phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. danh tiếng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tên gọi sự vật. ◎ Như: "địa danh" 地名 tên đất. ◇ Quản Tử 管子: "Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh" 物固有形, 形固有名 (Tâm thuật thượng 心術上) Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.
3. (Danh) Tiếng tăm. ◎ Như: "thế giới văn danh" 世界聞名 có tiếng tăm trên thế giới. ◇ Cao Bá Quát 高伯适: "Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung" 古來名利人, 奔走路途中 (Sa hành đoản ca 沙行短歌) Xưa nay hạng người (chạy theo) danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
4. (Danh) Văn tự. ◎ Như: cổ nhân gọi một chữ là "nhất danh" 一名. ◇ Chu Lễ 周禮: "Chưởng đạt thư danh ư tứ phương" 掌達書名於四方 (Xuân quan 春官, Ngoại sử 外史) Cai quản bố cáo sách và văn tự khắp bốn phương.
5. (Danh) Lượng từ: người. ◎ Như: "học sanh thập danh, khuyết tịch nhất danh" 學生十名, 缺席一名 học sinh mười người, vắng mặt một người.
6. (Danh) "Danh gia" 名家, một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên "danh" 名: tên gọi.
7. (Động) Xưng tên, gọi tên, hình dung ra, diễn tả. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Hữu mộc danh lăng tiêu" 有木名凌霄 (Lăng tiêu hoa 凌霄花) Có cây tên gọi là lăng tiêu. ◇ Luận Ngữ 論語: "Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên" 蕩蕩乎, 民無能名焉 (Thái Bá 泰伯) Lồng lộng thay, dân không thể xưng tên làm sao! (ý nói không biết ca ngợi làm sao cho vừa).
8. (Tính) Nổi tiếng, có tiếng. ◎ Như: "danh nhân" 名人 người nổi tiếng.
9. (Tính) Giỏi, xuất sắc. ◎ Như: "danh thần" 名臣 bầy tôi giỏi, "danh tướng" 名將 tướng giỏi.
Từ điển Thiều Chửu
② Tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bạn bè thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm.
③ Danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh 美名), người ác thì bị tiếng xấu (ác danh 惡名). Thường dùng để khen các người giỏi. Như danh thần 名臣 bầy tôi giỏi, danh tướng 名將 tướng giỏi, v.v. Cao Bá Quát 高伯适: Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung 古來名利人,奔走路塗中 Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
④ Văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh 一名.
⑤ Lời tiếng, như sư xuất hữu danh 師出有名 xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy.
⑥ Một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử thì nói lấy mấy danh mấy danh.
⑦ Danh giáo. Trong luân lí định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo 名教.
⑧ Danh gia. Một môn học trong chín môn ngày xưa. Ðại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ váo lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học 刑名之學, hoặc gọi là danh pháp 名法. Môn học biện luận bên Tây cũng giống ý chỉ ấy, nên Tầu dịch là danh học, tức là môn Luận lí học vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tên là, gọi là: 這位英雄姓劉名仁府 Vị anh hùng này họ Lưu tên Nhân Phủ; 王姓陳,名國峻,安生王柳之子也 Vương họ Trần, tên Quốc Tuấn, là con của An Sinh vương Trần Liễu (Việt điện u linh tập); 名之曰幽厲 Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử);
③ Danh nghĩa: 以個人的名義 Nhân danh cá nhân tôi; 師出有名 Xuất quân có danh nghĩa;
④ Tiếng tăm, danh tiếng, nổi tiếng, giỏi: 世界聞名 Nổi tiếng trên thế giới; 名醫 Thầy thuốc nổi tiếng; 名將 Tướng giỏi; 名馬 Ngựa giỏi;
⑤ Nói ra, diễn tả: 不可名狀 Không thể diễn tả được;
⑥ Người (danh từ đơn vị để chỉ người): 十二名戰士 Mười hai anh chiến sĩ; 得第一名 Được giải nhất; 有四十六名 Có bốn mươi sáu người;
⑦ Danh (trái với thực), danh phận: 名不正則言不順 Danh không chính thì lời không thuận (Luận ngữ); 名家 Danh gia (những nhà chuyên biện luận về danh với thực);
⑧ (văn) Văn tự, chữ: 掌達書名于四方 Chưởng quản sách và văn tự bố cáo bốn phương (Chu lễ: Xuân quan, Ngoại sử); 一名 Một chữ;
⑨ (văn) Mu mắt (khoảng giữa mắt và lông mày): 猗嗟名兮,美目清兮 Ôi, mu mắt đẹp sao, mắt đẹp trong sao! (Thi Kinh: Tề phong, Y ta).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 171
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Đè nén. ◎ Như: "ức chế" 抑制.
3. (Động) Nén, ghìm. ◎ Như: "phù nhược ức cường" 扶弱抑強 nâng đỡ người yếu đuối, ghìm kẻ mạnh.
4. (Động) Ngăn chận, cản trở. ◇ Tuân Tử 荀子: "Vũ hữu công, ức hạ hồng" 禹有功, 抑下鴻 (Thành tướng 成相) Vua Vũ có công, ngăn chận nước lụt lớn. ◇ Sử Kí 史記: "Toại thừa thắng trục Tần quân chí Hàm Cốc quan, ức Tần binh, Tần binh bất cảm xuất" 遂乘勝逐秦軍至函谷關, 抑秦兵, 秦兵不敢出 (Ngụy Công Tử truyện 魏公子傳).
5. (Động) Ép buộc, cưỡng bách. ◇ Hàn Dũ 韓愈: "Cổ nhân hữu ngôn viết: "Nhân các hữu năng hữu bất năng." Nhược thử giả, phi Dũ chi sở năng dã. Ức nhi hành chi, tất phát cuồng tật" 古人有言曰: "人各有能有不能." 若此者, 非愈之所能也. 抑而行之, 必發狂疾 (Thượng trương bộc xạ thư 上張僕射書).
6. (Động) Đuổi, bỏ đi không dùng, biếm xích. ◇ Mặc Tử 墨子: "Bất tiếu giả ức nhi phế chi, bần nhi tiện chi, dĩ vi đồ dịch" 不肖者抑而廢之, 貧而賤之, 以為徒役(Thượng hiền trung 尚賢中).
7. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Quốc ngữ 國學: "Hình Hầu dữ Ung Tử tranh điền, Ung Tử nạp kì nữ ư Thúc Ngư dĩ cầu trực. Cập đoán ngục chi nhật, Thúc Ngư ức Hình Hầu" 邢侯與雍子爭田, 雍子納其女於叔魚以求直. 及斷獄之日, 叔魚抑邢侯 (Tấn ngữ cửu 晉語九).
8. (Động) Cúi xuống. ◇ Yến tử xuân thu 晏子春秋: "Yến Tử ức thủ nhi bất đối" 晏子抑首而不對 (Nội thiên 內篇, Gián hạ 諫下) Yến Tử cúi đầu không đáp.
9. (Động) Chết, tử vong. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Tắc binh cách hưng nhi phân tranh sanh, dân chi diệt ức yêu ẩn, ngược sát bất cô, nhi hình tru vô tội, ư thị sanh hĩ" 則兵革興而分爭生, 民之滅抑夭隱, 虐殺不辜, 而刑誅無罪, 於是生矣 (Bổn kinh 本經).
10. (Động) Cưỡng lại, chống lại, làm trái. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Lô Tuấn Nghĩa ức chúng nhân bất quá, chỉ đắc hựu trụ liễu kỉ nhật" 盧俊義抑眾人不過, 只得又住了幾日 (Đệ lục nhị hồi) Lô Tuấn Nghĩa không cưỡng lại được ý muốn của mọi người, đành phải ở lại thêm vài ngày.
11. (Động) Bày tỏ ý kiến.
12. (Phó) Chẳng lẽ, há (phản vấn). § Cũng như: "nan đạo" 難道, "khởi" 豈. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Ức vương hưng giáp binh, nguy sĩ thần, cấu oán ư chư hầu, nhiên hậu khoái ư tâm dư?" 抑王興甲兵, 危士臣, 構怨於諸侯, 然後快於心與? (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上).
13. (Tính) Trầm, thấp. ◇ Thái Ung 蔡邕: "Ư thị phồn huyền kí ức, nhã vận phục dương" 于是繁弦既抑, 雅韻復揚 (Cầm phú 琴賦).
14. (Liên) Hoặc là, hay là. § Cũng như: "hoặc thị" 或是, "hoàn thị" 還是. ◇ Luận Ngữ 論語: "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh, cầu chi dư ức dữ chi dư?" 夫子至於是邦也, 必聞其政, 求之與抑與之與? (Học nhi 學而) Thầy đến nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, (như vậy) là thầy cầu được nghe đấy ư hay là được cho nghe đấy ư?
15. (Liên) Mà còn. § Cũng như: "nhi thả" 而且. ◇ Tam quốc chí 三國志: "Phi duy thiên thì, ức diệc nhân mưu dã" 非惟天時, 抑亦人謀也 (Gia Cát Lượng truyện 諸葛亮傳) Không phải chỉ có thiên thời mà còn có mưu trí của con người nữa.
16. (Liên) Nhưng mà. § Cũng như: "đãn thị" 但是, "nhiên nhi" 然而. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi cảm; ức vi chi bất yếm, hối nhân bất quyện, tắc khả vị vân nhĩ dĩ hĩ" 若聖與仁, 則吾豈敢; 抑為之不厭, 誨人不倦, 則可謂云爾已矣 (Thuật nhi 述而) Như làm bậc thánh và bậc nhân thì ta há dám; nhưng mà làm mà không chán, dạy người không mỏi mệt, ta chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi.
17. (Liên) Thì là, thì. § Cũng như: "tắc" 則, "tựu" 就.
18. (Liên) Nếu như. § Cũng như: "như quả" 如果. ◇ Tả truyện 左傳: "Ức Tề nhân bất minh, nhược chi hà?" 抑齊人不盟, 若之何? (Chiêu Công thập tam niên 昭公十三年).
19. (Trợ) Đặt ở đầu câu (dùng làm ngữ trợ từ). ◇ Đái Chấn 戴震: "Ức ngôn san dã, ngôn thủy dã, thì hoặc bất tận san chi áo, thủy chi kì" 抑言山也, 言水也, 時或不盡山之奧, 水之奇 (Dữ Phương Hi Nguyên thư 與方希原書).
Từ điển Thiều Chửu
② Ðè xuống.
③ Chỉn, hay lời nói chuyển câu, như cầu chi dư, ức dư chi dư 求之與抑與之與 cầu đấy ư? hay cho đấy ư?
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) (lt) Hoặc, hay là, song, nhưng, mà: 南方之強與?北方之強與?抑而強與? Đó là sức mạnh của phương nam? Đó là sức mạnh của phương bắc? Hay là sức mạnh của nhà ngươi? (Trung dung). 【抑或】ức hoặc [yìhuò] (văn) Hoặc, hay là;【抑亦】ức diệc [yìyì] (văn) a. (Không chỉ...) mà còn; b. Hay là: 仲子所居之室,伯夷之所築與?抑亦盜蹠之所築與? Nhà của Trọng Tử ở, là do ông Bá Di cất ư? Hay là do Đạo Chích cất? (Mạnh tử).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 7
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. trống rỗng
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" 盈虛 đầy vơi, "không hư" 空虛 rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" 虛心 lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" 謙虛 khiêm tốn. ◇ Trang Tử 莊子: "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" 無所得聞至教, 敢不虛心 Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" 身體虛弱 thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" 膽虛 tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" 虛文 văn sức hão huyền, "bộ hư" 步虛 theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" 玄虛 huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" 此願竟虛 điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" 此行不虛 chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" 虛神. Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" 虛筆.
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" 虛左以待 vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí 史記: "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" 公子從車騎, 虛左, 自迎夷門侯生 (Ngụy Công Tử truyện 魏公子傳) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" 虛張聲勢 cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang 司馬光: "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" 夫水未至而虛為之防, 水雖不至,亦無所害 (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 乞不揀退軍置淮南札子) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" 淩虛 vượt lên trên không. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" 浩浩乎如馮虛御風, 而不知其所止 (Tiền Xích Bích phú 前赤壁賦) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" 趁虛而入 nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" 若循虛而出入 (Phiếm luận 氾論) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" 為道也屢遷, 變動不居, 周流六虛 (Hệ từ hạ 繫辭下) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư" 墟
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử 莊子: "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" 井蛙不可以語於海者, 拘於虛也 (Thu thủy 秋水) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi 虛左以待 vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư 盈虛 đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn 虛損.
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm 虛心 hay khiêm hư 謙虛. Trang Tử 莊子: Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm 無所得聞至教,敢不虛心 chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế 虛張聲勢 phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn 虛文 văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư 此願竟虛 điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư 此行不虛 chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần 虛神. Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút 虛筆.
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư 淩虛 vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư 步虛 theo đuổi sự hão huyền, huyền hư 玄虛 huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: 虛情 Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): 故於待賢之車,常汲汲以虛左 Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: 盈虛 Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: 心虛 Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: 她身子很虛 Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 29
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" 盈虛 đầy vơi, "không hư" 空虛 rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" 虛心 lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" 謙虛 khiêm tốn. ◇ Trang Tử 莊子: "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" 無所得聞至教, 敢不虛心 Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" 身體虛弱 thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" 膽虛 tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" 虛文 văn sức hão huyền, "bộ hư" 步虛 theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" 玄虛 huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" 此願竟虛 điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" 此行不虛 chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" 虛神. Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" 虛筆.
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" 虛左以待 vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí 史記: "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" 公子從車騎, 虛左, 自迎夷門侯生 (Ngụy Công Tử truyện 魏公子傳) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" 虛張聲勢 cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang 司馬光: "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" 夫水未至而虛為之防, 水雖不至,亦無所害 (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 乞不揀退軍置淮南札子) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" 淩虛 vượt lên trên không. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" 浩浩乎如馮虛御風, 而不知其所止 (Tiền Xích Bích phú 前赤壁賦) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" 趁虛而入 nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" 若循虛而出入 (Phiếm luận 氾論) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" 為道也屢遷, 變動不居, 周流六虛 (Hệ từ hạ 繫辭下) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư" 墟
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử 莊子: "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" 井蛙不可以語於海者, 拘於虛也 (Thu thủy 秋水) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi 虛左以待 vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư 盈虛 đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn 虛損.
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm 虛心 hay khiêm hư 謙虛. Trang Tử 莊子: Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm 無所得聞至教,敢不虛心 chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế 虛張聲勢 phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn 虛文 văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư 此願竟虛 điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư 此行不虛 chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần 虛神. Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút 虛筆.
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư 淩虛 vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư 步虛 theo đuổi sự hão huyền, huyền hư 玄虛 huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thật thà
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" 田野蕪, 倉廩虛, 囹圄實 (Phiếm luận 氾論) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" 實情 tình hình chân xác, "chân tài thật học" 真才實學 có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" 誠實無欺 chân thành không dối trá, "trung thật" 忠實 trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" 事實 sự tích có thật, "tả thật" 寫實 mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" 庭實 đồ bày trong sân nhà, "quân thật" 軍實 các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" 開花結實 nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử 莊子: "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" 魏王貽我大瓠之種, 我樹之成而實五石 (Tiêu dao du 逍遙遊) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" 我今此眾, 無復枝葉, 純有貞實, 舍利弗, 如是增上慢人, 退亦佳矣 (Phương tiện phẩm đệ nhị 方便品第二) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" 名. ◎ Như: "hữu danh vô thật" 有名無實 chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" 名實相符 hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí 史記: "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" 治百官, 親萬民, 實府庫, 子孰與起 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí 史記: "Thật vô phản tâm" 實無反心 (Lí Tư truyện 李斯傳) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".
Từ điển Thiều Chửu
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại 實在 thật còn, thật tình 實情 tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn 以實吾言 lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật 口實.
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật 事實.
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật 庭實, các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật 軍實.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 34
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thật thà
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" 田野蕪, 倉廩虛, 囹圄實 (Phiếm luận 氾論) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" 實情 tình hình chân xác, "chân tài thật học" 真才實學 có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" 誠實無欺 chân thành không dối trá, "trung thật" 忠實 trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" 事實 sự tích có thật, "tả thật" 寫實 mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" 庭實 đồ bày trong sân nhà, "quân thật" 軍實 các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" 開花結實 nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử 莊子: "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" 魏王貽我大瓠之種, 我樹之成而實五石 (Tiêu dao du 逍遙遊) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" 我今此眾, 無復枝葉, 純有貞實, 舍利弗, 如是增上慢人, 退亦佳矣 (Phương tiện phẩm đệ nhị 方便品第二) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" 名. ◎ Như: "hữu danh vô thật" 有名無實 chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" 名實相符 hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí 史記: "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" 治百官, 親萬民, 實府庫, 子孰與起 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí 史記: "Thật vô phản tâm" 實無反心 (Lí Tư truyện 李斯傳) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".
Từ điển Thiều Chửu
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại 實在 thật còn, thật tình 實情 tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn 以實吾言 lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật 口實.
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật 事實.
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật 庭實, các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật 軍實.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thực, thật, thật thà, thật là: 實心實意 Thật lòng thật dạ; 實話實說 Lời thực nói thẳng; 實在好 Thật là tốt; 老實人說老實話 Người thật nói thẳng; 我實不德 Ta thật không đó đức. 【實在】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: 這事我實在一點不知道 Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): 他說是 懂了,實在并不懂 Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: 以實吾言 Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: 開花結實 Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: 庭實 Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; 軍實 Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): 敢布腹心,君實圖之!Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: 鬼神非人實親,惟德是依 quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ 人 là tân ngữ, đưa ra trước động từ 親).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 39
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đã, rồi
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Truất bỏ, bãi chức. ◇ Luận Ngữ 論語: "Lệnh duẫn Tử Văn tam sĩ vi lệnh duẫn, vô hỉ sắc; tam dĩ chi, vô uấn sắc" 令尹子文三仕為令尹,無喜色; 三已之, 無慍色 (Công Dã Tràng 公冶長) Quan lệnh doãn Tử Văn ba lần làm lệnh doãn, không tỏ vẻ mừng; ba lần bị cách chức, không tỏ vẻ oán hận.
3. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◇ Quốc ngữ 國語: "Hữu tư dĩ ư sự nhi thuân" 有司已於事而竣 (Tề ngữ 齊語) Quan hữu tư xong việc rồi lui về.
4. (Động) Không chịu cho, không chấp nhận, bất hứa. ◇ Dật Chu thư 逸周書: "Dịch di dĩ ngôn, chí bất năng cố, dĩ nặc vô quyết, viết nhược chí giả dã" 易移以言, 志不能固, 已諾無決, 曰弱志者也 (Quan nhân 官人) Thay đổi lời đã nói, ý chí không vững chắc, từ khước hay chấp nhận không nhất định, gọi là nhu nhược vậy.
5. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Sử Kí 史記: "Nhất ẩm hãn tận, tái ẩm nhiệt khứ, tam ẩm bệnh dĩ" 一飲汗盡, 再飲熱去, 三飲病已 (Biển Thước Thương Công truyện 扁鵲倉公傳) Uống lần thứ nhất hết mồ hôi, uống lần thứ hai hết nóng, uống lần thứ ba khỏi bệnh.
6. (Phó) Quá, lắm. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Trọng Ni bất vi dĩ thậm giả" 仲尼不為已甚者 (Li Lâu hạ 離婁下) Trọng Ni chẳng là quá lắm ư?
7. (Phó) Đã. ◎ Như: "dĩ nhiên" 已然 đã rồi, "dĩ nhi" 已而 mà thôi. ◇ Luận Ngữ 論語: "Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ" 道之不行, 已知之矣 (Vi tử 微子) Đạo mà không thi hành được, thì đã biết vậy rồi.
8. (Phó) Rồi, sau đó. ◇ Sử Kí 史記: "Hàn vương Thành vô quân công, Hạng Vương bất sử chi quốc, dữ câu chí Bành Thành, phế dĩ vi hầu, dĩ hựu sát chi" 韓王成無軍功, 項王不使之國, 與俱至彭城, 廢以為侯, 已又殺之 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Hàn vương Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, (mà bắt) cùng về Bành Thành, giáng xuống tước hầu, rồi lại giết chết.
9. (Trợ) Đặt cuối câu, tương đương với "hĩ" 矣. ◎ Như: "mạt do dã dĩ" 末由也已 chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
10. (Thán) Dùng ở đầu câu, biểu thị cảm thán. § Cũng như "ai" 哎.
11. (Liên) Do, vì, nhân đó. § Dùng như "dĩ" 以. ◇ Tây du kí 西遊記: "Hành giả tọa tại thượng diện, thính kiến thuyết xuất giá thoại nhi lai, dĩ thử thức phá liễu" 行者坐在上面, 聽見說出這話兒來, 已此識破了 (Đệ tứ ngũ hồi) Hành Giả ngồi ở bên trên, nghe thấy những lời nói chuyện như thế, do đó biết họ đã vỡ lẽ rồi.
12. (Đại) Ấy, đó, như thế. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi do hiền hồ dĩ" 飽食終日, 無所用心, 難矣哉! 不有博弈者乎? 為之猶賢乎已 (Dương Hóa 陽貨) Ăn no suốt ngày, chẳng hết lòng hết sức vào việc gì, thật là khó chịu! Sao không đánh cờ đi? Đánh cờ còn hơn là (ở không) như thế.
Từ điển Thiều Chửu
② Bỏ, bãi quan, gọi tắt là dĩ.
③ Quá, như bất vi dĩ thậm 不為已甚 chẳng là quá lắm ư?
④ Lời nói sự đã qua, như dĩ nhiên 已然 đã rồi, dĩ nhi 已而 đã mà, v.v.
⑤ Lời nói hết, như mạt do dã dĩ 末由也已 chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
⑥ Ngày xưa hay dùng như chữ dĩ 以.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ngừng, ngớt, thôi: 爭論不已 Tranh luận không ngừng (ngớt);
③ (văn) Quá, lắm, rất: 不爲已甚 Không là quá đáng; 昊天已威 Trời rất uy nghiêm (Thi Kinh);
④ (văn) Rồi, chẳng bao lâu: 韓王成無軍功,項王不使之國,與俱至彭城,廢以爲侯,已又殺之 Hàn Vương Thành không có quân công, Hạng Vương không để cho ông ta trở về nước mình, (mà) cùng đi với ông ta tới Bành Thành, truất xuống tước hầu, rồi lại giết đi (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ);
⑤ (văn) (thán) Ờ: 已!予惟小子,不敢替上帝命 Ờ! Ta là con của Văn Vương, đâu dám bỏ lệnh của vua trời (Thượng thư: Đại cáo);
⑥ (văn) Như 以 [yê] nghĩa ㉓: 准北,常山已南 Hoài Bắc, Thường Sơn trở về phía Nam (Sử kí); 已上 Trở lên;
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn hoặc cảm thán): 公定予往已 Ngài ở lại, tôi về đi thôi (Thượng thư); 若是,則汝何爲驚已? Như thế thì tại sao ông sợ hãi? (Trang tử);
⑧ (văn) Trợ từ, dùng chung với 也,矣 thành 也已,已矣, biểu thị ý xác định hoặc cảm thán. 【已矣】dĩ hĩ [yêyê] (văn) Thôi vậy (biểu thị ý xác định): 賜也,始可與言詩已矣 Chỉ có trò Tứ (Tử Cống) mới có thể cùng ta nói chuyện về Thi (Kinh Thi) thôi vậy (Luận ngữ). Xem 也已.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 15
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" 隱淪 hay "ẩn dật" 隱逸.
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" 子爲父隱 con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西遊記: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử 孟子: "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" 隱隱 lờ mờ, "ẩn nhiên" 隱然 hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" 隱約 lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ 國語: "Cần tuất dân ẩn" 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, "ấn nang" 隱囊 tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là 隠.
Từ điển Thiều Chửu
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. nấp, trốn
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" 隱淪 hay "ẩn dật" 隱逸.
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" 子爲父隱 con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西遊記: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử 孟子: "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" 隱隱 lờ mờ, "ẩn nhiên" 隱然 hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" 隱約 lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ 國語: "Cần tuất dân ẩn" 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, "ấn nang" 隱囊 tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là 隠.
Từ điển Thiều Chửu
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: 王若隱其無罪而就死地 Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: 隱隱 Lờ mờ; 隱約 Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: 民隱 Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: 隱几而臥 Tựa ghế mà nằm; 隱囊 Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 59
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Cả, trưởng (lớn tuổi nhất). ◎ Như: "đại ca" 大哥 anh cả, "đại bá" 大伯 bác cả.
3. (Tính) Tiếng tôn xưng. ◎ Như: "đại tác" 大作 tác phẩm lớn (tôn xưng tác phẩm của người khác), "tôn tính đại danh" 尊姓大名 quý tính quý danh.
4. (Tính) Lớn lao, trọng yếu, cao cả. ◎ Như: "đại chí" 大志 chí lớn, chí cao cả.
5. (Tính) Trước hoặc sau cấp kế cận (dùng cho thời gian). ◎ Như: "đại tiền thiên" 大前天 ngày trước hôm qua, "đại hậu thiên" 大後天 ngày kìa (sau ngày mai).
6. (Động) Hơn. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Tệ ấp chi vương sở thuyết thậm giả, vô đại đại vương" 弊邑之王所說甚者, 無大大王 (Quyển tứ) Người mà vua nước tôi tôn kính nhất, không ai hơn đại vương.
7. (Động) Khoa trương. ◎ Như: "khoa đại" 誇大 khoe khoang. ◇ Lễ Kí 禮記: "Thị cố quân tử bất tự đại kì sự, bất tự thượng kì công" 是故君子不自大其事, 不自尚其功 (Biểu kí 表記) Cho nên người quân tử không tự khoa trương việc mình, không tự đề cao công lao của mình.
8. (Phó) Thẫm, sâu, nhiều, hẳn. ◎ Như: "đại hồng" 大紅 đỏ thẫm, "thiên dĩ đại lượng" 天已大亮 trời đã sáng hẳn. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngư đại chí hĩ" 魚大至矣 (Vương Lục Lang 王六郎) Cá đến nhiều rồi.
9. (Phó) Rất, vô cùng. ◎ Như: "đại công" 大公 rất công bình.
10. (Phó) Thường, hay, lắm (dùng theo sau chữ "bất" 不). ◎ Như: "tha bất đại xuất môn kiến nhân đích" 她不大出門見人的 chị ấy không hay ra ngoài gặp người khác, "ngã bất đại liễu giải" 我不大了解 tôi không rõ lắm.
11. (Phó) Sơ lược, nói chung, ước chừng. ◎ Như: "đại phàm" 大凡 nói chung, "đại khái" 大概 sơ lược.
12. (Danh) Người lớn tuổi.
13. (Danh) Họ "Đại".
14. Một âm là "thái". (Tính) Cao trọng hơn hết. ◎ Như: "thái hòa" 大和, "thái cực" 大極, "thái lao" 大牢. Đều cùng âm nghĩa như chữ "thái" 太.
Từ điển Thiều Chửu
② Tiếng nói gộp, như đại phàm 大凡 hết thẩy, đại khái 大概, v.v.
③ Tiếng nói tôn trọng người. Như khen sự trước tác của người là đại tác 大作 nghĩa là văn chương sách vở làm ra to tát rộng lớn lắm. Các bậc trên như cha, anh, quan trưởng cũng gọi là đại nhân 大人. Anh lớn nhất gọi là đại 大.
④ Cho là to.
⑤ Hơn.
⑥ Một âm là thái. Như thái hòa 大和, thái cực 大極, thái lao 大牢, v.v. đều cùng âm nghĩa như chữ thái 太.
Từ điển Trần Văn Chánh
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Cả, trưởng (lớn tuổi nhất). ◎ Như: "đại ca" 大哥 anh cả, "đại bá" 大伯 bác cả.
3. (Tính) Tiếng tôn xưng. ◎ Như: "đại tác" 大作 tác phẩm lớn (tôn xưng tác phẩm của người khác), "tôn tính đại danh" 尊姓大名 quý tính quý danh.
4. (Tính) Lớn lao, trọng yếu, cao cả. ◎ Như: "đại chí" 大志 chí lớn, chí cao cả.
5. (Tính) Trước hoặc sau cấp kế cận (dùng cho thời gian). ◎ Như: "đại tiền thiên" 大前天 ngày trước hôm qua, "đại hậu thiên" 大後天 ngày kìa (sau ngày mai).
6. (Động) Hơn. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Tệ ấp chi vương sở thuyết thậm giả, vô đại đại vương" 弊邑之王所說甚者, 無大大王 (Quyển tứ) Người mà vua nước tôi tôn kính nhất, không ai hơn đại vương.
7. (Động) Khoa trương. ◎ Như: "khoa đại" 誇大 khoe khoang. ◇ Lễ Kí 禮記: "Thị cố quân tử bất tự đại kì sự, bất tự thượng kì công" 是故君子不自大其事, 不自尚其功 (Biểu kí 表記) Cho nên người quân tử không tự khoa trương việc mình, không tự đề cao công lao của mình.
8. (Phó) Thẫm, sâu, nhiều, hẳn. ◎ Như: "đại hồng" 大紅 đỏ thẫm, "thiên dĩ đại lượng" 天已大亮 trời đã sáng hẳn. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngư đại chí hĩ" 魚大至矣 (Vương Lục Lang 王六郎) Cá đến nhiều rồi.
9. (Phó) Rất, vô cùng. ◎ Như: "đại công" 大公 rất công bình.
10. (Phó) Thường, hay, lắm (dùng theo sau chữ "bất" 不). ◎ Như: "tha bất đại xuất môn kiến nhân đích" 她不大出門見人的 chị ấy không hay ra ngoài gặp người khác, "ngã bất đại liễu giải" 我不大了解 tôi không rõ lắm.
11. (Phó) Sơ lược, nói chung, ước chừng. ◎ Như: "đại phàm" 大凡 nói chung, "đại khái" 大概 sơ lược.
12. (Danh) Người lớn tuổi.
13. (Danh) Họ "Đại".
14. Một âm là "thái". (Tính) Cao trọng hơn hết. ◎ Như: "thái hòa" 大和, "thái cực" 大極, "thái lao" 大牢. Đều cùng âm nghĩa như chữ "thái" 太.
Từ điển Thiều Chửu
② Tiếng nói gộp, như đại phàm 大凡 hết thẩy, đại khái 大概, v.v.
③ Tiếng nói tôn trọng người. Như khen sự trước tác của người là đại tác 大作 nghĩa là văn chương sách vở làm ra to tát rộng lớn lắm. Các bậc trên như cha, anh, quan trưởng cũng gọi là đại nhân 大人. Anh lớn nhất gọi là đại 大.
④ Cho là to.
⑤ Hơn.
⑥ Một âm là thái. Như thái hòa 大和, thái cực 大極, thái lao 大牢, v.v. đều cùng âm nghĩa như chữ thái 太.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nhiều, hoàn toàn, hẳn, rất, lắm: 大辦糧食 Trồng nhiều cây lương thực; 小張的作文近來大有進步 Bài tập làm văn của bé Trương gần đây có nhiều tiến bộ; 病大好了 Bệnh đã khỏi hẳn rồi; 天已經大亮了 Trời đã sáng hẳn rồi; 大有可能 Rất có thể; 生活越過越好,跟過去大不相同了 Đời sống ngày càng tốt lên, so với trước đây đã rất khác; 他是南方人,不大喜歡吃麵食 Anh ấy là người miền Nam nên không thích ăn những món làm bằng bột mì lắm; 言之大甘,其中必苦 Lời nói quá ngọt, bên trong tất phải đắng (Quốc ngữ);
③ Hơn tuổi, nhiều tuổi, lớn tuổi, có tuổi: 他比我大 Anh ấy nhiều tuổi (lớn tuổi) hơn tôi; 年紀大了 Có tuổi rồi, luống tuổi rồi;
④ Cả, trưởng: 老大 Đứa cả, đứa lớn; 大兒子 Con trưởng, con trai cả;
⑤ Hay, thường, lắm: 我不大吃麵條 Tôi không hay ăn mì; 我不大了解 Tôi không rõ lắm;
⑥ Quý, đại... (tôn xưng cái gì của người khác): 尊姓大名 Quý hiệu, đại danh; 大作 Đại tác;
⑦ Bức, nhất.... (tỏ ý nhấn mạnh): 大熱天 Trời nóng bức; 大節日 Tết nhất; 大白天 Ban ngày ban mặt;
⑧ (văn) Cho là lớn, cho là to, tôn trọng, chú trọng: 大天而思之 Tôn trọng trời mà ngưỡng mộ trời (Tuân tử: Thiên luận);
⑨ (văn) Hơn, lớn hơn: 弊邑之王所說甚者,無大大王 Người mà vua nước tôi tôn kính nhất, không ai hơn đại vương (Quốc ngữ);
⑩ (văn) Khoa trương, khoe khoang: 是故君子不自大其事 Vì vậy người quân tử không tự khoa trương việc mình làm (Lễ kí);
⑪ (đph) a. Bố, ba, cha, thầy, cậu: 俺大叫我來看看您 Cha cháu bảo cháu đến thăm bác; b. Chú, bác: 三大 Chú ba;
⑫ (văn) Đại khái, đại để, nói chung (như 大致): 上谷至遼東…大與趙,代俗相類 Từ Thượng Cốc tới Liêu Đông... đại để giống như phong tục ở Triệu và Đại (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
⑬ [Dà] (Họ) Đại. Xem 大 [dài], [tài].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 289
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" 整理 sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" 修理 sửa sang, "quản lí" 管理 coi sóc. ◇ Lưu Cơ 劉基: "Pháp đố nhi bất tri lí" 法斁而不知理 (Mại cam giả ngôn 賣柑者言) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" 理事 làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị 無名氏: "Tằng lí binh thư tập lục thao" 曾理兵書習六韜 (Nháo đồng đài 鬧銅臺) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" 不理 không quan tâm, "lí hội" 理會 thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" 腠理 thớ da thịt, "mộc lí" 木理 vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" 有條有理 có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" 天理, "công lí" 公理, "chân lí" 真理, "nghĩa lí" 義理, "định lí" 定理.
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" 大理院.
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" 理化 môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".
Từ ghép 74
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lý lẽ
3. sửa sang
Từ điển Thiều Chửu
② Sửa sang, trị. Như lí sự 理事 làm việc, chỉnh lí 整理 sắp đặt, tu lí 修理 sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí 條理, phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều 條 là nói cái lớn, lí 理 là nói cái nhỏ, như sự lí 事理, văn lí 文理 đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí 道理, nói về sự nên làm gọi là đạo 道, nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí 理. Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí 腠理 mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu 腠.
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện 大理院.
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí 不理, nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội 理會.
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học 理學 hay đạo học 道學. Môn triết học 哲學 bây giờ cũng gọi là lí học 理學.
⑩ Lí khoa 理科 một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học 物理學, hóa học 化學, v.v.
⑪ Lí chướng 理障 chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lí lẽ: 合理 Hợp lí; 理屈詞窮 Lời cùng lí đuối, đuối lí; 理當如 此 Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: 理科 Ngành khoa học tự nhiên; 數理化 Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: 處理 Xử lí; 理財 Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: 理一理書籍 Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): 路上碰見了,誰也沒理誰 Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; 跟他說了半天,他理也不理 Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; 置之不理 Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: 十年一理,猶不遺忘 Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: 理正聲,奏妙曲 Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); 試理一曲消遣 Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 26
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" 書信 thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" 音信 tin tức, âm hao, "hung tín" 凶信 tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" 霜信 tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" 印信 ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" 信石 tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" 信州, còn gọi là "tì sương" 砒霜.
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" 相信 tin nhau, "tín dụng" 信用 tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" 信奉 tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" 我父母皆仙人, 何可以貌信其年歲乎 (Thanh Nga 青蛾) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện 左傳: "Tín vu thành hạ nhi hoàn" 信于城下而還 (Tương Công thập bát niên 襄公十八年) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" 為農信可樂, 居寵真虛榮 (Du Thạch Giác 遊石角) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" 信口開河 nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" 信手拈來 (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" 低眉信手續續彈, 說盡心中無限事 (Tì bà hành 琵琶行) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" 伸. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" 申.
Từ ghép 1
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lòng tin, đức tin
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" 書信 thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" 音信 tin tức, âm hao, "hung tín" 凶信 tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" 霜信 tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" 印信 ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" 信石 tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" 信州, còn gọi là "tì sương" 砒霜.
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" 相信 tin nhau, "tín dụng" 信用 tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" 信奉 tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" 我父母皆仙人, 何可以貌信其年歲乎 (Thanh Nga 青蛾) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện 左傳: "Tín vu thành hạ nhi hoàn" 信于城下而還 (Tương Công thập bát niên 襄公十八年) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" 為農信可樂, 居寵真虛榮 (Du Thạch Giác 遊石角) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" 信口開河 nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" 信手拈來 (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" 低眉信手續續彈, 說盡心中無限事 (Tì bà hành 琵琶行) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" 伸. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" 申.
Từ điển Thiều Chửu
② Không ngờ gì, như tương tín 相信 cùng tin nhau, tín dụng 信用 tin dùng, tín thí 信施 người tin đạo Phật biết đem của bố thí cúng dường.
③ Ngủ trọ đến hai lần gọi là tín.
④ Dấu hiệu để làm tin, như ấn tín 印信, tín phiếu 信票 cái vé làm tin về tiền bạc.
⑤ Tin tức, như thư tín 書信 cái thư hỏi thăm.
⑥ Tin tức, như phong tín 風信 tin gió, sương tín 霜信 tin sương, nghĩa bóng là tin tức ở ngoài đưa đến.
⑦ Tên thứ đá độc, như thạch tín 石信 tức thứ đá ăn chết người, sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tín, tín nhiệm: 威信 Uy tín; 守信 Giữ tín nhiệm;
③ Tin, tin cậy, tin tưởng: 此人不可信 Anh này không thể tin tưởng được;
④ Giấy ủy nhiệm, vật để làm tin, dấu hiệu để làm tin: 印信 Ấn tín (cái dấu đóng để làm tin); 信票 Tín phiếu;
⑤ Tín ngưỡng, tin (theo): 信徒 Tín đồ, con chiên; 信佛教 Theo đạo Phật;
⑥ Tin, tin tức: 這事還沒信呢 Việc đó chưa có tin tức gì cả;
⑦ Sự xuất hiện theo từng kỳ đều đặn;
⑧ Buông trôi, tùy tiện, để mặc;
⑦ Nhân ngôn, thạch tín;
⑨ (văn) Thật, thật là, quả (thật): 子皙信美矣 Tử Tích thật là đẹp (Tả truyện Chiêu công nguyên niên); 聞大王將攻宋,信有之乎? Nghe đại vương sắp đánh nước Tống, quả (thật) có việc đó không? (Lã thị Xuân thu: Ái loại);
⑩ [Xìn] (Họ) Tín.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.