vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
kiếp
jié ㄐㄧㄝˊ

kiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn cướp, ép buộc
2. tai họa
3. số kiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cướp đoạt. ◎ Như: "kiếp lược" cướp đoạt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim dạ Tào Nhân tất lai kiếp trại" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đêm nay Tào Nhân tất đến cướp trại.
2. (Động) Bức bách, bắt ép. ◎ Như: "kiếp chế" ép buộc. ◇ Sử Kí : "Thành đắc kiếp Tần vương, sử tất phản chư hầu xâm địa" , 使 (Kinh Kha truyện ) Nếu có thể uy hiếp vua Tần, bắt phải trả lại chư hầu những đất đai đã xâm chiếm.
3. (Danh) Số kiếp, đời kiếp, gọi đủ là "kiếp-ba" (phiên âm tiếng Phạn "kalpa"). § Ghi chú: Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một "tiểu kiếp" . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là "trung kiếp" . Trải qua bốn trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) là một "đại kiếp" (tức là 80 tiểu kiếp). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự đương vĩnh bội hồng ân, vạn kiếp bất vong dã" , (Đệ nhất hồi) Xin mãi mãi ghi nhớ ơn sâu, muôn kiếp không quên vậy.
4. (Danh) Tai nạn, tai họa. ◎ Như: "hạo kiếp" tai họa lớn, "kiếp hậu dư sanh" sống sót sau tai họa. ◇ Liêu trai chí dị : "Kim hữu lôi đình chi kiếp" (Kiều Na ) Nay gặp nạn sấm sét đánh.
5. Tục quen viết là , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy.
② Ăn hiếp, như kiếp chế bắt ép.
③ Số kiếp, đời kiếp, tiếng Phạm là kiếp ba . Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một tiểu kiếp . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là trung kiếp . Trải qua bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không là một đại kiếp (tức là 80 tiểu kiếp). Tục quen viết là ,,.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp: Cướp giật; Cướp bóc; Đốt nhà cướp của;
② Tai họa: Tai họa lớn;
③ (văn) Hiếp: Hiếp chế, bắt ép;
④ Kiếp, số kiếp, đời kiếp: Tiểu kiếp; Đại kiếp; Trung kiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng uy lực mà bức bách — Cướp đoạt. Như chữ Kiếp — Điều rủi ro gặp phải. Td: Tai kiếp — Tiếng nhà Phật, chỉ một khoảng thời gian dài. Ta còn hiểu là một đời người, một cuộc sống.

Từ ghép 5

hỗ
hù ㄏㄨˋ

hỗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim hỗ (loài chim báo mùa trồng dâu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim "tang hỗ" , thứ chim báo tin đến mùa làm ruộng, trồng dâu.
2. (Danh) Tên nước thời xưa, tức "Hữu Hỗ" , nay thuộc Thiểm Tây 西.
3. (Danh) Người giữ việc nuôi ngựa.
4. (Danh) Chức quan thời xưa lo về việc nhà nông.
5. (Danh) Họ "Hỗ".
6. (Động) Theo sau, hộ vệ. ◎ Như: "hỗ giá" đi theo hầu xe vua.
7. (Động) Giắt trên mình, mang theo, đeo. ◇ Khuất Nguyên : "Hỗ giang li dữ tích chỉ hề, Nhân thu lan dĩ vi bội" , (Li tao ) Giắt cỏ giang li và tích chỉ hề, Kết hoa thu lan để đeo.
8. (Động) Ngăn cấm, ngăn giữ. ◇ Tả truyện : "Hỗ dân vô dâm giả dã" (Thập thất niên ) Ngăn giữ cho dân khỏi tham muốn.
9. (Tính) Rộng lớn, quảng đại. ◎ Như: "hỗ hỗ" rộng lớn. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Diêu vọng chi, san tu nhi hỗ" , (Giác la vũ mặc nạp truyện ) Nhìn từ xa, núi dài và rộng.
10. (Tính) Tươi đẹp, quang thải. ◇ Sử Kí : "Hoàng hoàng hỗ hỗ" (Tư Mã Tương Như truyện ) Rực rỡ tươi đẹp.
11. (Tính) Ngang ngược, ngạo mạn, vô lễ. ◎ Như: "bạt hỗ" ương ngạnh bướng bỉnh, không chịu quy phục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo toại thừa tư bạt hỗ, tứ hành hung thắc, cát bác nguyên nguyên, tàn hiền hại thiện" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) (Tào) Tháo lại thừa thế ngang ngược, bạo ác càn rở, bóc lột trăm họ, tàn hại người lương thiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim hỗ, thứ chim báo tin đến mùa làm ruộng trồng dâu.
② Theo sau, như hỗ giá đi theo hầu xe vua.
③ Bạt hỗ ương ngạnh bướng bỉnh, không chịu quy phục.
④ Ngăn cấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo sau. 【】 hỗ tùng [hùcóng] (văn) Tùy tùng, đi theo sau (vua quan thời xưa);
② Chim hỗ (loài chim báo tin đến mùa làm ruộng trồng dâu);
③ Ngăn cấm;
④ Xem [báhù];
⑤ [Hù] (Họ) Hỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi theo sau — Ngang ngược. Thí dụ: Bạt hỗ . Xem vần Bạt.

Từ ghép 3

vi, vy
huí ㄏㄨㄟˊ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa, chia lìa. ◎ Như: "cửu vi" li biệt đã lâu. ◇ Khuất Nguyên : "Tuy tín mĩ nhi vô lễ hề, lai vi khí nhi cải cầu" , (Li Tao ) Tuy đẹp thật nhưng vô lễ hề, phải lìa bỏ mà cầu chỗ khác.
2. (Động) Cách xa. ◇ Lễ Kí : "Trung thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỉ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân" , , (Trung Dung ) Đức trung thành và lòng khoan thứ cách đạo không xa, cái gì không muốn làm cho mình, thì đừng làm cho người khác.
3. (Động) Trái, làm trái. ◎ Như: "vi mệnh" trái mệnh, "vi pháp" trái phép. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công" , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
4. (Động) Lánh, tránh đi. ◇ Liêu Sử : "Thu đông vi hàn, Xuân hạ tị thử" , (Doanh vệ chí trung ) Thu đông tránh lạnh, Xuân hạ lánh nóng.
5. (Động) Lầm lỗi.
6. (Động) § Xem "y vi" .

Từ ghép 21

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không theo, không nghe, không tuân, làm trái
2. xa nhau

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa. Như cửu vi li biệt đã lâu.
② Trái. Như vi mệnh trái mệnh, vi pháp trái phép. Người hay du di không quả quyết gọi là y vi .
③ Lánh.
④ Lầm lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái, ngược: Không trái thời vụ; Trái mệnh;
② Xa cách, xa lìa: Li biệt đã lâu, bao năm xa cách;
③ (văn) Lánh;
④ (văn) Lầm lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Rời ra — Làm ngược lại. Làm trái. Td: Vi phạm.
trị, trực
zhí ㄓˊ

trị

giản thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của .

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, như trị kì lộ vũ cầm thửa cánh cò.
② Ðang, như trị niên đang năm, trị nhật đang ngày, nghĩa là phải làm mọi việc năm ấy, ngày ấy vậy.
③ Ðánh giá (giá tiền với đồ xứng đáng nhau).
④ Gặp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cầm: Cầm lông cò kia (Thi Kinh: Trần phong, Uyển khâu). Xem [zhí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giá trị: Giá trị hai vật ngang nhau;
② Giá, đáng giá, trị giá: Đáng bao nhiêu tiền?; Không đáng một xu; Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng (Tô Thức: Xuân dạ);
③ (toán) Trị, trị số, số: Trị số xác định; Số suy dẫn; Trị số gần đúng;
④ Gặp: Gặp nhau;
⑤ Nhân dịp, gặp lúc, giữa khi: Nhân dịp Quốc khánh; Đến thăm anh ấy thì gặp lúc anh ấy đi vắng;
⑥ Trực, thường trực: Trực nhật, thường trực; Trực đêm. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng với. Vừa tới. Td: Giá trị ( cái giá đáng như vậy ) — Tên người, tức Phan Văn Trị, đậu Cử nhân năm 1849, niên hiệu Tự Đức thứ 2, nhưng không ra làm quan vì chủ trương bất hợp tác, người làng Hưng Thịnh huyện Bản An tỉnh Vĩnh long, không rõ năm sanh năm mất. Tác phẩm chữ Nôm gồm 10 bài họa 10 bài Tự thuật của Tôn Thọ Tường, và một số bài thơ khác như bài họa Từ Thứ quy Tào, Hát bội… Tất cả đều nói lên lòng yêu nước, chủ trương chống Pháp.

Từ ghép 5

trực

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giá trị: Giá trị hai vật ngang nhau;
② Giá, đáng giá, trị giá: Đáng bao nhiêu tiền?; Không đáng một xu; Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng (Tô Thức: Xuân dạ);
③ (toán) Trị, trị số, số: Trị số xác định; Số suy dẫn; Trị số gần đúng;
④ Gặp: Gặp nhau;
⑤ Nhân dịp, gặp lúc, giữa khi: Nhân dịp Quốc khánh; Đến thăm anh ấy thì gặp lúc anh ấy đi vắng;
⑥ Trực, thường trực: Trực nhật, thường trực; Trực đêm. Xem [zhì].
bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

hội
kuì ㄎㄨㄟˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vỡ ngang
2. tan lở
3. thua trận
4. bỏ chạy tán loạn
5. dân bỏ người cai trị trốn đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỡ tràn, nước dâng cao chảy tràn. ◎ Như: "hội đê" vỡ đê.
2. (Động) Phá vỡ. ◎ Như: "hội vi nhi bôn" phá vòng vây mà chạy.
3. (Động) Vỡ lở, tan vỡ, thua chạy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tam lộ giáp công, tặc chúng đại hội" , (Đệ nhất hồi ) Theo ba đường giáp đánh, quân giặc tan vỡ.
4. (Động) Lở loét, thối nát. ◇ Liêu trai chí dị : "Quảng sang hội xú, triêm nhiễm sàng tịch" , (Phiên Phiên ) Ung nhọt bể mủ, thúi tha làm thấm ướt dơ dáy cả giường chiếu. ◇ Lưu Cơ : "Hàng hữu mại quả giả, thiện tàng cam, thiệp hàn thử bất hội" , , (Mại cam giả ngôn ) Ở Hàng Châu có người bán trái cây, khéo giữ cam, qua mùa lạnh mùa nóng (mà cam vẫn) không thối nát.
5. (Tính) Vẻ giận dữ. ◇ Thi Kinh : "Hữu quang hữu hội, Kí di ngã dị" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) hung hăng giận dữ, Chỉ để lại cho em những khổ nhọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Vỡ ngang. Nước phá ngang bờ chắn mà chảy tóe vào gọi là hội, như hội đê vỡ đê.
② Tan lở, dân bỏ người cai trị trốn đi gọi là hội.
③ Vỡ lở, binh thua trận chạy tán loạn gọi là hội.
④ Nhọt sẩy vỡ mủ cũng gọi là hội.
⑤ Giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Loét, mưng, rữa: Mưng mủ. Xem [kuì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, tan vỡ: Vỡ đê; Quân địch tan vỡ;
② Phá vỡ, chọc thủng: Phá vỡ vòng vây;
③ Loét, lở: Lở loét;
④ (văn) Giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lở ra, vỡ ra — Tan nát.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Trân châu và ngọc. Phiếm chỉ châu báu. ◇ Trang Tử : "Thái Vương Đản Phụ cư Bân, Địch nhân công chi. Sự chi dĩ bì bạch nhi bất thụ, sự chi dĩ khuyển mã nhi bất thụ, sự chi dĩ châu ngọc nhi bất thụ. Địch nhân chi sở cầu giả thổ địa dã" , . , , . (Nhượng vương ) Thái Vương Đản Phụ ở đất Bân. Rợ Địch đánh đất Bân. Nhà vua đem da thú và lụa dâng nhưng họ không nhận, đem chó và ngựa dâng nhưng họ không nhận, đem châu và ngọc dâng nhưng họ không nhận. Cái mà rợ Địch muốn là đất đai mà thôi.
2. Ngọc hình hạt tròn. ◇ Chu Lễ : "Cộng vương chi phục ngọc, bội ngọc, châu ngọc" , , (Thiên quan , Ngọc phủ ). § "Châu" ở đây chỉ hạt ngọc hình tròn, không phải "bạng châu" ngọc trai.
3. Tỉ dụ lời hoặc thi văn hay đẹp. ◇ Đỗ Phủ : "Triều bãi hương yên huề mãn tụ, Thi thành châu ngọc tại huy hào" 滿, (Họa Giả Chí tảo triều ).
4. Tỉ dụ người phong tư tuấn tú. ◇ Tấn Thư : "Phiếu kị tướng quân Vương Tế, Giới chi cữu dã, mỗi kiến Giới triếp thán viết: Châu ngọc tại trắc, giác ngã hình uế" , , : , (Vệ Giới truyện ).
5. Nói ví bậc tuấn kiệt, tài giỏi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hữu nhân nghệ Vương Thái Úy, ngộ An Phong, đại tướng quân, thừa tướng tại tọa, vãng biệt ốc kiến Quý Dận, Bình Tử, hoàn, ngữ nhân viết: Kim nhật chi hành, xúc mục kiến lâm lang châu ngọc" , , , , , , , : , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.