ác, ô, ố
ě , è , wū ㄨ, wù ㄨˋ

ác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ác độc
2. xấu xí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tội lỗi, lỗi lầm, hành vi không tốt. ◎ Như: "tội ác" điều xấu gây nên tội. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ át ác dương thiện" (Đại hữu quái ) Bậc quân tử đè nén việc ác dữ, đề cao việc tốt lành.
2. (Danh) Bệnh tật. ◇ Tả truyện : "Thổ bạc thủy thiển, kì ác dị cấu" , (Thành Công lục niên ) Đất cạn nước nông, bệnh tật ở đó dễ gặp phải.
3. (Danh) Vật dơ bẩn, sự dơ bẩn. ◇ Tả truyện : "Thổ hậu thủy thâm, cư chi bất tật, hữu Phần quái dĩ lưu kì ác" , , (Thành Công lục niên ) Đất dày nước sâu, ở đó không bệnh tật, có sông Phần trôi đi những cái dơ bẩn.
4. (Danh) Phân, cứt. ◇ Hiếu nghĩa truyện : "Mẫu hoạn bạo lị, Dực vị trúng độc, toại thân thường ác" , , (Điền Dực truyện ) Mẹ mắc bệnh lị gấp dữ, (Điền) Dực cho là trúng độc, bèn tự mình nếm phân.
5. (Tính) Độc, dữ, không tốt. ◎ Như: "ác phụ" người đàn bà xấu xa, không lương thiện.
6. (Tính) Xấu. ◎ Như: "ác tướng" tướng xấu, "ác thanh" tiếng xấu.
7. (Tính) Thô xấu. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã" , , (Lí nhân ) Kẻ sĩ chuyên tâm vào đạo, mà còn hổ thẹn vì áo xấu cơm thô, thì chưa đủ để cùng bàn luận được.
8. Một âm là "ố". (Động) Ghét, chán. ◎ Như: "khả ố" đáng ghét. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
9. (Động) Xúc phạm, mạo phạm, làm cho nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí" , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.
10. (Động) Sợ hãi. ◇ Hàn Phi Tử : "Sử nhân bất y bất thực, nhi bất cơ bất hàn, hựu bất ố tử, tắc vô sự thượng chi ý" 使, , (Bát thuyết ) Làm cho người không có áo, không có cơm ăn, mà không đói không lạnh, cũng không sợ chết.
11. (Động) Hủy báng, gièm pha.
12. (Danh) Xấu hổ. ◎ Như: "tu ố chi tâm" lòng hổ thẹn.
13. Một âm là "ô". (Thán) Ồ, ô, ôi. ◎ Như: "ô thị hà ngôn dã" ồ, thế là lời nói gì vậy?
14. (Phó) Sao, làm sao, thế nào. ◇ Tả truyện : "Nhĩ ấu, ô thức quốc?" , (Chiêu Công thập lục niên ) Ngươi còn nhỏ, làm sao hiểu việc nước?
15. (Phó) Đâu, ở đâu. ◇ Mạnh Tử : "Cư ô tại? nhân thị dã; lộ ô tại? nghĩa thị dã" , ; , (Vạn Chương thượng ) Nhà ở tại đâu? là điều nhân vậy; đường đi đâu? là điều nghĩa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác.
② Xấu. Như ác tướng tướng xấu, ác thanh tiếng xấu, v.v.
③ Một âm là ố. Ghét. Khả ố đáng ghét.
④ Xấu hổ. Như tu ố chi tâm chưng lòng hổ thẹn.
⑤ Một âm là ô. Sao thế? Ồ, như ô thị hà ngôn dã ồ, thế là lời nói gì vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội ác, tội lỗi: Không chừa một tội ác nào; Tộc ác tày trời;
② Ác, dữ: Ác bá; Một trận ác chiến;
③ Xấu: Tật xấu; Tiếng xấu; Ý xấu; Thế lực xấu. Xem [â], [wù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa nói về tính nết hoặc hành động trái đạo thường — Xấu xí nói về nét mặt — Nhơ bẩn. Hung tợn dữ dằn — Bệnh tật — Các âm khác là Ô và Ố.

Từ ghép 79

ác báo 惡報ác cảm 惡感ác chiến 惡戰ác chung 惡終ác côn 惡棍ác danh 惡名ác đảng 惡黨ác đạo 惡道ác điểu 惡鳥ác đồ 惡徒ác độc 惡毒ác đức 惡德ác giả ác báo 惡者惡報ác hại 惡害ác hàn 惡寒ác hóa 惡化ác hữu ác báo 惡有惡報ác khẩu 惡口ác khẩu thụ chi 惡口受之ác liệt 惡劣ác lộ 惡路ác ma 惡魔ác mộng 惡夢ác nghịch 惡逆ác nghiệp 惡業ác nghiệt 惡孽ác ngôn 惡言ác nhân 惡人ác niệm 惡念ác phạm 惡犯ác quán mãn doanh 惡貫滿盈ác quỷ 惡鬼ác tà 惡邪ác tác 惡作ác tăng 惡僧ác tâm 惡心ác tập 惡習ác tật 惡疾ác thanh 惡聲ác thảo 惡草ác thần 惡神ác thiếu 惡少ác thú 惡獸ác thực 惡食ác tốt 惡卒ác tuế 惡歲ác tử 惡子ác xú 惡醜ác ý 惡意ác y 惡衣ác y ác thực 惡衣惡食át ác dương thiện 遏惡揚善âm ác 陰惡ẩn ác dương thiện 隱惡揚善ẩn ác dương thiện 隱惡楊善bá ác 播惡cải ác 改惡cải ác tòng thiện 改惡從善cựu ác 舊惡dật ác 溢惡điêu ác 刁惡độc ác 毒惡đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助gian ác 奸惡hiềm ác 嫌惡hiểm ác 險惡hung ác 凶惡nhị ác anh 二惡英sính ác 逞惡sừ ác 鋤惡tác ác 作惡tàn ác 殘惡tăng ác 憎惡thập ác 十惡tội ác 罪惡xú ác 醜惡yếm ác 厭惡

ô

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tội lỗi, lỗi lầm, hành vi không tốt. ◎ Như: "tội ác" điều xấu gây nên tội. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ át ác dương thiện" (Đại hữu quái ) Bậc quân tử đè nén việc ác dữ, đề cao việc tốt lành.
2. (Danh) Bệnh tật. ◇ Tả truyện : "Thổ bạc thủy thiển, kì ác dị cấu" , (Thành Công lục niên ) Đất cạn nước nông, bệnh tật ở đó dễ gặp phải.
3. (Danh) Vật dơ bẩn, sự dơ bẩn. ◇ Tả truyện : "Thổ hậu thủy thâm, cư chi bất tật, hữu Phần quái dĩ lưu kì ác" , , (Thành Công lục niên ) Đất dày nước sâu, ở đó không bệnh tật, có sông Phần trôi đi những cái dơ bẩn.
4. (Danh) Phân, cứt. ◇ Hiếu nghĩa truyện : "Mẫu hoạn bạo lị, Dực vị trúng độc, toại thân thường ác" , , (Điền Dực truyện ) Mẹ mắc bệnh lị gấp dữ, (Điền) Dực cho là trúng độc, bèn tự mình nếm phân.
5. (Tính) Độc, dữ, không tốt. ◎ Như: "ác phụ" người đàn bà xấu xa, không lương thiện.
6. (Tính) Xấu. ◎ Như: "ác tướng" tướng xấu, "ác thanh" tiếng xấu.
7. (Tính) Thô xấu. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã" , , (Lí nhân ) Kẻ sĩ chuyên tâm vào đạo, mà còn hổ thẹn vì áo xấu cơm thô, thì chưa đủ để cùng bàn luận được.
8. Một âm là "ố". (Động) Ghét, chán. ◎ Như: "khả ố" đáng ghét. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
9. (Động) Xúc phạm, mạo phạm, làm cho nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí" , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.
10. (Động) Sợ hãi. ◇ Hàn Phi Tử : "Sử nhân bất y bất thực, nhi bất cơ bất hàn, hựu bất ố tử, tắc vô sự thượng chi ý" 使, , (Bát thuyết ) Làm cho người không có áo, không có cơm ăn, mà không đói không lạnh, cũng không sợ chết.
11. (Động) Hủy báng, gièm pha.
12. (Danh) Xấu hổ. ◎ Như: "tu ố chi tâm" lòng hổ thẹn.
13. Một âm là "ô". (Thán) Ồ, ô, ôi. ◎ Như: "ô thị hà ngôn dã" ồ, thế là lời nói gì vậy?
14. (Phó) Sao, làm sao, thế nào. ◇ Tả truyện : "Nhĩ ấu, ô thức quốc?" , (Chiêu Công thập lục niên ) Ngươi còn nhỏ, làm sao hiểu việc nước?
15. (Phó) Đâu, ở đâu. ◇ Mạnh Tử : "Cư ô tại? nhân thị dã; lộ ô tại? nghĩa thị dã" , ; , (Vạn Chương thượng ) Nhà ở tại đâu? là điều nhân vậy; đường đi đâu? là điều nghĩa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác.
② Xấu. Như ác tướng tướng xấu, ác thanh tiếng xấu, v.v.
③ Một âm là ố. Ghét. Khả ố đáng ghét.
④ Xấu hổ. Như tu ố chi tâm chưng lòng hổ thẹn.
⑤ Một âm là ô. Sao thế? Ồ, như ô thị hà ngôn dã ồ, thế là lời nói gì vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở đâu, nơi nào? (đại từ nghi vấn): ? Đường ở nơi nào? (Mạnh tử);
② Từ đâu, ở chỗ nào? (thường dùng ): ? Vả lại nếu nhà vua đánh Sở thì định xuất binh từ đâu? (Sử kí); ? Sự học bắt đầu từ chỗ nào, chấm dứt chỗ nào? (Tuân tử);
③ Làm sao? (đại từ biểu thị sự phản vấn): ? Ngươi còn nhỏ, làm sao hiểu được việc nước? (Tả truyện); ? Ông không lo được cho thân ông, làm sao lo được việc nước? (Mặc tử);
④ Ô, ồ! (thán từ): ! Ồ, ấy là nói thế nào! (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao. Thế nào ( tiếng dùng để hỏi ) — Tiếng kêu than thở. Như chữ Ô — Các âm khác là Ác, Ố. Xem các âm này.

Từ ghép 2

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghét, căm
2. xấu hổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tội lỗi, lỗi lầm, hành vi không tốt. ◎ Như: "tội ác" điều xấu gây nên tội. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ át ác dương thiện" (Đại hữu quái ) Bậc quân tử đè nén việc ác dữ, đề cao việc tốt lành.
2. (Danh) Bệnh tật. ◇ Tả truyện : "Thổ bạc thủy thiển, kì ác dị cấu" , (Thành Công lục niên ) Đất cạn nước nông, bệnh tật ở đó dễ gặp phải.
3. (Danh) Vật dơ bẩn, sự dơ bẩn. ◇ Tả truyện : "Thổ hậu thủy thâm, cư chi bất tật, hữu Phần quái dĩ lưu kì ác" , , (Thành Công lục niên ) Đất dày nước sâu, ở đó không bệnh tật, có sông Phần trôi đi những cái dơ bẩn.
4. (Danh) Phân, cứt. ◇ Hiếu nghĩa truyện : "Mẫu hoạn bạo lị, Dực vị trúng độc, toại thân thường ác" , , (Điền Dực truyện ) Mẹ mắc bệnh lị gấp dữ, (Điền) Dực cho là trúng độc, bèn tự mình nếm phân.
5. (Tính) Độc, dữ, không tốt. ◎ Như: "ác phụ" người đàn bà xấu xa, không lương thiện.
6. (Tính) Xấu. ◎ Như: "ác tướng" tướng xấu, "ác thanh" tiếng xấu.
7. (Tính) Thô xấu. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã" , , (Lí nhân ) Kẻ sĩ chuyên tâm vào đạo, mà còn hổ thẹn vì áo xấu cơm thô, thì chưa đủ để cùng bàn luận được.
8. Một âm là "ố". (Động) Ghét, chán. ◎ Như: "khả ố" đáng ghét. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
9. (Động) Xúc phạm, mạo phạm, làm cho nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí" , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.
10. (Động) Sợ hãi. ◇ Hàn Phi Tử : "Sử nhân bất y bất thực, nhi bất cơ bất hàn, hựu bất ố tử, tắc vô sự thượng chi ý" 使, , (Bát thuyết ) Làm cho người không có áo, không có cơm ăn, mà không đói không lạnh, cũng không sợ chết.
11. (Động) Hủy báng, gièm pha.
12. (Danh) Xấu hổ. ◎ Như: "tu ố chi tâm" lòng hổ thẹn.
13. Một âm là "ô". (Thán) Ồ, ô, ôi. ◎ Như: "ô thị hà ngôn dã" ồ, thế là lời nói gì vậy?
14. (Phó) Sao, làm sao, thế nào. ◇ Tả truyện : "Nhĩ ấu, ô thức quốc?" , (Chiêu Công thập lục niên ) Ngươi còn nhỏ, làm sao hiểu việc nước?
15. (Phó) Đâu, ở đâu. ◇ Mạnh Tử : "Cư ô tại? nhân thị dã; lộ ô tại? nghĩa thị dã" , ; , (Vạn Chương thượng ) Nhà ở tại đâu? là điều nhân vậy; đường đi đâu? là điều nghĩa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác.
② Xấu. Như ác tướng tướng xấu, ác thanh tiếng xấu, v.v.
③ Một âm là ố. Ghét. Khả ố đáng ghét.
④ Xấu hổ. Như tu ố chi tâm chưng lòng hổ thẹn.
⑤ Một âm là ô. Sao thế? Ồ, như ô thị hà ngôn dã ồ, thế là lời nói gì vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

】ố tâm [âxin]
① Buồn nôn;
② Sinh ra chán ghét. Xem [è], [wù].

Từ điển Trần Văn Chánh

Ghét, căm ghét: Đáng ghét; Ghét cay ghét đắng. Xem [â], [è].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghét, không ưa. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Khi hỉ nộ khi ái ố lúc sầu bi, chứa chi lắm một bầu nhân dục « — Xấu hổ — Các âm khác là Ác, Ô. Xem các âm này.

Từ ghép 4

đích, để
dē ㄉㄜ, de , dī ㄉㄧ, dí ㄉㄧˊ, dì ㄉㄧˋ

đích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. của, thuộc về
2. đúng, chính xác
3. mục tiêu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tươi, sáng. ◇ Tống Ngọc : "Chu thần đích kì nhược đan" (Thần nữ phú ) Môi đỏ tươi như son.
2. (Tính) Trắng. ◇ Hoàng Thao : "Quy ngâm tấn đích sương" (Tống hữu nhân biên du ) Trở về than van tóc trắng sương.
3. (Danh) Trán trắng của ngựa. Cũng chỉ ngựa trán trắng.
4. (Danh) Đích để bắn tên. ◇ Vương Sung : "Luận chi ứng lí, do thỉ chi trúng đích" , (Luận hành , Siêu kì ) Bàn luận hợp lí, cũng như tên bắn trúng đích.
5. (Danh) Mục đích, tiêu chuẩn, chuẩn thằng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Kì đạo dĩ sanh nhân vi chủ, dĩ Nghiêu Thuấn vi đích" , (Lục Văn Thông tiên sanh mộ biểu ) Đạo của ông lấy nhân sinh làm chủ, lấy Nghiêu Thuấn làm tiêu chuẩn.
6. (Danh) Chấm đỏ trang sức trên mặt phụ nữ thời xưa. ◇ Vương Xán : "Thoát y thường hề miễn trâm kê, Thi hoa đích hề kết vũ thoa" , (Thần nữ phú ) Thoát y thường hề cởi trâm cài, Bôi thêm trên mặt chấm đỏ tươi đẹp hề kết thoa thúy vũ.
7. (Danh) Chỉ ngọn núi cao và nhọn.
8. (Phó) Xác thực, chân xác, đúng là. ◎ Như: "đích xác" .
9. (Phó) Bổ nghĩa cho động từ hoặc hình dung từ đặt trước . ◇ Tây sương kí 西: "Mã nhi truân truân đích hành, xa nhi khoái khoái đích tùy" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) Ngựa hãy chạy chầm chậm, xe hãy theo sau nhanh nhanh. § Nhượng Tống dịch thơ: Ngựa kia chầm chậm chứ nào, Xe kia liều liệu theo vào cho mau.
10. (Phó) Biểu thị trình độ hoặc kết quả (trong phần câu đặt sau ). ◇ Thủy hử truyện : "Khứ na tiểu nhị kiểm thượng chỉ nhất chưởng, đả đích na điếm tiểu nhị khẩu trung thổ huyết" , (Đệ tam hồi) Hướng tới trên mặt tên tiểu nhị đó chỉ một chưởng, đánh tên tiểu nhị quán trọ đó (mạnh đến nỗi) hộc máu mồm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chẩm ma kỉ nhật bất kiến, tựu sấu đích giá dạng liễu" , (Đệ nhất hồi) Làm sao mới mấy ngày không gặp mặt mà đã gầy sút như thế.
11. (Trợ) Đặt sau hình dung từ: biểu thị tính chất, đặc điểm. ◎ Như: "mĩ lệ đích phong cảnh" phong cảnh đẹp, "thông minh đích tiểu hài" đứa trẻ thông minh.
12. (Trợ) Đặt sau danh từ hoặc đại danh từ: của, thuộc về. ◎ Như: "ngã đích thư" sách của tôi, "thái dương đích quang" ánh sáng (của) mặt trời.
13. (Trợ) Cùng với những chữ đặt trước tạo thành một nhóm chữ giữ vai trò của một danh từ. ◇ Tây sương kí 西: "Lão đích tiểu đích, thôn đích tiếu đích, một điên một đảo, thắng tự náo nguyên tiêu" , , , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Kẻ già người trẻ, kẻ quê người thanh, đông đúc hỗn tạp, náo nhiệt hơn cả đêm rằm tháng giêng. ◇ Lão Xá : "Nhất vị chưởng quỹ đích, án chiếu lão quy củ, nguyệt gian tịnh một hữu hảo đa đích báo thù" , , (Tứ thế đồng đường , Nhị thất ) Một người làm chủ tiệm, theo lệ cũ, mỗi tháng không nhận được thù lao cao cho lắm.
14. (Trợ) Đặt sau một đại từ và trước một danh từ: chỉ tư cách, chức vụ của nhân vật tương ứng với đại từ đó. ◎ Như: "kim thiên khai hội thị nhĩ đích chủ tịch" cuộc họp hôm nay, anh làm chủ tịch.
15. (Trợ) Đặt sau danh từ hoặc đại từ vốn là đối tượng của một hành động. ◎ Như: "biệt khai tiểu Lí đích ngoạn tiếu" đừng có đùa cợt bé Lí. ◎ Như: "trảo nhĩ đích ma phiền" làm phiền anh.
16. (Trợ) Đặt giữa động từ và tân ngữ trong câu, để nhấn mạnh động tác trong phần này về chủ ngữ, tân ngữ, thời gian, nơi chốn, phương thức, v.v. ◎ Như: "lão Triệu phát đích ngôn, ngã một phát ngôn" , lão Triệu nói đó thôi, tôi không có nói.
17. (Trợ) Dùng sau một nhóm chữ ở đầu câu, để nhấn mạnh nguyên nhân, điều kiện, tình huống, v.v. (trong phần câu theo sau ). ◎ Như: "tẩu a tẩu đích, thiên sắc khả tựu hắc liễu hạ lai lạp " , đi mau đi thôi, trời sắp tối rồi.
18. (Trợ) Dùng sau một loạt liệt kê, biểu thị: còn nữa, vân vân. ◎ Như: "lão hương môn thế trà đảo thủy đích, nhiệt tình cực liễu" , bà con lối xóm pha trà, rót nước, ..., sốt sắng vô cùng.
19. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định hoặc tăng cường ngữ khí. ◇ Tây sương kí 西: "Thử tự thị Tắc Thiên hoàng hậu cái tạo đích, hậu lai băng tổn, hựu thị Thôi tướng quốc trùng tu đích" , , (Đệ nhất bổn ) Chùa này là do hoàng hậu Võ Tắc Thiên tạo dựng lên đấy, về sau hư hại, lại là Thôi tướng quốc trùng tu đấy.
20. (Trợ) Dùng giữa hai số từ: biểu thị cộng vào hoặc nhân lên với nhau. ◎ Như: "lục bình phương mễ đích tam mễ, hợp thập bát lập phương mễ" , sáu mét vuông nhân với ba mét, thành mười tám mét khối.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy rõ, lộ ra ngoài, như tiểu nhân chi đạo, đích nhiên nhi nhật vong (Lễ Kí ) đạo kẻ tiểu nhân bề ngoài rõ vậy mà ngày mất dần đi.
② Ðích thực, đích xác.
③ Cái đích để tập bắn, bắn phải có đích để ngắm, người phải có chí hướng về một cái gì rồi mới có đường mà tiến, nên gọi cái chỗ chí mình muốn tới là mục đích .
④ Ðấy, dùng làm trợ từ, như hảo đích tốt đấy (dùng làm trợ từ đọc là chữ để).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Của, thuộc (dùng sau định ngữ, kết hợp định ngữ với danh từ): Tổ quốc yêu dấu;
② Cái, vật, người (từ dùng thay cho người và vật): Ở câu lạc bộ, người hát, người nhảy múa, người đánh cờ...; Hoa cúc đã nở, đỏ có, vàng có;
③ Từ dùng để nhấn mạnh câu nói: 稿 Do tôi phác họa, anh ấy tô màu; Sách của anh ấy mua hôm qua đấy;
④ Từ dùng ở cuối câu để khẳng định ngữ khí: Anh ấy vừa ở Bắc Kinh đến; Tôi không tán thành đâu;
⑤ Từ dùng giữa hai con số: 1. (khn) Nhân cho nhau: Buồng này rộng 5 mét nhân cho 3 mét là 15 mét vuông. 2. (đph) Cộng nhau: 2 cái cộng với 3 cái là 5 cái;
⑥ 【】đích thoại [dehuà] (trợ) Nếu... thì, bằng (không)... thì: Nếu như anh bận việc thì đừng đến; Bằng không thì..., hay là.... Xem [dí], [dì].

Từ điển Trần Văn Chánh

Đích thực, đích xác, xác thực.【】đích xác [dí què] Đúng, thật, đích xác: Việc ấy đúng như thế. Xem [de], [dì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái đích, cái bia: Bắn tên không đích; Trúng đích, trúng bia;
② Cái chấm đỏ trang điểm trên trán của phụ nữ thời xưa: 姿 Chấm hai chấm đỏ để hiện rõ vẻ đẹp (Phó Hàm: Kính phú);
③ Sáng sủa, rõ ràng: Môi đỏ sáng như son (Tống Ngọc: Thần nữ phú). Xem [lì]. Xem [dí], [de].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Đúng thật. Xác thật — Vật để nhắm bắn. Ta cũng gọi là cái đích — Như chữ Đích — Trong Bạch thoại được dùng làm trợ từ.

Từ ghép 14

để

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tươi, sáng. ◇ Tống Ngọc : "Chu thần đích kì nhược đan" (Thần nữ phú ) Môi đỏ tươi như son.
2. (Tính) Trắng. ◇ Hoàng Thao : "Quy ngâm tấn đích sương" (Tống hữu nhân biên du ) Trở về than van tóc trắng sương.
3. (Danh) Trán trắng của ngựa. Cũng chỉ ngựa trán trắng.
4. (Danh) Đích để bắn tên. ◇ Vương Sung : "Luận chi ứng lí, do thỉ chi trúng đích" , (Luận hành , Siêu kì ) Bàn luận hợp lí, cũng như tên bắn trúng đích.
5. (Danh) Mục đích, tiêu chuẩn, chuẩn thằng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Kì đạo dĩ sanh nhân vi chủ, dĩ Nghiêu Thuấn vi đích" , (Lục Văn Thông tiên sanh mộ biểu ) Đạo của ông lấy nhân sinh làm chủ, lấy Nghiêu Thuấn làm tiêu chuẩn.
6. (Danh) Chấm đỏ trang sức trên mặt phụ nữ thời xưa. ◇ Vương Xán : "Thoát y thường hề miễn trâm kê, Thi hoa đích hề kết vũ thoa" , (Thần nữ phú ) Thoát y thường hề cởi trâm cài, Bôi thêm trên mặt chấm đỏ tươi đẹp hề kết thoa thúy vũ.
7. (Danh) Chỉ ngọn núi cao và nhọn.
8. (Phó) Xác thực, chân xác, đúng là. ◎ Như: "đích xác" .
9. (Phó) Bổ nghĩa cho động từ hoặc hình dung từ đặt trước . ◇ Tây sương kí 西: "Mã nhi truân truân đích hành, xa nhi khoái khoái đích tùy" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) Ngựa hãy chạy chầm chậm, xe hãy theo sau nhanh nhanh. § Nhượng Tống dịch thơ: Ngựa kia chầm chậm chứ nào, Xe kia liều liệu theo vào cho mau.
10. (Phó) Biểu thị trình độ hoặc kết quả (trong phần câu đặt sau ). ◇ Thủy hử truyện : "Khứ na tiểu nhị kiểm thượng chỉ nhất chưởng, đả đích na điếm tiểu nhị khẩu trung thổ huyết" , (Đệ tam hồi) Hướng tới trên mặt tên tiểu nhị đó chỉ một chưởng, đánh tên tiểu nhị quán trọ đó (mạnh đến nỗi) hộc máu mồm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chẩm ma kỉ nhật bất kiến, tựu sấu đích giá dạng liễu" , (Đệ nhất hồi) Làm sao mới mấy ngày không gặp mặt mà đã gầy sút như thế.
11. (Trợ) Đặt sau hình dung từ: biểu thị tính chất, đặc điểm. ◎ Như: "mĩ lệ đích phong cảnh" phong cảnh đẹp, "thông minh đích tiểu hài" đứa trẻ thông minh.
12. (Trợ) Đặt sau danh từ hoặc đại danh từ: của, thuộc về. ◎ Như: "ngã đích thư" sách của tôi, "thái dương đích quang" ánh sáng (của) mặt trời.
13. (Trợ) Cùng với những chữ đặt trước tạo thành một nhóm chữ giữ vai trò của một danh từ. ◇ Tây sương kí 西: "Lão đích tiểu đích, thôn đích tiếu đích, một điên một đảo, thắng tự náo nguyên tiêu" , , , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Kẻ già người trẻ, kẻ quê người thanh, đông đúc hỗn tạp, náo nhiệt hơn cả đêm rằm tháng giêng. ◇ Lão Xá : "Nhất vị chưởng quỹ đích, án chiếu lão quy củ, nguyệt gian tịnh một hữu hảo đa đích báo thù" , , (Tứ thế đồng đường , Nhị thất ) Một người làm chủ tiệm, theo lệ cũ, mỗi tháng không nhận được thù lao cao cho lắm.
14. (Trợ) Đặt sau một đại từ và trước một danh từ: chỉ tư cách, chức vụ của nhân vật tương ứng với đại từ đó. ◎ Như: "kim thiên khai hội thị nhĩ đích chủ tịch" cuộc họp hôm nay, anh làm chủ tịch.
15. (Trợ) Đặt sau danh từ hoặc đại từ vốn là đối tượng của một hành động. ◎ Như: "biệt khai tiểu Lí đích ngoạn tiếu" đừng có đùa cợt bé Lí. ◎ Như: "trảo nhĩ đích ma phiền" làm phiền anh.
16. (Trợ) Đặt giữa động từ và tân ngữ trong câu, để nhấn mạnh động tác trong phần này về chủ ngữ, tân ngữ, thời gian, nơi chốn, phương thức, v.v. ◎ Như: "lão Triệu phát đích ngôn, ngã một phát ngôn" , lão Triệu nói đó thôi, tôi không có nói.
17. (Trợ) Dùng sau một nhóm chữ ở đầu câu, để nhấn mạnh nguyên nhân, điều kiện, tình huống, v.v. (trong phần câu theo sau ). ◎ Như: "tẩu a tẩu đích, thiên sắc khả tựu hắc liễu hạ lai lạp " , đi mau đi thôi, trời sắp tối rồi.
18. (Trợ) Dùng sau một loạt liệt kê, biểu thị: còn nữa, vân vân. ◎ Như: "lão hương môn thế trà đảo thủy đích, nhiệt tình cực liễu" , bà con lối xóm pha trà, rót nước, ..., sốt sắng vô cùng.
19. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định hoặc tăng cường ngữ khí. ◇ Tây sương kí 西: "Thử tự thị Tắc Thiên hoàng hậu cái tạo đích, hậu lai băng tổn, hựu thị Thôi tướng quốc trùng tu đích" , , (Đệ nhất bổn ) Chùa này là do hoàng hậu Võ Tắc Thiên tạo dựng lên đấy, về sau hư hại, lại là Thôi tướng quốc trùng tu đấy.
20. (Trợ) Dùng giữa hai số từ: biểu thị cộng vào hoặc nhân lên với nhau. ◎ Như: "lục bình phương mễ đích tam mễ, hợp thập bát lập phương mễ" , sáu mét vuông nhân với ba mét, thành mười tám mét khối.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy rõ, lộ ra ngoài, như tiểu nhân chi đạo, đích nhiên nhi nhật vong (Lễ Kí ) đạo kẻ tiểu nhân bề ngoài rõ vậy mà ngày mất dần đi.
② Ðích thực, đích xác.
③ Cái đích để tập bắn, bắn phải có đích để ngắm, người phải có chí hướng về một cái gì rồi mới có đường mà tiến, nên gọi cái chỗ chí mình muốn tới là mục đích .
④ Ðấy, dùng làm trợ từ, như hảo đích tốt đấy (dùng làm trợ từ đọc là chữ để).

Từ ghép 1

ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng ( đáng lẽ ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.

Từ ghép 10

ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh : » Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao « — Một âm là Ưng. Xem Ưng.

Từ ghép 40

hoàn, toàn
hái ㄏㄞˊ, huán ㄏㄨㄢˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trở về
2. trả lại
3. vẫn còn, vẫn chưa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, về. § Đã đi rồi trở lại gọi là "hoàn". ◎ Như: "hoàn gia" trở về nhà. ◇ Vương An Thạch : "Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn" (Bạc thuyền Qua Châu ) Bao giờ trăng sáng soi ta về? Đào Trinh Nhất dịch thơ: Đường về nào biết bao giờ trăng soi.
2. (Động) Khôi phục, hồi phục, làm trở lại như trước. ◎ Như: "hoàn tục" quay về đời tục, "hoàn tha bổn lai diện mục" lấy lại bản lai diện mục của nó.
3. (Động) Đáp lại, đối lại. ◎ Như: "hoàn lễ" đáp lễ, "dĩ nha hoàn nha, dĩ nhãn hoàn nhãn" , lấy răng đối răng, lấy mắt trả mắt.
4. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hoàn trái" trả nợ.
5. (Động) Đến nay, trở đi (nói về thời gian). ◇ Lí Hoa : "Tần Hán nhi hoàn, đa sự tứ di" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Từ Tần, Hán trở đi, gây sự với tứ di.
6. (Động) Vây quanh. § Thông "hoàn" . ◇ Hán Thư : "Hoàn lư thụ tang, thái như hữu huề" , (Thực hóa chí thượng ) Bao quanh nhà trồng dâu, rau rễ có luống.
7. (Danh) Họ "Hoàn".
8. (Phó) Vẫn, vẫn còn. ◇ Sầm Tham : "Đình thụ bất tri nhân khứ tận, Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa" , (San phòng xuân sự ) Cây sân chẳng biết người đi hết, Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
9. (Phó) Càng, còn hơn. ◎ Như: "kim thiên tỉ tạc thiên hoàn nhiệt" hôm nay còn nóng hơn hôm qua.
10. (Phó) Lại (lần nữa). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Đãi đáo trùng dương nhật, Hoàn lai tựu cúc hoa" , (Quá cố nhân trang ) Đợi tới ngày trùng dương, Lại về gần bên hoa cúc.
11. (Phó) Nhưng mà, lại còn. ◇ Tây du kí 西: "Kiều hạ hà lí tuy kết mãn liễu băng, hoàn hữu thủy thanh tòng na băng hạ sàn sàn đích lưu" 滿, (Đệ bát hồi) Sông dưới cầu tuy đóng băng hết cả, nhưng lại có tiếng nước dưới băng đá chảy rì rào.
12. (Phó) Nên, hãy. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ hoàn tiên tẩu, đái ngã môn tiến khứ, tiến khứ" , , (Đệ nhất hồi) Ngươi hãy đi trước, dẫn chúng tôi đi tới, đi tới.
13. (Phó) Đã, đã từng. ◇ Đổng tây sương 西: "Ngã nhãn ba ba đích phán kim tiêu, hoàn nhị canh tả hữu bất lai đáo" , (Quyển ngũ) Đêm nay mắt ta đăm đăm ngóng đợi, đã canh hai mà không ai đến cả.
14. (Liên) Hay, hay là. ◎ Như: "nhĩ yêu cật phạn, hoàn thị yếu cật miến" , anh muốn ăn cơm hay là ăn mì. ◇ Lỗ Tấn : "Bất tri đạo thị giải khuyến, thị tụng dương, hoàn thị phiến động" , , (A Q chánh truyện Q) Không rõ là có ý hòa giải, khen ngợi hay là xúi giục.
15. (Liên) Lại, cũng. ◎ Như: "bán tu hoàn bán hỉ" nửa thẹn lại nửa mừng.
16. Một âm là "toàn". (Động) Xoay quanh. § Thông "toàn" .
17. (Phó) Nhanh nhẹn, nhanh chóng. ◇ Đỗ Phủ : "Tín túc ngư nhân toàn phiếm phiếm" 宿 (Thu hứng ) Đêm đêm người đánh cá bơi thuyền nhanh nhẹn. ◇ Sử Kí : "Hán vương nguyên niên, toàn định Tam Tần" , (Kinh Yên thế gia ) Hán Vương nguyên niên, nhanh chóng bình định Tam Tần.
18. § Xem "hoàn thị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn. Như hoàn gia trở về nhà.
② Trả. Như hoàn trái trả nợ.
③ Đoái.
④ Một âm là toàn. Quanh, cùng nghĩa chữ toàn .
⑤ Nhanh nhẹn.
⑥ Chóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vẫn, còn, vẫn còn: Anh vẫn như vậy; Việc này còn chưa làm xong; Tôi dạo này trong người vẫn khỏe; Cây sân chẳng biết người đi hết, xuân tới hoa xưa vẫn nở đều (Sầm Tham: Sơn phòng xuân sự). 【】hoàn thị [háishi] a. Còn, vẫn còn, vẫn (như nghĩa ①); b. Nên: Trông anh ấy nóng nảy như vậy, anh nên khuyên anh ấy; c. Hay, hay là: Đi thăm bạn hay đi xem phim, trong chốc lát anh ấy không quyết định được; 【】 hoàn toán [háisuàn] Vẫn (như nghĩa ①);
② Còn hơn, càng: Hôm nay còn nóng hơn hôm qua;
③ Lại, hãy còn: ? Anh còn vác không nổi, huống chi tôi?; Khách sạn không lớn nhưng thu dọn khá sạch sẽ. Cg. [háiyào]. Xem [huán].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về: Về nhà; Về quê;
② Trả lại, đáp lại: Trả lại tiền; Trả sách; Bắn trả lại;
③ [Huán] (Họ) Hoàn. Xem [hái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại. Quay lại — Trả lại — Vây quanh — Một âm là Toàn. Xem Toàn.

Từ ghép 23

toàn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, về. § Đã đi rồi trở lại gọi là "hoàn". ◎ Như: "hoàn gia" trở về nhà. ◇ Vương An Thạch : "Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn" (Bạc thuyền Qua Châu ) Bao giờ trăng sáng soi ta về? Đào Trinh Nhất dịch thơ: Đường về nào biết bao giờ trăng soi.
2. (Động) Khôi phục, hồi phục, làm trở lại như trước. ◎ Như: "hoàn tục" quay về đời tục, "hoàn tha bổn lai diện mục" lấy lại bản lai diện mục của nó.
3. (Động) Đáp lại, đối lại. ◎ Như: "hoàn lễ" đáp lễ, "dĩ nha hoàn nha, dĩ nhãn hoàn nhãn" , lấy răng đối răng, lấy mắt trả mắt.
4. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hoàn trái" trả nợ.
5. (Động) Đến nay, trở đi (nói về thời gian). ◇ Lí Hoa : "Tần Hán nhi hoàn, đa sự tứ di" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Từ Tần, Hán trở đi, gây sự với tứ di.
6. (Động) Vây quanh. § Thông "hoàn" . ◇ Hán Thư : "Hoàn lư thụ tang, thái như hữu huề" , (Thực hóa chí thượng ) Bao quanh nhà trồng dâu, rau rễ có luống.
7. (Danh) Họ "Hoàn".
8. (Phó) Vẫn, vẫn còn. ◇ Sầm Tham : "Đình thụ bất tri nhân khứ tận, Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa" , (San phòng xuân sự ) Cây sân chẳng biết người đi hết, Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
9. (Phó) Càng, còn hơn. ◎ Như: "kim thiên tỉ tạc thiên hoàn nhiệt" hôm nay còn nóng hơn hôm qua.
10. (Phó) Lại (lần nữa). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Đãi đáo trùng dương nhật, Hoàn lai tựu cúc hoa" , (Quá cố nhân trang ) Đợi tới ngày trùng dương, Lại về gần bên hoa cúc.
11. (Phó) Nhưng mà, lại còn. ◇ Tây du kí 西: "Kiều hạ hà lí tuy kết mãn liễu băng, hoàn hữu thủy thanh tòng na băng hạ sàn sàn đích lưu" 滿, (Đệ bát hồi) Sông dưới cầu tuy đóng băng hết cả, nhưng lại có tiếng nước dưới băng đá chảy rì rào.
12. (Phó) Nên, hãy. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ hoàn tiên tẩu, đái ngã môn tiến khứ, tiến khứ" , , (Đệ nhất hồi) Ngươi hãy đi trước, dẫn chúng tôi đi tới, đi tới.
13. (Phó) Đã, đã từng. ◇ Đổng tây sương 西: "Ngã nhãn ba ba đích phán kim tiêu, hoàn nhị canh tả hữu bất lai đáo" , (Quyển ngũ) Đêm nay mắt ta đăm đăm ngóng đợi, đã canh hai mà không ai đến cả.
14. (Liên) Hay, hay là. ◎ Như: "nhĩ yêu cật phạn, hoàn thị yếu cật miến" , anh muốn ăn cơm hay là ăn mì. ◇ Lỗ Tấn : "Bất tri đạo thị giải khuyến, thị tụng dương, hoàn thị phiến động" , , (A Q chánh truyện Q) Không rõ là có ý hòa giải, khen ngợi hay là xúi giục.
15. (Liên) Lại, cũng. ◎ Như: "bán tu hoàn bán hỉ" nửa thẹn lại nửa mừng.
16. Một âm là "toàn". (Động) Xoay quanh. § Thông "toàn" .
17. (Phó) Nhanh nhẹn, nhanh chóng. ◇ Đỗ Phủ : "Tín túc ngư nhân toàn phiếm phiếm" 宿 (Thu hứng ) Đêm đêm người đánh cá bơi thuyền nhanh nhẹn. ◇ Sử Kí : "Hán vương nguyên niên, toàn định Tam Tần" , (Kinh Yên thế gia ) Hán Vương nguyên niên, nhanh chóng bình định Tam Tần.
18. § Xem "hoàn thị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trở lại, về. Đã đi rồi trở lại gọi là hoàn. Như hoàn gia trở về nhà.
② Trả. Như hoàn trái trả nợ.
③ Đoái.
④ Một âm là toàn. Quanh, cùng nghĩa chữ toàn .
⑤ Nhanh nhẹn.
⑥ Chóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xoay quanh (dùng như , bộ );
② Nhanh nhẹn, nhanh chóng, chóng, liền, lập tức: Vua Hán nhanh chóng bình định Tam Tần (Hán thư: Ngụy Báo truyện); Đến khi có người dời (cái càng xe) đi, thì (Ngô Khởi) liền ban thưởng cho anh ta như đã hứa lúc đầu (Hàn Phi tử: Nội trữ thuyết thượng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay chuyển — Xoáy tròn — Mau lẹ — Như chữ Toàn — Một âm là Hoàn. Xem Hoàn.
giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng giữa
2. vẩy (cá)
3. bậm bực, bứt rứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cách, ngăn cách.
2. (Động) Ở vào khoảng giữa hai bên. ◎ Như: "giá tọa san giới ư lưỡng huyện chi gian" trái núi đó ở vào giữa hai huyện.
3. (Động) Làm trung gian. ◎ Như: "giới thiệu" .
4. (Động) Chia cách, li gián.
5. (Động) Giúp đỡ, tương trợ. ◇ Thi Kinh : "Vi thử xuân tửu, Dĩ giới mi thọ" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Làm rượu xuân này, Để giúp cho tuổi thọ.
6. (Động) Bận tâm, lưu ý, lo nghĩ tới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan thất lộ chi binh, như thất đôi hủ thảo, hà túc giới ý?" , , (Đệ thập thất hồi) Ta coi bảy đạo quân đó, như bảy đống cỏ mục, có đáng gì mà phải lo lắng như vậy?
7. (Động) Nương dựa, nhờ vào. ◇ Tả truyện : "Giới nhân chi sủng, phi dũng dã" , (Văn công lục niên ) Dựa vào lòng yêu của người khác, không phải là bậc dũng.
8. (Động) Làm động tác. § Dùng cho vai kịch hoặc hí khúc thời xưa. ◎ Như: "tiếu giới" làm động tác cười.
9. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "cảnh giới" ngay thẳng. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tuy cố bần, nhiên tính giới, cự xuất thụ chi" , (Vương Thành ) Vương tuy nghèo, nhưng tính ngay thẳng, liền lấy ra (cái trâm) đưa cho bà lão.
10. (Tính) Như thế, cái đó. ◎ Như: "sát hữu giới sự" .
11. (Tính) Cứng, chắc, vững. ◇ Dịch Kinh : "Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát" , , (Dự quái ) (Chí) vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền tốt.
12. (Danh) Mốc, ranh, mức, biên tế.
13. (Danh) Giới hạn. § Thông "giới" . ◎ Như: "giang giới" ven sông, "nhân các hữu giới" mỗi người có phần hạn của mình.
14. (Danh) Áo giáp, vỏ cứng. ◎ Như: "giới trụ" áo giáp mũ trụ.
15. (Danh) Chỉ sự vật nhỏ bé. § Thông "giới" . ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một tơ hào cũng không lấy.
16. (Danh) Động vật có vảy sống dưới nước. ◎ Như: "giới thuộc" loài ở nước có vảy. ◇ Hoài Nam Tử : "Giới lân giả, hạ thực nhi đông trập" , (Trụy hình huấn ) Loài động vật có vảy, mùa hè ăn mà mùa đông ngủ vùi.
17. (Danh) Chỉ người trung gian nghênh tiếp giữa chủ và khách (thời xưa).
18. (Danh) Người đưa tin hoặc truyền đạt tin tức.
19. (Danh) Hành vi hoặc tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Liễu Hạ Huệ bất dĩ tam công dị kì giới" (Tận tâm thượng ) Ông Liễu Hạ Huệ dù dự hàng tam công cũng chẳng thay đổi tiết tháo của mình.
20. (Danh) Người một chân. ◇ Trang Tử : "Công Văn Hiên kiến hữu sư nhi kinh viết: Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã?" : ? ? (Dưỡng sanh chủ ) Công Văn Hiên thấy quan Hữu Sư liền giật mình nói: Ấy người nào vậy? Làm sao lại một chân vậy?
21. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ người hoặc đồng tiền. § Tương đương với "cá" . ◎ Như: "nhất giới thư sanh" một người học trò.
22. (Danh) Họ "Giới".

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, ở vào khoảng giữa hai cái gọi là giới. Ngày xưa giao tiếp với nhau, chủ có người thấn mà khách có người giới để giúp lễ và đem lời người bên này nói với người bên kia biết. Như một người ở giữa nói cho người thứ nhất và người thứ ba biết nhau mà làm quen nhau gọi là giới thiệu hay môi giới v.v.
② Giúp, như dĩ giới mi thọ lấy giúp vui tiệc thọ.
③ Áo, như giới trụ áo dày mũ trụ.
④ Có nghĩa là vẩy, như giới thuộc loài ở nước có vẩy.
⑤ Lời tôn quý, như nói em người ta thì tôn là quý giới đệ em tôn quý của ngài.
⑥ Ven bờ, như giang giới ven sông.
⑦ Một người, như nhất giới chi sĩ một kẻ học trò.
⑧ Nhỏ, cùng nghĩa như chữ giới (hạt cải) như tiêm giới nhỏ nhặt, giới ý hơi để ý.
⑨ Bậm bực, như giới giới lòng bậm bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương giới, giới tuyến: Không phân giới tuyến bên này bên kia (Thi Kinh);
② Người môi giới, người chuyển lời , Khi chư hầu gặp nhau, quan khanh làm người chuyển lời (Tuân tử);
③ Người giúp việc, phụ tá, trợ thủ: Ngũ Cử làm trợ thủ (Tả truyện);
④ Bên, ven, Bi thương phong khí còn lưu lại bên sông (Khuất Nguyên: Cửu chương);
⑤ Loài có mai (vảy cứng): Tinh anh của loài có mai là con rùa (Đại đới Lễ kí);
⑥ Nằm ở giữa: Quả núi này nằm ở vùng giáp giới hai tỉnh; 使 Khiến ở giữa chỗ hai nước lớn (Tả truyện);
⑦ Cách: Phía sau cách với sông lớn (Hán thư);
⑧ Trợ giúp: Để giúp trường thọ (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑨ Một mình: Cô đơn không hợp quần mà đứng riêng một mình (Trương Hoành: Tư huyền phú);
⑩ Lớn, to lớn: Báo đáp bằng phúc lớn (Thi Kinh); Nhỏ (dùng như ): Không có một họa nhỏ nào (Chiến quốc sách);
⑫ Ngay thẳng: Liễu Hạ Huệ không vì Tam công mà thay đổi tính ngay thẳng của mình (Mạnh tử);
⑬ Một người (lượng từ, hợp thành ): Một kẻ học trò; Nếu có một bề tôi (Thượng thư: Tần thệ);
⑭ Nhờ vào, dựa vào: , Dựa vào sự yêu chuộng của người ta thì không phải là cách làm của người có dũng khí (Tả truyện: Văn công lục niên);
⑮ [Jiè] (Họ) Giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ranh đất. Bờ cõi — To lớn — Tốt đẹp — Riêng biệt ta. Chẳng hạn Giới đặc ( riêng ra, vượt lên trên ) — Cái áo giáp. Chẳng hạn Giới trụ ( áo và mũ che tên đạn, cũng như Giáp trụ ) — Hạng thứ, hạng dưới — Đứng giữa liên lạc hai bên.

Từ ghép 18

cơ, ki, ky, kì, kỳ
jī ㄐㄧ, qī ㄑㄧ, qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một năm: Áo tang một năm (dành cho ông bà, chú bác, anh em, vợ con và con dâu trưởng); Sau một năm (Chiến quốc sách). Xem [qi].

ki

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước hẹn, hẹn. ◎ Như: "bất kì nhi ngộ" không hẹn mà gặp.
2. (Động) Trông chờ, mong mỏi. ◎ Như: "kì vọng" mong mỏi, trông chờ.
3. (Danh) Hạn độ. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên trường địa cửu hữu thì tận, Thử hận miên miên vô tuyệt kì" , 綿綿 (Trường hận ca ) Trời đất lâu dài còn có lúc hết, Nhưng mối hận này triền miên không có lúc nào nguôi.
4. (Danh) Một khoảng thời gian. ◎ Như: "giá kì" thời gian nghỉ, "học kì" thời gian học.
5. (Lượng) Đơn vị đếm từng khoảng thời gian. ◎ Như: "huấn luyện kế hoạch nhất niên phân vi tứ kì" kế hoạch huấn luyện một năm chia làm bốn kì, "tạp chí mỗi nguyệt xuất nhất kì" tạp chí mỗi tháng ra một kì (số báo).
6. (Danh) "Kì di" người sống một trăm tuổi.
7. Một âm là "ki". (Danh) Một năm. § Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là "ki phục" .
8. (Danh) Tang phục. § Nói tắt của "ki phục" .
9. (Trợ) ◎ Như: "thật duy hà ki" thực ở vào đâu?

Từ ghép 1

ky

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Kì hẹn, như khiên kì sai hẹn.
② Ắt thế, mong mỏi, như kì vọng mong hẹn cho phải thành.
③ Kì di trăm tuổi.
④ Một âm là ki. Một năm.
⑤ Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là ki phục .
⑥ Dùng làm tiếng trợ từ, như thật duy hà ki thực ở vào đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một năm: Áo tang một năm (dành cho ông bà, chú bác, anh em, vợ con và con dâu trưởng); Sau một năm (Chiến quốc sách). Xem [qi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tròn một năm. Giáp năm — Quần áo tang dùng vào việc để tang một năm. Cũng gọi là Ki phục — Một âm là Kì.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước hẹn, hẹn. ◎ Như: "bất kì nhi ngộ" không hẹn mà gặp.
2. (Động) Trông chờ, mong mỏi. ◎ Như: "kì vọng" mong mỏi, trông chờ.
3. (Danh) Hạn độ. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên trường địa cửu hữu thì tận, Thử hận miên miên vô tuyệt kì" , 綿綿 (Trường hận ca ) Trời đất lâu dài còn có lúc hết, Nhưng mối hận này triền miên không có lúc nào nguôi.
4. (Danh) Một khoảng thời gian. ◎ Như: "giá kì" thời gian nghỉ, "học kì" thời gian học.
5. (Lượng) Đơn vị đếm từng khoảng thời gian. ◎ Như: "huấn luyện kế hoạch nhất niên phân vi tứ kì" kế hoạch huấn luyện một năm chia làm bốn kì, "tạp chí mỗi nguyệt xuất nhất kì" tạp chí mỗi tháng ra một kì (số báo).
6. (Danh) "Kì di" người sống một trăm tuổi.
7. Một âm là "ki". (Danh) Một năm. § Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là "ki phục" .
8. (Danh) Tang phục. § Nói tắt của "ki phục" .
9. (Trợ) ◎ Như: "thật duy hà ki" thực ở vào đâu?

Từ ghép 37

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thời kỳ, lúc
2. hẹn

Từ điển Thiều Chửu

① Kì hẹn, như khiên kì sai hẹn.
② Ắt thế, mong mỏi, như kì vọng mong hẹn cho phải thành.
③ Kì di trăm tuổi.
④ Một âm là ki. Một năm.
⑤ Ông bà chú bác anh em vợ con và con dâu trưởng chết phải để tang một năm gọi là ki phục .
⑥ Dùng làm tiếng trợ từ, như thật duy hà ki thực ở vào đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kì hạn: Hoàn thành nhiệm vụ đúng kì hạn;
② Thời kì, thời gian, kì: Thời gian nghỉ phép; Kì học;
③ Kì, số: Tạp chí mỗi tháng ra một số;
④ Mong đợi, mong mỏi, kì vọng. 【】kì đãi [qidài] Mong đợi, chờ đợi: Chúng tôi mong đợi mãi ngày đó;
⑤ Hẹn: Không hẹn mà gặp;
⑥ 【】kì di [qiyí] (văn) Người già một trăm tuổi;
⑦ (văn) Sao cho, cốt phải, nhất định phải: Phụng sự thiên tử cốt sao cho không thất lễ (Sử kí: Nam Việt liệt truyện). Xem [ji].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúc — Thời hạn, tức lúc định trước — Hò hẹn — Thời gian một trăm năm — Một âm là Ki.

Từ ghép 32

thì, thời
shí ㄕˊ

thì

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ ghép 22

thời

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc
2. thời gian

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ thời gian nói chung;
② Thời kì, thời gian dài: Thời Đường; Thời cổ; Hiện nay, hiện thời; Giờ Tí (11 giờ tối đến 1 giờ đêm); Giờ Sửu (1 đến 3 giờ đêm);
③ Giờ, tiếng: Một giờ, một tiếng đồng hồ; Đi làm đúng giờ;
④ Lúc, thời, thường: Ngày thường, lúc thường; Thịnh vượng nhất thời; Lúc kia là một thời, bây giờ là một thời; Thường thường như thế; Lúc nào cũng cần; Thường xuyên trông nom.【】thời thường [shícháng] Thường xuyên;【】thời nhi [shí'ér] Lúc thì, đôi khi, đôi lúc, lắm lúc: Lúc thì tạnh lúc thì mưa; 【】 thời thời [shíshí] Luôn luôn, thường: Luôn luôn nghĩ đến; Thường viết sách, người ta lại lấy đi, rồi cũng không còn cuốn nào (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ Chỉ hiện thời hay lúc đó: Thời sự;
⑥ Có khi, có lúc, đôi khi, thỉnh thoảng: Anh ấy có khi đến có khi không đến; Hoắc Quang thỉnh thoảng nghỉ ra khỏi cung, thượng quan Kiệt liền vào cung thay Quang giải quyết công việc (Hán thư: Hoắc Quang truyện);
⑦ Hợp thời trang: Kiểu tóc của cô ta rất hợp thời trang;
⑧ Thích hợp, thích đáng;
⑨ Đúng lúc, đúng thời, hợp thời: Không xây (tường) đúng lúc, kẻ ngoài quả nhiên vào trộm (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); Khi Tuyên Vương đến Liêu Đông, gặp trời mưa dầm, nên không thể tấn công đúng lúc (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Mùa: Bốn mùa;
⑪ (văn) Cơ hội, thời cơ, thời vận: Nhân cơ hội mà nổi lên;
⑫ Thói tục của một thời, thời tục: Không câu nệ thời tục (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑬ (văn) Thời sự;
⑭ (văn) Thời gian, năm tháng: Năm tháng không ở lại lâu (Lã thị Xuân thu);
⑮ (văn) Đó, ấy (dùng như , có thể chỉ người, vật hoặc nơi chốn): 滿 Đầy thì bị bớt đi, kém thì được tăng thêm, đó là đạo trời (Thượng thư); ? Mặt trời này bao giờ hủy diệt? (Thượng thư); Cười cười nói nói ở chỗ này (Thi Kinh);
⑯ (văn) Lúc ấy, khi ấy: Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa (Tư trị thông giám);
⑰ [Shí] (Họ) Thời.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 18

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

nhẫm, nẫm
rěn ㄖㄣˇ

nhẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa chín, được mùa
2. năm
3. tội ác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chín (lúa, hoa màu). ◎ Như: "phong nhẫm" được mùa.
2. (Danh) Thu hoạch, mùa (gặt hái). ◇ Nam sử : "Ngô Hưng tần tuế thất nhẫm, kim tư vưu cận" , (Cố Nghĩ Chi truyện ) Huyện Ngô Hưng nhiều năm mất mùa, nay càng thêm đói kém.
3. (Danh) Năm. § Lúa một năm chín một mùa cho nên gọi "nhẫm" là năm. ◇ Tả truyện : "Sở vị bất cập ngũ nhẫm giả" (Tương Công nhị thập thất niên ) Lời nói đó không tới năm năm.
4. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "vị nhẫm" chưa biết.
5. (Động) Quen, quen thuộc. ◎ Như: "tố nhẫm" vốn đã quen biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhật tiệm nhẫm, thân ái như kỉ xuất" , (Niếp Tiểu Thiến ) Ngày dần dần quen, thương yêu như con đẻ.
6. (Động) Tích chứa lâu. ◎ Như: "nhẫm ác" tội ác đã thâm. § Ta quen đọc là "nẫm". ◇ Nguyễn Trãi : "Tích hung nẫm ác dĩ đa niên" (Hạ tiệp ) Chứa hung dồn ác đã nhiều năm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa chín, được mùa.
② Năm, lúa một năm chín một mùa cho nên gọi nhẫm là năm.
③ Tích lâu, như nhẫm ác tội ác đã thâm. Ta quen đọc là chữ nẫm.
④ Hiểu ra, thuộc cả. Vị nhẫm chưa hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lúa chín, được mùa: Lúa chín đầy đồng;
② Năm: Không đầy 5 năm;
③ Hiểu rõ, quen thuộc (người nào): Quen biết, quen thuộc; Vốn đã quen thuộc (với ai) từ lâu;
④ (văn) Tích chứa: Tội ác chồng chất đã lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín — Chỉ một năm — Lâu ngày.

nẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa chín, được mùa
2. năm
3. tội ác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chín (lúa, hoa màu). ◎ Như: "phong nhẫm" được mùa.
2. (Danh) Thu hoạch, mùa (gặt hái). ◇ Nam sử : "Ngô Hưng tần tuế thất nhẫm, kim tư vưu cận" , (Cố Nghĩ Chi truyện ) Huyện Ngô Hưng nhiều năm mất mùa, nay càng thêm đói kém.
3. (Danh) Năm. § Lúa một năm chín một mùa cho nên gọi "nhẫm" là năm. ◇ Tả truyện : "Sở vị bất cập ngũ nhẫm giả" (Tương Công nhị thập thất niên ) Lời nói đó không tới năm năm.
4. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "vị nhẫm" chưa biết.
5. (Động) Quen, quen thuộc. ◎ Như: "tố nhẫm" vốn đã quen biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhật tiệm nhẫm, thân ái như kỉ xuất" , (Niếp Tiểu Thiến ) Ngày dần dần quen, thương yêu như con đẻ.
6. (Động) Tích chứa lâu. ◎ Như: "nhẫm ác" tội ác đã thâm. § Ta quen đọc là "nẫm". ◇ Nguyễn Trãi : "Tích hung nẫm ác dĩ đa niên" (Hạ tiệp ) Chứa hung dồn ác đã nhiều năm rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa chín, được mùa.
② Năm, lúa một năm chín một mùa cho nên gọi nhẫm là năm.
③ Tích lâu, như nhẫm ác tội ác đã thâm. Ta quen đọc là chữ nẫm.
④ Hiểu ra, thuộc cả. Vị nhẫm chưa hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lúa chín, được mùa: Lúa chín đầy đồng;
② Năm: Không đầy 5 năm;
③ Hiểu rõ, quen thuộc (người nào): Quen biết, quen thuộc; Vốn đã quen thuộc (với ai) từ lâu;
④ (văn) Tích chứa: Tội ác chồng chất đã lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín — Chỉ một năm — Cũng đọc Nhẫm.

Từ ghép 2

phiên, phiến, phản
fān ㄈㄢ, fǎn ㄈㄢˇ, fàn ㄈㄢˋ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lật lại: Lật lại vụ án;
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem (2) nghĩa ⑥ (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại. Xét lại — Một âm là Phản. Xem Phản.

phiến

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mua bán (dùng như , bộ ): Tích trữ hàng bán mà trở thành thương nhân (Tuân tử: Nho hiệu).

phản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyển biến, lật lại, lật qua: Chuyển bại thành thắng; Dễ như lật bàn tay; Trở tay;
② Đảo ngược: Mũ đội ngược rồi; Để ngược rồi;
③ Trái lại: Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: Phản kích, đánh trả; Phản công; Ăn năn, hối lỗi. 【】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: Nghĩ đi nghĩ lại; Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. ;
⑤ Bội phản: Phản bội; Làm phản; Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: Tự xét lại mình;
⑨ 【】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại — Trở về, quay về — Tự xét mình. Td: Phản tỉnh — Làm ngược lại. Td: Phản bội — Mặt trái, bề trái — Một âm là Phiên. Xem Phiên.

Từ ghép 58

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.