phược, phọc
fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phược

phồn thể

Từ điển phổ thông

trói buộc, ràng buộc

Từ điển trích dẫn

1. (Động Trói, buộc. ◎ Như: "tựu phược" bắt trói, chịu trói. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu nô phược kê hướng thị mại" (Phược kê hành ) Đứa đầy tớ nhỏ trói gà đem ra chợ bán.
2. (Động) Ràng buộc, ước thúc, câu thúc. ◎ Như: "trần phược" bị sự đời bó buộc, "danh phược" bị cái danh câu thúc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thả sanh đắc tài mạo song toàn, phong lưu tiêu sái, bất vị quan tục quốc thể sở phược" , , (Đệ thập tứ hồi) Lại là người tài mạo song toàn, phong lưu phóng khoáng, không câu nệ gò bó vì lễ nghi quyền quý.
3. (Danh) Dây buộc. ◇ Sử Kí : "Tín nãi giải kì phược, đông hướng đối, tây hướng tọa, sư sự chi" , , 西 (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cởi dây trói cho ông ta, mời ngồi ngoảnh về hướng đông, (còn mình) ngồi quay về hướng tây, đãi ngộ như bậc thầy.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phọc".

Từ điển Thiều Chửu

① Trói buộc, như tựu phược bắt trói, chịu trói.
② Bó buộc, như trần phược bị sự đời bó buộc, danh phược bị cái danh bó buộc. Ta quen đọc là chữ phọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trói, buộc, bó buộc, ràng buộc: Ràng buộc; Sức trói gà không chặt.

Từ ghép 1

phọc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động Trói, buộc. ◎ Như: "tựu phược" bắt trói, chịu trói. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu nô phược kê hướng thị mại" (Phược kê hành ) Đứa đầy tớ nhỏ trói gà đem ra chợ bán.
2. (Động) Ràng buộc, ước thúc, câu thúc. ◎ Như: "trần phược" bị sự đời bó buộc, "danh phược" bị cái danh câu thúc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thả sanh đắc tài mạo song toàn, phong lưu tiêu sái, bất vị quan tục quốc thể sở phược" , , (Đệ thập tứ hồi) Lại là người tài mạo song toàn, phong lưu phóng khoáng, không câu nệ gò bó vì lễ nghi quyền quý.
3. (Danh) Dây buộc. ◇ Sử Kí : "Tín nãi giải kì phược, đông hướng đối, tây hướng tọa, sư sự chi" , , 西 (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cởi dây trói cho ông ta, mời ngồi ngoảnh về hướng đông, (còn mình) ngồi quay về hướng tây, đãi ngộ như bậc thầy.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phọc".

Từ điển Thiều Chửu

① Trói buộc, như tựu phược bắt trói, chịu trói.
② Bó buộc, như trần phược bị sự đời bó buộc, danh phược bị cái danh bó buộc. Ta quen đọc là chữ phọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trói, buộc, bó buộc, ràng buộc: Ràng buộc; Sức trói gà không chặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy dây trói lại, buộc lại — Chỉ sự ràng buộc. Td: Thê tróc tử phọc ( bị vợ bắt, bị con trói, ý nói vợ con chồng ràng buộc ) — Cũng đọc Phược.

Từ ghép 1

bàn
pán ㄆㄢˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

bàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái mâm
2. cái chậu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chậu tắm rửa, làm bằng đồng ngày xưa.
2. (Danh) Mâm, khay. ◇ Thủy hử truyện : "Thác xuất nhất bàn, lưỡng cá đoạn tử, nhất bách lạng hoa ngân, tạ sư" , , , (Đệ nhị hồi) Bưng ra một mâm (gồm) hai tấm đoạn, một trăm lạng hoa ngân (để) tặng thầy.
3. (Danh) Vật hình dạng giống như cái mâm, cái khay. ◎ Như: "kì bàn" bàn cờ, "toán bàn" bàn tính.
4. (Danh) Giá cả. ◎ Như: "khai bàn" giá lúc mở cửa (thị trường chứng khoán), "thu bàn" giá lúc đóng cửa (thị trường chứng khoán).
5. (Danh) Lượng từ: (1) Mâm. ◎ Như: "tam bàn thủy quả" ba mâm trái cây. (2) Ván, cuộc. ◎ Như: "hạ lưỡng bàn kì" đánh hai ván cờ. (3) Vòng. ◎ Như: "nhất bàn văn hương" một vòng hương đuổi muỗi. (4) Khu lục địa.
6. (Danh) Nền móng, cơ sở. ◎ Như: "địa bàn" vùng đất (chịu ảnh hưởng).
7. (Danh) Họ "Bàn".
8. (Danh) Tảng đá lớn. § Thông "bàn" .
9. (Động) Vòng quanh, quấn quanh, cuộn. ◎ Như: "mãng xà bàn thụ" trăn cuộn khúc quanh cây, "bả thằng tử bàn khởi lai" cuộn dây thừng lại.
10. (Động) Vận chuyển, xoay chuyển. ◎ Như: "do thương khố vãng ngoại bàn đông tây" 西 khuân đồ đạc từ trong kho ra.
11. (Động) Xếp chân vòng tròn. ◎ Như: "bàn thối" ngồi xếp bằng tròn.
12. (Động) Kiểm kê, soát. ◎ Như: "bàn hóa" kiểm kê hàng hóa.
13. (Động) Định giá cả.
14. (Động) Tra xét, xét hỏi. ◎ Như: "bàn vấn" gạn hỏi, "bàn cật" xét hỏi, hỏi vặn. ◇ Thủy hử truyện : "Đãn hữu quá vãng khách thương, nhất nhất bàn vấn, tài phóng xuất quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Nếu có khách thương qua lại, đều phải xét hỏi, rồi mới cho ra cửa ải.
15. (Động) § Xem "bàn toàn" .
16. (Động) Vui chơi. ◇ Thượng Thư : "Bàn du vô độ" (Ngũ tử chi ca ) Vui chơi vô độ.
17. (Tính) Quanh co, uốn khúc. ◎ Như: "bàn hoàn" quanh co, không tiến lên được.
18. (Tính) Bồi hồi, lưu liên không rời nhau được. ◇ Đào Uyên Minh : "Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn" , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái mâm.
② Cái chậu tắm rửa.
③ Bàn hoàn quanh co, không tiến lên được.
④ Bồi hồi, bè bạn lưu liên () không rời nhau được cũng gọi là bàn hoàn . Ðào Uyên Minh : Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn cảnh mờ mờ sắp vào trong bóng đêm, vỗ cây tùng lẻ loi, lòng bồi hồi.
⑤ Bàn toàn quay liệng, quay liệng vài vòng rồi chạy và bay bổng lên gọi là bàn toàn.
⑥ Toàn cuộc, như thông bàn trù hoạch toan tính suốt cả toàn cuộc.
⑦ Ðiểm tra các của cải.
⑧ Ðịnh giá hàng hóa.
⑨ Tra xét nguyên do, như bàn cật xét hỏi, hỏi vặn.
⑩ Vui, như bàn du vô độ (Thư Kinh ) vui chơi vô độ.
⑪ Cùng một nghĩa với chữ bàn : tảng đá lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đĩa (dĩa): Một đĩa thức ăn; Đĩa phân hình;
② Bàn, mâm, khay: Bàn cờ; Bàn tính (toán); Khay trầu; Bàn phím;
③ Vòng tròn, cuộn tròn, lượn quanh: Cuộn dây thừng lại; Đường ô tô vòng quanh núi; Rồng cuộn;
④ Soát, kiểm kê: Kiểm kê hàng hóa;
⑤ Xét hỏi, tra hỏi, tra xét: Xét hỏi người bị can;
⑥ Đắp, xây: Xây bếp;
⑦ Khuân: 西 Khuân đồ đạc từ trong kho ra;
⑧ Tha: Kiến tha tổ;
⑨ (cũ) Để lại, nhường lại, bán lại: Bán lại cửa hiệu;
⑩ (cũ) Giá cả: Giá đặt ra, đặt giá; Giá cuối cùng, tỉ giá lúc đóng cửa (ở thị trường chứng khoán); Giá bình thường;
⑪ (loại) Ván, cuộc, cái, cỗ: Đánh một ván cờ; Một cỗ máy;
⑫ (văn) Vui: Vui chơi vô độ;
⑬ (văn) Tảng đá lớn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ đạc để chất dồ đạc lên. Tức cái bàn vui sướng. Xem Bàn du — Quanh co, gẫy khúc. Như chữ Bàn . — Cái mâm — Giá cả mua bán — Hỏi kĩ.

Từ ghép 30

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tôi tớ, nô bộc, kẻ dùng để sai bảo (ngày xưa). ◎ Như: "bộc lệ" , "lệ dịch" . ◇ Nguyễn Du : "Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã" (Ngẫu đắc ) Khi gặp việc, bọn tôi tớ đều lên mặt với ta.
2. (Danh) Đặc chỉ một bậc trong giai cấp nô lệ.
3. (Danh) Tội nhân.
4. (Danh) Chỉ người đê tiện.
5. (Danh) Tiểu thần, hạ thần.
6. (Danh) Sai dịch. ◎ Như: "hương lệ" kẻ sai dịch trong làng.
7. (Danh) § Xem "lệ thư" .
8. (Danh) Họ "Lệ".
9. (Động) Phụ thuộc, thuộc về. ◎ Như: "lệ thuộc" phụ thuộc. ◇ Đỗ Phủ : "Sanh thường miễn tô thuế, Danh bất lệ chinh phạt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cả đời khỏi sưu thuế, Tên không (thuộc vào hạng những người) phải đi chiến trận nơi xa.
10. (Động) Đi theo, cân tùy. ◇ Hàn Dũ : "Thần thích chấp bút lệ thái sử, phụng minh mệnh, kì khả dĩ từ" , , (Ngụy bác tiết độ quan sát sử nghi quốc công tiên miếu bi minh 使).
11. (Động) Sai sử, dịch sử.
12. (Động) Tra duyệt, khảo sát. § Thông "dị" .
13. (Động) Học tập, nghiên cứu. § Thông "dị" . ◇ Thang Hiển Tổ : "Yêm tương thử từ tống đáo Đỗ Thu Nương biệt viện, lệ tập nhất phiên" , (Tử tiêu kí , Đệ lục xích ) Ta đem bài từ này đến thư phòng Đỗ Thu Nương, học tập một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuộc. Như chia ra từng bộ từng loài, thuộc vào bộ mỗ thì gọi là lệ mỗ bộ .
② Tôi tớ, kẻ dùng để sai bảo gọi là lệ. Như bộc lệ , lệ dịch , v.v.
③ Lệ thư lối chữ lệ. Tần Trình Mạc đặt ra. Từ nhà Hán về sau các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy. Vì đó là công việc của kẻ sai bảo cho nên gọi là chữ lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 8

lư, lục, lự
lǜ , lù ㄌㄨˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi lo, mối ưu tư. ◇ Luận Ngữ : "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" , (Vệ Linh Công ) Người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.
2. (Danh) Tâm tư, ý niệm. ◇ Khuất Nguyên : "Tâm phiền lự loạn, bất tri sở tòng" , (Sở từ , Bốc cư ) Lòng phiền ý loạn, không biết xử sự thế nào.
3. (Danh) Họ "Lự".
4. (Động) Nghĩ toan, mưu toan. ◇ Chiến quốc sách : "Nguyện túc hạ cánh lự chi" (Yên sách tam ) Mong túc hạ suy nghĩ kĩ thêm cho.
5. (Động) Lo lắng, ưu sầu. ◎ Như: "ưu lự" lo nghĩ.
6. (Động) Thẩm sát, xem xét. ◇ Liêu trai chí dị : "Lệnh phương lự tù, hốt nhất nhân trực thượng công đường, nộ mục thị lệnh nhi đại mạ" , , (Oan ngục ) Quan lệnh đang tra xét tù phạm, chợt có một người lên thẳng công đường, trợn mắt nhìn quan lệnh và lớn tiếng mắng.
7. Một âm là "lư". (Danh) "Chư lư" tên một thứ cây.
8. (Danh) "Vô Lư" tên đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ toan. Nghĩ định toan làm một sự gì gọi là lự.
② Lo, như nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu người không lo xa, ắt có sự lo đến ngay.
③ Vô lự gồm gộp cả, lời tính gộp, kể qua cái số đại lược.
④ Một âm là lư. Chư lư tên một thứ cây, vô lư tên đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suy nghĩ. Lặng lẽ suy tư — Tên một loại cây — Long Lự : Địa danh.

Từ ghép 1

lục

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Lục ( ghi chép ) — Các âm khác là Lư, Lự. Xem các âm này.

lự

phồn thể

Từ điển phổ thông

lo âu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi lo, mối ưu tư. ◇ Luận Ngữ : "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" , (Vệ Linh Công ) Người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.
2. (Danh) Tâm tư, ý niệm. ◇ Khuất Nguyên : "Tâm phiền lự loạn, bất tri sở tòng" , (Sở từ , Bốc cư ) Lòng phiền ý loạn, không biết xử sự thế nào.
3. (Danh) Họ "Lự".
4. (Động) Nghĩ toan, mưu toan. ◇ Chiến quốc sách : "Nguyện túc hạ cánh lự chi" (Yên sách tam ) Mong túc hạ suy nghĩ kĩ thêm cho.
5. (Động) Lo lắng, ưu sầu. ◎ Như: "ưu lự" lo nghĩ.
6. (Động) Thẩm sát, xem xét. ◇ Liêu trai chí dị : "Lệnh phương lự tù, hốt nhất nhân trực thượng công đường, nộ mục thị lệnh nhi đại mạ" , , (Oan ngục ) Quan lệnh đang tra xét tù phạm, chợt có một người lên thẳng công đường, trợn mắt nhìn quan lệnh và lớn tiếng mắng.
7. Một âm là "lư". (Danh) "Chư lư" tên một thứ cây.
8. (Danh) "Vô Lư" tên đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ toan. Nghĩ định toan làm một sự gì gọi là lự.
② Lo, như nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu người không lo xa, ắt có sự lo đến ngay.
③ Vô lự gồm gộp cả, lời tính gộp, kể qua cái số đại lược.
④ Một âm là lư. Chư lư tên một thứ cây, vô lư tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Suy nghĩ, suy xét, cân nhắc: Tính kĩ lo xa, suy sâu nghĩ rộng;
② Lo, lo âu, lo nghĩ: Âu sầu; Lo ngại; Không đáng phải lo; Lo xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suy tính nghĩ ngợi. Td: Tự lự ( lo nghĩ ).

Từ ghép 12

tràng, trường
cháng ㄔㄤˊ, chǎng ㄔㄤˇ

tràng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ ghép 4

trường

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vùng
2. cái sân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất để tế thần. Cũng đọc Tràng. Td: Đàn tràng — Chỗ đất dành riêng để dùng vào việc gì. Td: Trường thi — Nơi tụ họp đông đảo. Td: Hý trường — Nơi. Chỗ. Td: Chiến trường — Chỗ đua chen. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục « — Chỉ nơi để học tập, thi cử. Td: Trường quy — Cũng đọc Tràng.

Từ ghép 33

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ tư đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
lị
lì ㄌㄧˋ

lị

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến, tới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tới, đến nơi. ◎ Như: "lị quan" đến nơi làm quan, đáo nhậm. ◇ Luận Ngữ : "Tri cập chi, nhân năng thủ chi, bất trang dĩ lị chi, tắc dân bất kính" , , , (Vệ Linh Công ) Tài trí đủ (trị dân), biết dùng nhân đức giữ (dân), mà tới với dân không trang nghiêm, thì dân không kính.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới, như bất trang dĩ lị chi, tắc dân bất kính tới chức trị dân mà không có đức trạng kính thì dân nó không kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tới, ở trên nhìn xuống, thống trị: Dùng đạo để trị thiên hạ (Lão tử);
② Đến, tới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Td: Lị chỉ ( tới nhà ai ).

Từ ghép 1

súc, sốc, xúc
chù ㄔㄨˋ

súc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vời vợi, sừng sững

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tươi tốt, um tùm (cây cỏ).
2. (Tính) Cao vọt, sừng sững. ◇ Đỗ Mục : "Phong phòng thủy qua, súc bất tri hồ kỉ thiên vạn lạc" , (A phòng cung phú ) Như tổ ong, như xoáy nước, cao vọt không biết bao nhiêu nghìn muôn nóc.
3. (Tính) "Súc súc" : (1) Cao vút. ◇ Tư Mã Tương Như : "Sùng san súc súc" (Thượng lâm phú ) Sùng sơn cao sừng sững. (2) Chồng chất, tầng tầng, lớp lớp. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Ngư tinh súc súc kiều biên thị, Hoa ám thâm thâm trúc lí song" , (Y vận họa Tôn Đô Quan hà thượng tả vọng ) Cá tanh lớp lớp chợ bên cầu, Hoa ẩn bóng tre âm u nơi cửa sổ.
4. (Động) Vọt thẳng lên cao, dựng đứng. ◇ Nguyễn Du : "Nhất ba súc khởi tiện thành châu" 便 (Hoàng Hà trở lạo ) Sóng dựng một luồng nổi thành bãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Súc nhiên thẳng đườn, đứng sững.
② Súc súc nổi cao gồ lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất thẳng — Cao vượt lên. Cao ngất.

sốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vời vợi, sừng sững

xúc

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sừng sững;
②【】xúc xúc [chùchù] (văn) Dốc và cao, nổi cao, gồ cao.
ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.