tiết, tiệt
jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đốt, đoạn
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đốt, lóng (thực vật). ◎ Như: "tùng tiết" đốt thông, "trúc tiết" đốt tre.
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" đốt xương, "chỉ tiết" đốt ngón tay, "kích tiết" vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" , "vũ thủy" , "kinh trập" , "xuân phân" , v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" , "tình tiết" .
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" tiết thanh minh, "trung thu tiết" ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" lễ nghi. ◇ Luận Ngữ : "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" (Vi Tử ) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" . ◎ Như: "phù tiết" ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh : "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đốt, khớp, lóng: Một đốt (lóng) tre; Đốt ngón tay; Một đốt mía; Khớp xương;
② Nhịp phách: Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): Hai toa xe; Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: Tết Nguyên đán; Ăn tết; Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: Khí tiết; Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem [fújié], 使 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 tiết cốt nhãn [jieguyăn] (đph) Giờ phút quan trọng, mấu chốt: Trong giờ phút quan trọng đó. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mắt, cái mấu tre, đốt tre — Khớp xương — Phần, đoạn của sự việc — Kiềm chế. Giảm bớt. Td: Tiết chế cờ lệnh của vua giao cho quan để thi hành nhiệm vụ được dễ dàng. Ta cũng gọi là cờ tiết — Lòng dạ ngay thẳng, cứng cỏi, không thay đổi. Đoạn trường tân thanh : » Tiết trăm năm nở bỏ đi một ngày «. — Khoảng thời gian theo khí hậu mà chia ra. Đoạn trường tân thanh : » Thanh minh trong tiết tháng ba «. — Ngày lễ tết nhất định trong năm — Sự nhịp nhàng, nhanh chậm của bài nhạc. Td: Tiết điệu — Một âm khác là Tiệt. Xem Tiệt.

Từ ghép 67

âm tiết 音節bách chu chi tiết 柏舟之節bão tiết quân 抱節君bát tiết 八節biến tiết 變節bồ tiết 蒲節chế tiết 制節chi tiết 枝節chửu quan tiết 肘關節cốt quan tiết 骨關節danh tiết 名節đản tiết 誕節điều tiết 調節đinh tự tiết 丁字節đông tiết 冬節giai tiết 佳節hạ tiết 夏節huyền tiết 懸節khí tiết 氣節khuất tiết 屈節kích tiết 擊節lãnh tiết 冷節lệnh tiết 令節phẩm tiết 品節phong tiết 風節phục hoạt tiết 復活節quan tiết 關節quý tiết 季節quỳnh lưu tiết phụ truyện 瓊瑠節婦傳sĩ tiết 士節súc y tiết thực 蓄衣節食sứ tiết 使節sưu tiết 蒐節tận tiết 盡節tế tiết 細節thánh đản tiết 聖誕節thất tiết 失節thì tiết 時節thời tiết 時節thủ tiết 守節tiết chế 節制tiết dục 節欲tiết dục 節育tiết dụng 節用tiết điểm 節點tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tiết giảm 節減tiết hạnh 節行tiết kiệm 節儉tiết liệt 節烈tiết mục 節目tiết nghĩa 節義tiết phụ 節婦tiết tấu 節奏tiết tháo 節操tiểu tiết 小節tình tiết 情節tổn tiết 撙節trinh tiết 貞節trung nguyên tiết 中元節trực tiết 直節tuẫn tiết 殉節tự tiết 字節tử tiết 死節vãn tiết 晚節xuân tiết 春節

tiệt

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao lớn — Một âm là Tiết. Xem Tiết.
tọa
zuò ㄗㄨㄛˋ

tọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngồi, ngồi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi. ◎ Như: "tọa tại y tử thượng" ngồi trên ghế dựa, "các tọa kì sở" ai ngồi vào chỗ nấy.
2. (Động) Ở lại, cư lưu, đình lưu. ◇ Quy Trang : "Phụ tử tọa lữ trung, thảng hoảng lũy nhật, nhân lưu quá tuế" , , (Hoàng Hiếu Tử truyện) Cha con ở lại nhà trọ, thấm thoát ngày lại ngày, thế mà lần lữa qua một năm rồi.
3. (Động) Nằm tại, ở chỗ (nhà cửa, núi non, ruộng đất). ◎ Như: "tọa lạc" .
4. (Động) Đi, đáp (xe, tàu, v.v.). ◎ Như: "tọa xa" đi xe, "tọa thuyền" đáp thuyền.
5. (Động) Xử đoán, buộc tội. ◎ Như: "tọa tử" buộc tội chết, "phản tọa" buộc tội lại.
6. (Động) Vi, phạm. ◎ Như: "tọa pháp đáng tử" phạm pháp đáng chết.
7. (Động) Giữ vững, kiên thủ. ◎ Như: "tọa trấn" trấn giữ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng tọa trấn Trung Nguyên, phú quý dĩ cực, hà cố tham tâm bất túc, hựu lai xâm ngã Giang Nam" , , , (Đệ lục thập nhất hồi) Thừa tướng trấn giữ Trung Nguyên, phú quý đến thế là cùng, cớ sao lòng tham không đáy, lại muốn xâm phạm Giang Nam tôi?
8. (Động) Đặt nồi soong lên bếp lửa. Cũng chỉ nấu nướng. ◇ Lão Xá : "Nhị Xuân, tiên tọa điểm khai thủy" , (Long tu câu , Đệ nhất mạc) Nhị Xuân, trước hết nhóm lửa đun nước.
9. (Động) Giật lùi, lún, nghiêng, xiêu. ◎ Như: "giá phòng tử hướng hậu tọa liễu" ngôi nhà này nghiêng về phía sau.
10. (Giới) Nhân vì, vì thế. ◎ Như: "tọa thử thất bại" thế mà thất bại. ◇ Đỗ Mục : "Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa" , (San hành ) Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai.
11. (Tính) Tự dưng, vô cớ. ◎ Như: "tọa hưởng kì thành" ngồi không hưởng lộc, ngồi mát ăn bát vàng.
12. (Phó) Ngay khi, vừa lúc. ◇ Lâm Bô : "Tây Thôn độ khẩu nhân yên vãn, Tọa kiến ngư chu lưỡng lưỡng quy" 西, (Dịch tòng sư san đình ) Ở núi Tây Thôn (Hàng Châu) người qua bến nước khi khói chiều lên, Vừa lúc thấy thuyền đánh cá song song trở về.
13. (Phó) Bèn, thì, mới. § Dùng như: "toại" , "nãi" . ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng tâm nhất nhân khứ, Tọa giác Trường An không" , (Biệt Nguyên Cửu hậu vịnh sở hoài ) Một người đồng tâm đi khỏi, Mới hay Trường An không còn ai cả.
14. (Phó) Dần dần, sắp sửa. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thanh xuân tọa nam di, Bạch nhật hốt tây nặc" , 西 (Họa đỗ lân đài nguyên chí xuân tình ) Xuân xanh sắp dời sang nam, Mặt trời sáng vụt ẩn về tây.
15. (Phó) Hãy, hãy thế. § Dùng như: "liêu" , "thả" . ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Tài tử thừa thì lai sính vọng, Quần công hạ nhật tọa tiêu ưu" , (Đăng An Dương thành lâu ) Bậc tài tử thừa dịp đến ngắm nhìn ra xa, Các ông ngày rảnh hãy trừ bỏ hết lo phiền.
16. (Phó) Đặc biệt, phi thường. ◇ Trương Cửu Linh : "Thùy tri lâm tê giả, Văn phong tọa tương duyệt" , (Cảm ngộ ) Ai ngờ người ở ẩn nơi rừng núi, Nghe thấy phong tiết (thanh cao của hoa lan hoa quế) mà lấy làm thân ái lạ thường.
17. § Thông "tọa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngồi.
② Buộc tội. Tội xử đúng luật không thay đổi được gọi là tọa, như phản tọa buộc tội lại, kẻ vu cáo người vào tội gì, xét ra là oan lại bắt kẻ vu cáo phải chịu tội ấy.
③ Nhân vì.
④ Cố giữ.
⑤ Ðược tự nhiên, không nhọc nhằn gì mà được.
⑥ Cùng nghĩa với chữ tọa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngồi: Ngồi trên ghế; Mời ngồi; Ngồi không yên nữa;
② Đi (xe), đáp: Đi xe hơi; Đáp máy bay đi Hà Nội;
③ Quay lưng về: Ngôi nhà này (quay lưng về bắc) hướng nam;
④ Nghiêng, xiêu: Ngôi nhà này nghiêng về phía sau;
⑤ Đặt: Đặt ấm nước lên bếp;
⑥ (văn) Vì: thế mà thất bại; Vì phạm lỗi trong công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
⑦ Xử tội, buộc tội: Xử tội giết người; Buộc tội lại;
⑧ (văn) Tự nhiên mà được, ngồi không (không phải mất công sức).【】tọa hưởng kì thành [zuò xiăng qíchéng] Ngồi không hưởng lộc, ngồi không hưởng thành quả;
⑨ Như [zuò] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Mắc tội.

Từ ghép 33

biến, biện
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
② Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi đi — Điều tai họa.

Từ ghép 47

biện

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.
mô, vô
mó ㄇㄛˊ, wú ㄨˊ

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tức là chữ "vô" ngày xưa. ◎ Như: "vô cữu" không có lỗi gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [na mó]. Xem [wú].

giản thể

Từ điển phổ thông

không có

Từ điển trích dẫn

1. Tức là chữ "vô" ngày xưa. ◎ Như: "vô cữu" không có lỗi gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không có (chữ cổ): Không có lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không , không có, cái không, hư vô: Từ không đến có; Trong văn chương mà không có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Ta đã đồng ý không đánh nước Tống rồi! (Mặc tử). 【】vô tỉ [wúbê] Vô cùng, hết sức: Hết sức anh dũng; 【】vô tòng [wúcóng] Hết cách, không có cách nào, không dựa vào đâu, không thể nào: Không có sự lao động của công nhân, thì nhà tư bản không thể nào kiếm được lợi nhuận; 【】vô phương [wúfang] Không sao cả, không việc gì, chẳng ngại gì; 【】vô phi [wúfei] Chẳng qua là..., chỉ: Anh ấy đến thăm tôi, chẳng qua là muốn mượn một cuốn sách; 【】vô quái [wúguài] Chẳng lạ gì, không lấy làm lạ, thảo nào, chẳng trách gì, hèn gì, hèn chi: Mùa đông đã tới, thảo nào trời lạnh thế này. Cg. [wúguàihu];【】 vô khả nại hà [wúkâ nàihé] Không còn cách nào hơn, không làm sao được, đành chịu vậy; 【】vô lự [wúlđç] (văn) Khoảng, độ chừng, có lẽ: Mỗi ngày dùng lụa mộc khoảng năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【】vô luận [wúlùn] Vô luận, bất cứ, bất kì, bất kể: Bất kể như thế nào, dù thế nào; 【】vô nại [wúnài] a. Xem ; b. Đáng tiếc; 【】vô ninh [wúnìng] Xem [wúnìng]; 【】vô như [wúrú] Ngờ đâu, đáng tiếc là: Thư viện gần đây có thêm nhiều sách mới, vừa đi mượn, nào ngờ đã cho mượn đi hết rồi. Như nghĩa b; 【】 vô thời [wúshí] Không lúc nào, luôn (dùng với , biểu thị ý khẳng định): Mọi sự vật trên thế giới không lúc nào không ở trong trạng thái vận động; 【】vô tu [wúxu] Không cần, không cần thiết; 【】 Như ;
② (văn) Đừng, chớ, không nên (dùng như , bộ ): Nếu có giàu sang thì đừng quên nhau (Sử kí);
③ (văn) Không người nào, không ai, không gì: Suốt tháng mười hai, trong quận không còn một tiếng động, không ai dám đi đêm (Sử kí);
④ (văn) Chưa (dùng như , bộ ): Chưa từng có việc đó vậy (Tuân tử: Chính danh);
⑤ Không phải, chẳng phải (dùng như , bộ ): Nước chẳng phải nước đó, mà dân chẳng phải dân đó (Quản tử: Hình thế);
⑥ (văn) Không?, chăng? (trợ từ cuối câu dùng để hỏi, như , bộ ): ? Chiều đến tuyết sắp rơi, có uống được một chén rượu chăng? (Bạch Cư Dị: Vấn Lưu Thập Cửu);
⑦ Bất cứ, bất kể, vô luận: Bất cứ việc to hay nhỏ, đều do giám đốc quyết định; Bất kể lớn nhỏ đều chém cả (Hán thư);
⑧ (văn) Dù, cho dù: Nước dù nhỏ, nhưng không thể xem thường (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑨ (văn) Trợ từ đầu câu (không dịch): Hãy nghĩ đến tổ tiên ngươi và lo việc sửa đức (Thi Kinh: Đại nhã, Văn vương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không. Như chữ Vô . Td: Vô cương ( không có giới hạn ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Vô.

Từ ghép 6

khuy
kuī ㄎㄨㄟ

khuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu, khuyết
2. giảm bớt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thiếu sót, không đầy. ◎ Như: "nguyệt hữu doanh khuy" trăng có khi đầy khi khuyết.
2. (Danh) Thiệt thòi, tổn thất. ◎ Như: "cật liễu khuy" chịu thiệt thòi.
3. (Động) Hao tổn, giảm. ◎ Như: "khuy bổn" lỗ vốn. ◇ Dịch Kinh :"Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm" (Khiêm quái ) Đạo trời cái gì đầy (doanh) thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho.
4. (Động) Thiếu, kém. ◎ Như: "tự tri lí khuy" biết mình đuối lí. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất (là xong).
5. (Động) Phụ, phụ lòng. ◎ Như: "khuy đãi" phụ lòng, "nhân bất khuy địa, địa bất khuy nhân" , người không phụ đất, đất không phụ người.
6. (Động) Hủy hoại. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuy pháp dĩ lợi tư" (Cô phẫn ) Hủy hoại pháp để làm lợi riêng.
7. (Tính) Yếu kém, hư nhược. ◎ Như: "khí suy huyết khuy" khí huyết suy nhược.
8. (Phó) May nhờ, may mà. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuy đắc na mã thị Đại Uyên lương mã, ngao đắc thống, tẩu đắc khoái" , , (Đệ thập lục hồi) May nhờ có con ngựa tốt, ngựa Đại Uyên, chịu được đau, chạy được nhanh.
9. (Phó) Thế mà (có ý trách móc hoặc châm biếm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khuy nhĩ hoàn thị da, thâu liễu nhất nhị bách tiền tựu giá dạng" , (Đệ ngũ thập thất hồi) Thế mà cũng mang tiếng "ông cậu", mới thua một hai trăm đồng mà đã như vậy rồi sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu. Như nguyệt khuy mặt trăng khuyết. Nguyệt hữu doanh khuy trăng có khi đầy khi khuyết. Tình có chỗ không thực gọi là khuy tâm .
② Giảm bớt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hao hụt, thiệt thòi, thua lỗ, vơi, khuyết: Trăng có lúc tròn lúc khuyết; Bị thiệt thòi;
② Thiếu, kém, đuối: Đuối lí; Thiếu máu;
③ May mà, may nhờ: May nhờ có ông giúp chúng tôi mới được thành công;
Thế mà (nói lật ngược với ý mỉa mai): Mày thế mà cũng gọi là làm anh à, chẳng biết nhường nhịn em chút nào; Nó nói thế mà chẳng biết ngượng mồm;
⑤ Phụ, phụ lòng: Người không phụ đất, đất không phụ người; Chúng tôi không bất công với anh đâu;
⑥ (văn) Giảm bớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu hụt — Hao tổn. Tốn kém.

Từ ghép 7

yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

thì, thời
shí ㄕˊ

thì

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ ghép 22

thời

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 18

hoàn, toàn
hái ㄏㄞˊ, huán ㄏㄨㄢˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trở về
2. trả lại
3. vẫn còn, vẫn chưa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, về. § Đã đi rồi trở lại gọi là "hoàn". ◎ Như: "hoàn gia" trở về nhà. ◇ Vương An Thạch : "Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn" (Bạc thuyền Qua Châu ) Bao giờ trăng sáng soi ta về? Đào Trinh Nhất dịch thơ: Đường về nào biết bao giờ trăng soi.
2. (Động) Khôi phục, hồi phục, làm trở lại như trước. ◎ Như: "hoàn tục" quay về đời tục, "hoàn tha bổn lai diện mục" lấy lại bản lai diện mục của nó.
3. (Động) Đáp lại, đối lại. ◎ Như: "hoàn lễ" đáp lễ, "dĩ nha hoàn nha, dĩ nhãn hoàn nhãn" , lấy răng đối răng, lấy mắt trả mắt.
4. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hoàn trái" trả nợ.
5. (Động) Đến nay, trở đi (nói về thời gian). ◇ Lí Hoa : "Tần Hán nhi hoàn, đa sự tứ di" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Từ Tần, Hán trở đi, gây sự với tứ di.
6. (Động) Vây quanh. § Thông "hoàn" . ◇ Hán Thư : "Hoàn lư thụ tang, thái như hữu huề" , (Thực hóa chí thượng ) Bao quanh nhà trồng dâu, rau rễ có luống.
7. (Danh) Họ "Hoàn".
8. (Phó) Vẫn, vẫn còn. ◇ Sầm Tham : "Đình thụ bất tri nhân khứ tận, Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa" , (San phòng xuân sự ) Cây sân chẳng biết người đi hết, Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
9. (Phó) Càng, còn hơn. ◎ Như: "kim thiên tỉ tạc thiên hoàn nhiệt" hôm nay còn nóng hơn hôm qua.
10. (Phó) Lại (lần nữa). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Đãi đáo trùng dương nhật, Hoàn lai tựu cúc hoa" , (Quá cố nhân trang ) Đợi tới ngày trùng dương, Lại về gần bên hoa cúc.
11. (Phó) Nhưng mà, lại còn. ◇ Tây du kí 西: "Kiều hạ hà lí tuy kết mãn liễu băng, hoàn hữu thủy thanh tòng na băng hạ sàn sàn đích lưu" 滿, (Đệ bát hồi) Sông dưới cầu tuy đóng băng hết cả, nhưng lại có tiếng nước dưới băng đá chảy rì rào.
12. (Phó) Nên, hãy. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ hoàn tiên tẩu, đái ngã môn tiến khứ, tiến khứ" , , (Đệ nhất hồi) Ngươi hãy đi trước, dẫn chúng tôi đi tới, đi tới.
13. (Phó) Đã, đã từng. ◇ Đổng tây sương 西: "Ngã nhãn ba ba đích phán kim tiêu, hoàn nhị canh tả hữu bất lai đáo" , (Quyển ngũ) Đêm nay mắt ta đăm đăm ngóng đợi, đã canh hai mà không ai đến cả.
14. (Liên) Hay, hay là. ◎ Như: "nhĩ yêu cật phạn, hoàn thị yếu cật miến" , anh muốn ăn cơm hay là ăn mì. ◇ Lỗ Tấn : "Bất tri đạo thị giải khuyến, thị tụng dương, hoàn thị phiến động" , , (A Q chánh truyện Q) Không rõ là có ý hòa giải, khen ngợi hay là xúi giục.
15. (Liên) Lại, cũng. ◎ Như: "bán tu hoàn bán hỉ" nửa thẹn lại nửa mừng.
16. Một âm là "toàn". (Động) Xoay quanh. § Thông "toàn" .
17. (Phó) Nhanh nhẹn, nhanh chóng. ◇ Đỗ Phủ : "Tín túc ngư nhân toàn phiếm phiếm" 宿 (Thu hứng ) Đêm đêm người đánh cá bơi thuyền nhanh nhẹn. ◇ Sử Kí : "Hán vương nguyên niên, toàn định Tam Tần" , (Kinh Yên thế gia ) Hán Vương nguyên niên, nhanh chóng bình định Tam Tần.
18. § Xem "hoàn thị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn. Như hoàn gia trở về nhà.
② Trả. Như hoàn trái trả nợ.
③ Đoái.
④ Một âm là toàn. Quanh, cùng nghĩa chữ toàn .
⑤ Nhanh nhẹn.
⑥ Chóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vẫn, còn, vẫn còn: Anh vẫn như vậy; Việc này còn chưa làm xong; Tôi dạo này trong người vẫn khỏe; Cây sân chẳng biết người đi hết, xuân tới hoa xưa vẫn nở đều (Sầm Tham: Sơn phòng xuân sự). 【】hoàn thị [háishi] a. Còn, vẫn còn, vẫn (như nghĩa ①); b. Nên: Trông anh ấy nóng nảy như vậy, anh nên khuyên anh ấy; c. Hay, hay là: Đi thăm bạn hay đi xem phim, trong chốc lát anh ấy không quyết định được; 【】 hoàn toán [háisuàn] Vẫn (như nghĩa ①);
② Còn hơn, càng: Hôm nay còn nóng hơn hôm qua;
③ Lại, hãy còn: ? Anh còn vác không nổi, huống chi tôi?; Khách sạn không lớn nhưng thu dọn khá sạch sẽ. Cg. [háiyào]. Xem [huán].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về: Về nhà; Về quê;
② Trả lại, đáp lại: Trả lại tiền; Trả sách; Bắn trả lại;
③ [Huán] (Họ) Hoàn. Xem [hái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại. Quay lại — Trả lại — Vây quanh — Một âm là Toàn. Xem Toàn.

Từ ghép 23

toàn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, về. § Đã đi rồi trở lại gọi là "hoàn". ◎ Như: "hoàn gia" trở về nhà. ◇ Vương An Thạch : "Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn" (Bạc thuyền Qua Châu ) Bao giờ trăng sáng soi ta về? Đào Trinh Nhất dịch thơ: Đường về nào biết bao giờ trăng soi.
2. (Động) Khôi phục, hồi phục, làm trở lại như trước. ◎ Như: "hoàn tục" quay về đời tục, "hoàn tha bổn lai diện mục" lấy lại bản lai diện mục của nó.
3. (Động) Đáp lại, đối lại. ◎ Như: "hoàn lễ" đáp lễ, "dĩ nha hoàn nha, dĩ nhãn hoàn nhãn" , lấy răng đối răng, lấy mắt trả mắt.
4. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hoàn trái" trả nợ.
5. (Động) Đến nay, trở đi (nói về thời gian). ◇ Lí Hoa : "Tần Hán nhi hoàn, đa sự tứ di" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Từ Tần, Hán trở đi, gây sự với tứ di.
6. (Động) Vây quanh. § Thông "hoàn" . ◇ Hán Thư : "Hoàn lư thụ tang, thái như hữu huề" , (Thực hóa chí thượng ) Bao quanh nhà trồng dâu, rau rễ có luống.
7. (Danh) Họ "Hoàn".
8. (Phó) Vẫn, vẫn còn. ◇ Sầm Tham : "Đình thụ bất tri nhân khứ tận, Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa" , (San phòng xuân sự ) Cây sân chẳng biết người đi hết, Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
9. (Phó) Càng, còn hơn. ◎ Như: "kim thiên tỉ tạc thiên hoàn nhiệt" hôm nay còn nóng hơn hôm qua.
10. (Phó) Lại (lần nữa). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Đãi đáo trùng dương nhật, Hoàn lai tựu cúc hoa" , (Quá cố nhân trang ) Đợi tới ngày trùng dương, Lại về gần bên hoa cúc.
11. (Phó) Nhưng mà, lại còn. ◇ Tây du kí 西: "Kiều hạ hà lí tuy kết mãn liễu băng, hoàn hữu thủy thanh tòng na băng hạ sàn sàn đích lưu" 滿, (Đệ bát hồi) Sông dưới cầu tuy đóng băng hết cả, nhưng lại có tiếng nước dưới băng đá chảy rì rào.
12. (Phó) Nên, hãy. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ hoàn tiên tẩu, đái ngã môn tiến khứ, tiến khứ" , , (Đệ nhất hồi) Ngươi hãy đi trước, dẫn chúng tôi đi tới, đi tới.
13. (Phó) Đã, đã từng. ◇ Đổng tây sương 西: "Ngã nhãn ba ba đích phán kim tiêu, hoàn nhị canh tả hữu bất lai đáo" , (Quyển ngũ) Đêm nay mắt ta đăm đăm ngóng đợi, đã canh hai mà không ai đến cả.
14. (Liên) Hay, hay là. ◎ Như: "nhĩ yêu cật phạn, hoàn thị yếu cật miến" , anh muốn ăn cơm hay là ăn mì. ◇ Lỗ Tấn : "Bất tri đạo thị giải khuyến, thị tụng dương, hoàn thị phiến động" , , (A Q chánh truyện Q) Không rõ là có ý hòa giải, khen ngợi hay là xúi giục.
15. (Liên) Lại, cũng. ◎ Như: "bán tu hoàn bán hỉ" nửa thẹn lại nửa mừng.
16. Một âm là "toàn". (Động) Xoay quanh. § Thông "toàn" .
17. (Phó) Nhanh nhẹn, nhanh chóng. ◇ Đỗ Phủ : "Tín túc ngư nhân toàn phiếm phiếm" 宿 (Thu hứng ) Đêm đêm người đánh cá bơi thuyền nhanh nhẹn. ◇ Sử Kí : "Hán vương nguyên niên, toàn định Tam Tần" , (Kinh Yên thế gia ) Hán Vương nguyên niên, nhanh chóng bình định Tam Tần.
18. § Xem "hoàn thị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn. Như hoàn gia trở về nhà.
② Trả. Như hoàn trái trả nợ.
③ Đoái.
④ Một âm là toàn. Quanh, cùng nghĩa chữ toàn .
⑤ Nhanh nhẹn.
⑥ Chóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xoay quanh (dùng như , bộ );
② Nhanh nhẹn, nhanh chóng, chóng, liền, lập tức: Vua Hán nhanh chóng bình định Tam Tần (Hán thư: Ngụy Báo truyện); Đến khi có người dời (cái càng xe) đi, thì (Ngô Khởi) liền ban thưởng cho anh ta như đã hứa lúc đầu (Hàn Phi tử: Nội trữ thuyết thượng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay chuyển — Xoáy tròn — Mau lẹ — Như chữ Toàn — Một âm là Hoàn. Xem Hoàn.
đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

tiền, tiễn
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, qián ㄑㄧㄢˊ

tiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiền nong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền: Thời giờ là tiền bạc; Tiền xe; Tiền cơm;
② Tiền, hoa, chỉ, đồng cân (= 1/10 lạng);
③ [Qián] (Họ) Tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật đúc bằng kim loại dùng vào việc mua bán. Tức tiền bạc. Đoạn trường tân thanh : » Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền « — Vật tròn như đồng tiền. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Tiền sen này đã nảy là ba « — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 1/10 lượng.

Từ ghép 28

tiễn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cuốc để cuốc đất — Một âm là Tiền. Xem Tiền.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.