đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
biền, bình
píng ㄆㄧㄥˊ

biền

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bằng
2. âm bằng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phẳng, phẳng phiu, phẳng lì: Mặt đất rất phẳng; Phẳng như mặt nước; Khăn giường trải phẳng phiu;
② Đều bằng nhau, ngang nhau, hòa nhau, công bằng: Lập luận công bằng; Ngang nhau bát nước đầy; Hai bên hòa nhau 10-10, hai đội hòa 10 điều;
③ Yên ổn, dẹp yên, bình: Giặc đã dẹp yên; Dập tắt cuộc phiến loạn; Dẹp yên giặc Ngô; Trị quốc bình thiên hạ;
④ San, san bằng, san phẳng: San đất để xây nhà; Hai thùng nước phải san cho đều mới dễ gánh;
⑤ Nén, nén xuống, đè xuống: Nén giận; Chị ấy đã hả giận;
⑥ Thường, thông thường, bình thường. 【】 bình bạch [píngbái] (văn) Đâu đâu, không đâu, không duyên cớ: Vì nàng mà lòng đau không duyên không cớ (Tô Thức: Vương đô úy tịch thượng tặng thị nhân); 【】 bình cư [píngju] (văn) Trước giờ, lúc bình thường, thường khi: "" Vệ Văn Trọng ... thường khi thích hát bài "Xích Bích phú" của Tô Đông Pha (Tục di quái chí);【】bình sinh [píngsheng] (văn) Như [píngju]: Ta bình sinh (trước nay) biết rõ tính cách con người của Hàn Tín, dễ đối phó với ông ta thôi (Sử kí);
⑦ Bằng, bình: Bình, thượng, khứ, nhập; Luật bằng trắc;
⑧ [Píng] Tỉnh Bắc Bình (nói tắt): Kịch Bắc Bình;
⑨ [Píng] (Họ) Bình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằnh phẳng — Yên ổn — Hòa hợp — Bằng nhau, Đồng đều — Giản dị. Dễ dãi — Trị yên.

Từ ghép 101

bão bất bình 抱不平bắc bình 北平bất bình 不平bất bình đẳng 不平等bình an 平安bình bạch 平白bình bản 平板bình bình 平平bình chánh 平正bình chính 平正bình chuẩn 平準bình chương 平章bình dân 平民bình dị 平易bình diễn 平衍bình diện 平面bình doãn 平允bình dương 平陽bình đạm 平淡bình đán 平旦bình đẳng 平等bình địa 平地bình địa ba đào 平地波濤bình định 平定bình giá 平價bình giao 平交bình hành 平行bình hành 平衡bình hòa 平和bình hoành 平衡bình hoạt 平滑bình khang 平康bình khoáng 平曠bình không 平空bình kiên dư 平肩輿bình mễ 平米bình minh 平明bình nghị 平議bình ngọ 平午bình ngô đại cáo 平吳大告bình nguyên 平原bình nhân 平人bình nhất 平一bình nhật 平日bình nhuỡng 平壤bình nhưỡng 平壤bình niên 平年bình oa 平鍋bình oa 平锅bình ổn 平稳bình ổn 平穩bình phàm 平凡bình phản 平反bình phân 平分bình phòng 平房bình phục 平復bình phục 平服bình phương 平方bình quân 平均bình quyền 平權bình sinh 平生bình tâm 平心bình thản 平坦bình thanh 平聲bình thân 平身bình thế 平世bình thì 平時bình thị 平視bình thời 平時bình thuận 平順bình thường 平常bình tích 平昔bình tín 平信bình tĩnh 平静bình tĩnh 平靜bình tố 平素bình trắc 平仄bình trị 平治cao bình 高平công bình 公平gia bình 嘉平hòa bình 和平hoành bình 橫平lộng bình 弄平lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nam bình 南平ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ninh bình 寧平quảng bình 廣平quân bình 均平sinh bình 生平thái bình 太平thái bình dương 太平洋thanh bình 淸平thanh bình 清平thăng bình 升平thăng bình 昇平thủy bình 水平trì bình 持平trị bình 治平vĩnh bình 永平
mệnh
mìng ㄇㄧㄥˋ

mệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mạng
2. lời sai khiến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, ra lệnh. ◎ Như: "mệnh nhân tống tín" sai người đưa tin.
2. (Động) Nhậm dụng quan chức, ủy nhậm.
3. (Động) Định đặt, chọn lấy, làm ra, vận dụng. ◎ Như: "mệnh danh" đặt tên, "mệnh đề" chọn đề mục (thi cử, sáng tác văn chương). ◇ Nam sử : "Quảng Đạt dĩ phẫn khái tốt. Thượng thư lệnh Giang Tổng phủ cữu đỗng khốc, nãi mệnh bút đề kì quan" . , (Lỗ Quảng Đạt truyện ).
4. (Động) Báo cho biết, phụng cáo. ◇ Thư Kinh : "Tức mệnh viết, hữu đại gian ư tây thổ" , 西 (Đại cáo ).
5. (Động) Kêu gọi, triệu hoán. ◇ Dật Danh : "Xuân điểu phiên nam phi, Phiên phiên độc cao tường, Bi thanh mệnh trù thất, Ai minh thương ngã trường" , , , (Nhạc phủ cổ từ , Thương ca hành ).
6. (Động) Chạy trốn, đào tẩu.
7. (Động) Coi như, cho là. ◎ Như: "tự mệnh bất phàm" tự cho mình không phải tầm thường.
8. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "sanh mệnh" , "tính mệnh" . ◇ Nguyễn Trãi : "Li loạn như kim mệnh cẩu toàn" (Hạ nhật mạn thành ) Li loạn đến nay mạng sống tạm được nguyên vẹn.
9. (Danh) Mệnh trời, vận số (cùng, thông, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên" , (Nhan Uyên ) Sống chết có số, giàu sang do trời.
10. (Danh) Một loại công văn thời xưa.
11. (Danh) Lệnh, chánh lệnh, chỉ thị. ◎ Như: "tuân mệnh" tuân theo chỉ thị, "phụng mệnh" vâng lệnh. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Thái y dĩ vương mệnh tụ chi, tuế phú kì nhị" , (Bộ xà giả thuyết ) Quan thái y theo lệnh vua cho gom bắt loài rắn đó, mỗi năm trưng thu hai lần.
12. (Danh) Lời dạy bảo, giáo hối. ◇ Hàn Dũ : "Phụ mẫu chi mệnh hề, tử phụng dĩ hành" , (Âu Dương Sanh ai từ ).
13. (Danh) Tuổi thọ, tuổi trời. ◇ Luận Ngữ : "Hữu Nhan Hồi giả hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hĩ" , (Tiên tiến ).
14. (Danh) Sinh sống làm ăn, sinh kế. ◇ Lí Mật : "Mẫu tôn nhị nhân, canh tương vi mệnh" , (Trần tình biểu ) Bà cháu hai người cùng nhau làm ăn sinh sống.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai khiến.
② Truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh , truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh . Lời của chức Tổng-thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh .
③ Lời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh .
④ Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được, gọi là mệnh.
⑤ Mạng, được chết lành gọi là khảo chung mệnh , không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh .
⑥ Tên, kẻ bỏ xứ sở mình trốn đi xứ khác gọi là vong mệnh (mất tên trong sổ đinh).
⑦ Từ mệnh (lời văn hoa).
⑧ Ðạo, như duy thiên chi mệnh bui chưng đạo trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạng: Một mạng người; Mất mạng, bỏ mạng; Chết lành; Chết bất đắc kì tử;
② Số phận, vận mệnh, mệnh trời: Số phận cực khổ; 宿 Số kiếp; Bói toán;
③ Mệnh lệnh, chỉ thị, việc lớn, nhiệm vụ lớn: Phụng mệnh, được lệnh; Đợi lệnh;
④ (văn) Tên: Vong mệnh (mất tên trong sổ đinh);
⑤ Đặt tên, gọi là: Đặt tên, mệnh danh; Vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến. Ra lệnh — Lệnh truyền. Cũng nói là Mệnh lệnh — Điều do trời định sẵn, không thay đổi được — Chỉ cuộc đời do trời định sẵn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « — Cũng đọc là Mạng. Lấy số tử vi có cung » Mệnh « gọi là Bột tinh cũng được. Trong sách số có hai câu rằng: Mệnh cung, Bột tinh lâm tắc hữu nạn: Ở cung mệnh mà có sao bột chiếu vào thì có nạn. » Mệnh cung đang mắc nạn to « ( Kiều ) — Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương: ( Minh thi ). Xưa nay tài mệnh không ưa nhau. » Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « ( Kiều ).

Từ ghép 86

an mệnh 安命ân mệnh 恩命bạc mệnh 薄命bái mệnh 拜命bản mệnh 本命báo mệnh 報命bẩm mệnh 稟命bính mệnh 拼命bôn mệnh 奔命cách mệnh 革命cải mệnh 改命càn mệnh 乾命cáo mệnh 誥命cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chuyên mệnh 專命cứu mệnh 救命cứu nhân nhất mệnh thắng tạo thất cấp phù đồ 救人一命勝造七級浮屠duy tha mệnh 維他命định mệnh 定命đoạn mệnh 斷命đoản mệnh 短命đồng mệnh 同命khâm mệnh 欽命khất mệnh 乞命kiền mệnh 乾命lĩnh mệnh 領命mệnh bạc 命薄mệnh chung 命終mệnh danh 命名mệnh đề 命題mệnh lệnh 命令mệnh mạch 命脈mệnh mạch 命脉mệnh môn 命門mệnh một 命沒mệnh phụ 命婦mệnh vận 命运mệnh vận 命運minh mệnh 明命nghịch mệnh 逆命nghiêm mệnh 嚴命nhậm mệnh 任命nhân mệnh 人命nhiệm mệnh 任命phản mệnh 反命phận mệnh 分命phi mệnh 非命phóng mệnh 放命phục mệnh 復命phúc mệnh 覆命phụng mệnh 奉命phương mệnh 方命quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quốc mệnh 國命quyên mệnh 捐命sách mệnh 冊命sách mệnh 册命sắc mệnh 敕命sinh mệnh 生命sính mệnh 聘命sinh mệnh hình 生命刑số mệnh 數命sứ mệnh 使命tận mệnh 盡命tất mệnh 畢命thế mệnh 替命thiên mệnh 天命thỉnh mệnh 請命thụ mệnh 授命thục mệnh 贖命tính mệnh 性命toán mệnh 算命tri mệnh 知命trí mệnh 致命triều mệnh 朝命trường mệnh 長命tuân mệnh 遵命tuyệt mệnh 絕命tuyệt mệnh 絶命vận mệnh 運命vi mệnh 違命vong mệnh 亡命vương mệnh 王命xả mệnh 捨命xả mệnh 舍命yểu mệnh 殀命
ngứ, ngữ, ngự
yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

ngứ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, nói chuyện, bàn luận. ◎ Như: "bất ngôn bất ngữ" chẳng nói chẳng rằng. ◇ Luận Ngữ : "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" : , , , (Thuật nhi ) Khổng Tử không nói về (bốn điều này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.
2. (Động) Kêu, hót (côn trùng, chim chóc, dã thú...). ◇ Vi Trang : "Lục hòe âm lí hoàng oanh ngữ" (Ứng thiên trường ) Trong bóng mát cây hòe xanh, chim hoàng oanh hót.
3. (Danh) Lời nói bằng miệng. ◇ Sầm Tham : "Mã thượng tương phùng vô chỉ bút, Bằng quân truyền ngữ báo bình an" , (Phùng nhập kinh sứ 使) Trên lưng ngựa gặp nhau không sẵn giấy bút, Nhờ anh chuyển lời báo tin được bình an.
4. (Danh) Câu, lời (văn chương, thơ, từ). ◇ Đỗ Phủ : "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Giang thượng trị Thủy Như Hải ) Câu thơ không làm người kinh hồn thì chết không yên.
5. (Danh) Riêng chỉ cổ ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, v.v. ◇ Cốc Lương truyện : "Ngữ viết: Thần vong tắc xỉ hàn" : (Hi công nhị niên ) Ngạn ngữ bảo: Môi hở răng lạnh.
6. (Danh) Tín hiệu, động tác để truyền đạt tư tưởng, tin tức. ◎ Như: "thủ ngữ" lối biểu đạt dùng tay ra hiệu.
7. (Danh) Tiếng côn trùng, chim chóc. ◎ Như: "thiền ngữ" tiếng ve sầu.
8. Một âm là "ngứ". (Động) Bảo cho biết. ◇ Tấn Thư : "Thường ngứ nhân viết: Đại Vũ thánh giả, nãi tích thốn âm, chí ư chúng nhân, đáng tích phân âm" : , ,, (Đào Khản truyện ) Thường bảo với mọi người rằng: Vua thánh Đại Vũ, tiếc từng tấc bóng mặt trời, còn những người bình thường chúng ta, phải biết tiếc từng phân bóng mặt trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, nói nhỏ. Như ngẫu ngữ câu nói ngẫu nhiên, tư ngữ nói riêng.
② Câu nói có đủ ý nghĩa tinh vi cũng gọi là ngữ. Như thành ngữ câu nói đã dùng, ai cũng dùng được, lời ngắn mà có đủ ý nghĩa, ngữ lục bản chép các lời nói hay. Như các học trò chép các lời đức Khổng Tử đã nói lại gọi là bộ Luận ngữ .
③ Ra hiệu, như thủ ngữ lấy tay ra hiệu.
④ Một âm là ngứ. Bảo. Như cư ngộ ngứ nhữ ngồi đấy ta bảo mày.

ngữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngôn ngữ
2. lời lẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, nói chuyện, bàn luận. ◎ Như: "bất ngôn bất ngữ" chẳng nói chẳng rằng. ◇ Luận Ngữ : "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" : , , , (Thuật nhi ) Khổng Tử không nói về (bốn điều này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.
2. (Động) Kêu, hót (côn trùng, chim chóc, dã thú...). ◇ Vi Trang : "Lục hòe âm lí hoàng oanh ngữ" (Ứng thiên trường ) Trong bóng mát cây hòe xanh, chim hoàng oanh hót.
3. (Danh) Lời nói bằng miệng. ◇ Sầm Tham : "Mã thượng tương phùng vô chỉ bút, Bằng quân truyền ngữ báo bình an" , (Phùng nhập kinh sứ 使) Trên lưng ngựa gặp nhau không sẵn giấy bút, Nhờ anh chuyển lời báo tin được bình an.
4. (Danh) Câu, lời (văn chương, thơ, từ). ◇ Đỗ Phủ : "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Giang thượng trị Thủy Như Hải ) Câu thơ không làm người kinh hồn thì chết không yên.
5. (Danh) Riêng chỉ cổ ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, v.v. ◇ Cốc Lương truyện : "Ngữ viết: Thần vong tắc xỉ hàn" : (Hi công nhị niên ) Ngạn ngữ bảo: Môi hở răng lạnh.
6. (Danh) Tín hiệu, động tác để truyền đạt tư tưởng, tin tức. ◎ Như: "thủ ngữ" lối biểu đạt dùng tay ra hiệu.
7. (Danh) Tiếng côn trùng, chim chóc. ◎ Như: "thiền ngữ" tiếng ve sầu.
8. Một âm là "ngứ". (Động) Bảo cho biết. ◇ Tấn Thư : "Thường ngứ nhân viết: Đại Vũ thánh giả, nãi tích thốn âm, chí ư chúng nhân, đáng tích phân âm" : , ,, (Đào Khản truyện ) Thường bảo với mọi người rằng: Vua thánh Đại Vũ, tiếc từng tấc bóng mặt trời, còn những người bình thường chúng ta, phải biết tiếc từng phân bóng mặt trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, nói nhỏ. Như ngẫu ngữ câu nói ngẫu nhiên, tư ngữ nói riêng.
② Câu nói có đủ ý nghĩa tinh vi cũng gọi là ngữ. Như thành ngữ câu nói đã dùng, ai cũng dùng được, lời ngắn mà có đủ ý nghĩa, ngữ lục bản chép các lời nói hay. Như các học trò chép các lời đức Khổng Tử đã nói lại gọi là bộ Luận ngữ .
③ Ra hiệu, như thủ ngữ lấy tay ra hiệu.
④ Một âm là ngứ. Bảo. Như cư ngộ ngứ nhữ ngồi đấy ta bảo mày.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mách, nói với, bảo với: Không mách ai cả; Lại đây, ta bảo với (nói với) ngươi (Trang tử). Xem [yư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng nói, lời nói, ngữ: Tiếng Việt; Thành ngữ; Lời ngon tiếng ngọt;
② Nói: Chẳng nói chẳng rằng; Nói nhỏ;
③ Lời tục, ngạn ngữ, thành ngữ: Ngạn ngữ nói: Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con;
④ Tín hiệu thay lời nói (có thể biểu đạt thay cho ngôn ngữ): Tín hiệu bằng tay; Tín hiệu bằng đèn. Xem [yù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Lời nói. Td: Thành ngữ, Ngạn ngữ — Tiếng nói của một dân tộc. Td: Pháp ngữ, Việt ngữ — Tiếng kêu côn trùng, tiếng hót của loài chim — Ra dấu, ngầm nói với người — Một âm là Ngự.

Từ ghép 62

á ngữ 瘂語ám ngữ 暗語án ngữ 按語ẩn ngữ 隱語bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bỉ ngữ 鄙語bính ngữ 屏語chủ ngữ 主語chú ngữ 咒語chuyển ngữ 轉語cổ ngữ 古語đa âm ngữ 多音語đả thị ngữ 打市語đê ngữ 低語điệp ngữ 疉語định ngữ 定語đơn âm ngữ 單音語hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集khẩu ngữ 口語lí ngữ 俚語li ngữ 離語liên ngữ 謰語luận ngữ 論語luận ngữ diễn ca 論語演歌lý ngữ 俚語mẫu ngữ 母語mi ngữ 眉語mục ngữ 目語nga ngữ 俄語ngạn ngữ 諺語ngẫu ngữ 耦語ngoa ngữ 訛語ngoại ngữ 外語ngôn ngữ 言語ngữ bệnh 語病ngữ cú 語句ngữ pháp 語法nhãn ngữ 眼語nhĩ ngữ 耳語nhứ ngữ 絮語phạm ngữ 梵語phán ngữ 判語phạn ngữ 梵語phi ngữ 非語quốc ngữ 國語sáo ngữ 套語sấm ngữ 讖語sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sưu ngữ 廋語tân ngữ 賓語thành ngữ 成語tiêu ngữ 標語trí ngữ 致語trình thức ngữ ngôn 程式語言tục ngữ 俗語tử ngữ 死語vị ngữ 謂語vọng ngữ 妄語xảo ngữ 巧語xúc ngữ 觸語ỷ ngữ 綺語yêu ngữ 妖語

ngự

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết — Một âm là Ngữ.
tức
xī ㄒㄧ

tức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hơi thở
2. than vãn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi thở. ◎ Như: "nhất tức thượng tồn" (chừng nào) còn một hơi thở.
2. (Danh) Con cái. ◎ Như: "tử tức" con cái, "nhược tức" con trai con gái còn bé. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhược tức cận tồn, diệc vi thứ sản" , (Anh Ninh ) Chỉ còn một đứa con gái nhỏ, cũng là (con của) người thiếp sinh ra.
3. (Danh) Tiền lời, tiền lãi. § Tiền vốn gọi là "mẫu" , số lãi ở tiền vốn ra gọi là "tức" .
4. (Danh) Âm tín, tin tức. ◎ Như: "tiêu tức" tin tức, "tín tức" thư tín.
5. (Danh) § Thông "tức" .
6. (Danh) Họ "Tính".
7. (Động) Nghỉ, ngưng. ◎ Như: "hưu tức" nghỉ ngơi, "an tức" yên nghỉ.
8. (Động) Sinh trưởng, sinh ra lớn lên. ◎ Như: "sanh tức phồn thực" sinh sôi nẩy nở.
9. (Động) An ủi. ◇ Chiến quốc sách : "Chấn khốn cùng, bổ bất túc, thị trợ vương tức kì dân giả dã" , , (Tề sách tứ ) Giúp đỡ những kẻ khốn cùng, thiếu thốn, (như vậy) là giúp vua (Tề) cứu vớt, an ủi nhân dân của nhà vua.
10. (Động) Thở, hô hấp. ◎ Như: "thái tức" thở dài, than thở.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thở, mũi thở ra hít vào một lượt gọi là nhất tức . Thở dài mà than thở gọi là thái tức .
② Nghỉ, như hưu tức nghỉ ngơi, an tức yên nghỉ, v.v.
③ Con cái, con trai con gái còn bé gọi là nhược tức .
④ Lãi. Tiền vốn gọi là mẫu , số lãi ở tiền vốn ra gọi là tức .
⑤ Thôi.
⑥ Yên ủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơi thở: Chừng nào còn một hơi thở, thì chí này vẫn không nao núng;
② Tin tức: Thư tín;
③ Đình chỉ, ngừng, nghỉ: Mặt trời lặn thì nghỉ làm; Mưa tạnh gió ngừng;
④ (cũ) Con cái: Con cái; Con cái còn nhỏ, con mọn; Sinh sôi nảy nở;
⑤ Lãi, lợi tức: Lợi tức hàng năm;
⑥ (văn) An ủi;
⑦ [Xi] (Họ) Tức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi thở — Ngừng.Thôi. Td: Hưu tức ( thôi, ngừng ) — Tin báo cho biết. Td: Tiêu tức — Tiền lãi ( lời ). Td: Lợi tức. Con cái. Td: Tử tức.

Từ ghép 32

huề
xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ, xié ㄒㄧㄝˊ

huề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xách
2. chống
3. dắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mang, đem theo. ◇ Tây du kí 西: "Ngã đẳng phụng Vương mẫu ý chỉ, đáo thử huề đào thiết yến" , (Đệ ngũ hồi) Chúng tôi vâng lệnh (Tây) Vương mẫu, đến đây mang đào về bày tiệc.
2. (Động) Dắt díu, dìu. ◎ Như: "phù lão huề ấu" dìu già dắt trẻ.
3. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Thứ nhật, phu nhân phân phó tân lai tì tử, tương trung đường đả tảo, Nguyệt Hương lĩnh mệnh, huề trửu nhi khứ" , , , , (Lưỡng huyện lệnh cạnh nghĩa hôn cô nữ ).
4. (Động) Nhấc lên. ◎ Như: "huề vật" nhấc đồ vật. ◇ Vương Duy : "Bạch y huề hồ thương, Quả lai di lão tẩu" , (Ngẫu nhiên tác ).
5. (Động) Lìa ra, rời bỏ, li tán, li gián. ◎ Như: "huề nhị" hai lòng, thay lòng đổi dạ. ◇ Tân Đường Thư : "Thử do bệ hạ căng dục phủ ninh, cố tử bất huề nhị dã" , (Ngụy Trưng truyện ) Đó là do bệ hạ thương lo nuôi nấng vỗ về, nên chết (cũng) không hai lòng.
6. (Động) Liền, liên tiếp.
7. (Động) Xa cách trần thế.
8. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mang, dắt.
② Dắt díu, như đề huề .
③ Lìa ra, rời bỏ.
④ Liền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mang theo, đem theo, dắt, dìu dắt: Mang theo vũ khí đầu hàng; Dìu già dắt trẻ;
② Dắt, cầm (tay): Dắt tay nhau đi dạo chơi;
③ (văn) Nhấc lên, nhắc lên, đưa lên: (Dễ) như lấy như nhấc đồ vật (Thi Kinh: Đại nhã, Bản);
④ (văn) Lìa ra, li gián, tách rời, phân li, rời bỏ: Chẳng bằng ngấm ngầm cho khôi phục Tào và Vệ, để li gián họ với Sở (Tả truyện: Hi công nhị thập bát niên); 【】huề nhị [xié'èr] (văn) Phản bội, li khai: Vì vậy đến chết vẫn không phản bội (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ); Các nước chư hầu thờ nước Tấn, chưa dám bội phản (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm lấy. Nắm lấy — Kéo đi, dắt đi — Liền nhau.

Từ ghép 2

niên
nián ㄋㄧㄢˊ

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. năm
2. tuổi
3. được mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời gian trái đất xoay một vòng quanh mặt trời.
2. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "diên niên ích thọ" thêm tuổi thêm thọ, "niên khinh lực tráng" tuổi trẻ sức khỏe. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ hữu nhất cá lão mẫu, niên dĩ lục tuần chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chỉ có một mẹ già, tuổi đã ngoài sáu mươi.
3. (Danh) Khoa thi. ◎ Như: "đồng niên" người đỗ cùng khoa, "niên nghị" tình kết giao giữa những người cùng đỗ một khoa.
4. (Danh) Năm tháng. Phiếm chỉ thời gian.
5. (Danh) Chỉ sinh hoạt, sinh kế. ◇ Cao Minh : "Ta mệnh bạc, thán niên gian, hàm tu nhẫn lệ hướng nhân tiền, do khủng công bà huyền vọng nhãn" , , , (Tì bà kí , Nghĩa thương chẩn tế ).
6. (Danh) Tết, niên tiết. ◎ Như: "quá niên" ăn tết, "nghênh niên" đón tết.
7. (Danh) Thu hoạch trong năm. ◎ Như: "phong niên" thu hoạch trong năm tốt (năm được mùa), "niên cảnh" tình trạng mùa màng.
8. (Danh) Thời đại, thời kì, đời. ◎ Như: "Khang Hi niên gian" thời Khang Hi, "bát thập niên đại" thời kì những năm 80.
9. (Danh) Thời (thời kì trong đời người). ◎ Như: "đồng niên" thời trẻ thơ, "thanh thiếu niên" thời thanh thiếu niên, "tráng niên" thời tráng niên, "lão niên" thời già cả.
10. (Danh) Tuổi thọ, số năm sống trên đời. ◇ Trang Tử : "Niên bất khả cử, thì bất khả chỉ" , (Thu thủy ).
11. (Danh) Đặc chỉ trường thọ (nhiều tuổi, sống lâu). ◇ Tống Thư : "Gia thế vô niên, vong cao tổ tứ thập, tằng tổ tam thập nhị, vong tổ tứ thập thất, hạ quan tân tuế tiện tam thập ngũ, gia dĩ tật hoạn như thử, đương phục kỉ thì kiến thánh thế?" , , , , 便, , ? (Tạ Trang truyện ).
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị tính thời gian. ◎ Như: "nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt" một năm có mười hai tháng.
13. (Danh) Họ "Niên".
14. (Tính) Hằng năm, mỗi năm, theo thứ tự thời gian. ◎ Như: "niên giám" sách ghi chép việc trong năm, thống kê hằng năm, "niên biểu" theo thứ tự thời gian, "niên sản lượng" sản lượng hằng năm.
15. (Tính) Vào cuối năm, sang năm mới. ◎ Như: "niên cao" bánh tết, "niên họa" tranh tết, "bạn niên hóa" buôn hàng tết.

Từ điển Thiều Chửu

① Năm.
② Tuổi.
③ Người đỗ cùng khoa gọi là đồng niên . Hai nhà đi lại với nhau gọi là niên nghị .
④ Ðược mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm: Năm ngoái; Thu nhập cả năm;
② Tuổi, lứa tuổi: Người đã quá bốn mươi; Cô ấy mới mười lăm tuổi; Tuổi biết mệnh trời, tuổi năm mươi;
③ Thời, đời: Cuối đời nhà Minh; Thời thơ ấu;
④ Tết: Ăn tết; Chúc tết;
⑤ Mùa màng: Được mùa; Mất mùa;
⑥ [Nián] (Họ) Niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa gặt lúa — Một năm — Một tuổi — Tuổi tác. Chinh phụ ngâm khúc ( bản dịch ) có câu: » Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, quan sơn để cách hàn huyên sao đành «.

Từ ghép 90

bách niên 百年bách niên giai lão 百年偕老bách niên hảo hợp 百年好合bái niên 拜年bỉ niên 比年biên niên 編年bình niên 平年cao niên 高年chu niên 周年chu niên 週年chung niên 終年cơ niên 饑年cùng niên lũy thế 窮年累世diên niên 延年diệu niên 妙年dư niên 餘年đa niên 多年đãi niên 待年đinh niên 丁年đồng niên 同年đương niên 當年hành niên 行年hoa niên 花年hoang niên 荒年khai niên 開年khang niên 康年khứ niên 去年kim niên 今年kinh niên 經年lai niên 來年lũy niên 累年mạt niên 末年mậu niên 茂年minh niên 明年mộ niên 暮年mỗi niên 毎年mỗi niên 每年nghênh niên 迎年nhuận niên 閏年niên biểu 年表niên canh 年庚niên chung 年終niên đại 年代niên để 年底niên giám 年鉴niên giám 年鑑niên hạn 年限niên hiệu 年號niên hoa 年華niên huynh 年兄niên khinh 年輕niên khinh 年轻niên kỉ 年紀niên kim 年金niên lão 年老niên lịch 年曆niên linh 年齡niên linh 年龄niên mại 年迈niên mại 年邁niên phổ 年譜niên sơ 年初niên thanh 年青niên thiếu 年少niên thủ 年首niên vĩ 年尾niên xỉ 年齒phong niên 豐年quá niên 過年suy niên 衰年tàn niên 殘年tân niên 新年tất niên 畢年tề niên 齊年thành niên 成年thanh niên 青年thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thiên niên uân 千年蒀thiên niên uân 千年蒕thiếu niên 少年tích niên 昔年tiền niên 前年tráng niên 壯年trung niên 中年vãn niên 晚年vạn niên 萬年vãng niên 往年vị thành niên 未成年vong niên 忘年ỷ niên 綺年
dụng
yòng ㄧㄨㄥˋ

dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dùng, sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công hiệu, hiệu quả. ◎ Như: "công dụng" công hiệu, hiệu năng, "tác dụng" hiệu quả, ảnh hưởng. ◇ Luận Ngữ : "Lễ chi dụng, hòa vi quý" , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, "hòa" là quý.
2. (Danh) Tiền tài, của cải. ◎ Như: "quốc dụng" tài chánh của nhà nước.
3. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "khí dụng" vật dụng, "nông dụng" đồ dùng của nhà nông.
4. (Danh) Họ "Dụng".
5. (Động) Dùng, sai khiến. ◎ Như: "nhâm dụng" dùng, giao nhiệm vụ. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu dụng ngã giả, ngô kì vi Đông Chu hồ" , (Dương Hóa ) Nếu dùng ta, thì ta sẽ chấn hưng đạo nhà Đông Chu.
6. (Động) Làm, thi hành. ◎ Như: "vận dụng" cố làm cho được, "ứng dụng" đem dùng thực sự.
7. (Động) Ăn, uống. ◎ Như: "dụng xan" dùng cơm, "dụng trà" dùng trà.
8. (Phó) Cần. ◎ Như: "bất dụng cấp" không cần phải vội. ◇ Lí Bạch : "Sanh bất dụng phong vạn hộ hầu, Đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Không cần được phong vạn hộ hầu, Chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu.
9. (Liên) Đem, lấy. Cũng như "dĩ" . ◎ Như: "dụng thủ mông trụ nhãn tình" lấy tay bịt mắt.
10. (Giới) Vì, do, nhờ. Tương đương với: "nhân" , "nhân vi" . ◎ Như: "dụng tâm" , "dụng lực" . ◇ Sử Kí : "Dụng tài tự vệ, bất kiến xâm phạm" , (Hóa thực liệt truyện ) Nhờ tài sản mà bảo vệ mình, không bị xâm phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Công dùng, đối lại với chữ thể . Về phần bản năng của sự vật gọi là thể , đem thi hành ra sự nghiệp gọi là dụng . Như công dụng công dụng, tác dụng làm dùng.
② Dùng, sai khiến. Như dụng nhân hành chánh dùng người làm chánh.
③ Của dùng, tài chánh của nhà nước gọi là quốc dụng .
④ Ðồ dùng.
⑤ Nhờ vào cái gì để động tác làm lụng gọi là dụng, như dụng tâm , dụng lực , động dụng , v.v.
⑥ Dùng làm trợ từ, nghĩa là lấy, là bèn, là chưng ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng, dụng: Dụng cụ, đồ dùng; Dùng máy móc để sản xuất. 【】dụng lai [yònglái] Dùng để: Cái chậu này dùng để trồng thủy tiên rất hợp; 【】dụng dĩ [yòngyê] Dùng để:《 Hai chữ có thể dùng để chỉ người, cũng có thể dùng để chỉ vật;
② Dùng, ăn, uống: Mời uống trà; Dùng (ăn) cơm;
③ (văn) Dùng (người), bổ dụng, bổ nhiệm;
④ (văn) Của cải: Làm cho gốc mạnh và tiết kiệm của cải (Tuân tử); Điều thứ nhất là của cải của nhà vua đầy đủ (Triều Thác: Luận quý mễ sớ);
⑤ Chi tiêu, tiêu, chi phí: Tiền tiêu vặt;
⑥ (Công) dụng, ích: Công dụng rất lớn; Vô dụng, vô ích;
⑦ Cần: Không cần nói nhiều;
⑧ (văn) Vì, do, nhờ: Vì vậy, do đó; Vì sao; Trong ruộng không được trồng cây, vì làm cho ngũ cốc không mọc được (Hán thư: Thực hóa chí thượng); Lí Quảng nhờ cỡi ngựa giỏi bắn giết được nhiều quân giặc, được làm quan ở Hán Trung (Sử kí); ? Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt? (Thi Kinh: Bội phong, Hùng trĩ); Nhờ tài sản mà bảo vệ được thân mình, không bị xâm phạm (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
⑨ (văn) Đem, lấy (dùng như , bộ ): Đem chị mình gả cho ông ta (Sử kí);
⑩ (gt) (văn) Cho (dùng như hoặc để chỉ đối tượng của động tác, hành vi): Xem xét vấn đề chính xác, có lợi cho người xử phạt (Chu Dịch: Quẻ Mông);
⑪ (gt) (văn) Do (để nêu ra người chủ động một động tác hoặc hành vi): Các thợ đúc, thợ mộc, thợ đá của mỗi 25 nhà đều do ngũ trưởng (người đứng đầu 5 người trong quân đội thời xưa) và quân lính đảm nhiệm (Hồng Tú Toàn: Thiên triều điền mẫu chế độ);
⑫ (gt) (văn) Vào lúc (chỉ thời gian): Phép xưa hái cây thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
⑬ (lt) (văn) Vì vậy, nên (biểu thị kết quả): …使… Vì thế khiến cho lớn nhỏ không đều .... (Sử thông: Ngoại thiên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem ra mà dùng — Đem ra mà làm — Sai khiến — Dùng để — Đồ dùng — Sự tiêu dùng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Trương Quốc Dụng ( 1797-1864 ), tự Dĩ Hành, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, đậu tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 10 ( 1829 ), trải thờ hai triều Minh Mệnh, Tự Đức. Làm quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư. Sau được cử làm Hiệp Thống, đánh giặc Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận. Tác phẩm có cuốn Thoái thực kí văn.

Từ ghép 80

bao dụng 包用bất dụng 不用bất trúng dụng 不中用bính dụng 柄用bổ dụng 補用bội dụng 佩用cát kê yên dụng ngưu đao 割雞焉用牛刀cầu dụng 求用chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chi dụng 支用chuyên dụng 专用chuyên dụng 專用cố dụng 僱用công dụng 公用công dụng 功用cung dụng 供用dẫn dụng 引用dân dụng 民用diệu dụng 妙用dụng binh 用兵dụng công 用功dụng cụ 用具dụng độ 用度dụng mệnh 用賢dụng nhân 用人dụng phẩm 用品dụng sự 用事dụng tâm 用心dụng tử 用子dụng vũ 用武đại dụng 大用đắc dụng 得用gia dụng 家用giao hỗ tác dụng 交互作用hiệu dụng 效用hưởng dụng 享用hữu dụng 有用ích dụng 益用lạm dụng 濫用lợi dụng 利用na dụng 挪用nhậm dụng 任用nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhiệm dụng 任用nhu dụng 需用phí dụng 費用phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非对称式数据用户线phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非對稱式數據用戶線phục dụng 服用quân dụng 軍用quốc dụng 國用sính dụng 聘用sở dụng 所用sử dụng 使用tác dụng 作用tạm dụng 暫用thái dụng 採用thái dụng 采用thật dụng 實用thích dụng 適用thiết dụng 切用thông dụng 通用thu dụng 收用thường dụng 常用tiết dụng 節用tiêu dụng 消用tín dụng 信用trọng dụng 重用trúng dụng 中用trưng dụng 徵用túc dụng 足用tự dụng 自用ứng dụng 应用ứng dụng 應用vận dụng 運用vật dụng 物用viễn dụng 遠用vọng dụng 妄用vô dụng 無用
ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外
nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.