phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Ngô ý bất nhiên" 吾意不然 (Đồng Diệp Phong đệ biện 桐葉封弟辨) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" 子絕四: 毋意, 毋必, 毋固, 毋我 (Tử Hãn 子罕) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" 春意 ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao 王韜: "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" 生飲酒自午達酉, 微有醉意 (Yểu nương tái thế 窅娘再世) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ 杜甫: "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" 臨岐意頗切, 對酒不能喫 (Tống Lí Giáo Thư 送李校書) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" 稱心如意 vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư 漢書: "Ý khoát như dã" 意豁如也 (Cao Đế kỉ thượng 高帝紀上) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" 意大利.
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" 意 là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" 末那識 (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư 漢書: "Ư thị thiên tử ý Lương" 於是天子意梁 (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện 梁孝王劉武傳) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" 出其不意 bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh 詩經: "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" 終踰絕險, 曾是不意 (Tiểu nhã 小雅, Chánh nguyệt 正月) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử 莊子: "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" 知不足邪, 意知而力不能行邪 (Đạo Chích 盜跖) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" 噫. ◇ Trang Tử 莊子: "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" 意, 夫子亂人之性也 (Thiên đạo 天道) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 3
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. dự tính, ý định
3. lòng dạ
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Ngô ý bất nhiên" 吾意不然 (Đồng Diệp Phong đệ biện 桐葉封弟辨) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" 子絕四: 毋意, 毋必, 毋固, 毋我 (Tử Hãn 子罕) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" 春意 ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao 王韜: "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" 生飲酒自午達酉, 微有醉意 (Yểu nương tái thế 窅娘再世) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ 杜甫: "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" 臨岐意頗切, 對酒不能喫 (Tống Lí Giáo Thư 送李校書) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" 稱心如意 vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư 漢書: "Ý khoát như dã" 意豁如也 (Cao Đế kỉ thượng 高帝紀上) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" 意大利.
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" 意 là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" 末那識 (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư 漢書: "Ư thị thiên tử ý Lương" 於是天子意梁 (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện 梁孝王劉武傳) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" 出其不意 bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh 詩經: "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" 終踰絕險, 曾是不意 (Tiểu nhã 小雅, Chánh nguyệt 正月) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử 莊子: "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" 知不足邪, 意知而力不能行邪 (Đạo Chích 盜跖) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" 噫. ◇ Trang Tử 莊子: "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" 意, 夫子亂人之性也 (Thiên đạo 天道) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!
Từ điển Thiều Chửu
② Ức đạc. Như bất ý 不意 không ngờ thế, ý giả 意者 sự hoặc như thế, v.v.
③ Ý riêng.
④ Nước Ý (Ý-đại-lợi).
⑤ Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là Mạt-na-thức, nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ý muốn, ý hướng, ý nguyện, nguyện vọng: 人意 Ý muốn của con người; 這是他的好意 Đây là lòng tốt của anh ấy;
③ Ý, ý nghĩa: 詞不達意 Từ không diễn được ý nghĩa;
④ Sự gợi ý, vẻ: 天氣頗有秋意 Khí trời khá gợi nên ý mùa thu, khí hậu có vẻ thu;
⑤ Ngờ, tưởng nghĩ: 出其不意 Bất ngờ;
⑥ [Yì] Nước Ý, nước I-ta-li-a.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 94
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" 教育 dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" 古者易子而教之 (Li Lâu thượng 離婁上) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" 宗教: đạo. ◎ Như: "Phật giáo" 佛教 đạo Phật, "Hồi giáo" 回教 đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" 飽食暖衣, 逸居而無教, 則近於禽獸 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" 詔, mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" 教.
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" 教職 các chức coi về việc học, "giáo sư" 敎師 thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" 莫教 chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn 周邦彥: "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" 帳裡不教春夢到 (Ngọc lâu xuân 玉樓春) Trong trướng không cho xuân mộng đến.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" 教育 dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" 古者易子而教之 (Li Lâu thượng 離婁上) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" 宗教: đạo. ◎ Như: "Phật giáo" 佛教 đạo Phật, "Hồi giáo" 回教 đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" 飽食暖衣, 逸居而無教, 則近於禽獸 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" 詔, mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" 教.
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" 教職 các chức coi về việc học, "giáo sư" 敎師 thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" 莫教 chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn 周邦彥: "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" 帳裡不教春夢到 (Ngọc lâu xuân 玉樓春) Trong trướng không cho xuân mộng đến.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Bảo, sai, khiến, cho, để cho, cho phép: 誰教你去? Ai bảo (khiến) anh đi?; 誰教你進那屋子的? Ai cho phép mày vào nhà đó?; 打起黃鶯兒,莫教枝上啼 Nhờ ai đuổi hộ con oanh, đừng cho nó hót trên cành (Y Châu từ); 忽見陌頭楊柳色,悔教夫婿覓封侯 Đầu đường chợt thấy xanh tơ liễu, hối để chồng đi kiếm tước hầu (Vương Xương Linh: Khuê oán);
③ Đạo, tôn giáo: 佛教 Đạo Phật; 天主教 Đạo Thiên chúa;
④ (cũ) Lệnh dạy, lệnh truyền (lệnh truyền của thiên tử gọi là chiếu 詔, của thái tử hoặc các chư hầu gọi là giáo). Xem 教 [jiao].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 93
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. châu Phi
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Không giống, bất đồng. ◇ Tào Phi 曹丕: "Vật thị nhân phi" 物是人非 (Dữ triêu ca 與朝歌) Vật vẫn như cũ (mà) người không giống xưa.
3. (Động) Chê, trách. ◎ Như: "phi thánh vu pháp" 非聖誣法 chê thánh, vu miệt chánh pháp. ◇ Sử Kí 史記: "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" 今諸生不師今而學古, 以非當世, 惑亂黔首 (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ 秦始皇本紀) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
4. (Động) Không, không có. § Cùng nghĩa với "vô" 無. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Tử hữu tục cốt, chung phi tiên phẩm" 子有俗骨, 終非仙品 (Phiên Phiên 翩翩) Chàng có cốt tục, chung quy không thành tiên được (không có phẩm chất của bậc tiên).
5. (Phó) Chẳng phải. ◎ Như: "thành phi bất cao dã" 城非不高也 thành chẳng phải là chẳng cao.
6. (Danh) Sự sai trái, sự xấu ác. ◎ Như: "vi phi tác đãi" 為非作歹 tác oai tác quái, làm xằng làm bậy, "minh biện thị phi" 明辨是非 phân biệt phải trái.
7. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "văn quá sức phi" 文過飾非 bôi vẽ bề ngoài để che lấp lỗi lầm.
8. (Danh) Phi Châu nói tắt. Nói đủ là "A-phi-lợi-gia châu" 阿非利加洲.
9. Một âm là "phỉ". (Động) Hủy báng, phỉ báng. § Thông "phỉ" 誹.
Từ điển Thiều Chửu
② Lầm lỗi. Như văn quá sức phi 文過飾非. Có lỗi rành rành lại còn kiếm lí bôi xóa che lấp.
③ Chê, hủy báng. Như phi thánh vu pháp 非聖誣法 chê thánh, vu miệt chánh pháp.
④ Chẳng phải, dùng làm tiếng lặp lại. Như thành phi bất cao dã 城非不高也 thành chẳng phải là chẳng cao.
⑤ Châu Phi 非洲, một tiếng gọi tắt châu A-phi-lợi-gia 阿非利加 Africa.
⑥ Không, cùng nghĩa với vô 無.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Không hợp, phi pháp: 非法 Không hợp pháp; 非禮 Không hợp lễ độ;
③ Phản đối, chê trách, hủy báng: 非難 Trách móc; 非笑 Chê cười; 不可厚非 Không thể chê trách quá đáng; 莫不非令尹 Không ai là không chê trách quan lệnh doãn (quan huyện) (Lã thị Xuân thu);
④ Không, không phải, phi: 非會員 Không phải hội viên; 非無產階級的文學 Văn học phi vô sản; 非筆墨所能形容 Không bút mực nào tả hết được.【非常】phi thường [feicháng] a. Bất thường: 非常會議 Hội nghị bất thường; b. Hết sức, rất: 非常努力 Hết sức cố gắng;【非但】phi đãn [feidàn] Không những, không chỉ, chẳng những: 非但我不知道,連他也不知道 Chẳng những tôi không biết, ngay đến anh ấy cũng không biết nữa. Như 非徒;【非得】phi đắc [feidâi] Phải..., thế nào cũng phải...: 幹這活兒非得膽子大(不行) Làm nghề này phải to gan mới được; 【非獨】phi độc [feidú] (văn) Không những, không chỉ (thường dùng với 而且): 非獨無害,而且有益 Không những không có hại, mà còn có ích;【非...而何】phi... nhi hà [fei...érhé] (văn) Chẳng phải... là gì, chỉ có thể là: 國勝君亡,非禍而何? Nước bị nước khác đánh thắng, vua phải chạy sang nước khác, chẳng phải họa là gì? (Tả truyện: Ai công nguyên niên);【非...非...】phi... phi... [fei...fei...] Không phải... cũng không phải, chẳng ra... cũng chẳng ra...: 非驢非馬 Không phải lừa, cũng không phải ngựa; 非親非故 Không phải bà con, cũng chẳng phải bè bạn; 【非...即...】 phi... tức... [fei... jí...] Không phải... thì..., nếu không... thì...: 非打即罵 Không đánh đập thì chửi mắng;【非特】phi đặc [feitè] (văn) Như 非徒;【非徒】phi đồ [feitú] (văn) Không những, không chỉ: 非徒無益,而又害之 Chẳng những vô ích, mà còn có hại nữa (Mạnh tử); 湯,武非徒能用其民也,又能用非己之民 Vua Thang vua Võ không chỉ biết dùng dân của mình, mà còn biết dùng dân không phải của mình nữa (Lã thị Xuân thu);
⑤ Không, không có, nếu không (dùng như 無, bộ 火 và 不, bộ 一): 非下苦功夫不可 Cần phải chịu khó mới được; 雖寳非用 Tuy có quý nhưng không dùng được (Tả Tư: Tam Đô phú tự); 文非山水無奇氣 Văn chương mà không (nếu không) có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); 不行,我非去不可 Không, tôi không thể không đi;
⑥ [Fei] Châu Phi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 35
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. họ Lê
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đen. § Thông với "lê" 黧. ◎ Như: "nhan sắc lê hắc" 顏色黎黑 mặt mày đen đủi.
3. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "lê minh" 黎明 gần sáng, tờ mờ sáng. ◇ Tô Mạn Thù 蘇曼殊: "Lê minh, pháp sự cáo hoàn" 黎明, 法事告完 (Đoạn hồng linh nhạn kí 斷鴻零雁記) Tới lúc rạng đông thì pháp sự xong xuôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số, nay phân bố ở các tỉnh Quảng Đông 廣東, Quảng Tây 廣西, đảo Hải Nam 海南.
5. (Danh) Tên nước ngày xưa, chư hầu của nhà Ân Thương 殷商, nay thuộc tỉnh Sơn Tây 山西, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Lê".
Từ điển Thiều Chửu
② Lê minh 黎明 tờ mờ sáng.
③ Họ Lê.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tối tăm: 黎明 Tờ mờ sáng;
③ (văn) Màu đen (hoặc đen hơi vàng): 厥土青黎 Đất nơi ấy màu xanh đen (Thượng thư: Vũ cống); 面目黎黑 Mặt màu đen hơi vàng (đen sạm) (Sử kí: Lí Tư liệt truyện);
④ (văn) Chậm chậm, từ từ: 黎收而拜 Từ từ tươi tỉnh lại mà quỳ xuống lạy (Phó Nghị: Vũ phú);
⑤ (văn) Keo dán giày (như 黐 nghĩa ②);
⑥ [Lí] Nước Lê (thời cổ, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay; xưa bị Chu Văn vương tiêu diệt, thời Xuân thu sáp nhập vào nước Tấn);
⑦ [Lí] Dân tộc Lê (dân bản địa của đảo Hải Nam, Trung Quốc);
⑧ [Lí] (Họ) Lê.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. lẫn lộn
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" 摻雜 trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" 雜務 việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh 易經: "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" 其稱名也, 雜而不越 (Hệ từ hạ 繫辭下) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" 雜種 giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" 平兒咬牙罵道: 都是那賈雨村什麼風村, 半路途中哪裏來的餓不死的野雜種 (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" 雜支 nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" 雜糧 các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" 法度衰毀, 上下僭雜 (Triệu Tư truyện 趙咨傳) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.
Từ điển Thiều Chửu
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia 雜家. Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa 雜貨, v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức 雜職. Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương 雜糧, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lẫn lộn, táp nham: 夾雜 Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: 畫繢之事雜五色 Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: 故先王以土與金,木,水,火雜,以成百物 Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: 雜曰... Đều nói...; 雜處 Ở chung; 其事是以不成,雜受其刑 Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【雜然】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 38
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" 骨節 đốt xương, "chỉ tiết" 指節 đốt ngón tay, "kích tiết" 擊節 vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" 章節 phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" 季節 mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" 二十四節氣 hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" 立春, "vũ thủy" 雨水, "kinh trập" 驚蟄, "xuân phân" 春分, v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" 枝節, "tình tiết" 情節.
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" 清明節 tiết thanh minh, "trung thu tiết" 中秋節 ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" 青年節 ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" 節操 hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" 名節 trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" 禮節 lễ nghi. ◇ Luận Ngữ 論語: "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" 長幼之節,不可廢也 (Vi Tử 衛子) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" 卩. ◎ Như: "phù tiết" 符節 ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使節 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" 節奏 nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" 今天上了三節課 hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" 這列火車有十二節車廂 xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" 第二章第一節 chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" 節育 hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" 節制 ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" 節用而愛人, 使民以時 (Học nhi 學而) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" 節彼 南山, 維石巖巖 (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nhịp phách: 節奏 Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): 兩節車廂 Hai toa xe; 物理歷史 Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: 春節 Tết Nguyên đán; 過節 Ăn tết; 清明節 Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: 節譯 Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: 節煤 Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: 生活小節 Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: 氣節 Khí tiết; 守節 Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: 四旬大慶節 Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem 符節 [fújié], 使節 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem 節 [jie].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lúc sẩm tối
3. mê muội
4. đứa con chưa kịp đặt tên mà chết
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Lễ cưới. Ngày xưa cưới xin cứ đến tối mới đón dâu nên gọi là "hôn lễ" 昏禮, sau mới đổi dùng chữ "hôn" 婚. ◇ Tân Đường Thư 新唐書: "Thị thì Đột Quyết tái thượng thư cầu hôn, đế vị báo" 是時突厥再上書求昏, 帝未報 (Đột Quyết truyện thượng 突厥傳上) Lần đó, Đột Quyết lại dâng thư xin cưới, vua chưa đáp.
3. (Danh) Con sinh ra chưa đặt tên mà chết gọi là "hôn". ◎ Như: "yểu hôn" 夭昏 con chết yểu.
4. (Tính) Tối, thiếu ánh sáng hoặc không sáng rõ. ◎ Như: "hôn ám" 昏暗 u tối, "hôn hoàng" 昏黃 tối tăm.
5. (Tính) Tối tăm, ngu tối. ◎ Như: "hôn hội hồ đồ" 昏憒糊塗 tối tăm hồ đồ, không hiểu sự lí gì, "hôn quân" 昏君 vua không sáng suốt.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, không rõ. ◎ Như: "lão nhãn hôn hoa" 老眼昏花 mắt già lờ mờ, quáng gà.
7. (Động) Mất hết tri giác, bất tỉnh. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Tiên thị, hôn nhân Vương tính giả, tật đốc, hôn bất tri nhân giả sổ nhật hĩ" 先是, 閽人王姓者, 疾篤, 昏不知人者數日矣 (quỷ khốc) Trước đó, người giữ cổng tên Vương, mắc phải bịnh nặng, hôn mê bất tỉnh mấy ngày.
8. (Động) Mê hoặc, mê đắm. ◇ Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: "Môn ư tiểu lợi, hoặc ư thị dục" 昏於小利, 惑於嗜欲 (Mạnh Hạ kỉ 孟夏紀, Vu đồ 誣徒) Mê mẩn ở điều lợi nhỏ nhen, say đắm tham dục.
Từ điển Thiều Chửu
② Tối tăm, như hôn hội hồ đồ 昏憒楜塗 tối tăm hồ đồ, không hiểu sự lí gì.
③ Lễ cưới, ngày xưa cưới xin cứ đến tối mới đón dâu nên gọi là hôn lễ 昏禮, bây giờ mới đổi dùng chữ hôn 婚.
④ Mờ.
⑤ Con sinh ra chưa đặt tên mà chết gọi là hôn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tối tăm: 天昏地暗 Trời đất tối mù;
③ Mê, mê man, mê mẩn, ngất (đi): 病人昏過去了 Bệnh nhân đã ngất đi;
④ (văn) Hoa mắt;
⑤ (văn) Lơ mơ, lẩm cẩm: 昏主之下,難以久居 Dưới tay một ông vua lẩm cẩm thì khó mà ở lâu được (Hậu Hán thư);
⑥ (cũ) Như 婚 [hun];
⑦ (văn) Chết sớm (khi mới sinh chưa đặt tên đã chết).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 18
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bụi
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Họp, tụ tập. ◎ Như: "bộn tập" 坌集 tụ họp.
3. (Động) Bụi bặm rơi rớt, dính bám trên mình. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Ư song dũ trung, diêu kiến tử thân, luy sấu tiều tụy, phẩn thổ trần bộn" 於窗牖中, 遙見子身, 羸瘦憔悴, 糞土塵坌 (Tín giải phẩm đệ tứ 信解品第四) Từ trong cửa sổ, (người cha) xa thấy thân con gầy gò tiều tụy, phân đất bụi bặm làm bẩn cả người.
4. (Tính) § Thông "bổn" 笨.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 1
phồn & giản thể
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tảng băng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Lăng".
3. (Động) Lên. ◇ Đỗ Phủ 杜甫: "Hội đương lăng tuyệt đính, Nhất lãm chúng san tiểu" 會當凌絶頂, 一覽眾山小 (Vọng Nhạc 望岳) Nhân dịp lên tận đỉnh núi, Nhìn khắp, thấy đám núi nhỏ nhoi.
4. (Động) Cưỡi. § Cũng như "giá" 駕, "thừa" 乘. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Túng nhất vi chi sở như, lăng vạn khoảnh chi mang nhiên" 縱一葦之所如, 凌萬頃之茫然 (Tiền Xích Bích phú 前赤壁賦) Tha hồ cho một chiếc thuyền nhỏ đi đâu thì đi, cưỡi trên mặt nước mênh mông muôn khoảnh.
5. (Động) Xâm phạm, khinh thường. ◎ Như: "lăng nhục" 凌辱 làm nhục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Nhân bổn xứ thế hào, ỷ thế lăng nhân, bị ngô sát liễu" 因本處勢豪, 倚勢凌人, 被吾殺了 (Đệ nhất hồi) Nhân có đứa thổ hào, ỷ thế hiếp người, bị tôi giết rồi.
6. (Động) Vượt qua. § Thông "lăng" 陵. ◇ Nhan Chi Thôi 顏之推: "Tác phú lăng Khuất Nguyên" 作賦凌屈原 (Cổ ý 古意) Làm phú vượt hơn Khuất Nguyên.
7. (Động) Áp bức, áp đảo.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Gần: 凌晨 Gần sáng;
③ Lên, cao: 凌雲 Lên tận mây xanh; 凌空 Cao chọc trời;
④ (đph) Băng: 河裡的凌都化了 Băng dưới sông đều đã tan; 滴水成凌 Giọt nước thành băng;
⑤ [Líng] (Họ) Lăng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 6
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tác phẩm
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Dựng lên, kiến lập. ◇ Lương Thư 梁書: "Vương nghiệp triệu cấu" 王業肇構 (Thái Đạo Cung truyện 蔡道恭傳) Sự nghiệp vua bắt đầu kiến lập.
3. (Động) Gây nên, tạo thành. ◎ Như: "cấu oán" 構怨 gây ra oán hận.
4. (Động) Vận dụng, xếp đặt, sáng tác (thi văn). ◎ Như: "cấu tứ" 構思 vận dụng, xếp đặt ý tứ làm văn.
5. (Động) Mưu tính, đồ mưu. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Trụ hải Mai Bá, Văn Vương dữ chư hầu cấu chi" 紂醢梅伯, 文王與諸侯構之 (Thuyết lâm huấn 說林訓) Vua Trụ băm thịt Mai Bá, Văn Vương mưu với chư hầu (diệt Trụ).
6. (Động) Hãm hại, vu hãm. ◎ Như: "cấu hãm" 構陷 hãm hại. ◇ Tả truyện 左傳: "Tuyên Khương dữ Công Tử Sóc cấu Cấp Tử" 宣姜與公子朔構急子 (Hoàn Công thập lục niên 桓公十六年).
7. (Động) Châm chọc, phân chia, li gián. ◇ Lí Khang 李康: "Đắc thất bất năng nghi kì chí, sàm cấu bất năng li kì giao" 得失不能疑其志, 讒構不能離其交 (Vận mệnh luận 運命論) Được mất không làm nghi ngờ ý chí của mình, gièm pha chia rẽ không làm xa cách bạn bè của mình.
8. (Danh) Nhà, kiến trúc.
9. (Danh) Cơ nghiệp, nghiệp tích. ◇ Tân Đường Thư 新唐書: "Tử năng thiệu tiên cấu, thị vị tượng hiền giả" 子能紹先構, 是謂象賢者 (Lục Tượng Tiên truyện 陸象先傳).
10. (Danh) Tác phẩm (văn học nghệ thuật). ◎ Như: "giai cấu" 佳構 giai phẩm, "kiệt cấu" 傑構 kiệt tác.
11. (Danh) Cấu trúc, cấu tạo. ◎ Như: "kết cấu" 結構 mạch lạc, hệ thống, tổ chức, cấu trúc, "cơ cấu" 機構 tổ chức.
12. (Danh) Tên cây, tức là "chử" 楮 cây dó, dùng làm giấy.
Từ điển Thiều Chửu
② Gây nên, xây đắp, cấu tạo.
③ Nhà to.
④ Nên, thành.
⑤ Xui nguyên dục bị.
⑥ Châm chọc, phân rẽ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tạo ra, cấu tạo, cấu thành, gây nên;
③ (văn) Nên, thành;
④ (văn) Xui nguyên giục bị, châm chọc, phân rẽ;
⑤ (văn) Nhà to;
⑥ tác phẩm: 佳構 Giai phẩm; 傑構 Kiệt tác.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.