Âm Hán Việt : giả
▸ từ ghép
Bộ : lão 老 (+4 nét)
Lục thư : hình thanh
Hình thái : ⿱耂日
Tổng nét : 8
Nét bút : 一丨一ノ丨フ一一
Thương Hiệt : JKA (十大日)
Unicode : U+8005
Âm Nôm : dã, giả, trả
Âm Pinyin : zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ
Âm Nhật (onyomi) : シャ (sha)
Âm Nhật (kunyomi) : もの (mono)
Âm Hàn : 자
Âm Quảng Đông : ze2
Thông dụng ngữ cổ : rất cao
Thông dụng hiện đại : rất cao
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. một đại từ thay thế
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" 這. ◎ Như: "giả cá" 者箇 cái này, "giả phiên" 者番 phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung 中庸: "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" 仁者人也, 義者宜也 (Tận tâm hạ 盡心下) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" 也 đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư 董仲舒: "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" 命者天之令也, 性者生之質也 Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí 史記: "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" 已而相泣, 旁若無人者 (Kinh Kha truyện 荊軻傳) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.
Từ điển Thiều Chửu
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả 友其士仁者 chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá 者箇 cái ấy, giả phiên 者番 phen ấy, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: 陳勝者,陽城人也 Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; 秦始皇者,秦莊襄王子也 Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); 所謂誠其意者,毌自欺也 Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); 左右曰: 固然。王因誅二人者 Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: 今者 Nay; 暮春者,春服既成 Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: 魯無君子者,斯焉取斯? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với 誰): 君而不可,尚誰可者? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); 誰爲大王爲此計者? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với 如, 若, 似...): 孔子於鄉黨, 恂恂如也,似不能言者 Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); 至廷見,如不能言者 Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); 言之 ,貌若甚戚者 Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); 子之哭也,壹似重有哀者? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): 二者必居其一 Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; 水和肥兩者缺一不可 Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; 民有三患:飢者不得食,寒者不得衣,勞者不得息,三者,民之巨患也 Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: 吏得盡償其所亡四十萬斛者 Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); 他小渠,披山通道者,不可勝言 Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); 信至國,召辱己之少年,令出胯下者,以爲楚中尉 Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như 這 [zhè], 此 [cê]): 者回 Lần này; 者番 Lượt này, phen này.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 33
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.