xu, xúc
cǒu ㄘㄡˇ, cù ㄘㄨˋ, qū ㄑㄩ, qù ㄑㄩˋ

xu

phồn thể

Từ điển phổ thông

chạy mau, rảo bước, đi nhanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi nhanh. ◎ Như: "tiền xu" đi dẫn đường trước. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nữ tử bộ xu tương tòng" (Phong Tam nương ) Một thiếu nữ đi theo bén gót.
2. (Động) Hướng về.
3. (Động) Hùa theo, xu phụ.
4. (Động) Thuận theo, tuân theo.
5. (Động) Theo lễ xưa đi trên đường, khi qua mặt ai mà muốn tỏ lòng tôn kính, thì phải đi những bước ngắn và nhanh. ◇ Luận Ngữ : "Tử kiến tư thôi giả, miện y thường giả, dữ cổ giả, kiến chi, tuy thiếu, tất tác; quá chi, tất xu" , , , ; (Tử Hãn ) Khổng Tử thấy người mặc áo vải sô gai (có tang), người mặc lễ phục, cùng với người mù, thấy những người đó, dù nhỏ tuổi, ông cũng đứng dậy; đi qua mặt họ thì ông rảo bước (để tỏ lòng kính trọng).
6. (Động) Mong tìm. ◇ Quản Tử : "Vi thần giả bất trung nhi tà, dĩ xu tước lộc" , 祿 (Trụ hợp ) Làm bề tôi không trung thành và gian dối, để mong tìm tước lộc.
7. (Động) Đuổi theo, truy cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ư thị tương dữ xu chi, hành tam thập lí, cập nhi sát chi" , , (Tất kỉ ) Liền cùng nhau đuổi theo ông ấy, đi ba mươi dặm, bắt kịp mà giết đi.
8. Một âm là "xúc". § Thông "xúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đi rảo bước, đi dẫn đường trước gọi là tiền xu .
② Một âm là xúc. Cùng nghĩa với xúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rảo bước, đi nhanh: Lướt nhanh qua, rảo bước qua;
② Xu hướng, nghiêng về, hướng về: Chiều hướng của tình thế, xu thế chung;
③ Chuyển sang: Dần dần (chuyển sang) yên ổn; Khí trời ngày một lạnh;
④ (Rắn hoặc ngỗng) cắn, mổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy mau — Ngả về, thiên về — Thúc giục — Một âm là Xúc. Xem Xúc.

Từ ghép 16

xúc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi nhanh. ◎ Như: "tiền xu" đi dẫn đường trước. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nữ tử bộ xu tương tòng" (Phong Tam nương ) Một thiếu nữ đi theo bén gót.
2. (Động) Hướng về.
3. (Động) Hùa theo, xu phụ.
4. (Động) Thuận theo, tuân theo.
5. (Động) Theo lễ xưa đi trên đường, khi qua mặt ai mà muốn tỏ lòng tôn kính, thì phải đi những bước ngắn và nhanh. ◇ Luận Ngữ : "Tử kiến tư thôi giả, miện y thường giả, dữ cổ giả, kiến chi, tuy thiếu, tất tác; quá chi, tất xu" , , , ; (Tử Hãn ) Khổng Tử thấy người mặc áo vải sô gai (có tang), người mặc lễ phục, cùng với người mù, thấy những người đó, dù nhỏ tuổi, ông cũng đứng dậy; đi qua mặt họ thì ông rảo bước (để tỏ lòng kính trọng).
6. (Động) Mong tìm. ◇ Quản Tử : "Vi thần giả bất trung nhi tà, dĩ xu tước lộc" , 祿 (Trụ hợp ) Làm bề tôi không trung thành và gian dối, để mong tìm tước lộc.
7. (Động) Đuổi theo, truy cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ư thị tương dữ xu chi, hành tam thập lí, cập nhi sát chi" , , (Tất kỉ ) Liền cùng nhau đuổi theo ông ấy, đi ba mươi dặm, bắt kịp mà giết đi.
8. Một âm là "xúc". § Thông "xúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đi rảo bước, đi dẫn đường trước gọi là tiền xu .
② Một âm là xúc. Cùng nghĩa với xúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thúc đẩy, giục (dùng như , bộ ): 使 Sứ giả ruổi ngựa nhanh tới đốc thúc (Hán thư);
② Gấp rút: Vội lệnh hủy bỏ con dấu (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Xúc , — Một âm là Xu. Xem Xu.

tam muội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(phiên âm từ tiếng Phạn, trong kinh Phật nghĩa là dùng tu hành để trừ sạch hết trần duyên)

Từ điển trích dẫn

1. "Tam-muội" dịch âm chữ Phạn "samādhi", dịch nghĩa là "chính định" , nghĩa là tập trung tinh thần, giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. ◎ Như: "du hí tam-muội" nhập định xuất định thuần mặc tự nhiên. ◇ Thành thật luận : "Kim đương luận tam-muội. Vấn viết: Tam-muội hà đẳng tướng? Đáp viết: Tâm trụ nhất xứ thị tam-muội tướng" . : ? : (Quyển thập nhị).
2. Bây giờ mượn hai chữ "tam-muội" để chỉ cái áo diệu của một môn gì. Như ông "Hoài Tố" tài viết chữ thảo, tự cho là "đắc thảo thư tam-muội" biết được cái chỗ áo diệu về nghề viết chữ thảo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thính nhĩ thuyết liễu giá lưỡng cú, khả tri tam-muội, nhĩ dĩ đắc liễu" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nghe chị nói hai câu ấy, có thể biết về chị đã đạt được mấu chốt (của cách làm thơ) rồi.
giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

chế
zhì ㄓˋ

chế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm, chế tạo
2. chế độ
3. hạn chế, ngăn cấm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép chế, phép gì đã đặt nhất định. ◎ Như: "pháp chế" phép chế, "chế độ" thể lệ chuẩn tắc nhất định phải tuân theo.
2. (Danh) Lời của vua nói. ◎ Như: "chế thư" , "chế sách" .
3. (Động) Làm. ◎ Như: "chế lễ tác nhạc" chế làm lễ nhạc.
4. (Động) Cầm. ◎ Như: "chế kì tử mệnh" cầm cái sống chết của người.
5. (Động) Để tang ba năm gọi là "thủ chế" , theo lễ ngày xưa chế ra. Danh thiếp bây giờ hễ có chua chữ "chế", ấy là người đang để tang ba năm.
6. (Động) Cai quản. ◎ Như: "thống chế" , "tiết chế" đều có nghĩa là cai quản cả.
7. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Phép chế. Phép gì đã đặt nhất định rồi gọi là chế, như pháp chế phép chế, chế độ thể lệ nhất định cho kẻ làm việc theo.
② Lời của vua nói cũng gọi là chế, như chế thư , chế sách , v.v.
③ Làm, như chế lễ tác nhạc chế làm lễ nhạc.
④ Cầm, như chế kì tử mệnh cầm cái sống chết của người.
⑤ Ðể tang ba năm gọi là thủ chế , theo lễ ngày xưa chế ra. Danh thiếp bây giờ hễ có chua chữ chế, ấy là người đang để tang ba năm.
⑥ Cai quản, như thống chế , tiết chế đều có nghĩa là cai quản cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặt, đặt ra, làm ra: Đặt ra pháp luật mới; Làm ra lễ nhạc;
② Hạn chế, ngăn cấm: Hạn chế, kiềm chế; Tiết chế, hạn chế;
③ Chế độ, phép tắc định ra: Chế độ sở hữu toàn dân; Chế độ cung cấp;
④ Lời của vua: Chế thư; Chế sách;
⑤ (văn) Để tang ba năm: Giữ lễ để tang ba năm;
⑥ (văn) Nắm giữ, kiểm soát: Nắm giữ sự sống chết của người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cắt thành áo, may áo;
② Chế, chế tạo, sản xuất, làm ra, vẽ: Mặt hàng này do Việt Nam chế tạo (sản xuất); Vẽ một bản đồ; Máy chế ô-xy;
③ (văn) Làm ra văn chương: Thơ văn do vua chúa làm ra;
④ (văn) Khuôn phép: Thể chế, cách thức. Xem [zhì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn cấm. Đè nén — Luật pháp, phép tắc — Lệnh vua — Chống lại — Làm ra. Như chữ Chế .

Từ ghép 73

an chế 安制áp chế 压制áp chế 壓制át chế 遏制biên chế 編制binh chế 兵制cấm chế 禁制chế biến 制變chế cáo 制誥chế chỉ 制止chế chiếu 制詔chế cử 制舉chế định 制定chế độ 制度chế giáo 制教chế hạn 制限chế hiến 制憲chế khoa 制科chế không 制空chế lễ 制禮chế ngự 制御chế ngự 制禦chế phục 制服chế sứ 制使chế tác 制作chế tài 制裁chế thắng 制勝chế tiết 制節chế ước 制約chế ước 制约chung chế 終制chuyên chế 專制chức chế 職制cơ chế 机制cưỡng chế 強制cưỡng chế 强制đả chế 打制đa thê chế 多妻制đế chế 帝制để chế 抵制điển chế 典制định chế 定制hạn chế 限制hiếp chế 脅制học chế 學制khắc chế 克制khiên chế 牽制khống chế 控制kiềm chế 箝制kiềm chế 鉗制kiến chế 建制kiếp chế 劫制nghi chế 儀制pháp chế 法制phục chế 服制quan chế 官制quản chế 管制quân chế 軍制quyền chế 權制sáng chế 創制tài chế 裁制tam đầu chế 三頭制tang chế 喪制tể chế 宰制tệ chế 币制tệ chế 幣制thái chế 採制thái chế 采制thể chế 體制thống chế 統制tiết chế 節制tự chế 自制ức chế 抑制
giao, giáo
jiāo ㄐㄧㄠ, Jiào ㄐㄧㄠˋ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dạy dỗ, truyền thụ
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền thụ, truyền lại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Giáo ư hậu thế" (Lục nghịch luận ) Truyền cho đời sau.
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" : đạo. ◎ Như: "Phật giáo" đạo Phật, "Hồi giáo" đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử : "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" , , (Đằng Văn Công thượng ) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" , mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" .
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" các chức coi về việc học, "giáo sư" thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn : "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" (Ngọc lâu xuân ) Trong trướng không cho xuân mộng đến.

giáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dạy dỗ, truyền thụ
2. tôn giáo, đạo
3. sai bảo, khiến
4. cho phép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền thụ, truyền lại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Giáo ư hậu thế" (Lục nghịch luận ) Truyền cho đời sau.
2. (Động) Dạy dỗ. ◎ Như: "giáo dục" dạy nuôi. ◇ Mạnh Tử : "Cổ giả dịch tử nhi giáo chi" (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "tôn giáo" : đạo. ◎ Như: "Phật giáo" đạo Phật, "Hồi giáo" đạo Hồi.
4. (Danh) Lễ nghi, quy củ. ◇ Mạnh Tử : "Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú" , , (Đằng Văn Công thượng ) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.
5. (Danh) Mệnh lệnh của thiên tử gọi là "chiếu" , mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là "giáo" .
6. (Danh) Họ "Giáo".
7. (Tính) Thuộc về giáo dục, sự dạy học. ◎ Như: "giáo chức" các chức coi về việc học, "giáo sư" thầy dạy học.
8. Một âm là "giao". (Động) Sai khiến, bảo, cho phép. ◎ Như: "mạc giao" chớ khiến. ◇ Chu Bang Ngạn : "Trướng lí bất giao xuân mộng đáo" (Ngọc lâu xuân ) Trong trướng không cho xuân mộng đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dạy, dạy bảo, chỉ bảo;
② Bảo, sai, khiến, cho, để cho, cho phép: ? Ai bảo (khiến) anh đi?; ? Ai cho phép mày vào nhà đó?; Nhờ ai đuổi hộ con oanh, đừng cho nó hót trên cành (Y Châu từ); 婿 Đầu đường chợt thấy xanh tơ liễu, hối để chồng đi kiếm tước hầu (Vương Xương Linh: Khuê oán);
③ Đạo, tôn giáo: Đạo Phật; Đạo Thiên chúa;
④ (cũ) Lệnh dạy, lệnh truyền (lệnh truyền của thiên tử gọi là chiếu , của thái tử hoặc các chư hầu gọi là giáo). Xem [jiao].

Từ điển Trần Văn Chánh

Dạy: Dạy học; Dạy nghề. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy dỗ — Bảo cho biết — Con đường tu hành. Tức Tôn giáo.

Từ ghép 93

âm giáo 陰教ấn độ giáo 印度教ba tư giáo 波斯教bạch liên giáo 白蓮教bái hỏa giáo 拜火教bái vật giáo 拜物教cải giáo 改教chế giáo 制教chỉ giáo 指教chính giáo 政教công giáo 公教danh giáo 名教dị giáo 異教di giáo 遺教đa thần giáo 多神教đạo giáo 道教gia giáo 家教gia tô giáo 耶穌教giáo chủ 教主giáo dân 教民giáo dục 教育giáo đạo 教导giáo đạo 教導giáo đồ 教徒giáo đường 教堂giáo giới 教界giáo hóa 教化giáo hoàng 教皇giáo học 教学giáo học 教學giáo hội 教會giáo hối 教誨giáo huấn 教訓giáo huấn 教训giáo hữu 教友giáo khoa 教科giáo khu 教区giáo khu 教區giáo lệnh 教令giáo lí 教理giáo luyện 教練giáo luyện 教练giáo mẫu 教母giáo nghi 教仪giáo nghi 教儀giáo nghĩa 教义giáo nghĩa 教義giáo phái 教派giáo phụ 教父giáo phường 教坊giáo sĩ 教士giáo sinh 教生giáo sư 教师giáo sư 教師giáo thất 教室giáo thụ 教授giáo viên 教员giáo viên 教員hành giáo 行教hỏa giáo 火教hoàng giáo 黃教hồi giáo 回教khổng giáo 孔教kinh giáo 經教lao giáo 劳教lao giáo 勞教lễ giáo 禮教lĩnh giáo 領教ma giáo 魔教mẫu giáo 母教ngoại giáo 外教nhất thần giáo 一神教nho giáo 儒教nội giáo 內教phật giáo 佛教phong giáo 風教phụ giáo 婦教phu giáo 敷教phụng giáo 奉教quản giáo 管教quốc giáo 國教suất giáo 帥教tà giáo 邪教tam giáo 三教tận giáo 儘教tân giáo 新教thai giáo 胎教thỉnh giáo 請教thụ giáo 受教tông giáo 宗教trợ giáo 助教truyền giáo 传教truyền giáo 傳教
nhương, nhưỡng, nhượng
níng ㄋㄧㄥˊ, ráng ㄖㄤˊ, rǎng ㄖㄤˇ, ràng ㄖㄤˋ, xiǎng ㄒㄧㄤˇ

nhương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy cắp, ăn trộm. ◇ Mạnh Tử : "Kim hữu nhân nhật nhương kì lân chi kê giả, hoặc cáo chi viết: Thị phi quân tử chi đạo" , : (Đằng Văn Công hạ ) Nay có người ngày trộm gà của hàng xóm, có kẻ tố cáo, nói rằng: Đó không phải là đạo của bậc quân tử.
2. (Động) Vén tay. ◇ Tào Thực : "Nhương tụ kiến tố thủ" (Mĩ nữ thiên ) Vén tay áo, thấy tay trắng nõn.
3. (Động) Xâm đoạt. ◇ Trang Tử : "Chư hầu bạo loạn, thiện tương nhương phạt, dĩ tàn dân nhân" , , (Ngư phủ ) Chư hầu bạo loạn, đánh chiếm lẫn nhau, khiến dân tàn mạt.
4. (Động) Dẹp trừ, bài trừ. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công cứu Trung Quốc nhi nhương Di Địch" (Hi Công tứ niên ) Hoàn Công cứu Trung Quốc mà dẹp trừ rợ Di, rợ Địch.
5. (Động) Hàm nhẫn được, cam chịu. § Thông "nhượng" .
6. (Động) Tế thần để trừ điều chẳng lành. § Thông "nhương" .
7. Một âm là "nhưỡng". (Động) Nhiễu loạn, rối loạn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố chí ư nhưỡng thiên hạ, hại bách tính" , (Binh lược ) Cho nên đến cả nhiễu loạn thiên hạ, làm hại trăm họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lõng bắt lấy, ăn trộm.
② Ðẩy ra, đuổi đi được.
③ Trừ.
④ Hàm nhẫn được.
⑤ Một âm là nhưỡng. Rối loạn.
⑥ Cùng nghĩa như chữ nhưỡng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cướp: Cướp đoạt, chiếm lấy;
② Xua đuổi, bài trừ: Đuổi giặc; Trừ dẹp;
③ Ăn trộm, lấy cắp: Ăn cắp dê;
④ Quấy rối, rối loạn: Rối loạn, rối ren;
⑤ (văn) Vớt lên, kéo lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai. Chê bỏ. Từ chối — Trộm cướp — Một âm là Nhưỡng. Xem Nhưỡng.

Từ ghép 5

nhưỡng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy cắp, ăn trộm. ◇ Mạnh Tử : "Kim hữu nhân nhật nhương kì lân chi kê giả, hoặc cáo chi viết: Thị phi quân tử chi đạo" , : (Đằng Văn Công hạ ) Nay có người ngày trộm gà của hàng xóm, có kẻ tố cáo, nói rằng: Đó không phải là đạo của bậc quân tử.
2. (Động) Vén tay. ◇ Tào Thực : "Nhương tụ kiến tố thủ" (Mĩ nữ thiên ) Vén tay áo, thấy tay trắng nõn.
3. (Động) Xâm đoạt. ◇ Trang Tử : "Chư hầu bạo loạn, thiện tương nhương phạt, dĩ tàn dân nhân" , , (Ngư phủ ) Chư hầu bạo loạn, đánh chiếm lẫn nhau, khiến dân tàn mạt.
4. (Động) Dẹp trừ, bài trừ. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công cứu Trung Quốc nhi nhương Di Địch" (Hi Công tứ niên ) Hoàn Công cứu Trung Quốc mà dẹp trừ rợ Di, rợ Địch.
5. (Động) Hàm nhẫn được, cam chịu. § Thông "nhượng" .
6. (Động) Tế thần để trừ điều chẳng lành. § Thông "nhương" .
7. Một âm là "nhưỡng". (Động) Nhiễu loạn, rối loạn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố chí ư nhưỡng thiên hạ, hại bách tính" , (Binh lược ) Cho nên đến cả nhiễu loạn thiên hạ, làm hại trăm họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lõng bắt lấy, ăn trộm.
② Ðẩy ra, đuổi đi được.
③ Trừ.
④ Hàm nhẫn được.
⑤ Một âm là nhưỡng. Rối loạn.
⑥ Cùng nghĩa như chữ nhưỡng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cướp: Cướp đoạt, chiếm lấy;
② Xua đuổi, bài trừ: Đuổi giặc; Trừ dẹp;
③ Ăn trộm, lấy cắp: Ăn cắp dê;
④ Quấy rối, rối loạn: Rối loạn, rối ren;
⑤ (văn) Vớt lên, kéo lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối. Làm loạn — Một âm khác là Nhương. Xem Nhương.

nhượng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khiêm nhượng (như , bộ ).
long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
② Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .
oan, quán
guàn ㄍㄨㄢˋ, wān ㄨㄢ

oan

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Căng thẳng. Td: Oan cung ( cây cung giương hết cỡ, sắp bắn mũi tên đi ) — Một âm là Quán. Xem Quán.

Từ ghép 2

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xâu tiền
2. xuyên qua, chọc thủng
3. thông xuốt
4. quê quán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây xâu tiền thời xưa. ◇ Sử Kí : "Kinh sư chi tiền lũy cự vạn, quán hủ nhi bất khả hiệu" , (Bình chuẩn thư ) Tiền ở kinh đô chất hàng trăm vạn rất nhiều, dây xâu tiền mục nát không biết bao nhiêu mà kể.
2. (Danh) Lượng từ: một ngàn tiền gọi là "nhất quán" . ◎ Như: "vạn quán gia tư" nhà giàu có muôn nghìn tiền.
3. (Danh) Nguyên tịch, chỗ ở đã nhiều đời. ◎ Như: "tịch quán" quê quán (gốc ở đó), "hương quán" quê quán. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha nhạc trượng danh hoán Phong Túc, bổn quán Đại Như châu nhân thị" , (Đệ nhất hồi) Cha vợ tên là Phong Túc, người quê quán ở châu Đại Như.
4. (Danh) Họ "Quán".
5. (Động) Thông, suốt. ◎ Như: "quán thông" xuyên suốt. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
6. (Động) Nối nhau, liên tiếp, liên tục. ◎ Như: "ngư quán nhi tiến" cứ lần lượt nối nhau mà tiến lên.
7. (Động) Mặc, đội. ◇ Tây du kí 西: "Đái thượng tử kim quan, quán thượng hoàng kim giáp, đăng thượng bộ vân hài" , , (Đệ tứ hồi) Đội mũ Tử kim quan, mặc áo giáp vàng, xỏ hài Bộ vân.
8. (Động) Rót, trút vào. § Thông "quán" . ◎ Như: "như lôi quán nhĩ" như sấm nổ bên tai (danh tiếng lẫy lừng).
9. (Động) Giương, kéo ra. ◇ Hậu Hán Thư : "Hữu dũng lực, năng quán tam bách cân cung" , (Tế Tuân truyện ) Có sức mạnh, có thể giương cung ba trăm cân.
10. (Động) Quen. § Thông "quán" . ◇ Mạnh Tử : "Ngã bất quán dữ tiểu nhân thừa, thỉnh từ" (Đằng Văn Công hạ ) Ta không quen cùng kẻ tiểu nhân đi xe, xin từ.
11. (Danh) Tập quán. ◇ Luận Ngữ : "Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác" , ? (Tiên tiến ) Noi theo tập quán cũ, chẳng được sao? Cần gì phải sửa đổi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dây xâu tiền, cho nên gọi một xâu nghìn đồng tiền là nhất quán (một quan), như vạn quán gia tư nhà giàu có đến vạn quan. Tính số tham tàng trộm cắp, tích chứa được đủ số bao nhiêu đó gọi là mãn quán 滿 nghĩa là như xâu tiền đã đủ quan, cho đến hết cữ vậy, vì thế nên tội ác đến cùng cực gọi là ác quán mãn doanh 滿.
② Suốt thông, xâu qua, như quán châu xâu hạt châu. Phàm đi đâu mà không có gì ngăn trở được đều gọi là quán, như trung quán nhật nguyệt lòng trung suốt qua mặt trời mặt trăng, nghĩa quán kim thạch nghĩa suốt qua cả vàng đá, v.v. Thông hiểu văn nghĩa gọi là yêm quán hay điều quán v.v.
③ Liền suốt, như ngư quán nhi tiến cứ lần lượt liền nối mà tiến lên.
④ Quê quán. Như hương quán .
⑤ Quen, như ngã bất quán dữ tiểu nhân thặng (Mạnh Tử ) tôi không quen cùng kẻ tiểu nhân cưỡi xe.
⑥ Hiểu thông suốt.
⑦ Tin, trúng.
⑧ Sự, như Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà cảm cải tác (Luận ngữ ) vẫn sự cũ, chẳng được sao? cần gì phải sửa đổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, suốt: Lãnh hội thấu suốt;
② Nối nhau: Nối nhau (lần lượt) đi vào;
③ (cũ) Quan tiền;
④ Quê quán: Quê hương; Quê hương bản quán; Quê quán;
⑤ Quen (như , bộ ): Ta không quen đi cùng xe với kẻ tiểu nhân (Mạnh tử);
⑥ [Guàn] (Họ) Quán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một xâu, một chuỗi — Xâu lại thành xâu — Xỏ qua, xuyên qua, suốt qua — Nơi quê hương của mình.

Từ ghép 17

quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
đoan
duān ㄉㄨㄢ

đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đầu, mối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngay ngắn, ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "phẩm hạnh bất đoan" phẩm hạnh không đoan chính. ◇ Mặc Tử : "Tịch bất đoan, phất tọa; cát bất chánh, phất thực" , ; , (Phi nho hạ ).
2. (Danh) Sự vật có hai đầu, đều gọi là "đoan". ◎ Như: "tiêm đoan" đầu nhọn, "bút đoan" ngọn bút. § Xem thêm: "lưỡng đoan" .
3. (Danh) Bờ bến, biên tế. ◇ Trang Tử : "Thuận lưu nhi đông hành, chí ư bắc hải. Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan" , . , (Thu thủy ) Thuận dòng xuống Đông, đi tới biển Bắc, quay mặt sang Đông mà nhìn, không thấy đầu nước.
4. (Danh) Mầm mối, nguyên nhân. ◎ Như: "kiến đoan" mới thấy nhú mầm, "tạo đoan" gây mối, "vô đoan" không có nguyên nhân. ◇ Trần Nhân Tông : "Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại" 西 (Khuê sầu ) Vô cớ mặt trời lặn ngoài lầu tây.
5. (Danh) Điều nghĩ ngợi, tâm tư. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kiến thử mang mang, bất giác bách đoan giao tập" , (Thế thuyết tân ngữ , Ngôn ngữ ) Trông cảnh mênh mang này, bất giác trăm mối suy tư dồn dập.
6. (Danh) Hạng mục, phương diện, khía cạnh, điều kiện. ◎ Như: "quỷ kế đa đoan" mưu kế quỷ quái khôn lường, "biến hóa vạn đoan" biến hóa muôn mặt, "canh đoan" đổi điều khác, "cử kì nhất đoan" đưa ra một việc.
7. (Danh) Điểm. ◇ Mặc Tử : "Đoan, thể chi vô tự nhi tối tiền giả dã" , (Kinh thượng ). § Trong môn kỉ hà học thời xưa: "đoan" tương đương với "điểm" , "thể chi vô tự" tức là "tuyến" (đường).
8. (Danh) Cái nghiên đá. § Xứ "Đoan Khê" xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái "đoan".
9. (Danh) Lễ phục, thường mặc trong tang tế (thời xưa). ◇ Chu Lễ : "Kì tư phục hữu huyền đoan tố đoan" (Xuân quan , Ti phục ).
10. (Danh) Áo có xiêm liền gọi là "đoan".
11. (Danh) Cửa chính phía nam cung điện hoặc kinh thành gọi là "đoan môn" .
12. (Danh) Đời Lục triều kính xưng "mạc chức" là "đoan". ◇ Vương Chí Kiên : "Lục triều xưng phủ mạc viết phủ đoan, châu mạc xưng châu đoan, tiết độ viết tiết đoan, hiến ti mạc viết hiến đoan" , , , (Biểu dị lục , Chức quan ).
13. (Danh) Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là "đoan".
14. (Danh) Lượng từ: tấm. ◎ Như: "bố nhất đoan" một tấm vải.
15. (Danh) Họ "Đoan".
16. (Động) Làm cho ngay thẳng, điều chỉnh. ◇ Hoài Nam Tử : "Lệnh quan thị đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu xứng, đoan quyền khái" , , , (Thì tắc ).
17. (Động) Xem xét, nhìn kĩ. ◎ Như: "đoan tường" xem xét kĩ càng.
18. (Động) Bưng, bưng ra. ◎ Như: "đoan oản" bưng chén, "đoan thái thượng trác" bưng thức ăn ra bàn.
19. (Động) Đưa ra. ◎ Như: "bả vấn đề đô đoan xuất lai thảo luận" đưa các vấn đề ra thảo luận.
20. (Phó) Cố ý, một cách đặc biệt. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Minh nhật, đoan phục ẩm ư thị, dục ngộ nhi thứ sát chi" , , (Nghi tự ).
21. (Phó) Đúng lúc, vừa, kháp xảo.
22. (Phó) Quả thực, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Đoan đích hảo kế!" (Đệ nhị thập tứ hồi) Quả thực là diệu kế!
23. (Phó) Chung quy, rốt cuộc, đáo để, cứu cánh. ◇ Lục Du : "Dư niên đoan hữu kỉ?" (U sự ) Những năm thừa rốt cuộc có là bao?
24. (Phó) Cả, đều. ◇ Liêu trai chí dị : "Táng mẫu giáo tử, đoan lại khanh hiền" , (Bạch Vu Ngọc ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngay thẳng.
② Mầm mối, đầu mối, như kiến đoan mới thấy nhú mầm, tạo đoan gây mối.
③ Tấm, một tấm vải gọi là bố nhất đoan .
④ Mối, đầu, lớn bé dày mỏng, cùng đối đãi với nhau gọi là lưỡng đoan , như chấp kì lưỡng đoan (Lễ kí ) cầm cả hai mối.
⑤ Ðoạn, điều kiện, như canh đoan đổi điều khác.
⑥ Nguyên nhân, như vô đoan không có nguyên nhân gì, không có mối gì.
⑦ Có ý đích xác, như đoan đích đích thực.
⑧ Cái nghiên đá, xứ Ðoan Khê xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái đoan.
⑨ Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là đoan.
Áo có xiêm liền gọi là đoan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, đầu mối, đầu mút: Hai đầu; Mũi nhọn;
② Lúc khởi đầu: Bắt đầu, khởi đầu; Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử);
③ Ngay ngắn, đứng đắn, đoan trang, đoan chính, ngay thẳng: Ngồi ngay ngắn; Tính nết không đứng đắn; Kẻ sĩ chính trực;
④ Bưng: Bưng cơm; Bưng hai tách trà; Có vấn đề tốt nhất là cứ nói thẳng ra;
⑤ (văn) Kĩ lưỡng, xét kĩ;
⑥ (văn) Chung quy, rốt cuộc, thật: Chung quy (thật) chẳng phụ cuộc sống trong đời (Thái Thân: Mãn đình phương);
⑦ (văn) Cái nghiên đá;
⑧ (văn) (Vải lụa dài) hai trượng;
⑨ (văn) Tấm: Một tấm vải;
⑩ (văn) Áo liền với xiêm;
⑪ [Duan] (Họ) Đoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng. Ngay thẳng — Cái gốc, cái đầu, cái đầu mối, nguyên do — Xét kĩ — Hai tay băng vật gì. Chẳng hạn Đoan trà ( bưng nước trà mời khách ) — Cái áo lễ.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.