dong dị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Dễ dàng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá dã dong dị, bằng nhĩ thuyết thị thùy tựu thị thùy, nhất ứng thải lễ đô hữu ngã môn trí bạn" , , (Đệ lục thập ngũ hồi) Việc ấy dễ lắm, dì bằng lòng ai thì lấy người ấy, những đồ sính lễ đã có chúng tôi sắp đặt. ☆ Tương tự: "phương tiện" 便, "giản đơn" . ★ Tương phản: "phồn nan" , "nan đắc" , "gian nan" .
2. Khinh thường, tùy tiện. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả cương khả nhu, biệt hữu châm chước, phi khả dong dị thác nhân" , , (Đệ bát thập thất hồi) Nên cứng nên mềm, phải có đắn đo, không thể khinh thường mà ủy thác cho người được.
trung, trúng
zhōng ㄓㄨㄥ, zhòng ㄓㄨㄥˋ

trung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở giữa
2. ở bên trong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ giữa. ◎ Như: "trung ương" chỗ giữa (ý nói quan trọng nhất), "cư trung" ở giữa.
2. (Danh) Bên trong. ◎ Như: "thủy trung" trong (dưới) nước, "mộng trung" trong mộng, "tâm trung" trong lòng.
3. (Danh) Trong khoảng, trong vòng (thời kì). ◎ Như: "nhất niên chi trung" trong khoảng một năm.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Trung Quốc" .
5. (Tính) Ở giữa làm môi giới, liên lạc. ◎ Như: "trung nhân" người làm trung gian.
6. (Tính) Vừa, thường, nhỡ (ở trong khoảng giữa cao và thấp, lớn và nhỏ, tốt và xấu). ◎ Như: "trung cấp" bậc trung, "trung hình" cỡ vừa, "trung đẳng" hạng vừa.
7. (Tính) Nửa. ◎ Như: "trung đồ" nửa đường, "trung dạ" nửa đêm.
8. (Phó) Đang. ◎ Như: "tại điều tra trung " 調 đang điều tra.
9. Một âm là "trúng". (Động) Đúng. ◎ Như: "xạ trúng" bắn trúng, "ngôn trúng" nói đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không đúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
10. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "trúng phong" bị trúng gió, "trúng thử" bị trúng nắng, "trúng độc" ngộ độc.
11. (Động) Được. ◎ Như: "trúng tưởng" được thưởng, "trúng thiêm" được trúng số.
12. (Động) Hợp, hợp cách. ◎ Như: "trúng thức" trúng cách, "bất trúng dụng" không dùng được.
13. (Động) Đậu, thi đỗ. ◎ Như: "khảo trúng" thi đậu.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như trung ương chỗ giữa, trung tâm giữa ruột, v.v.
② Trong, như đối với nước ngoài thì gọi nước mình là trung quốc , đối với các tỉnh ngoài thì gọi chỗ kinh đô là trung ương , v.v.
③ Ở khoảng giữa hai bên cũng gọi là trung, như thượng, trung, hạ trên, giữa, dưới. Người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác gọi là trung nhân cũng do một nghĩa ấy.
④ Ngay, không vẹo không lệch, không quá không thiếu, cũng gọi là trung, như trung dong đạo phải, trung hành làm phải, trung đạo đạo chân chính không thiên bên nào v.v.
⑤ Nửa, như trung đồ nửa đường, trung dạ nửa đêm, v.v.
⑥ Chỉ chung tất cả các chỗ, như Ngô trung trong đất Ngô, Thục trung trong đất Thục, v.v.
⑦ Một âm là trúng. Tin, như bắn tin gọi là xạ trúng , nói đúng gọi là ngôn trúng , v.v.
⑧ Bị phải, như trúng phong bị phải gió, trúng thử bị phải nắng, v.v.
⑨ Hợp cách, như thi cử lấy đỗ gọi là trúng thức , đồ không dùng được gọi là bất trúng dụng , v.v.
⑩ Ðầy đủ, như chế trúng nhị thiên thạch phép đủ hai nghìn thạch.
⑪ Cùng âm nghĩa như chữ trọng, như em thứ hai gọi là trọng đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữa: Ở giữa; Đất Lạc Dương giữa trung tâm thiên hạ (Lí Cách Phi);
② Trong, trên, dưới: Trong nhà; Trong hàng ngũ; Trên không; Dưới nước;
③ Trong (thời gian, thời kì, khu vực...): Trong niên hiệu Thái nguyên đời Tấn, có người ở Võ Lăng làm nghề bắt cá (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
④ Thanh thiếu niên từ 16 đến 20 tuổi (thời xưa): Lệnh gọi trên phủ đêm qua gởi đến, mộ thêm những thanh niên từ 16 đến 20 tuổi đi lính (Đỗ Phủ: Tân An lại);
⑤ Giữa chừng: Vừa lúc ta bị biếm trích, giữa chừng phải ngưng viết, nên chưa thể viết xong hẳn (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Đồ đựng thẻ đếm thời xưa, mâm thẻ: Người phụ trách cuộc thi bắn tay bưng mâm thẻ (Lễ kí: Đầu hồ);
⑦ Nội tạng (trong cơ thể người): ? Âm dương là đường tuần hoàn của kinh mạch, mỗi tạng trong ngũ tạng đều tự làm chủ chúng, tạng nào là quan trọng hơn cả? (Tố vấn: Âm dương loại luận thiên);
⑧ Vừa, hạng trung (bình): Dáng vẻ không bằng một người trung bình (Sử kí); Người nào dâng thư can gián quả nhân, sẽ được thưởng hạng vừa (Chiến quốc sách);
⑨ Nửa, giữa: ?Nếu nửa đường bỏ về, có khác nào như cắt đứt đồ dệt tơ? (Hậu Hán thư);
⑩ Ngay, không thiên lệch: Không thiên lệch gọi là trung (Trung dung); Đạo chính (không thiên về bên nào).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở giữa ( trái với xung quanh ) — Ở trong ( trái với ở ngoài ). Bên trong — Mức bình thường. ĐTTT: » Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung « — Một âm là Trúng.

Từ ghép 105

ám trung 暗中ám trung mô sách 暗中摸索âm trung 暗中bất trung 不中bôi trung vật 杯中物cấm trung 禁中câu trung tích 溝中瘠chánh trung 正中chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chấp trung 執中chiết trung 折中chính trung 正中chùy xử nang trung 錐杵囊中chùy xử nang trung 錐處囊中cư trung 居中do trung 由中dương trung 陽中đán trung 膻中địa trung hải 地中海không trung 空中kỳ trung 其中lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄lữ trung tạp thuyết 旅中雜說mộng trung 夢中nan trung chi nan 難中之難nga trung 俄中nhãn trung thích 眼中刺nhân trung 人中nhật trung 日中phòng trung thuật 房中術quang trung 光中quân trung 軍中quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集tang trung 桑中tang trung chi lạc 桑中之樂tập trung 集中tòng trung 从中tòng trung 從中trung á 中亚trung á 中亞trung âu 中歐trung bình 中平trung bộ 中部trung cấp 中級trung cấp 中级trung chánh 中正trung châu 中洲trung cổ 中古trung cộng 中共trung du 中游trung dung 中庸trung dược 中药trung dược 中藥trung đình 中庭trung đoạn 中断trung đoạn 中斷trung độ 中度trung đồ 中途trung đông 中東trung đường 中堂trung gian 中間trung gian 中间trung hoa 中华trung hoa 中華trung học 中学trung học 中學trung hưng 中兴trung hưng 中興trung lập 中立trung lộ 中路trung lưu 中流trung mỹ 中美trung nam 中南trung nga 中俄trung ngọ 中午trung nguyên 中元trung nguyên 中原trung nguyên tiết 中元節trung nhật 中日trung niên 中年trung phu 中孚trung quân 中軍trung quốc 中国trung quốc 中國trung quỹ 中饋trung sĩ 中士trung tá 中佐trung tâm 中心trung thu 中秋trung thức 中式trung tiện 中便trung tính 中性trung tuần 中旬trung tử 中子trung tướng 中将trung tướng 中將trung uý 中尉trung ương 中央trung văn 中文trung ý 中意vô hình trung 無形中vô trung sinh hữu 無中生有ý trung 意中ý trung nhân 意中人yêm trung 淹中

trúng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đúng, trúng, tin
2. mắc phải, bị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ giữa. ◎ Như: "trung ương" chỗ giữa (ý nói quan trọng nhất), "cư trung" ở giữa.
2. (Danh) Bên trong. ◎ Như: "thủy trung" trong (dưới) nước, "mộng trung" trong mộng, "tâm trung" trong lòng.
3. (Danh) Trong khoảng, trong vòng (thời kì). ◎ Như: "nhất niên chi trung" trong khoảng một năm.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Trung Quốc" .
5. (Tính) Ở giữa làm môi giới, liên lạc. ◎ Như: "trung nhân" người làm trung gian.
6. (Tính) Vừa, thường, nhỡ (ở trong khoảng giữa cao và thấp, lớn và nhỏ, tốt và xấu). ◎ Như: "trung cấp" bậc trung, "trung hình" cỡ vừa, "trung đẳng" hạng vừa.
7. (Tính) Nửa. ◎ Như: "trung đồ" nửa đường, "trung dạ" nửa đêm.
8. (Phó) Đang. ◎ Như: "tại điều tra trung " 調 đang điều tra.
9. Một âm là "trúng". (Động) Đúng. ◎ Như: "xạ trúng" bắn trúng, "ngôn trúng" nói đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không đúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
10. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "trúng phong" bị trúng gió, "trúng thử" bị trúng nắng, "trúng độc" ngộ độc.
11. (Động) Được. ◎ Như: "trúng tưởng" được thưởng, "trúng thiêm" được trúng số.
12. (Động) Hợp, hợp cách. ◎ Như: "trúng thức" trúng cách, "bất trúng dụng" không dùng được.
13. (Động) Đậu, thi đỗ. ◎ Như: "khảo trúng" thi đậu.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như trung ương chỗ giữa, trung tâm giữa ruột, v.v.
② Trong, như đối với nước ngoài thì gọi nước mình là trung quốc , đối với các tỉnh ngoài thì gọi chỗ kinh đô là trung ương , v.v.
③ Ở khoảng giữa hai bên cũng gọi là trung, như thượng, trung, hạ trên, giữa, dưới. Người đứng giữa giới thiệu cho hai người khác gọi là trung nhân cũng do một nghĩa ấy.
④ Ngay, không vẹo không lệch, không quá không thiếu, cũng gọi là trung, như trung dong đạo phải, trung hành làm phải, trung đạo đạo chân chính không thiên bên nào v.v.
⑤ Nửa, như trung đồ nửa đường, trung dạ nửa đêm, v.v.
⑥ Chỉ chung tất cả các chỗ, như Ngô trung trong đất Ngô, Thục trung trong đất Thục, v.v.
⑦ Một âm là trúng. Tin, như bắn tin gọi là xạ trúng , nói đúng gọi là ngôn trúng , v.v.
⑧ Bị phải, như trúng phong bị phải gió, trúng thử bị phải nắng, v.v.
⑨ Hợp cách, như thi cử lấy đỗ gọi là trúng thức , đồ không dùng được gọi là bất trúng dụng , v.v.
⑩ Ðầy đủ, như chế trúng nhị thiên thạch phép đủ hai nghìn thạch.
⑪ Cùng âm nghĩa như chữ trọng, như em thứ hai gọi là trọng đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trúng: Bắn trúng; Đánh trúng, bắn trúng; Đánh trúng chỗ hiểm yếu; Trông thấy họ bắn tên, mười phát trúng hết tám, chín (Âu Dương Tu: Mại du ông);
② Đúng: Tôi đoán đúng rồi; Không gì là không trúng (hợp với) âm luật (Trang tử: Dưỡng sinh chủ); Ngầm hợp tâm ý (Liêu trai chí dị: Xúc chức); Cái tròn thì hợp với cái quy (để vẽ hình tròn), cái vuông thì hợp với cái củ (để vẽ hình vuông) (Tuân tử);
③ Bị, mắc phải: Bị trúng đạn; Trúng mưu, trúng kế;
④ Vu khống, làm hại: Mượn cớ (gây ra việc rắc rối) để làm hại Vương Doãn (Hậu Hán thư: Vương Doãn liệt truyện); Hiển giận, định lấy việc quan để hại Thương (Hán thư: Hà Võ truyện);
⑤ Đậu, đỗ: Thi đậu rồi, đỗ rồi. Xem [zhong].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng vào. Không trtật ra ngoài — Hợp với. Đúng với — Một âm khác là Trung.

Từ ghép 19

y, ý
yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tán thán. Tiếng than thở. Như chữ Y — Một âm là Ý. Xem Ý.

Từ ghép 3

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý, ý nghĩ
2. dự tính, ý định
3. lòng dạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Ý chí. trong lòng toan tính gì gọi là ý. Trong văn thơ có chỗ để ý vào mà không nói rõ gọi là ngụ ý .
② Ức đạc. Như bất ý không ngờ thế, ý giả sự hoặc như thế, v.v.
③ Ý riêng.
④ Nước Ý (Ý-đại-lợi).
⑤ Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là Mạt-na-thức, nó hay phân biệt nghĩ ngợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều suy nghĩ trong lòng, ý, ý tưởng: Ý hợp nhau lòng phục nhau;
② Ý muốn, ý hướng, ý nguyện, nguyện vọng: Ý muốn của con người; Đây là lòng tốt của anh ấy;
③ Ý, ý nghĩa: Từ không diễn được ý nghĩa;
④ Sự gợi ý, vẻ: Khí trời khá gợi nên ý mùa thu, khí hậu có vẻ thu;
⑤ Ngờ, tưởng nghĩ: Bất ngờ;
⑥ [Yì] Nước Ý, nước I-ta-li-a.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều nghĩ ngợi trong óc — Điều mong muốn. Đoạn trường tân thanh : » Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm « — Lo liệu. Ước lượng trước — làm theo điều mình nghĩ — Tên gọi tắt của nước Ý Đại Lợi — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 94

ác ý 恶意ác ý 惡意bất giới ý 不戒意bất kinh ý 不經意bất ý 不意bổn ý 本意bút ý 筆意chấp ý 執意chỉ ý 旨意chủ ý 主意chú ý 注意chúc ý 屬意chung ý 鍾意cố ý 故意cưỡng gian dân ý 強姦民意đại ý 大意đắc ý 得意địch ý 敌意địch ý 敵意đồng ý 同意giới ý 介意hàm ý 含意hợp ý 合意hữu ý 有意hữu ý tứ 有意思lưu ý 畱意nã chủ ý 拿主意nguyện ý 願意phật ý 咈意quá ý bất khứ 過意不去sinh ý 生意sơ ý 初意sơ ý 疏意súc ý 蓄意tại ý 在意tâm ý 心意thâm ý 深意thất ý 失意thích ý 適意thụ ý 授意thụy ý 睡意tiểu sinh ý 小生意tình ý 情意toại ý 遂意trí ý 致意trung ý 中意trước ý 著意tư ý 私意tự ý 自意tửu ý 酒意ưng ý 應意xuân ý 春意xuất kì bất ý 出其不意xứng ý 稱意ý biểu 意表ý căn 意根ý chí 意志ý chỉ 意旨ý dã 意也ý đại lợi 意大利ý đồ 意图ý đồ 意圖ý giả 意者ý hoặc 意或ý hội 意會ý hợp 意合ý hướng 意向ý khí 意气ý khí 意氣ý kiến 意見ý kiến 意见ý liệu 意料ý mã 意馬ý nghĩa 意义ý nghĩa 意義ý nghiệp 意業ý ngoại 意外ý nguyện 意愿ý nguyện 意願ý nhi 意而ý nhị 意蘃ý niệm 意念ý tại ngôn ngoại 意在言外ý thái 意態ý thú 意趣ý thức 意識ý thức 意识ý trí 意智ý trung 意中ý trung nhân 意中人ý tứ 意思ý tự 意緖ý tưởng 意想ý vị 意味
khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.

Từ điển trích dẫn

1. Hạng thứ nhất. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Khảo quá, tông sư trứ thật xưng tán, thủ tại nhất đẳng đệ nhất" , , (Đệ thập cửu hồi).
2. Một cấp bậc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn bất cảm hòa lão thái thái tịnh kiên, tự nhiên ải nhất đẳng, mỗi nhân thập lục lưỡng bãi liễu" , , (Đệ tứ thập tam hồi) Chúng con không dám sánh với cụ, xin kém một bậc, mỗi người góp mười sáu lạng thôi.
3. Một bậc thềm. ◇ Luận Ngữ : "Xuất, giáng nhất đẳng, sính nhan sắc, di di như dã" , , , (Hương đảng ) Khi lui ra, bước xuống một bậc thềm, sắc mặt ông tỏ ra hòa hoãn, vui vẻ.
4. Một loại, một vài. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Hữu nhất đẳng tố cử nhân tú tài đích, hô bằng dẫn loại, bả trì quan phủ" , , (Quyển nhị thập ngũ).
5. Bình đẳng, tương đồng, giống như nhau. ◇ Vương Gia : "(Thạch) Sùng thường trạch mĩ dong tư tương loại giả thập nhân, trang sức y phục đại tiểu nhất đẳng" ()姿, (Thập di kí , Quyển cửu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng nhất, hạng đầu.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

sắc
sè ㄙㄜˋ, shǎi ㄕㄞˇ

sắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. màu sắc
2. vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu. ◎ Như: "ngũ sắc" năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), "hoa sắc tiên diễm" màu hoa tươi đẹp.
2. (Danh) Vẻ mặt. ◎ Như: "thân thừa sắc tiếu" được thấy vẻ mặt tươi cười (được phụng dưỡng cha mẹ), "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa, "diện bất cải sắc" vẻ mặt không đổi.
3. (Danh) Vẻ đẹp của phụ nữ, đàn bà đẹp. ◎ Như: "hiếu sắc" thích gái đẹp. ◇ Bạch Cư Dị : "Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc, Ngự vũ đa niên cầu bất đắc" , (Trường hận ca ) Vua Hán trọng sắc đẹp, luôn luôn nghĩ đến người nghiêng nước nghiêng thành, Tuy tại vị đã lâu năm, vẫn chưa tìm được người vừa ý.
4. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "mộ sắc" cảnh chiều tối, "hành sắc thông thông" cảnh tượng vội vàng. ◇ Nguyễn Du : "Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán "Quy dư"" , (Đông lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Không khỏi phải tựa đòn ngang xe mà than "Về thôi".
5. (Danh) Chủng loại, dạng thức. ◎ Như: "hóa sắc tề toàn" đủ thứ mặt hàng.
6. (Danh) Phẩm chất (thường nói về vàng, bạc). ◎ Như: "thành sắc" (vàng, bạc) có phẩm chất, "túc sắc" (vàng, bạc) đầy đủ phẩm chất, hoàn mĩ.
7. (Danh) Tính dục, tình dục. ◎ Như: "sắc tình" tình dục.
8. (Danh) Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là "sắc". ◎ Như: "sắc giới" cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục, "sắc uẩn" vật chất tổ thành thân thể (tích góp che mất chân tính), "sắc trần" cảnh đối lại với mắt.
9. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "vật sắc" lấy bề ngoài mà tìm người, tìm vật. ◇ Liêu trai chí dị : "Đệ vi huynh vật sắc, đắc nhất giai ngẫu" , (Kiều Na ) Tôi đã vì anh tìm, được một người vợ đẹp. § Xem thêm: "vật sắc" .
10. (Động) Nổi giận, biến đổi vẻ mặt. ◇ Chiến quốc sách : "Nộ ư thất giả sắc ư thị" (Hàn sách nhị) Giận dữ ở nhà, nổi nóng ở ngoài chợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc, màu. Là cái hiện tượng của bóng sáng nó chiếu vào hình thể vật, ta gọi xanh, vàng, đỏ, trắng, đen là ngũ sắc năm sắc.
② Bóng dáng. Như thân thừa sắc tiếu được thân thấy bóng dáng. Vì sợ hãi hay giận dữ mà đổi nét mặt gọi là tác sắc . Lấy bề ngoài mà tìm người tìm vật gọi là vật sắc xem xét.
③ Sắc đẹp, gái đẹp. Như hiếu sắc thích gái đẹp.
④ Cảnh tượng. Như hành sắc thông thông cảnh tượng vội vàng. Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Tục gọi một thứ là nhất sắc .
⑥ Sắc tướng. Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là sắc. Như sắc giới cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục. Sắc uẩn sắc nó tích góp che mất chân tính. Sắc trần là cái cảnh đối lại với mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu, màu sắc: Ánh nắng có 7 màu;
② Vẻ mặt, nét mặt, sắc mặt: Đổi sắc mặt; Sự vui mừng hiện ra nét mặt; Mặt mày hớn hở;
③ Cảnh: Phong cảnh; Cảnh đêm;
④ Thứ, loại, hạng: Các thứ đồ dùng; Đầy đủ các loại hàng; Một thứ, một loại; Trên thế giới có đủ hạng người khác nhau;
⑤ Chất lượng: Hàng ngày chất lượng rất tốt;
⑥ Sắc đẹp, nhan sắc: 姿 Vẻ đẹp của phụ nữ; Hiếu sắc, thích sắc đẹp (gái đẹp);
⑦ (tôn) Sắc tướng: Cõi hình sắc, cõi đời; Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Xem [shăi].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Màu: Phai màu, bay màu; Vải này không phai màu. Xem [sè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu. Ta cũng nói Màu Sắc. Truyện Nhị độ mai có câu: » Sắc xiêm hoa dệt nét hài phượng thêu « — Vẻ mặt. Td: Sắc diện — Vẻ đẹp của người con gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một hai nghiêng nước nghiêng thành, sắc đành đòi một tài đành họa hai « — Vẻ đẹp của cảnh vật. Td: Cảnh sắc — Thứ. Loại — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tứ bộ Sắc — Tiếng nhà Phật, chỉ cái có thật, có hình dạng màu mè trước mắt. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ, nào ngờ chữ sắc hóa ra không «.

Từ ghép 96

ám sắc 暗色âm sắc 音色bản sắc 本色biến sắc 变色biến sắc 變色cảnh sắc 景色chánh sắc 正色chiến sắc 戰色chính sắc 正色chức sắc 職色cước sắc 腳色dạ sắc 夜色danh sắc 名色di sắc 彞色diễm sắc 豔色dong sắc 容色du sắc 愉色dung sắc 容色đài sắc 苔色đạm sắc 淡色đặc sắc 特色giác sắc 角色gián sắc 間色hành sắc 行色háo sắc 好色hỉ sắc 喜色hiền hiền dị sắc 賢賢易色hiếu sắc 好色hoa sắc 花色huyết sắc 血色hữu sắc 有色khí sắc 氣色khôi sắc 灰色kiểm sắc 臉色lệ sắc 厲色lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nan sắc 難色ngũ nhan lục sắc 五顏六色ngũ sắc 五色nhãn sắc 眼色nhan sắc 顏色nhị sắc 二色nhiễm sắc 染色nhuận sắc 潤色nộ sắc 怒色nữ sắc 好色ôn sắc 溫色phấn sắc 粉色phong sắc 風色phối sắc 配色phục sắc 服色quốc sắc 國色quốc sắc thiên hương 國色天香sát sắc 察色sắc dục 色欲sắc dưỡng 色養sắc giác 色覺sắc giới 色戒sắc giới 色界sắc hoang 色荒sắc manh 色盲sắc mê 色迷sắc nan 色難sắc nghệ 色藝sắc pháp 色法sắc phục 色服sắc sắc 色色sắc thái 色彩sắc thân 色身sắc tiếu 色笑sắc tố 色素sắc trạch 色澤sắc trang 色莊sắc trần 色塵sắc trí 色智sắc tướng 色相sinh sắc 生色tác sắc 作色tài sắc 才色tam sắc 三色thanh sắc 聲色thanh sắc câu lệ 聲色俱厲thần sắc 神色thất sắc 失色thu sắc 秋色tốn sắc 遜色tông sắc 棕色trịch sắc 擲色tuyệt sắc 絶色tứ sắc 四色tư sắc 姿色tửu sắc 酒色vật sắc 物色vô sắc giới 無色界xuân sắc 春色xuất sắc 出色
nhan
yá ㄧㄚˊ, yán ㄧㄢˊ

nhan

phồn thể

Từ điển phổ thông

dáng mặt, vẻ mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◇ Sử Kí : "Long chuẩn nhi long nhan" (Cao Tổ bản kỉ ) Mũi cao trán rồng.
2. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa.
3. (Danh) Mặt, danh dự. ◎ Như: "vô nhan kiến nhân" không còn mặt mũi nào gặp người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược ngoại nhân tri đạo, tổ tông nhan diện hà tại!" , (Đệ tam thập tam hồi) Nếu người ngoài biết thì tiếng tăm ông cha mình còn ra làm sao nữa!
4. (Danh) Màu sắc. ◎ Như: "ngũ nhan lục sắc" nhiều màu lắm sắc.
5. (Danh) Cái biển hay hoành phi trên môn đường.
6. (Danh) Họ "Nhan".

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt. Như Kinh Thi nói: Nhan như ác đan dáng mặt đỏ như thoa son.
② Sắc mùi. Như nhan sắc sắc màu, sắc mặt, nhan liệu chất dùng để hồ màu, để vẽ ngoài mặt, v.v.
③ Chữ đề ở trên biển hay hoành phi cũng gọi là nhan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặt, vẻ mặt, mặt mày: Vẻ mặt tươi cười; Mặt mày dày dạn; Vẻ mặt đỏ như bôi son (Thi Kinh);
② Bộ mặt, uy tín;
③ Màu: Lắm màu lắm sắc;
④ Chữ đề trên biển (hay trên bức hoành phi);
⑤ [Yán] (Họ) Nhan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ trán, gần thái dương — Chỉ cái mặt, vẻ mặt — Chữ đề trên tấm bảng, trên đầu sách — Họ người — Tên người, tức Dương Đức Nhan, danh sĩ đời Lê, người xã Hà dương phủ Vĩnh bảo tỉnh Hải dương, bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1468, niên hiệu Quang thuận thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hình bộ Tả thị lang, tước Dương xuyên Hầu. Tác phẩm văn học có Tinh tuyển chư gia thi tập, gồm những bài thơ chữ Hán của các thi gia Việt Nam, đã được lựa lọc kĩ lưỡng.

Từ ghép 20

ưu
yōu ㄧㄡ, yòu ㄧㄡˋ

ưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hơn, xuất sắc
2. nhiều, thừa thãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sung túc, dồi dào. ◎ Như: "ưu ác" thừa thãi.
2. (Tính) Tốt đẹp, hơn, trội. § Đối lại với "liệt" . ◎ Như: "ưu đẳng" hạng rất tốt, "ưu tú" vượt trội. ◇ Tấn Thư : "Tham danh bỉ dự, thùy liệt thùy ưu" , (Thúc truyện ) So sánh danh dự, ai kém ai hơn?
3. (Tính) Yếu đuối, nhu nhược. ◎ Như: "ưu nhu quả đoán" nhu nhược thiếu quyết đoán.
4. (Tính) Nhàn nhã, nhàn rỗi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách tính ưu dật" (Trịnh Thái truyện ) Trăm họ nhàn rỗi.
5. (Tính) Khoan hòa, hòa hoãn.
6. (Động) Thắng hơn.
7. (Động) Thuận hợp, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Kì đức ưu thiên địa nhi hòa âm dương, tiết tứ thì nhi điều ngũ hành" , 調 (Nguyên đạo ) Đức ấy thuận với trời đất mà hợp với âm dương, đúng bốn mùa mà nhịp cùng ngũ hành.
8. (Động) Đối đãi trọng hậu. ◇ Hán Thư : "Sơ, Thiên Thu niên lão, thượng ưu chi, triều kiến, đắc thừa tiểu xa nhập cung điện trung" , , , , 殿 (Xa Thiên Thu truyện ).
9. (Động) Đùa bỡn. ◇ Tả truyện : "Trường tương ưu, hựu tương báng dã" , (Tương Công lục niên ) Thường đùa bỡn nhau, lại chê bai nhau.
10. (Động) Khen ngợi, tán dương.
11. (Danh) Phường chèo, đào kép. ◎ Như: "bài ưu" người đóng tuồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Túng nhiên ngẫu sanh ư bạc tộ hàn môn, đoạn bất năng vi tẩu kiện bộc, cam tao dong nhân khu chế giá ngự, tất vi kì ưu danh xướng" , , , (Đệ nhị hồi) Dù có lỡ sinh vào những nhà cửa nghèo hèn, không đến nỗi làm tôi đòi cam chịu sai khiến, mà hẳn cũng là đào kép giỏi hoặc danh ca.
12. (Danh) Chỉ múa nhạc, tạp hí.
13. (Danh) Bầy tôi làm trò ngày xưa. ◎ Như: "Ưu Mạnh" , "Ưu Chiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, như ưu ác thừa thãi.
② Thừa, như ưu vi thừa sức làm.
③ Hơn, như ưu thắng liệt bại hơn được kém thua.
④ Phường chèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt đẹp, ưu việt, trội, khá, thừa, hơn: Phẩm hạnh và học hành đều tốt;
② (cũ) Đào kép, phường chèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Dư giả — Tốt. Hơn. Khá hơn. Tục ngữ: » Ưu thắng liệt bại « — Kép hát. Đào hát.

Từ ghép 23

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.