côi, quynh, quýnh
jiōng ㄐㄩㄥ, jiǒng ㄐㄩㄥˇ

côi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Côi côi. Xem xét kĩ càng. Một âm khác là Quynh.

quynh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đóng (cửa)
2. then, chốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây gỗ chắn ngang trên đồ vật. ◎ Như: "đỉnh quynh" cái que đậy nắp đỉnh, ta gọi là cái tay co.
2. (Danh) Then cửa. ◇ Bạch Cư Dị : "Kham gian trường trượng dư, Môn hộ vô quynh quan" , (Du Ngộ Chân tự ) Nhà thờ Phật dài hơn một trượng, Cửa vào không có then cài.
3. (Danh) Cửa, môn hộ. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh, Chuyển giao Tiểu Ngọc báo Song Thành" 西, (Trường hận ca ) (Đến) cổng vàng dưới mái tây gõ cửa ngọc, Nhờ cậy nàng Tiểu Ngọc báo tin cho nàng Song Thành.
4. (Danh) Cái đòn gỗ đặt trước xe để cắm cờ.
5. (Động) Đóng. ◎ Như: "quynh môn" đóng cửa. ◇ Tây sương kí 西: "Liêm thùy hạ, hộ dĩ quynh" , (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Rèm buông xuống, cửa đã đóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng, như quynh môn đóng cửa, cây gỗ chắn ngang trên đồ vật cũng gọi là quynh, như đỉnh quynh cái que đậy nắp đỉnh, ta gọi là cái tay co.
② Then ngoài, cái đòn gỗ đặt trước xe để cắm cờ cũng gọi là quynh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Then cửa;
② Đôn gỗ đặt trước xe để cắm cờ;
③ Cây gỗ chắn ngang trên đồ vật: Cây que đậy nắp đỉnh, tay co;
④ Đóng (cửa): Đóng cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt cửa cài ở bên ngoài — Cửa ngõ. Cổng ngõ.

Từ ghép 2

quýnh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhận thấy, phân biệt.
phì
bǐ ㄅㄧˇ, féi ㄈㄟˊ

phì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

béo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Béo, mập. ◎ Như: "phì bàn" mập mạp, "phì trư" lợn béo. ◇ Âu Dương Tu : "Khê thâm nhi ngư phì" (Túy Ông đình kí ) Ngòi sâu mà cá mập.
2. (Tính) Có nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. ◎ Như: "vật dụng phì thực vật" đừng dùng thức ăn nhiều dầu mỡ.
3. (Tính) Đầy đủ, sung túc. ◇ Lễ Kí : "Gia chi phì dã" (Lễ vận ) Nhà giàu có.
4. (Tính) Màu mỡ. ◇ Hàn Dũ : "Bàn cốc chi gian, tuyền cam nhi thổ phì" , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ) Trong khoảng Bàn Cốc, suối ngon ngọt mà đất màu mỡ.
5. (Tính) Rộng, to. ◎ Như: "tụ tử thái phì liễu" tay áo rộng quá. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Tiện nhĩ bất thuyết, bỉ Quan Vương đao, dã đả bát thập nhất cân đích. Đãi chiếu đạo: Sư phụ, phì liễu, bất hảo khán, hựu bất trúng sử" : 便, , . : , , 使 (Đệ tứ hồi) Lõ Trí thâm nói: Thế thì ta theo lời anh, giống như thanh đao của Đức Quan Thánh, đánh cho ta một cái nặng tám mươi mốt cân. Người thợ nói: Thưa sư phụ, thế thì to quá, trông không đẹp, mà không vừa tay.
6. (Động) Bón phân. ◎ Như: "phì điền" bón ruộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Béo, phàm các giống động vật thực vật mà có nhiều chất béo gọi là phì, như phì mĩ béo ngậy, ngậy ngon.
② Ðầy đủ, thừa thãi, như phân phì chia của.
③ Bón ruộng, các thứ dùng để bón ruộng đều gọi là phì, như phì liệu đồ bón tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Béo, mập: Lợn béo; Ngựa không ăn cỏ đêm không béo;
② Màu mỡ: Ruộng đất màu mỡ;
③ Bón ruộng: Phân bón ruộng;
④ Phân bón: Bón phân lót; Phân xanh; Phân hóa học; Bón phân;
⑤ To, rộng: Cái áo bông này tay rộng quá;
⑥ (văn) Đầy đủ, thừa thãi: Chia của.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mập mạp, nhiều thịt — Béo tốt — Mầu mỡ, nói về đất tốt — Phân bón ruộng cho đất ruộng tốt.

Từ ghép 17

phối
pèi ㄆㄟˋ

phối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kết hợp
2. giao hợp
3. pha, hòa
4. phân phối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu rượu.
2. (Danh) Đôi lứa, vợ chồng. ◎ Như: "phối ngẫu" vợ chồng. § Cũng viết là .
3. (Danh) Vợ. ◎ Như: "nguyên phối" vợ cả, "kế phối" vợ kế, "đức phối" vợ người khác.
4. (Động) Sánh đôi, sánh ngang. ◇ Khuất Nguyên : "Đức dự phối thiên, vạn dân lí chỉ" , (Sở từ , Đại chiêu ) Danh tiếng đạo đức sánh ngang với trời, muôn dân an trị.
5. (Động) Hợp, kết hợp. ◎ Như: "phối hưởng" hợp lại mà cúng tế.
6. (Động) Nam nữ kết hôn. ◎ Như: "hôn phối" kết hôn.
7. (Động) Gả con gái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng hữu nữ, dục phối tướng quân chi tử" , (Đệ lục hồi) Thừa tướng có con gái, muốn gả cho con trai tướng quân.
8. (Động) Phân phát, xếp đặt. ◎ Như: "phân phối" phân chia ra.
9. (Động) Đày tội nhân đi xa. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí" , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.
10. (Động) Điều hòa, điều chỉnh. ◎ Như: "phối dược" pha thuốc, "phối sắc" pha màu, "phối nhãn kính" điều chỉnh kính đeo mắt.
11. (Động) Lấy giống, gây giống (cho thú vật giao hợp). ◎ Như: "phối chủng" lấy giống, "giao phối" gây giống (làm cho giống đực và giống cái của động hoặc thực vật giao hợp).
12. (Động) Điểm, điểm thêm. ◎ Như: "hồng hoa phối lục diệp" hoa hồng điểm thêm lá xanh.
13. (Động) Bù vá chỗ thiếu rách, bổ túc, thay. ◎ Như: "phối khí xa linh kiện" thay đồ phụ tùng xe hơi.
14. (Phó) Thích hợp, xứng đáng. ◎ Như: "bất phối" không xứng đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá nhất kiện y thường dã chỉ phối tha xuyên, biệt nhân xuyên liễu, thật tại bất phối" 穿, 穿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Bộ áo đó chỉ cô ấy mặc mới xứng, người khác mặc vào, thật là không đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Đôi lứa. Vợ chồng gọi là phối ngẫu (cũng viết là ), vợ cả gọi là nguyên phối , vợ kế gọi là kế phối , gọi vợ người khác thì gọi là đức phối , v.v..
② Phối hưởng, đem người khác mà cúng phụ với người vẫn thờ cúng gọi là phối hưởng .
③ Xứng đáng, xử trí sự vật khiến cho đâu ra đấy gọi là phối. Như cắt phu làm việc gọi là khoa phối ; bị tội đi đày gọi là thích phối đều là theo cái ý châm chước nặng nhẹ để phân phối đi cả. Vì thế nên tục nói sự không xứng đáng là bất phối .
④ Bù vá chỗ thiếu rách cũng gọi là phối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kết duyên, sánh đôi, kết đôi, kết hợp, kết hôn: Kết duyên, kết hôn;
② Lấy giống, gây giống, giao phối, phủ: Cho ngựa lấy giống (nhảy đực); Chim chóc giao phối vào mùa xuân;
③ Pha, pha chế, bào chế: Pha màu; Bào chế thuốc;
④ Thay: Thay đồ phụ tùng ô-tô;
⑤ Xứng đáng: Xứng đáng là người thầy giáo nhân dân; Không xứng đáng;
⑥ Thêm, điểm: Lá xanh điểm thêm hoa hồng;
⑦ Đi đày, đày: Đày đi biên giới xa xôi;
⑧ Phân phối: Họ đem thức ăn phân phối cho (chia cho) người nghèo;
⑨ Làm cho hợp, bằng với: Tôi làm cho chìa khóa vừa với ống khóa;
⑩ (văn) Bù vá chỗ thiếu hoặc rách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành vợ chồng. Thành đôi. Td: Hôn phối — Đày đi xa — Phân chia sắp xếp cho thỏa đáng. Td: Phân phối.

Từ ghép 21

minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mù mịt
2. ngu dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) U ám, tối tăm. ◎ Như: "u minh" u ám.
2. (Tính) Ngu tối. ◎ Như: "minh ngoan bất linh" ngu muội không linh lợi.
3. (Tính) Liên quan tới sự sau khi chết. ◎ Như: "minh thọ" sinh nhật kẻ đã chết, "minh khí" đồ vàng mã chôn theo người chết.
4. (Tính) Cao xa, thăm thẳm, bao la, man mác. ◎ Như: "thương minh" , "hồng minh" cao xa, man mác, mắt không trông thấu.
5. (Phó) Thâm sâu. ◎ Như: "minh tưởng" suy nghĩ thâm trầm. ◇ Liêu trai chí dị : "Quy trai minh tưởng" (Hương Ngọc ) Trở về thư phòng suy nghĩ trầm ngâm.
6. (Động) Cách xa. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhàn cư tam thập tải, Toại dữ trần sự minh" , (Tân sửu tuế thất nguyệt ) Nhàn cư từ ba chục năm, Thành thử đã xa cách với việc đời bụi bặm.
7. (Động) Kết hợp ngầm.
8. (Danh) Địa ngục, âm phủ. ◇ Hậu Hán Thư : "Tê thử hận nhi nhập minh" (Phùng Diễn truyện ) Ôm hận này đến âm phủ.
9. (Danh) Bể, biển. § Cũng như "minh" . ◇ Trang Tử : "Bắc minh hữu ngư, kì danh vi côn" , (Tiêu dao du ) Bể bắc có loài cá, tên nó là côn.
10. (Danh) Họ "Minh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chốn u minh. Chỗ mù mịt không có ánh sáng, như minh trung trong chốn u minh. Tục cho là chỗ người chết ở, vì thế nên ngày sinh nhật kẻ đã chết gọi là minh thọ , đồ mã gọi là minh khí , v.v.
② Ngu tối.
③ Man mác, như thương minh , hồng minh đều là nói chỗ trời cao xa man mác mắt không trông thấu.
④ Nghĩ ngầm, như minh tưởng tưởng ngầm, nghĩ thấu nơi sâu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối tăm, chỗ tối tăm, chốn u minh: Tối tăm tịch mịch;
② Sâu kín, sâu xa, sâu sắc, thâm trầm, ngầm: 【】minh tưởng [míngxiăng] Nghĩ thầm: Vắt óc suy nghĩ thầm;
③ Hồ đồ, ngu tối, ngu đần. 【】minh ngoan [míngwán] (văn) Ngu đần: Ngu đần gàn dở;
④ Âm phủ: Âm phủ, cõi âm;
⑤ (văn) Đêm;
⑥ (văn) Xa và cao, thăm thẳm, bao la, man mác: Trời cao xa man mác;
⑦ [Míng] (Họ) Minh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm — Đêm tối — Đầu óc tối tăm dốt nát — Ngầm kín. » Minh dương đôi ngả chắc rồi « ( Kiều ).

Từ ghép 11

nhẫm
rèn ㄖㄣˋ

nhẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vạt áo
2. cái chiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vạt áo. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ).
2. (Danh) Tay áo.
3. (Danh) Cái chiếu (để nằm).
4. (Danh) Miếng gỗ chêm thân quan tài vào nắp quan tài (ngày xưa).
5. (Động) Sửa cho ngay ngắn, chỉnh lí (khăn áo). ◇ Lưu Hướng : "Nhẫm khâm tắc trửu hiện" (Tân tự ) Sửa vạt áo trước thì khuỷu tay hở ra (ý nói tình cảnh quẫn bách).
6. (Động) Nằm ngủ. ◇ Lễ Kí : "Nhẫm kim cách, tử nhi bất yếm" , (Trung Dung ) Nằm ngủ (mặc) áo giáp sắt, chết không sờn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạt áo.
② Liễm nhẫm lạy (dùng về bên đàn bà).
③ Cái chiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vạt áo: Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt rồi (Luận ngữ);
② Chiếc chiếu nằm thời xưa: Chiếu;
③ Xem [liănrèn] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vạt áo — Ống tay áo — Cái chiếu — Tấm nệm.

Từ ghép 5

khóa
kù ㄎㄨˋ, kuā ㄎㄨㄚ, kuǎ ㄎㄨㄚˇ, kuà ㄎㄨㄚˋ

khóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt qua, bước qua, nhảy qua
2. cưỡi
3. bẹn, háng
4. gác qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bước, cử bộ. ◎ Như: "hướng hữu hoành khóa nhất bộ" hướng đường bên phải bước một bước.
2. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: tục gọi con hơn cha là "khóa táo" .
3. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "khóa mã" cưỡi ngựa. ◇ Lục Du : "Hưng vong câu tạc mộng, Trù trướng khóa lư quy" , (Yết thạch tê miếu ) Hưng vong đều là giấc mộng ngày xưa, Buồn bã cưỡi lừa về.
4. (Động) Thống ngự, chiếm hữu. ◇ Sử Kí : "Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" (Lí Tư truyện ) Đó không phải là cái thuật để thống ngự thiên hạ, khống chế chư hầu vậy.
5. (Động) Kiêm thêm, gồm cả. ◎ Như: "khóa hành" kiêm thêm việc làm. ◇ Tam quốc chí : "Tự Đổng Trác dĩ lai, hào kiệt tịnh khởi, khóa châu liên quận giả bất khả thắng số" , , (Gia Cát Lượng truyện ) Từ Đổng Trác trở đi, hào kiệt cùng nổi dậy, gồm châu đến quận không biết bao nhiêu mà kể.
6. (Động) Gác qua, vắt ngang. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhị thủy hợp nhi tây nam, tắc hựu Quan Âm kiều khóa chi" 西, (Từ hà khách du kí ) Hai sông họp ở tây nam, lại có cầu Quan Âm vắt ngang.
7. (Động) Dắt, đeo, gài. ◇ Thủy hử truyện : "Thạch Tú tróc liễu bao khỏa, khóa liễu giải oản tiêm đao, lai từ Phan công" , , (Đệ Tứ thập ngũ hồi) Thạch Tú xách khăn gói, gài dao nhọn, đến chào Phan công.
8. (Danh) Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông. § Thông "khóa" . ◇ Hán Thư : "Chúng nhục Tín viết: Năng tử, thứ ngã; bất năng, xuất khóa hạ" : , ; , (Hàn Tín truyện ) Bọn chúng làm nhục (Hàn) Tín, nói rằng: Dám chết, thử đâm tao đây; không dám, thì chui qua háng tao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vượt qua. Nhảy qua. Tục gọi con hơn cha là khóa táo .
② Cưỡi. Như khóa mã cưỡi ngựa, ngày xưa gọi kẻ khai vào sổ gian để thi cả hai chỗ là khóa khảo , giữ chân nơi hiểm yếu để chèn cả các nơi gọi là khóa chế .
③ Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông.
④ Gác qua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bước: Bước vào cửa, bước vào nhà;
② Cưỡi: Cưỡi trên mình ngựa. (Ngr) Bắc qua, gác qua, vắt ngang, chạy: Chiếc cầu vắt ngang sông Hồng;
③ Vượt, nhảy, xuyên (qua): Vượt ra ngoài một tỉnh;
④ (văn) Bẹn, háng, trôn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Cưỡi lên — Ngồi xổm.

Từ ghép 2

vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi, hương vị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị (cảm giác nhận biết được nhờ đầu lưỡi). ◎ Như: "ngũ vị" năm vị gồm có: "toan" chua, "điềm" ngọt, "khổ" đắng, "lạt" cay, "hàm" mặn.
2. (Danh) Mùi (cảm giác nhận được biết nhờ mũi). ◎ Như: "hương vị" mùi thơm, "quái vị" mùi lạ, mùi khác thường, "xú vị" mùi thối.
3. (Danh) Ý nghĩa, hứng thú. ◎ Như: "hữu vị" có hứng thú, "thiền vị" mùi thiền, ý thú của đạo thiền. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mãn chỉ hoang đường ngôn, Nhất bả tân toan lệ, Đô vân tác giả si, Thùy giải kì trung vị?" 滿, , , ? (Đệ nhất hồi) Đầy những trang giấy chuyện hoang đường, Một vũng nước mắt chua cay, Đều bảo tác giả ngây, Ai giải được ý nghĩa ở trong đó?
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho thức ăn hoặc thuốc (đông y): món, vị. ◎ Như: "thái ngũ vị" năm món ăn, "dược bát vị" tám vị thuốc.
5. (Danh) Món ăn. ◎ Như: "san trân hải vị" món ăn quý hiếm trên núi dưới biển.
6. (Động) Nếm. ◇ Tuân Tử : "Phi khẩu bất năng vị dã" (Ai Công ) Chẳng phải miệng thì không nếm được.
7. (Động) Nghiền ngẫm, thưởng thức, thấm thía. ◎ Như: "ngoạn vị" thấm thía ý nghĩa, thưởng thức ý vị. ◇ Tam quốc chí : "Vị lãm điển văn" (Dương Hí truyện ) Nghiên cứu xem xét điển văn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi, chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm mùi (ngũ vị ).
② Nếm, xem vật ấy là mùi gì gọi là vị. Cái gì có hứng thú gọi là hữu vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vị: Có vị ngọt;
② Mùi: Mùi thơm; Mùi khét (khê);
③ Thú vị, ý nghĩa: Thú vị; Ý nghĩa sâu xa;
④ Hiểu, thấm thía, ngấm: Thấm thía lời nói của anh ấy;
⑤ Vị (thuốc): Thang thuốc này gồm có 8 vị;
⑥ (văn) Nếm (cho biết vị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nếm được, biết được bằng lưỡi — Điều vui thích, có ý nghĩ hay đẹp do sự vật mang lại. Td: Thú vị.

Từ ghép 40

phú, phúc
fù ㄈㄨˋ

phú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

che, đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lật lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Phúc chu thủy tín dân do thủy" (Quan hải ) Thuyền lật mới tin dân như nước (ý nói nhà cầm vận nước cần được lòng dân ủng hộ). ◇ Trang Tử : "Phúc bôi thủy ư ao đường chi thượng, tắc giới vi chi chu" , (Tiêu dao du ) Lật chén nước lên chỗ trũng trước sân, thì cọng cỏ làm thuyền trên đó được.
2. (Động) Nghiêng đổ. ◎ Như: "tiền xa chi phúc, hậu xa chi giám" cái vết xe trước đổ, là cái gương cho xe sau coi.
3. (Động) Hủy diệt, tiêu diệt. ◎ Như: "toàn quân phúc một" cả cánh quân thua chết hết.
4. (Động) Trở lại, hồi, hoàn. § Cũng như "phúc" . ◎ Như: "phúc tín" viết thư trả lời lại.
5. (Động) Xét kĩ, thẩm sát. ◎ Như: "phúc thí" xét thi lại cho tường, "phúc tra" tra xét lại cho kĩ.
6. (Động) Ẩn tàng, mai phục. ◇ Ngụy thư : "Nãi dạ mật khiển kị phân bộ phúc chư yếu lộ, hữu phạm cấm giả, triếp tróc tống châu" , , (Khốc lại truyện , Lí Hồng Chi truyện ).
7. (Động) Phản, làm trái lại. ◎ Như: "phản phúc vô thường" .
8. (Phó) Lại, trùng. § Cũng như "phức" . ◎ Như: "trùng phúc" .
9. Một âm là "phú". (Động) Che trùm, xõa. ◎ Như: "thiên phú địa tải" trời che đất chở, "điểu phú dực chi" chim xõa cánh ấp.

Từ điển Thiều Chửu

① Lật lại, kẻ nào hay giở giáo gọi là kẻ phản phúc vô thường .
② Nghiêng đổ. Như tiền xa chi phúc, hậu xa chi giám cái vết xe trước đổ, là cái gương cho xe sau coi.
③ Thua. Như toàn quân phúc một cả cánh quân thua chết hết.
④ Xét kĩ. Như phúc thí xét thi lại cho tường, phúc tra tra xét lại cho kĩ.
⑤ Lại. Như phúc tín viết thư trả lời lại. Cũng như chữ phúc .
⑥ Một âm là phú. Che trùm, ấp. Như thiên phú địa tải trời che đất chở, điểu phú dực chi chim xõa cánh ấp.
⑦ Phục binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che. Trùm ở trên — Núp vào một chỗ để đánh bất ngờ — Một âm là phúc. Xem phúc.

Từ ghép 13

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lật lại
2. đổ, dốc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lật lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Phúc chu thủy tín dân do thủy" (Quan hải ) Thuyền lật mới tin dân như nước (ý nói nhà cầm vận nước cần được lòng dân ủng hộ). ◇ Trang Tử : "Phúc bôi thủy ư ao đường chi thượng, tắc giới vi chi chu" , (Tiêu dao du ) Lật chén nước lên chỗ trũng trước sân, thì cọng cỏ làm thuyền trên đó được.
2. (Động) Nghiêng đổ. ◎ Như: "tiền xa chi phúc, hậu xa chi giám" cái vết xe trước đổ, là cái gương cho xe sau coi.
3. (Động) Hủy diệt, tiêu diệt. ◎ Như: "toàn quân phúc một" cả cánh quân thua chết hết.
4. (Động) Trở lại, hồi, hoàn. § Cũng như "phúc" . ◎ Như: "phúc tín" viết thư trả lời lại.
5. (Động) Xét kĩ, thẩm sát. ◎ Như: "phúc thí" xét thi lại cho tường, "phúc tra" tra xét lại cho kĩ.
6. (Động) Ẩn tàng, mai phục. ◇ Ngụy thư : "Nãi dạ mật khiển kị phân bộ phúc chư yếu lộ, hữu phạm cấm giả, triếp tróc tống châu" , , (Khốc lại truyện , Lí Hồng Chi truyện ).
7. (Động) Phản, làm trái lại. ◎ Như: "phản phúc vô thường" .
8. (Phó) Lại, trùng. § Cũng như "phức" . ◎ Như: "trùng phúc" .
9. Một âm là "phú". (Động) Che trùm, xõa. ◎ Như: "thiên phú địa tải" trời che đất chở, "điểu phú dực chi" chim xõa cánh ấp.

Từ điển Thiều Chửu

① Lật lại, kẻ nào hay giở giáo gọi là kẻ phản phúc vô thường .
② Nghiêng đổ. Như tiền xa chi phúc, hậu xa chi giám cái vết xe trước đổ, là cái gương cho xe sau coi.
③ Thua. Như toàn quân phúc một cả cánh quân thua chết hết.
④ Xét kĩ. Như phúc thí xét thi lại cho tường, phúc tra tra xét lại cho kĩ.
⑤ Lại. Như phúc tín viết thư trả lời lại. Cũng như chữ phúc .
⑥ Một âm là phú. Che trùm, ấp. Như thiên phú địa tải trời che đất chở, điểu phú dực chi chim xõa cánh ấp.
⑦ Phục binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Che, phủ: Trời che đất chở;
② Đổ, lật, ụp: Thuyền bị lật; Xe trước đổ, xe sau lấy đó làm răn. (Ngb) Lật lọng, tráo trở: tráo trở vô thường;
③ Như [fù] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy lại. Ngược lại. Td: Phản phúc ( tráo trở lật lọng ) — Xem xét kĩ càng — Trả lời — Phúc thủy nan thu. » Thương ôi nước đổ bốc đầy được đâu «. ( Bích Câu ). Nghiêng đổ. Lật úp — Một âm là Phú. Xem Phú.

Từ ghép 12

tàng, tạng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, zàng ㄗㄤˋ

tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa, trữ
2. giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩn núp, giấu: Nó núp sau cánh cửa; Chôn giấu;
② Cất, chứa cất: Cất giữ; Chứa cất vào kho Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất dấu — Cất chứa — Một âm khác là Tạng. Xem Tạng.

Từ ghép 30

tạng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, kho tàng: Kho tàng quý báu;
② Tạng (kinh): Kinh đại tạng;
③ [Zàng] Tây Tạng (gọi tắt): Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng;
④ [Zàng] Dân tộc Tạng: Đồng bào Tạng. Xem [cáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa — Như chưa Tạng — Kinh sách của Phật — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

Từ ghép 7

quật
kū ㄎㄨ

quật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái hang, nhà hầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang, hốc. ◎ Như: "xà quật" hang rắn. ◇ Nguyễn Trãi : "Long Đại kim quan thạch quật kì" (Long Đại nham ) Nay xem ở Long Đại có hang đá kì lạ.
2. (Danh) Chỗ ở đào trong đất (thời cổ). ◇ Lễ Kí : "Tích giả tiên vương vị hữu cung thất, đông tắc cư doanh quật" , (Lễ vận ) Xưa các vua trước chưa có cung thất, mùa đông ở nhà đào trong đất.
3. (Danh) Ổ, sào huyệt (nơi tụ tập lẫn lộn đông người hoặc vật). ◎ Như: "tặc quật" ổ giặc, "đổ quật" ổ cờ bạc. ◇ Vương Thao : "Giả khấu chi loạn, Kim Lăng hãm vi tặc quật" , (Yểu nương tái thế ) Thời loạn giặc cờ đỏ (Hồng Tú Toàn), Kim Lăng bị chiếm làm sào huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hang, cái hang của giống thú ở gọi là quật.
② Lỗ hổng.
③ Nhà hầm.
④ Chỗ chất chứa nhiều vật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lỗ, hang, động: Hang đá;
② Sào huyệt, hang ổ, ổ: Ổ phỉ;
③ (văn) Lỗ hổng;
④ (văn) Nhà hầm;
⑤ (văn) Chỗ chất chứa nhiều đồ vật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hang lỗ — Hang thú ở — Nơi tụ họp.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.