nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.
tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tranh .

Từ ghép 1

tránh

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Thức ăn bày xếp thành chồng, đặt ở bàn tiệc mà không ăn. ◇ Quách Ứng Tường : "Khách lai thảo thảo bạn bôi bàn, đậu đính tạp sơ quả" , (Kim tuế độ nguyên tiêu từ ) Khách đến bày biện sơ sài mâm chén, thức ăn rau quả các thứ.
2. Tích tụ, gom góp, chắp vá. ◇ Khổng Thượng Nhậm : "Từ trung sở dụng điển cố, tín thủ niêm lai, bất lộ đậu đính đôi thế chi ngân" , , (Đào hoa phiến , Phàm lệ ) Sự dùng điển cố trong văn từ, khéo léo tự nhiên, không để lộ ra dấu vết của những gom góp chắp vá.

Từ điển trích dẫn

1. Nghèo khó không có ai nương tựa, thân thế hàn vi. ◇ Tấn Thư : "Thần thiếu trường cô hàn, thủy nguyện hữu hạn" , (Đào Khản truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẻ loi nghèo khổ, không ai giúp đỡ.
tăng, tằng
céng ㄘㄥˊ, Zēng ㄗㄥ

tăng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thêm (dùng như , bộ );
② (Họ) Tăng. Xem [céng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tăng — Họ người — Một âm là Tằng. Xem Tằng.

Từ ghép 1

tằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đã, từng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Từng, như vị tằng chưa từng.
② Bèn, như tằng thị dĩ vi hiếu hồ bèn lấy thế làm hiếu ư!
③ Chồng chập (gấp lên) như bố sinh ra ông mình gọi là tằng tổ con của cháu mình gọi là tằng tôn , v.v.
④ Cùng nghĩa với chữ tằng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từng, đã, có lần: Chưa từng; Mạnh Thường Quân từng đãi khách ăn cơm tối (Sử kí). 【】tằng kinh [céngjing] Từng, đã từng: Cuốn sách ấy mấy năm trước tôi đã từng đọc, nội dung vẫn còn nhớ; Tôi đã từng ở Đà Lạt ba năm; Người xưa không trông thấy mặt trăng của ngày hôm nay, nhưng trăng hôm nay thì đã từng soi lên người xưa (Lí Bạch);
② (văn) Lại, chẳng dè lại, nhưng lại (biểu thị một tình huống vượt ngoài dự liệu): Tôi tưởng ông hỏi về những người khác, (chẳng dè) lại hỏi về anh Do và anh Cầu (Luận ngữ: Tiên tiến);
③ (văn) Thật, thật là: Lòng nhà ngươi cố chấp, đến nỗi chẳng hiểu được sự lí, thật chẳng bằng đàn bà góa và trẻ nít (Liệt tử: Thang vấn);
④ (văn) Trước nay (đều như thế): 退 Uống say rồi thì về, trước nay đều không có ý lưu luyến gì cả (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
⑤ (văn) Còn, mà còn: ? Với sức của ông, còn không sau bằng nồi cái gò Khôi Phụ, thì làm thế nào dọn được núi Thái Hàng và Vương Ốc? (Liệt tử: Thang vấn);
⑥ Cố (nội): Ông cố nội;
⑦ Chắt: Chắt ngoại;
⑧ (văn) Tầng (dùng như , bộ ). Xem [zeng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đã từng. Đã có lần trải qua — Liên hệ gia tộc cách bốn đời — Một âm là Tăng. Xem Tăng.

Từ ghép 4

đông tây

phồn thể

Từ điển phổ thông

một cái gì đó

Từ điển trích dẫn

1. Phương đông và phương tây.
2. Từ đông tới tây. ◇ Khang Hữu Vi : "Cử toàn địa kinh vĩ phân vi bách độ, xích đạo chi bắc ngũ thập độ, xích đạo chi nam ngũ thập độ, đông tây bách độ, cộng nhất vạn độ" , , , 西, (Đại đồng thư , Tân bộ đệ nhất chương ). § Ghi chú: 100x100 = 10.000.
3. Gần bên, bên cạnh. ◇ Âu Dương Tu : "Niệm hoa ý hậu hà dĩ báo? Duy hữu túy đảo hoa đông tây" ? 西 (Tứ nguyệt cửu nhật u cốc kiến phi đào thịnh khai ).
4. Bốn phương. ◇ Đỗ Phủ : "Ngã lí bách dư gia, Thế loạn các đông tây" , 西 (Vô gia biệt ) Làng tôi có hơn trăm nhà, Gặp thời loạn, mỗi người đều phân tán khắp bốn phương trời.
5. Phẩm vật làm ra ở bốn phương, nói gọn lại thành "đông tây". Ngày xưa cũng chỉ sản nghiệp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Các sắc đông tây khả dụng đích chỉ hữu nhất bán, tương na nhất bán hựu khai liễu đan tử, dữ Phụng Thư khứ chiếu dạng trí mãi" 西, , (Đệ tứ ngũ hồi) Các thứ dùng được chỉ có một nửa, còn thiếu một nửa, liền biên vào đơn đưa cho Phượng Thư theo thế mà mua.
6. Phiếm chỉ các thứ sự vật (cụ thể hoặc trừu tượng). ◇ Sa Đinh : "Cảm tình chân thị nhất chủng kì quái đích đông tây" 西 (Sấm quan , Nhất).
7. Đặc chỉ người hoặc động vật (hàm nghĩa có cảm tình yêu, ghét). ◎ Như: "tha dưỡng đích kỉ chích tiểu đông tây chân khả ái" 西.
huề
xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ, xié ㄒㄧㄝˊ

huề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xách
2. chống
3. dắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mang, đem theo. ◇ Tây du kí 西: "Ngã đẳng phụng Vương mẫu ý chỉ, đáo thử huề đào thiết yến" , (Đệ ngũ hồi) Chúng tôi vâng lệnh (Tây) Vương mẫu, đến đây mang đào về bày tiệc.
2. (Động) Dắt díu, dìu. ◎ Như: "phù lão huề ấu" dìu già dắt trẻ.
3. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Thứ nhật, phu nhân phân phó tân lai tì tử, tương trung đường đả tảo, Nguyệt Hương lĩnh mệnh, huề trửu nhi khứ" , , , , (Lưỡng huyện lệnh cạnh nghĩa hôn cô nữ ).
4. (Động) Nhấc lên. ◎ Như: "huề vật" nhấc đồ vật. ◇ Vương Duy : "Bạch y huề hồ thương, Quả lai di lão tẩu" , (Ngẫu nhiên tác ).
5. (Động) Lìa ra, rời bỏ, li tán, li gián. ◎ Như: "huề nhị" hai lòng, thay lòng đổi dạ. ◇ Tân Đường Thư : "Thử do bệ hạ căng dục phủ ninh, cố tử bất huề nhị dã" , (Ngụy Trưng truyện ) Đó là do bệ hạ thương lo nuôi nấng vỗ về, nên chết (cũng) không hai lòng.
6. (Động) Liền, liên tiếp.
7. (Động) Xa cách trần thế.
8. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mang, dắt.
② Dắt díu, như đề huề .
③ Lìa ra, rời bỏ.
④ Liền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mang theo, đem theo, dắt, dìu dắt: Mang theo vũ khí đầu hàng; Dìu già dắt trẻ;
② Dắt, cầm (tay): Dắt tay nhau đi dạo chơi;
③ (văn) Nhấc lên, nhắc lên, đưa lên: (Dễ) như lấy như nhấc đồ vật (Thi Kinh: Đại nhã, Bản);
④ (văn) Lìa ra, li gián, tách rời, phân li, rời bỏ: Chẳng bằng ngấm ngầm cho khôi phục Tào và Vệ, để li gián họ với Sở (Tả truyện: Hi công nhị thập bát niên); 【】huề nhị [xié'èr] (văn) Phản bội, li khai: Vì vậy đến chết vẫn không phản bội (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ); Các nước chư hầu thờ nước Tấn, chưa dám bội phản (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm lấy. Nắm lấy — Kéo đi, dắt đi — Liền nhau.

Từ ghép 2

nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.