huệ
huì ㄏㄨㄟˋ

huệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

điều tốt, ơn huệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng thương, lòng nhân ái. ◇ Luận Ngữ : "Hữu quân tử chi đạo tứ yên: kì hành kỉ dã cung, kì sự thượng dã kính, kì dưỡng dân dã huệ, kì sử dân dã nghĩa" : , , , 使 (Công Dã Tràng ) (Ổng Tử Sản) có bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm cung, thờ vua thì kính cẩn, nuôi dân thì có lòng nhân ái, sai dân thì hợp tình hợp lí.
2. (Danh) Ơn. ◎ Như: "huệ trạch" ân trạch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Như thử kiến huệ, hà dĩ báo đức?" , (Đệ bát hồi) Ơn ấy ta lấy gì báo lại?
3. (Danh) Cái giáo ba cạnh.
4. (Danh) Họ "Huệ".
5. (Tính) Sáng trí, thông minh. § Thông "huệ" . ◎ Như: "tuyệt huệ" rất thông minh. ◇ Liêu trai chí dị : "Du niên sinh nhất tử, cực huệ mĩ" , (Phiên Phiên ) Qua năm sinh được một con trai, rất thông minh xinh xắn.
6. (Tính) Hòa thuận, nhu thuận. ◇ Thi Kinh : "Chung ôn thả huệ, Thục thận kì thân" , (Bội phong , Yến yến ) Rốt cùng, ôn hòa kính thuận, Hiền và cẩn thận lấy thân.
7. (Động) Ban ơn, ban thưởng. ◎ Như: "huệ tặng" kính tặng.
8. (Động) Thương yêu, sủng ái. ◇ Trương Triều : "Thiếp bổn phú gia nữ, Dữ quân vi ngẫu thất, Huệ hảo nhất hà thâm, Trung môn bất tằng xuất" , , , (Giang phong hành ) Thiếp vốn là con gái nhà giàu, Cùng chàng nên chồng vợ, Thương yêu thắm thiết biết chừng nào, Chưa từng ra khỏi cửa.
9. (Phó) Cách nói tôn xưng, chỉ việc làm của người khác là một ân huệ. ◎ Như: "huệ cố" đoái đến, "huệ lâm" đến dự.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân ái, như kì dưỡng dân dã huệ thửa nuôi dân vậy có lòng nhân ái.
② Ơn cho. Như huệ hàm ơn cho phong thư.
③ Cái giáo ba cạnh.
④ Thông dụng như chữ huệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có lợi, lợi ích: Nguyên tắc đôi bên cùng có lợi; Có lợi thiết thực; Mang lợi ích cho người;
② Ra ơn, kính (biếu).【】huệ tặng [huìzèng] Kính tặng;
③ (văn) Nhân ái: Người đó nuôi dân có lòng nhân ái;
④ (văn) Như (bộ );
⑤ (văn) Cây giáo có ba cạnh;
⑥ [Huì] (Họ) Huệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu thương — Cái ơn làm cho người khác — Đem tiền của mà cho — Họ người.

Từ ghép 11

cố
gǔ ㄍㄨˇ, gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. cho nên
3. lý do
4. cố ý, cố tình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc. ◎ Như: "đại cố" việc lớn, "đa cố" lắm việc.
2. (Danh) Cớ, nguyên nhân. ◎ Như: "hữu cố" có cớ, "vô cố" không có cớ. ◇ Thủy hử truyện : "Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố" ! , (Đệ tam thập nhị hồi) Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao.
3. (Tính) Cũ. ◎ Như: "cố sự" việc cũ, chuyện cũ, "cố nhân" người quen cũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi hồ nhiễu do cố" (Tiêu minh ) Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.
4. (Tính) Gốc, của mình vẫn có từ trước. ◎ Như: "cố hương" làng của mình trước (quê cha đất tổ), "cố quốc" xứ sở đất nước mình trước.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "bệnh cố" chết vì bệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố" (Đệ tam hồi) Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.
6. (Phó) Có chủ ý, cố tình. ◎ Như: "cố sát" cố tình giết.
7. (Liên) Cho nên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như đại cố việc lớn, đa cố lắm việc, v.v.
② Cớ, nguyên nhân, như hữu cố có cớ, vô cố không có cớ, v.v.
③ Cũ, như cố sự việc cũ, chuyện cũ, cố nhân người quen cũ, v.v.
④ Gốc, của mình vẫn có từ trước, như cố hương làng của mình trước (quê cha đất tổ), cố quốc xứ sở đất nước mình trước, v.v.
⑤ Chết, như bệnh cố ốm chết rồi.
⑥ Cố tình, nhu cố sát cố tình giết.
⑦ Cho nên, tiếng dùng nối theo nghĩa câu trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, việc không may, sự cố, tai nạn: Việc lớn; Lắm việc; Nhà gặp nhiều tai nạn;
② Cớ, nguyên nhân: Không hiểu vì cớ gì; Mượn cớ;
③ Cố ý, cố tình: Biết sai trái mà cứ làm;
④ Cho nên: Vì tin tưởng, cho nên không ngại khó khăn; Trần Khổng Chương ở gần đó, nên bày ra cho chúng tôi chuyến đi chơi này (Cố Lân); Đời đều khen Mạnh Thường Quân khéo đãi kẻ sĩ, nên kẻ sĩ theo ông (Vương An Thạch: Độc Mạnh Thường Quân truyện). 【】cố thử [gùcê] Vì vậy, vì thế. Như ;【】cố nhi [gù'ér] Vì vậy, vì thế; 【】cố nãi [gùnăi] (văn) Nên, cho nên;
⑤【】 cố phù [gùfú] (văn) Liên từ đầu câu, biểu thị một lí lẽ hay quy luật sẽ được nêu ra để giải thích ở đoạn sau: Kìa nước sông đóng băng, không phải do lạnh một ngày (Luận hoành);
⑥ Cố, cũ: Địa chỉ cũ; Người quen biết cũ, bạn cũ;
⑦ Chết, mất: Chết vì bệnh; Cha mẹ chết sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc. Chẳng hạn Biến cố ( việc xảy ra làm thay đổi tình hình ) — Cho nên, vì vậy — Nguyên nhân. Chẳng hạn Vô cố ( tự nhiên, không có nguyên do gì ) — Xưa cũ. Chết. Chẳng hạn Bệnh cố ( vì đau ốm mà qua đời ) — Chủ ý, có ý muốn như vậy.

Từ ghép 42

thùy
chuí ㄔㄨㄟˊ

thùy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rủ xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rủ xuống, buông, xòa. ◇ Nguyễn Du : "Thành nam thùy liễu bất câm phong" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Phía nam thành, liễu rủ không đương nổi với gió.
2. (Động) Rơi, rớt xuống. ◎ Như: "thùy lệ" rớt nước mắt.
3. (Động) Truyền lại đời sau. ◎ Như: "danh thùy thanh sử" tên truyền lại sử xanh.
4. (Động) Theo sau, tùy.
5. (Động) Che đậy, bao trùm.
6. (Động) Ban cho, cấp cho.
7. (Danh) Biên cương. § Thông "thùy" . ◎ Như: "biên thùy" biên giới.
8. (Danh) Bên, cạnh. ◇ Vương Xán : "Thê tử đương môn khấp, Huynh đệ khốc lộ thùy" , (Vịnh sử ) Vợ con ngay cửa rớt nước mắt, Anh em khóc bên đường.
9. (Danh) Bình miệng nhỏ bụng to dùng đựng nước. § Thông "trụy" .
10. (Phó) Sắp, gần. ◎ Như: "sự tại thùy thành" việc sắp thành. ◇ Liêu trai chí dị : "Liêm bệnh thùy nguy" (Tịch Phương Bình ) Liêm bị bệnh nguy ngập (sắp chết).
11. (Phó) Lời tôn kính, kẻ dưới đối với người trên. ◎ Như: "thùy niệm" rủ lòng nghĩ tới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tào Tháo công vi thậm cấp, vọng minh công thùy cứu" , (Đệ thập nhất hồi) Tào Tháo vây đánh gấp lắm, xin minh công (Khổng Dung ) sang cứu cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Rủ xuống.
② Cũng như chữ thùy. Biên thùy ngoài ven nước.
③ Sắp, như sự tại thùy thành việc ở sắp nên.
④ Lời người trên đối với kẻ dưới, như thùy niệm rủ lòng nghĩ tới.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rủ xuống, xòa xuống, buông, cúi: Cành liễu rủ xuống; Buông tay đứng thẳng; Xấu hổ đến nỗi phải cúi đầu;
② (văn) Truyền đến đời sau: Đời đời bất diệt; Tiếng truyền muôn thưở;
③ (văn) Gần, sắp: Sắp già, về già; Gần chết, sắp chết; Việc đang sắp thành; Nhà vua thích văn học, chuyên lo trứ thuật, tự mình soạn được gần trăm bài (Tam quốc chí: Ngụy thư, Văn đế kỉ); Đến nay đã gần hai trăm năm (Nguyên Chẩn: Hiến sự biểu);
④ (văn) Có bụng, có lòng tốt, rủ lòng: Rủ lòng nhớ tới; Lại có bụng hỏi thăm đến em trai tôi (Bạch Cư Dị: Đáp Hộ bộ Thôi thị lang thư);
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ranh giới. Td: Biên thùy — Rủ xuống. Buông xuống — Tới. Đến. Td: Thùy lão ( sắp tới tuổi già ).

Từ ghép 9

quát, thích, trích, đích, địch
dí ㄉㄧˊ, shì ㄕˋ, tì ㄊㄧˋ, zhé ㄓㄜˊ

quát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhanh.

thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

đang lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đi đến. Như thích Tề đến nước Tề.
② Theo. Con gái về nhà chồng gọi là thích nhân .
③ Ưa thích. Như thích ý vừa ý, thích nguyện thích như nguyện. Không được dễ chịu gọi là bất thích (đau yếu khó chịu).
④ Vừa. Như thích khả nhi chỉ vừa phải mà thôi.
⑤ Chính thế. Dùng làm trợ từ. Như thích túc tự hại chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
⑥ Chỉ. Như Mạnh Tử nói Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
⑦ Vừa gặp. Như thích nhiên vừa may, thích ngộ vừa gặp, v.v.
⑧ Một âm là đích. Chuyên chủ. Như vô sở đích tòng không chuyên chủ theo vào đâu.
⑨ Cùng nghĩa với chữ đích . Ngôi thái tử gọi là đích tử . Chỗ ngủ chính gọi là đích thất , v.v. Cũng cùng nghĩa với những chữ sau: địch , trích , thích .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích hợp, hợp: Thích nghi, thích hợp; Hợp ý;
② Dễ chịu, thích ý: Hơi thấy khó chịu; Mà là cái sở thích chung của tôi và bác (Tô Đông Pha: Tiền Xích Bích phú);
③ Vừa vặn, vừa lúc, đúng dịp: Vừa được thì thôi; Vừa lúc có con chim hạc lẻ loi bay ngang sông từ hướng đông tới (Tô Đông Pha: Hậu Xích Bích phú);
④ Mới, vừa mới: ? Vừa ở đâu đến đấy?; Vừa gặp; Nhà ta mới vừa làm xong (Tô Đông Pha). 【】thích tài [shìcái] (văn) Như [shìlái]; 【】thích gian [shìjian] (văn) Như [shìlái];【】thích lai [shìlái] (văn) Vừa, vừa mới, vừa rồi, mới vừa, ban nãy, hồi nãy: ? Vừa mới nhậu rượu thịt của ông ấy, há lại vô tình ư? (Sưu thần kí); Ta lúc nãy chỉ nghe tiếng của ngươi, không thấy thân ngươi (Tổ đường tập);
⑤ Đi, đến: Chẳng biết nghe theo ai, lừng khừng; Quyết bỏ mày đi, đi đến chốn vui kia (Thi Kinh);
⑥ (văn) Theo về;
⑦ (văn) Gả: Gả cho người;
⑧ (văn) Tốt đẹp;
⑨ (văn) Nếu: Nếu vua có lời nói, thì kíp nghe theo (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến nơi nào — Đúng. Vừa hợp với — Người Việt Nam còn hiểu là vui sướng vì hợp ý mình. Td: Thỏa thích.

Từ ghép 13

trích

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Trích giáng (như , bộ ): Giả Nghị vì bị giáng đã bỏ đi (Hán thư: Giả Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Trích , — Xem các âm Đích, Thích.

đích

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Theo: Không theo vào đâu;
② Chính, lớn, con của vợ chính (dùng như , bộ ): Con chính, con trưởng; Chỗ ngủ chính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuyên chú vào — Dùng như chữ Đích — Các âm khác là Địch, Thích, Trích.

địch

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Địch — Các âm khác là Đích, Thích, Trích. Xem các âm này.
vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
sách
cè ㄘㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thẻ tre để viết
2. sách lược, mưu kế
3. roi ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ gấp. § Thông "sách" . Ngày xưa không có giấy, việc nhỏ biên vào thẻ đơn gọi là "giản" , việc to biên vào thẻ ken từng mảng to gấp lại được gọi là "sách" . ◇ Nghi lễ : "Bách danh dĩ thượng thư ư sách, bất cập bách danh thư ư phương" , (Sính lễ , Kí ) Một trăm tên trở lên chữ ghi trên thẻ tre, không tới trăm tên ghi trên bản gỗ.
2. (Danh) Gậy chống. ◇ Tôn Xước : "Chấn kim sách chi linh linh" (Du Thiên Thai san phú ) Rung gậy vàng kêu leng keng.
3. (Danh) Lời "sách", bài của bầy tôi trả lời lại lời chiếu của vua.
4. (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp, cách. ◎ Như: "thượng sách" kế sách hoặc phương pháp hay. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong ngã từ đồ lương sách" (Đệ bát hồi) Để tôi thong thả liệu tính cách hay.
5. (Danh) Lối văn "sách". ◎ Như: Người ta ra đầu bài hỏi về sự gì, mình lấy phương pháp làm sao mà trả lời lại cho vỡ vạc gọi là "sách lệ" .
6. (Danh) Roi ngựa. ◇ Giả Nghị : "Chấn trường sách nhi ngự vũ nội" (Quá Tần luận ) Vung roi dài mà chế ngự thiên hạ.
7. (Danh) Cỏ thi (thời xưa dùng để bói). ◇ Khuất Nguyên : "Quy sách thành bất năng tri thử sự" (Sở từ , Bốc cư ) Mai rùa và cỏ thi thật không biết được sự này.
8. (Danh) Họ "Sách".
9. (Động) Đánh roi cho ngựa đi. ◎ Như: "sách mã tiền tiến" quất ngựa tiến lên.
10. (Động) Thúc giục, đốc xúc. ◎ Như: "tiên sách" thúc giục, khuyến khích. § Ghi chú: Trong bài văn có câu gì hay gọi là "cảnh sách" , đang chỗ văn khí bình thường bỗng có một câu hay trội lên khiến cho kẻ đọc phấn chấn tinh thần như ngựa bị roi chạy chồm lên. Nhà chùa sớm tối thường đọc bài văn thúc giục cho người tu hành cũng gọi là "cảnh sách" .
11. (Động) Chống gậy. ◇ Đào Uyên Minh : "Sách phù lão dĩ lưu khế, thì kiểu thủ nhi hà quan" , (Quy khứ lai từ ) Chống cây gậy thơ thẩn nghỉ ngơi, có lúc ngửng đầu mà trông ra xa.
12. (Động) Phong (mệnh lệnh của thiên tử). ◎ Như: "sách Tấn Hầu vi phương bá" phong mệnh cho Tấn Hầu làm bá.

Từ điển Thiều Chửu

① Thẻ gấp. Ngày xưa không có giấy, việc nhỏ biên vào cái thẻ một gọi là giản , việc to biên vào cái thẻ ken từng mảng to gấp lại được gọi là sách .
② Mệnh lệnh của thiên tử, như sách Tấn Hầu vi phương bá sách mạng cho Tấn Hầu làm bá.
③ Lời sách, bài của bầy tôi trả lời lại lời chiếu của vua gọi là sách.
④ Kế sách, như thượng sách kế sách trên.
⑤ Lối văn sách, người ta ra đầu bài hỏi về sự gì, mình lấy phương phép làm sao mà trả lời lại cho vỡ vạc gọi là sách lệ .
⑥ Trong bài văn có câu gì hay gọi là cảnh sách , đang chỗ văn khí bình thường bỗng có một câu hay trội lên khiến cho kẻ đọc phấn chấn tinh thần như ngựa bị roi chạy chồm lên. Nhà chùa sớm tối thường đọc bài văn thúc dục cho người tu hành cũng gọi là cảnh sách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kế, kế sách, mẹo: Kế hay, mẹo hay;
② (Cái) roi ngựa (bằng tre);
③ Quất (ngựa): uất ngựa. (Ngb) Giục, thúc: Thúc giục, khuyến khích;
④ Thẻ tre gấp lại (để viết);
⑤ Văn sách (một lối văn xưa): Sách luận;
⑥ (văn) Văn thư của vua chúa phong đất hoặc ban tước cho các bầy tôi;
⑦ (văn) (Vua chúa) phong cho bề tôi: Phong cho Lượng làm thừa tướng (Tam quốc chí);
⑧ (văn) Sách vấn (các thí sinh trong kì thi thời xưa);
⑨ (văn) Cỏ thi dùng để bói (thời xưa): Mai rùa và cỏ thi thật không biết được việc này (Khuất Nguyên: Bốc cư);
⑩ (văn) Cây gậy;
⑪ (văn) Chống (gậy).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ tre có viết chữ. Chỉ sách vở. Như chữ Sách — Cái roi ngựa — Dùng roi mà đánh — Đòi hỏi, thúc giục. Xem Sách lệ — Kế hoạch. Td: Chính sách.

Từ ghép 23

a, hề
xī ㄒㄧ

a

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (trợ) Hề, chừ, a: ? Về đi thôi, vườn ruộng sắp hoang vu, sao không về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ).

hề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(phụ từ) hề, chừ

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt ở giữa câu hay ở cuối câu, tương đương với "a" : Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
2. (Trợ) Biểu thị khen ngợi, khẳng định. ◇ Thi Kinh : "Bỉ kì chi tử, Bang chi ngạn hề" , (Trịnh phong , Cao cừu ) Vị kia, Phải là bậc tài đức của quốc gia vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, chữ, lời trợ ngữ trong bài hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (trợ) Hề, chừ, a: ? Về đi thôi, vườn ruộng sắp hoang vu, sao không về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ, thường dùng trong các bài ca thời xưa, không có nghĩa gì.
kháng
káng ㄎㄤˊ, kàng ㄎㄤˋ

kháng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vác
2. chống lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống cự, chống lại. ◎ Như: "phản kháng" chống đối, "kháng địch" đối địch, "kháng bạo" chống lại bạo lực.
2. (Động) Không tuân theo. ◎ Như: "kháng mệnh" không tuân theo mệnh lệnh.
3. (Động) Ngang ngửa, không bên nào thua. ◎ Như: "kháng hành" ngang ngửa, "phân đình kháng lễ" chia nhà làm lễ ngang nhau.
4. (Động) Giơ, nâng. ◇ Tào Thực : "Kháng la mệ dĩ yểm thế hề, lệ lưu khâm chi lang lang" , (Lạc thần phú ) Nâng tay áo là che nước mắt hề, nước mắt chảy thấm khăn đầm đìa.
5. (Động) Giấu, cất.
6. (Tính) Cương trực, chính trực. ◇ Tiêu Thống : "Nhược hiền nhân chi mĩ từ, trung thần chi kháng trực" , (Văn tuyển tự ) Như lời hay đẹp của người hiền tài, lòng cương trực của bậc trung thần.
7. (Tính) Cao thượng. ◎ Như: "kháng chí" chí cao khiết.
8. (Danh) Họ "Kháng".

Từ điển Thiều Chửu

① Vác.
② Chống cự, như kháng nghị chống cự lời bàn, kháng mệnh chống cự lại mệnh lệnh.
③ Ngang, như phân đình kháng lễ chia nhà địch lễ, nghĩa là cùng đứng riêng một phe mà làm lễ ngang nhau.
④ Giấu, cất.
⑤ Lang kháng nặng nề.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống cự, chống lại, chống đối, phản đối: Cuộc đấu tranh chống bạo lực; Chống lại luật pháp;
② Ngang ngửa nhau, đối lại. 【】kháng hoành [kàng héng] Chống đối, chống chọi, không ai thua ai;
③ (văn) Vác;
④ (văn) Giấu, cất;
⑤ (văn) ;
⑥ (văn) Cao khiết;
⑦ [Kàng] (Họ) Kháng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa lên cao, đội lên — Ngăn cản. Chống cự.

Từ ghép 22

điền
tián ㄊㄧㄢˊ

điền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ruộng, đồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ruộng. ◎ Như: "điền địa" ruộng đất, ruộng nương, "qua điền bất nạp lí, lí hạ bất chỉnh quan" , ở ruộng dưa đừng xỏ giày (người ta ngờ là trộm dưa), ở dưới cây mận chớ sửa lại mũ (người ta ngờ là hái mận).
2. (Danh) Mỏ (dải đất có thể khai thác một tài nguyên). ◎ Như: "môi điền" mỏ than, "diêm điền" mỏ muối.
3. (Danh) Trống lớn.
4. (Danh) Họ "Điền".
5. (Động) Làm ruộng, canh tác, trồng trọt. § Thông "điền" . ◇ Hán Thư : "Lệnh dân đắc điền chi" (Cao đế kỉ thượng ) Khiến dân được trồng trọt.
6. (Động) Đi săn. § Thông "điền" . ◎ Như: "điền liệp" săn bắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ruộng đất cầy cấy được gọi là điền.
② Ði săn.
③ Trống lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ruộng: Ruộng nước; Ruộng tốt; Ruộng đất, ruộng nương;
② Mỏ (dải đất có thể khai thác một loại tài nguyên nào đó): Mỏ than; Mỏ hơi đốt, mỏ khí; Mỏ muối;
③ (văn) Đi săn, săn bắn: Công Thúc Đoan đi săn (Thi Kinh: Trịnh phong, Thúc vu điền). Cv. ;
④ (văn) Cày cấy, làm ruộng: Cày cấy trên núi nam kia. Cv. ;
⑤ (văn) Viên quan coi việc ruộng nương thời xưa;
⑥ (văn) Trống lớn (có thuyết nói là trống nhỏ): Treo trống nhỏ lên cạnh trống lớn (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑦ Một chế độ ruộng đất thời xưa: Năm chế là một điền, hai điền là một phu, ba phu là một gia (Quản tử: Thừa mã);
⑧ [Tián] (Họ) Điền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruộng để cày cấy trồng trọt — Cái trống nhỏ — Như chữ Điền . Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 56

hạch, hạt, hồ
hé ㄏㄜˊ, hú ㄏㄨˊ

hạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt, hột quả. ◎ Như: "đào hạch" hạt đào.
2. (Danh) Bộ phận trong vật thể giống như cái hạt. ◎ Như: "tế bào hạch" nhân tế bào, "nguyên tử hạch" hạt nhân nguyên tử.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trung tâm của sự vật. ◇ Vương Sung : "Văn lại bất học, thế chi giáo vô hạch dã" , (Luận hành , Lượng tri ) Cách chức quan văn (mà) không có học (thì) thế giáo (như) không có cốt lõi vậy.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "nguyên tử hạch" . ◎ Như: "hạch năng" nguyên tử năng.
5. (Động) Đối chiếu, kiểm tra, khảo xét. ◎ Như: "khảo hạch" sát hạch, "hạch toán" xem xét tính toán.
6. (Tính) Đúng, chính xác, chân thực. ◇ Hán Thư : "Tán viết: Kì văn trực, kì sự hạch" : , (Tư Mã Thiên truyện ) Khen rằng: Văn chương của ông thì ngay thẳng, sự việc ông (mô tả) thì chân thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt quả.
② Khắc hạch xét nghiệt.
③ Tổng hạch tính gộp, cùng nghĩa với chữ hạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hột, hạt: Quả cây có hạt;
② Hạch nhân, hạt nhân, nhân: Hạt nhân nguyên tử; Nhân tế bào;
③ (văn) Hoa quả có hạt như đào, mận, hạnh, mơ;
④ Hạch, xét, kiểm tra, đối chiếu, khảo sát: Khảo hạch, sát hạch. Xem [hú];
⑤ (văn) Chân thực: Văn chương của ông ngay thẳng, nội dung chân thực (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hột trong trái cây — Xem xét, tìm biết. Chẳng hạn Khảo hạch — Hột tròn cứng, nổi trong thân thể, làm đau nhức. Ta cũng gọi là Cái hạch. Chẳng hạn Hạch tử ôn ( bệnh dịch hạch ).

Từ ghép 17

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

hồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [hé] nghĩa ①, ②. Xem [hé].

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.