tất
bì ㄅㄧˋ

tất

phồn thể

Từ điển phổ thông

xong, hết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, thống quát. ◇ Dịch Kinh : "Dẫn nhi thân chi, xúc loại nhi trưởng chi, thiên hạ chi năng sự tất hĩ" , , (Hệ từ thượng ) Cứ như vậy mà mở rộng ra, tiếp xúc với từng loại mà khai triển ra thì gồm tóm được mọi việc trong thiên hạ.
2. (Động) Làm xong, hoàn thành. ◎ Như: "tất nghiệp" học xong. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu du trà tất, tảo dĩ thiết hạ bôi bàn, na mĩ tửu giai hào" , , (Đệ nhất hồi) Chốc lát uống trà xong, đã bày ra mâm chén, rượu ngon, thức nhắm tốt.
3. (Động) Dùng lưới để bắt chim, thỏ, v.v. ◇ Thi Kinh : "Uyên ương vu phi, Tất chi la chi" , (Tiểu nhã , Uyên ương ) Chim uyên ương bay, Lấy lưới bắt đi.
4. (Phó) Đủ cả, hoàn toàn, toàn bộ. ◎ Như: "quần hiền tất chí" mọi người hiền đều họp đủ cả, "nguyên hình tất lộ" lộ trọn chân tướng.
5. (Phó) Dùng hết, kiệt tận. ◇ Trương Cư Chánh : "Cao Hoàng Đế tất trí kiệt lự, dĩ định nhất đại chi chế" , (Tân Mùi hội thí trình sách nhị ).
6. (Tính) Kín.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◇ Hoài Nam Tử : "Tâm di khí hòa, thể tiện khinh tất" , 便 (Lãm minh ) Lòng vui khí hòa, thân thể nhẹ nhàng nhanh nhẹn.
8. (Danh) Lưới hình ba góc để bắt chim, thỏ.
9. (Danh) Sao "Tất", một sao trong nhị thập bát tú.
10. (Danh) Thầy cầu mưa ("vũ sư" ).
11. (Danh) Thẻ gỗ dùng để viết chữ thời xưa. ◎ Như: "thủ tất" tờ tay viết.
12. (Danh) Cái gỗ để xâu muông sinh khi tế lễ ngày xưa. ◇ Nghi lễ : "Tông nhân chấp tất tiên nhập" (Đặc sinh quỹ thực lễ ).
13. (Danh) Cái để che đầu gối (triều phục ngày xưa).
14. (Danh) Họ "Tất".

Từ điển Thiều Chửu

① Xong, hết. Học hết hạn học gọi là tất nghiệp .
② Ðủ hết, như quần hiền tất tập mọi người hiền đều họp đủ hết.
③ Cái lưới hình ba góc để bắt chim.
④ Sao Tất, một sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Cái tờ, cái thư. Như thủ tất cái tờ tay viết.
⑥ Cái gỗ để xâu muông sinh đem lên tế.
⑦ Kín.
⑧ Nhanh nhẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, xong, dứt: Nói chưa dứt lời; Mọi việc đã xong xuôi. 【】tất cánh [bìjìng] Xét đến cùng, chung quy, cuối cùng: Xét đến cùng anh ấy nói cũng đúng đấy; Đời người ta sống được bao lâu, cuối cùng cũng về cõi vô hình (Vương Hữu Thừa tập: Thán Ân Dao);
② Hoàn toàn, hết: Lộ hết chân tướng; Tập họp đủ cả;
③ (văn) Lưới ba góc để bắt chim;
④ (văn) Tờ, thư, giấy: Giấy viết tay;
⑤ (văn) Cái gỗ để xâu muông sinh đem lên tế;
⑥ (văn) Kín;
⑦ (văn) Nhanh nhẹn;
⑧ [Bì] Sao Tất (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một vì sao trong Nhị thập bát tú — Làm ra, viết ra. Td: Thủ tất ( chính tay mình viết ) — Hết. Xong. Td: Hoàn tất — Đều, cùng.

Từ ghép 9

tiếp
jiē ㄐㄧㄝ

tiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếp tục, nối tiếp, tiếp theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liền, hai đầu liền nhau. ◎ Như: "giao đầu tiếp nhĩ" kề đầu sát tai (ghé đầu nói thì thầm).
2. (Động) Gặp gỡ, qua lại, hội họp, chiêu đãi. ◎ Như: "tiếp hợp" hội họp thương lượng. ◇ Sử Kí : "Nhập tắc dữ vương đồ nghị quốc sự, dĩ xuất hiệu lệnh; xuất tắc tiếp ngộ tân khách, ứng đối chư hầu" , ; , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Vào triều thì cùng vua bàn tính việc nước, ban hành các hiệu lệnh; ra thì tiếp đãi tân khách, ứng đối với chư hầu.
3. (Động) Nối theo, liên tục. ◎ Như: "tiếp thủ" nối tay làm, "tiếp biện" nối sau liệu biện, "tiếp chủng nhi chí" nối gót mà đến.
4. (Động) Đón, đón rước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Yên thân tự nghênh tiếp, thưởng lao quân sĩ" , (Đệ nhất hồi ) Lưu Yên thân ra đón tiếp, khao thưởng quân sĩ.
5. (Động) Đương lấy, đỡ lấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại tự hạ mã tiếp thổ điền khanh" (Đệ thập thất hồi) Rồi tự xuống ngựa đỡ lấy đất để lấp hố.
6. (Động) Thu nhận. ◎ Như: "tiếp thư" nhận thư.
7. (Động) Ở gần. ◎ Như: "tiếp cận" gần gũi.
8. (Tính) Nhanh nhẹn. § Thông "tiệp" . ◇ Tuân Tử : "Tiên sự lự sự vị chi tiếp" (Đại lược ) Lo liệu sự việc trước khi sự việc xảy ra, thế gọi là nhanh nhẹn.
9. (Danh) Họ "Tiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Liền, hai đầu liền nhau gọi là tiếp.
Hội họp, như tiếp hợp hội họp chuyện trò, trực tiếp thẳng tiếp với người nghĩa là mình đến tận mặt tận nơi mà giao tiếp, gián tiếp xen tiếp, nghĩa là lại cách một từng nữa mới tiếp được ý kiến nhau.
③ Nối tiếp, như tiếp thủ nối tay làm, tiếp biện nối sau liệu biện. Công việc nhiều quá, không thể làm kiêm được cả gọi là ứng tiếp bất hạ ứng tiếp chẳng rồi.
④ Liền noi, như tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
⑤ Tiếp đãi, như nghênh tiếp .
⑥ Thấy.
⑦ Gần.
⑧ Nhận được.
⑨ Trói tay.
⑩ Chóng vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ở) gần, cạnh, bên cạnh, giáp nhau: Gần gũi;
② Nối, nối tiếp, nối liền, ghép, chắp: Nối sợi; Nối tay nhau; Nối gót mà đến; Ghép hai tấm ván;
③ Đỡ lấy, nhận, hứng: Đỡ lấy quyển sách này; Nhận bóng; Hứng nước mưa;
④ Nhận, tiếp nhận: Nhận được thư;
⑤ Đón, đón tiếp: Đến nhà ga đón khách;
⑥ Tiếp (theo), tiếp tục: Anh ấy nói tiếp;
⑦ Thay: ? Ai thay ca cho anh?;
⑧ (văn) Nhanh nhẹn (dùng như ): Nghĩ ngợi sự việc trước khi sự việc xảy ra gọi là nhanh nhạy (Tuân tử: Đại lược);
⑨ [Jie] (Họ) Tiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giáp liền. Td: Tiếp giáp — Nối liền. Td: Tiếp tục — Đón nhận. Td: Tiếp thư — Hội họp.

Từ ghép 55

cao
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao
2. kiêu, đắt
3. cao thượng, thanh cao
4. nhiều, hơn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. Trái lại với "đê" thấp. ◎ Như: "sơn cao thủy thâm" núi cao sông sâu.
2. (Tính) Kiêu, đắt. ◎ Như: "cao giá" giá đắt.
3. (Tính) Nhiều tuổi. ◎ Như: "cao niên" bậc lão niên, nhiều tuổi.
4. (Tính) Giọng tiếng lớn. ◎ Như: "cao ca" tiếng hát to, tiếng hát lên giọng.
5. (Tính) Giỏi, vượt hơn thế tục, khác hẳn bực thường. ◎ Như: "cao tài sanh" học sinh ưu tú, "cao nhân" người cao thượng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch ẩn cao nhân ốc" (Đào Hoa dịch đạo trung ) Đá che khuất nhà bậc cao nhân.
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "vị cao niên ngải" địa vị tôn quý, tuổi lớn.
7. (Danh) Chỗ cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao trông ra xa.
8. (Danh) Họ "Cao". ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
9. (Động) Tôn sùng, kính trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao. Trái lại với thấp. Như sơn cao thủy thâm núi cao sông sâu.
② Kiêu, đắt. Như nói giá kiêu giá hạ vậy.
③ Không thể với tới được gọi là cao. Như đạo cao .
④ Cao thượng, khác hẳn thói tục. Như cao nhân người cao thượng. Nguyễn Du : Thạch ẩn cao nhân ốc (Ðào Hoa dịch đạo trung ) đá che khuất nhà bậc cao nhân.
⑤ Giọng tiếng lên cao. Như cao ca hát to, hát lên giọng.
⑥ Quý, kính.
⑦ Nhiều, lớn hơn. Như cao niên bậc lão niên, nhiều tuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao: Tôi cao hơn anh; Tinh thần lên cao; Tháp cao 20 mét; Chất lượng cao; Phong cách cao;
② Giỏi, hay, hơn, cao cường, cao thượng; Tầm suy nghĩ của anh ấy hơn tôi; Chủ trương này rất hay; Bản lĩnh cao cường;
③ Lớn tiếng, (tiếng) cao to, to tiếng: Lớn tiếng gọi; °q Hát to tiếng;
④ Đắt đỏ: Giá đắt quá;
⑤ Nhiều tuổi, tuổi cao: Cụ ấy tuổi đã bảy mươi;
⑥ [Gao] (Họ) Cao;
⑦ [Gao] 【】Cao Li [Gaolí] Nước Cao Li (tức Hàn Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở trên, lên tới phía trên. Trái với thấp — Quý trọng. Đáng tôn kính — Họ người.

Từ ghép 92

ba cao vọng thượng 巴高望上bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao ẩn 高隱cao bình 高平cao cấp 高級cao chẩm 高枕cao chẩm vô ưu 高枕無憂cao củng 高拱cao cư 高居cao cử 高舉cao cường 高強cao danh 高名cao dật 高逸cao diệu 高妙cao đài 高臺cao đàm 高談cao đàm khoát luận 高談闊論cao đáng 高檔cao đạo 高蹈cao đẳng 高等cao đệ 高弟cao đệ 高第cao điệu 高調cao đình 高亭cao độ 高度cao đồ 高徒cao đường 高堂cao giá 高價cao hạnh 高行cao hoài 高懷cao hội 高會cao hứng 高興cao kì 高奇cao lâu 高樓cao li 高麗cao luận 高論cao lũy thâm bích 高壘深壁cao lương 高粱cao lương tửu 高粱酒cao ly 高丽cao ly 高麗cao mạo 高帽cao minh 高明cao môn 高門cao nghĩa bạc vân 高義薄雲cao ngọa 高臥cao nguyên 高原cao nhã 高雅cao nhân 高人cao niên 高年cao ốc kiến linh 高屋建瓴cao phẩm 高品cao phi viễn tẩu 高飛遠走cao phi viễn tẩu 高飞远走cao quan 高官cao quý 高貴cao quỹ 高軌cao sĩ 高士cao siêu 高超cao sơn lưu thủy 高山流水cao tăng 高僧cao tằng 高層cao thành thâm trì 高城深池cao thủ 高手cao thượng 高尚cao tiêu 高標cao tổ 高祖cao tuấn 高峻cao túc 高足cao tung 高蹤cao vọng 高望cao xướng 高唱cô cao 孤高công cao vọng trọng 功高望重đái cao mạo 戴高帽đăng cao vọng viễn 登高望遠đề cao 提高đức cao vọng trọng 德高望重hảo cao vụ viễn 好高騖遠nhãn cao thủ đê 眼高手低sơn cao thủy trường 山高水長sùng cao 崇高tài trí cao kì 材智高奇tăng cao 增高tâm cao 心高thanh cao 清高tiêu cao 标高tiêu cao 標高tối cao 最高tối cao pháp viện 最高法院tự cao 自高平地起 vạn trượng cao lâu bình địa khởi 萬丈高樓
đông
dōng ㄉㄨㄥ

đông

phồn thể

Từ điển phổ thông

phía đông, phương đông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương đông. § Đối lại với "tây" 西. Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là "đông dương" , văn tự Nhật Bản gọi là "đông văn" . § "Đông sàng" chàng rể (theo tích truyện "Vương Hi Chi" , đời Tấn).
2. (Danh) Chủ nhân, người chủ. § Ngày xưa, chỗ của chủ ở hướng đông, chỗ của khách ở hướng tây. ◎ Như: "phòng đông" chủ nhà, "điếm đông" chủ tiệm, "cổ đông" người góp cổ phần. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị nguyên hệ ngã khởi đích ý, ngã tu đắc tiên tác cá đông đạo chủ nhân" , (Đệ tam thập thất hồi) Việc này (sáng lập thi xã) do tôi có ý khởi xướng ra, tôi phải được làm hội chủ trước.
3. (Danh) Người bỏ tiền ra mời khách. ◎ Như: "kim thiên ngã tác đông, thỉnh đại gia cật phạn" , hôm nay tôi làm chủ tiệc, mời mọi người ăn một bữa.
4. (Danh) Họ "Đông".

Từ điển Thiều Chửu

① Phương đông, tục gọi người chủ là đông. Nước Trịnh nói với người nước Sở tự xưng nước mình là đông đạo chủ nghĩa là người chủ ở phương đông. Tục gọi các chủ cổ phần công ti là cổ đông là do nghĩa đó.
② Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là đông dương , văn tự Nhật Bản gọi là đông văn .
③ Ðông sàng chàng rể (theo tích truyện Vương hi Chi, đời Tấn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đông (một trong bốn hướng chính): Phía đông; Gió đông; 西 Từ đông sang tây;
② Chủ: Chủ nhà; Người góp cổ phần; Người chủ, ông chủ;
③ Chủ nhà, chủ tiệc: Tôi thết các anh một bữa;
④ 【】đông sàng [dong chuáng] (văn) Chàng rể;
⑤ [Dong] (Thuộc) nước Nhật Bản: Nước Nhật Bản; Chữ Nhật;
⑥ [Dong] (Họ) Đông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên phương hướng, tức hướng mặt trời mọc — Chỉ người chủ, người làm chủ. Thời cổ, khách tới nhà, thì người chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây mà trò chuyện. Do đó Đông chỉ người chủ. Chẳng hạn Cổ đông ( người làm chủ cổ phần ).

Từ ghép 30

ấm, ẩm
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ uống (rượu, tương, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm" , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước.
2. (Động) Uống. ◎ Như: "ẩm tửu" uống rượu, "ẩm thủy" uống nước. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc" (Côn sơn ca ) Uống nước ăn cơm rau tùy phận cũng đủ.
3. (Động) Ngậm nuốt. ◎ Như: "ẩm hận" nuốt giận, nghĩa là mang mối hận âm thầm ở trong không lộ ra ngoài.
4. Một âm là "ấm". (Động) Cho uống. ◎ Như: "ấm chi dĩ tửu" cho uống rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cho (gia súc hoặc người) uống: Cho ngựa uống nước; Cho uống rượu. Xem [yên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy nước cho uống. Cho uống nước. Một âm khác là Ẩm.

ẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. uống
2. nước uống
3. thuốc nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ uống (rượu, tương, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm" , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước.
2. (Động) Uống. ◎ Như: "ẩm tửu" uống rượu, "ẩm thủy" uống nước. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc" (Côn sơn ca ) Uống nước ăn cơm rau tùy phận cũng đủ.
3. (Động) Ngậm nuốt. ◎ Như: "ẩm hận" nuốt giận, nghĩa là mang mối hận âm thầm ở trong không lộ ra ngoài.
4. Một âm là "ấm". (Động) Cho uống. ◎ Như: "ấm chi dĩ tửu" cho uống rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Uống: Uống trà;
② Đồ uống: Đồ uống lạnh, đồ giải khát;
③ Nuốt, ngậm, ôm: Nuốt hận, ôm hận. Xem [yìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống nước — Nước uống, đồ uống — Chỉ sự nhẫn nhịn chịu đựng — Một âm khác là Ấm.

Từ ghép 43

Từ điển trích dẫn

1. Chuẩn tắc và quy phạm (trong một cộng đồng xã hội) mà hành vi cử chỉ người ta phải ứng hợp theo. ◇ Hàn Dũ : "Phàm ngô sở vị đạo đức vân giả, hợp nhân dữ nghĩa ngôn chi dã, thiên hạ chi công ngôn dã" , , (Nguyên đạo ).
2. Gọi tắt "Đạo đức kinh" của Lão Tử.
3. Công phu pháp thuật của nhà tu hành. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã đẳng tự thị xuất gia nhân, bất tằng não phạm liễu nhĩ, nhĩ nhân hà dạ lai việt tường nhi quá, nhập lai bả phủ phách ngã? Nhược thị ngã vô đạo đức, dĩ bị sát liễu" , , , ? , (Đệ ngũ tam hồi) Chúng ta là người xuất gia, chưa từng động chạm gì đến ngươi, sao đêm hôm ngươi trèo tường đem búa đến bổ vào đầu ta? Nếu ta không có phép thuật thì đã bị ngươi giết rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những điều dựa theo lẽ phải và nết tốt của con người, mà ai cũng phải theo để sống có ý nghĩa.

hử hử

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Rất ít, cực thiểu. ◇ Kiến Chích Biên : "Chư quân nhân táo viết: Ngã bối lao khổ tắc thượng sổ niên, cận đắc hử hử, cánh đoạt nhân đao hạ thực hồ?" : , , ? (Quyển thượng).
2. Tiếng hò reo của nhiều người cùng gắng sức. ◇ Lữ Lí Hằng : "Ki liễm đẩu hội mạch thiên hộc, Cưu thanh vị dĩ sách thực nhục. Chung tuế hổ hổ, Bất ninh bang tộc" , . , (Ngưu khẩu cốc ).
3. (Trạng thanh) Vù vù, rầm rầm... § Phiếm chỉ tiếng phát ra của các thứ sự vât. ◇ Ngụy Nguyên : "Đãn giác hàn sưu sưu, Cánh vong oanh hổ hổ" , (Thiên đài kỉ du , Long giản thủy liêm ).
hu, vu, ư
xū ㄒㄩ, yú ㄩˊ

hu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ði, như vu quy con gái đi lấy chồng.
② Ði lấy, như trú nhĩ vu mao sớm đi lấy cỏ tranh.
③ Chưng, dùng làm lời trợ ngữ, như chí vu kì hạ đến chưng dưới núi Kì.
④ So, như vu Thang hữu quang so với vua Thang có ý sáng sủa hơn.
⑤ Nhởn nhơ, lờ mờ, như kì giác dã vu vu thửa biết vậy lờ mờ.
⑥ Một âm là hu, tiếng tán thán, như hu ta lân hề chao ơi con lân kia!

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi
2. chưng
3. so với
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ði, như vu quy con gái đi lấy chồng.
② Ði lấy, như trú nhĩ vu mao sớm đi lấy cỏ tranh.
③ Chưng, dùng làm lời trợ ngữ, như chí vu kì hạ đến chưng dưới núi Kì.
④ So, như vu Thang hữu quang so với vua Thang có ý sáng sủa hơn.
⑤ Nhởn nhơ, lờ mờ, như kì giác dã vu vu thửa biết vậy lờ mờ.
⑥ Một âm là hu, tiếng tán thán, như hu ta lân hề chao ơi con lân kia!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tại, ở, vào, từ, đến (chỉ về nơi chốn, thời gian): 1818 sinh (vào) năm 1818; Nổi tiếng (ở) khắp thế giới; Cá nhảy ở vực (Thi Kinh); Bàng Quyên chết ở dưới cây này (Sử kí); Vua Bàn Canh dời đô về đất Ân (Thượng thư); Vời Trang công từ nước Trịnh về mà lập lên ngôi (Tả truyện); Từ lúc ta không gặp, đến nay đã ba năm (Thi Kinh); Đời thứ hai, đời thứ ba, cho đến muôn đời (Sử kí);
② Nhờ ở, do ở (chỉ nguyên nhân, dùng như ): Sự nghiệp học vấn tinh thâm do ở sự cần mẫn, bị bỏ phế do ở chỗ ham vui (Hàn Dũ: Tiến học giải). 【】vu thị [yúshì] (lt) Do vậy, thế là. Cg. [yúshìhu];
③ Đối với, với, về: Có ích đối với xã hội; Cả ba người đều có công với dân (Sử kí); Có sở đắc về thiền học (Tục di quái chí); Cho nên không hiểu rõ về tình hình chính trị của kẻ địch thì không thể dụng binh được (Quản tử);
④ Cho, thuộc về: Đừng đổ lỗi cho kẻ khác; Vua Tề Cảnh công có một ái nữ, mong gả cho Án tử (Án tử Xuân thu);
⑤ (Với ý so sánh) hơn: Nặng hơn núi Thái Sơn; Cháy dữ hơn lửa mạnh (Thượng thư); Hình dạng hơi giống với loài thú (Sưu thần kí); Linh cốt của Trần Hi Di dài và lớn, khác với (khác hơn) người đời nay (Tục di quái chí);
⑥ Bởi, bị, được (Với ý bị động): Nước mạnh bị nước yếu đánh thua; Lúc đầu, nàng Vương Diêu được vua Trang công sủng ái (Tả truyện); Một thời gian sau, Án tử bị Cảnh công nghi ngờ (Án tử Xuân thu); Lòng lo nằng nặng, vì bị bọn tiểu nhân oán hận (Thi Kinh);
⑦ Trợ từ làm đầu ngữ cho động từ (thường dùng trong Thi Kinh, đặt giữa câu, không dịch): Chim hoàng điểu bay (Thi Kinh: Chu Nam, Cát đàm); Chàng đi hành dịch (Thi Kinh: Vương phong, Quân tử vu dịch). 【】vu quy [yúgui] (văn) (Con gái) về nhà chồng: Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh);
⑧ Trợ từ dùng ở giữa câu để đảo vị trí của tân ngữ ra phía trước (dùng như ): Nam Trọng hiển hách, đánh phạt Hiểm Doãn (Thi Kinh: Tiểu nhã, Xuất xa);
⑨ Trợ từ ở đầu hoặc giữa câu, để cho câu được hài hòa cân xứng (không dịch): Trị lí cương giới tu chỉnh đất đai, cho đến Nam Hải (Thi Kinh: Đại nhã, Giang Hán);
⑩ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí (không dịch): Mệnh trời không thể thường có (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
⑪ Trợ từ đặt cuối câu hỏi: ? Thế thì tiên sinh có thánh minh không? (Lã thị Xuân thu: Thẩm ứng lãm, Trọng ngôn);
⑫ Và (liên từ, nối kết từ với nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, dùng như hoặc ): (Nếu dân của các ngươi lại) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta (Thượng thư: Đa phương); Bảo cho ngươi biết về đạo thực thi đức hóa và về cách dùng hình phạt (Thượng thư: Khang cáo);
⑬ Lấy (động từ): Ban ngày đi lấy tranh, ban đêm bện thành dây (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑭ [Yu] (Họ) Vu. Xem [Yu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Ở tại — Đi qua. Đi tới nơi khác — Tiếng trợ ngữ.

Từ ghép 7

ư

giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở, tại
2. vào lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .

động cơ

phồn thể

Từ điển phổ thông

động cơ, động lực, sự thúc đẩy, lý do

Từ điển trích dẫn

1. Nguyện vọng hoặc mưu tính thúc đẩy người ta làm việc gì đó. ◇ Mao Thuẫn : "Chánh tượng tha tự kỉ tại hoa tùng trung truy trục nhất chích thải điệp, động cơ chỉ thị ái mĩ nhi hảo ngoạn bãi liễu" , (Dã tường vi , Nhất cá nữ tính ).
2. Đầu mối, quan kiện làm cho sự vật chuyển hóa; cơ hội. ◇ Tôn Trung San : "Nông công nghiệp chi phát đạt, sử nhân dân cấu mãi lực tăng gia, thương nghiệp thủy hữu phồn thịnh chi động cơ" , 使, (Bắc thượng tuyên ngôn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái máy — Nguyên nhân thúc đẩy.
thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.