc hạ tường sát chi" , . (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Cái thời! cái thời! qua rồi không trở lại. Xin túc hạ xét kĩ cho.
4. (Phó) Hết, đều, tất cả. ◇ Hán Thư : "Cố tường duyên đặc khởi chi sĩ, thứ ki hồ?" , (Đổng Trọng Thư truyện ) Cho nên mời hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng?.
5. (Danh) Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là "tường văn" .
6. (Tính) Lành. § Cũng như "tường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ ràng, tường tất, tường tận, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì.
② Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là tường văn .
③ Hết.
④ Lành. Cũng như chữ tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường tận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ: Trình bày tường tận; Nội dung không rõ; Mong túc hạ xem xét kĩ việc đó (Sử kí);
② Nói rõ, kể rõ: Chuyện khác sẽ kể rõ ở thư sau (câu thường dùng ở cuối thư);
③ (văn) Biết rõ: Cũng không biết rõ họ tên ông là gì (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
④ (văn) Thận trọng, cẩn thận: Thận trọng việc hình pháp (Hậu Hán thư: Minh đế kỉ);
⑤ (văn) Ung dung, chậm rãi: Cử chỉ ung dung tươi tỉnh (Đào Uyên Minh: Nhàn tình phú);
⑥ (văn) Công bằng;
⑦ (cũ) Một lối văn báo cáo thời xưa: Lời của quan cấp dưới báo cáo với quan trên;
⑧ (văn) Hết, đều, tất cả: ? Cho nên mời rước hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng! (Hán thư: Đổng Trọng Thư truyện);
⑨ (văn) Lành (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỏ rõ. Rõ ràng — Hiểu rõ. Biết rõ. Đoạn trường tân thanh : » Vâng trình hội chủ xem tường «.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.