biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

lai, lãi
lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Lại. Tới — Mời gọi lại — Sắp tới. Về sau này.

Từ ghép 58

lãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.
tràng, trường
cháng ㄔㄤˊ, chǎng ㄔㄤˇ

tràng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ ghép 4

trường

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vùng
2. cái sân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất để tế thần. Cũng đọc Tràng. Td: Đàn tràng — Chỗ đất dành riêng để dùng vào việc gì. Td: Trường thi — Nơi tụ họp đông đảo. Td: Hý trường — Nơi. Chỗ. Td: Chiến trường — Chỗ đua chen. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục « — Chỉ nơi để học tập, thi cử. Td: Trường quy — Cũng đọc Tràng.

Từ ghép 33

phát
bō ㄅㄛ, fā ㄈㄚ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

phát

giản thể

Từ điển phổ thông

1. gửi đi
2. bắn
3. phất
4. phát ra

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phát ra, gởi đi: Phát lương: Gởi thư đi;
② Phát biểu, phát ngôn: Ra bản tuyên bố;
③ Bắn: 20 khẩu pháo cùng bắn một loạt;
④ Phát (đạn): Một viên đạn;
⑤ Phát huy, bốc hơi: Dầu bốc; Phát huy trí tuệ
⑥ Triển khai, mở rộng, nở ra: Ngâm đậu làm giá; Bột mì đã lên men; Phát triển; Bắp thịt nở nang; Đang độ dậy thì;
Khai quật, bới ra, vạch trần: Khai quật; Vạch trần âm mưu;
⑧ Lộ ra (tình cảm): Nổi giận: Nực cười;
⑨ Biến chất: Cuốn sách này đã ngã màu: Quần áo đã ẩm;
⑩ Cảm thấy: Cảm thấy tê tê;
⑪ Đi, lên đường: Sáng đi chiều đến;
⑫ Dấy lên, dẫn tới: Dấy lên phong trào;
⑬ (văn) Khiến;
⑭ (văn) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới). Xem [fà] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 19

yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

ngoạn
wán ㄨㄢˊ, wàn ㄨㄢˋ

ngoạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chơi đùa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh thường, khinh nhờn. ◎ Như: "ngoạn thế" khinh đời, coi thường mọi sự. ◇ Thư Kinh : "Ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí" , (Lữ ngao ) Khinh nhờn người thì hỏng đức, khinh thường vật thì hỏng chí.
2. (Động) Thưởng thức, ngắm. ◎ Như: "thưởng ngoạn" thưởng thức.
3. (Động) Nghiền ngẫm. ◇ Nguyễn Trãi : "Ức tích Lam Sơn ngoạn vũ kinh" (Hạ quy Lam Sơn ) Nhớ khi xưa ở Lam Sơn nghiền ngẫm binh pháp.
4. (Động) Đùa giỡn, nô đùa. ◎ Như: "xuất khứ ngoạn" đi ra ngoài chơi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, ngoạn tiếu liễu nhất hồi" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nói xong, cười đùa một lúc.
5. (Động) Chơi. ◎ Như: "ngoạn bì cầu" chơi bóng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bất quá thị tâm lí tiện mộ, tài học trước ngoạn bãi liễu" , (Đệ tứ thập bát hồi) Em chẳng qua trong lòng thấy thích (thơ), mới học để mà chơi đấy thôi.
6. (Động) Trêu chọc, đùa bỡn. ◎ Như: "ngoạn lộng" đùa cợt.
7. (Động) Giở trò. ◎ Như: "ngoạn nhi thủ oản" giở thủ đoạn.
8. (Danh) Vật, đồ để ngắm chơi, thưởng thức. ◎ Như: "trân ngoạn" đồ chơi quý báu, "cổ ngoạn" đồ cổ.
9. (Tính) Dùng để chơi, ngắm. ◎ Như: "ngoạn cụ" đồ chơi, "ngoạn ngẫu" búp bê, ông phỗng.

Từ điển Thiều Chửu

① Vờn, chơi. Ðùa bỡn, như ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí (Thư Kinh ) đùa bỡn người hỏng đức, vờn chơi vật hỏng chí. Những đồ để ngắm chơi gọi là ngoạn cụ , đồ chơi quý gọi là trân ngoạn .
② Nghiền ngẫm mãi.
③ Quý báu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chơi, chơi đùa, nô đùa: Đi ra ngoài chơi; Chơi bóng; Trẻ con đùa giỡn trong công viên rất vui vẻ;
② Vật quý bày để thưởng thức: Đồ chơi quý báu; Đồ cổ;
③ Thưởng thức, thưởng ngoạn: Thưởng thức, ngắm nghía;
④ Giở trò: Giở thủ đoạn;
⑤ Khinh thường: Xem thường cương vị công tác;
⑥ (văn) Nghiền ngẫm mãi: Vì vậy người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà nghiền ngẫm lời giảng về mỗi quẻ mỗi hào (Dịch: Hệ từ thượng);
⑦ (văn) Quý báu;
⑧ (văn) Quen lờn: Luật pháp không rõ ràng thì chính trị phiền toái mà người ta quen lờn (Hà Cảnh Minh: Pháp hành thiên);
⑨ Trêu chọc, đùa bỡn: Trêu người thì táng đức, trêu vật thì táng chí (Thượng thư: Lữ ngao).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đùa giỡn (như , bộ ): Nước mềm yếu, dân quen lờn ưa đùa giỡn nên chết nhiều vì nước (Tả truyện);
② Quen lờn, nhờn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chơi đùa — Tập cho quen — Ngắm nghía thưởng thức — Vật quý.

Từ ghép 11

hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

biểu
biǎo ㄅㄧㄠˇ

biểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bên ngoài
2. tỏ rõ, tuyên bố, tiêu biểu
3. tờ biểu
4. họ ngoại
5. gương mẫu, chuẩn mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo ngoài.
2. (Danh) Bên ngoài, mặt ngoài. ◎ Như: "hải biểu" ngoài bể, "xuất nhân ý biểu" ra ngoài ý liệu.
3. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Quản Tử : "Do yết biểu nhi lệnh chi chỉ dã" (Quân thần thượng ) Như ra dấu hiệu để bảo cho ngừng lại vậy.
4. (Danh) Mẫu mực, gương mẫu. ◎ Như: "vi nhân sư biểu" làm mẫu mực cho người.
5. (Danh) Bảng, bảng liệt kê, bảng kê khai. ◎ Như: "thống kế biểu" bảng thống kê.
6. (Danh) Một loại sớ tấu thời xưa, bậc đại thần trình lên vua. ◎ Như: "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, "Trần tình biểu" của Lí Mật .
7. (Danh) Tên hiệu (ngoài tên chính). ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tiền nhật bất tằng vấn đắc quý biểu" (Tiền Tú Tài ) Hôm trước chưa được hỏi tên hiệu của ngài.
8. (Danh) Bia đá. ◇ Hán Thư : "Thiên lí lập biểu" (Lí Tầm truyện ) Nghìn dặm dựng bia đá.
9. (Danh) Bia mộ, mộ chí. ◎ Như: "mộ biểu" bia mộ.
10. (Danh) Máy đo, đồng hồ. ◎ Như: "thủ biểu" đồng hồ đeo tay, "điện biểu" đồng hồ điện.
11. (Danh) Họ hàng bên ngoại. ◎ Như: "biểu huynh đệ" con cô con cậu.
12. (Danh) Họ "Biểu".
13. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Đương thử, chẩn hi khích, tất biểu nhi xuất chi" , , (Hương đảng ) Lúc trời nóng, mặc áo đơn vải thô, (ông) tất khoác thêm áo khi ra ngoài.
14. (Động) Tỏ rõ, hiển dương, khen thưởng. ◇ Tư Mã Thiên : "Hận tư tâm hữu sở bất tận, bỉ lậu một thế nhi văn thải bất biểu ư hậu thế dã" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hận rằng lòng riêng có chỗ chưa bộc lộ hết, bỉ lậu mà chết đi thì văn chương không tỏ rõ được với đời sau.
15. (Động) Tuyên bố, truyền đạt. ◎ Như: "lược biểu tâm ý" nói sơ qua ý trong lòng.
16. (Động) Tâu lên trên để bày tỏ việc gì. ◇ Tam quốc chí : "Lượng tự biểu hậu chủ" (Gia Cát Lượng truyện ) Lượng này tự xin tâu rõ với hậu chủ.
17. (Động) Đề cử, tiến cử. ◇ Tam quốc chí : "Tào Công biểu Quyền vi thảo lỗ tướng quân" (Ngô chủ truyện ) Tào Công tiến cử Quyền làm tướng quân đánh giặc.
18. (Động) Soi xét, giám sát. ◎ Như: "duy thiên khả biểu" chỉ có trời soi xét được.
19. (Động) Trang hoàng, tu bổ sách vở, tranh họa. § Thông "phiếu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở ngoài, như hải biểu ngoài bể.
② Tỏ rõ, tuyên bố ý kiến mình cho người khác biết gọi là biểu. Như đại biểu người thay mặt của ai để tỏ hộ ý của người ấy ra. Trong một đám đông, cử một người thay mặt đi hội họp một hội nào có quan hệ đến cả một đám đông ấy gọi là đại biểu.
③ Dấu hiệu, đặt riêng một cái dấu hiệu để cho người ta dễ biết gọi là biểu, người nào có dáng dấp hơn người gọi là dị biểu hay biểu biểu .
④ Tiêu biểu, nêu tỏ. Như tinh biểu tiết nghĩa tiêu biểu cái tiết nghĩa ra cho vẻ vang. Cái bia dựng ở mộ gọi là mộ biểu , đều là theo cái ý nêu tỏ, khiến cho mọi người đều biết mà nhớ mãi không quên cả.
⑤ Lối văn biểu, là một thể văn bày tỏ tấm lòng kẻ dưới với người trên, như văn tâu với vua, với thần thánh đều gọi là biểu cả.
⑥ Ghi chép sự vật gì chia ra từng loài, từng hạng xếp thành hàng lối để lúc tra cho tiện cũng gọi là biểu. Như thống kê biểu cái biểu tính gộp tất cả.
⑦ Họ ngoại. Như con cô con cậu gọi là biểu huynh đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phần ngoài, bề ngoài: Bề ngoài, ngoài mặt; Ngoài biển; Từ ngoài vào trong; Chỉ có mẽ ngoài lộng lẫy;
② Tỏ rõ, nêu rõ, bày tỏ: Tỏ qua nhã ý, chút ít để gọi là;
③ Xông, toát ra: Xông cho ra mồ hôi;
④ Biểu, bảng, bảng biểu, bảng liệt kê, bảng kê khai: Bảng thống kê; Bảng giờ giấc, biểu thời gian;
⑤ Đồng hồ, công tơ: Đồng hồ đeo tay; Đồng hồ bấm giây; Công tơ điện, đồng hồ điện;
⑥ Gương, mẫu mực, mực thước, tiêu biểu: Làm gương, gương mẫu;
⑦ Anh chị em cô cậu, anh chị em họ, (thuộc về) họ ngoại: Anh em họ; Chú họ;
⑧ (cũ) Tờ sớ dâng lên vua, tờ biểu, bài biểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo ngoài — Bên ngoài. ở ngoài — Cái ngọn — Cái nêu — Cái bảng ghi chép để nhận biết — Cái đồng hồ — Tờ tâu dân vua đọc — Tên người tức Nguyễn Biểu, người xã Bình Hồ, huyện Trị La, tỉnh Nghệ An, bắc phần Việt Nam, đậu Thái Học, sinh đời Trần, làm quan tới chức Điện tiền thị ngự sử, để lại một số thơ Nôm, chép trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng.

Từ ghép 62

bái biểu 拜表bát biểu 八表biểu bạch 表白biểu bì 表皮biểu biểu 表表biểu cách 表格biểu chương 表彰biểu chương 表章biểu diễn 表演biểu diện 表面biểu dương 表扬biểu dương 表揚biểu đạt 表达biểu đạt 表達biểu đích 表的biểu điệt 表姪biểu đồ 表圖biểu đồng tình 表同情biểu hiện 表现biểu hiện 表現biểu hiệu 表號biểu huynh đệ 表兄弟biểu kí 表記biểu lí 表裏biểu lộ 表露biểu minh 表明biểu quyết 表决biểu quyết 表決biểu suất 表率biểu tấu 表奏biểu thị 表示biểu tỉ muội 表姊妹biểu tình 表情biểu tôn 表孫biểu trưng 表徵biểu trượng nhân 表丈人biểu tử 表子biểu tự 表字biểu tượng 表象biểu xích 表尺biểu yết 表揭dân biểu 民表di biểu 遺表doanh biểu 營表đại biểu 代表đồ biểu 图表đồ biểu 圖表hàn thử biểu 寒暑表lượng vũ biểu 量雨表nghi biểu 儀表ngoại biểu 外表nguyệt biểu 月表niên biểu 年表phát biểu 发表phát biểu 發表phong lực biểu 風力表phong vũ biểu 風雨表thời biểu 時表tiêu biểu 標表tinh biểu 旌表tộc biểu 族表ý biểu 意表
hiên, hiến
hǎn ㄏㄢˇ, jiān ㄐㄧㄢ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ, xiàn ㄒㄧㄢˋ, xuān ㄒㄩㄢ

hiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xe có mái che
2. mái hiên bằng phẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái xe uốn hình cong, hai bên có màn che. § Lễ ngày xưa từ quan đại phu trở lên mới được đi xe ấy cho nên mới gọi người sang là "hiên miện" . ◇ Nguyễn Trãi : "Thành trung hiên miện tổng trần sa" (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Ngựa xe, mũ áo trong thành thảy là cát bụi.
2. (Danh) Chỉ chung các loại xe. ◇ Lí Bạch : "Khứ khứ đào hoa nguyên, Hà thì kiến quy hiên" , (Bác Bình Trịnh thái thú kiến phỏng tặng biệt ) Đi tới suối hoa đào, Bao giờ thấy xe về?
3. (Danh) Bộ phận ở đằng trước xe cao gọi là "hiên" , ở sau xe thấp gọi là "chí" . § "Hiên chí" tỉ dụ cao thấp nặng nhẹ.
4. (Danh) Cửa sổ. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.
5. (Danh) Hành lang dài.
6. (Danh) Mái hiên (phần mái che phía trước hoặc sau nhà).
7. (Danh) Phần nhà ở ngoài chính điện. ◎ Như: vua không ngự ở chính điện mà ra ngự ở nhà ngoài gọi là "lâm hiên" .
8. (Danh) Cái chái nhà, cái phòng nhỏ. ◇ Hồng lâu mộng : "Diêu vọng đông nam, kiến kỉ xứ y san chi tạ, túng quan tây bắc, kết tam gian lâm thủy chi hiên" , , 西, (Đệ thập nhất hồi) Nhìn xa ra phía đông nam, dựng lên mấy tòa nhà dựa núi, hướng về phía tây bắc, cất căn nhà nhỏ ba gian kề sông.
9. (Danh) Họ "Hiên".
10. (Tính) Cao. ◎ Như: "hiên xưởng" cao ráo sáng sủa, "hiên hiên" vòi vọi, "hiên hiên hà cử" cao vòi vọi như ráng mọc buổi sáng, ý nói người thanh cao sáng suốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí diện thính điện lâu các, dã đô hoàn tranh vanh hiên tuấn" 殿, (Đệ nhị hồi) Bên trong điện đài lầu gác đều nguy nga chót vót.
11. (Động) Bay cao. ◇ Vương Xán : "Quy nhạn tải hiên" (Tặng thái tử Đốc ) Nhạn về cất bay cao.
12. (Động) Mỉm cười. ◎ Như: "hiên cừ" cười cười nói nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xe uốn hình cong mà hai bên có màn che. Lễ ngày xưa từ quan đại phu trở lên mới được đi xe ấy cho nên mới gọi người sang là hiên miện . Nguyễn Trãi : Thành trung hiên miện tổng trần sa (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) ngựa xe, mũ áo trong thành thảy là cát bụi.
② Xe đằng trước cao gọi là hiên , đằng sau thấp gọi là chí . Cho nên nghị luận có chỗ tâng bốc, đè nén gọi là hiên chí .
③ Mái hiên trên bằng phẳng. Vua không ngự ở chính điện mà ra ngự ở nhà ngoài gọi là lâm hiên . Cái chái nhà để học cũng gọi là hiên.
④ Mái hiên cao, mái không có cái gì che lấp, cho nên nhà cửa làm được sáng sủa gọi là hiên xưởng .
⑤ Hiên hiên vòi vọi. Như hiên hiên hà cử cao vòi vọi như ráng mọc buổi sáng, ý nói người thanh cao sáng suốt.
⑥ Mỉm cười. Như hiên cừ cười cười nói nói.
⑦ Họ Hiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Phần cao phía trước của xe, cao;
② Hiên, chái nhà học (ngôi nhà nhỏ hoặc hành lang có cửa sổ, thường dùng để đặt tên thư phòng hay tiệm ăn, tiệm trà...);
③ Tên một loại xe thời xưa (xe uốn hình cong có màn che hai bên);
④ (văn) Cửa, cửa sổ;
⑤ (văn) Mỉm cười: Cười cười nói nói;
⑥ [Xuan] (Họ) Hiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận cao, nhô ra, ở phía trước cỗ xe thời xưa — Chỉ chung xe cộ — Mái nhà chìa ra, che hành lang. Ta cũng gọi là mái hiên — Bay cao lên. Bổng lên — Vẻ tự đắc — Một âm là Hiến. Xem Hiến.

Từ ghép 9

hiến

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miếng thịt lớn, khoang thịt lớn — Một âm là Hiên. Xem Hiên.
đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
⑦ Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.