sấn
chén ㄔㄣˊ, chèn ㄔㄣˋ, zhēn ㄓㄣ

sấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đuổi theo
2. nhân tiện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, đi theo. ◎ Như: "sấn bạn" theo bạn bè.
2. (Động) Đuổi theo. ◇ Lương Thư : "Mỗi chúng kị sấn lộc, lộc mã tương loạn, Cảnh Tông ư chúng trung xạ chi" 鹿, 鹿, (Tào Cảnh Tông truyện ) Từng bọn cưỡi ngựa đuổi theo hươu, hươu ngựa rối loạn, Cảnh Tông ở trong bọn bắn vào.
3. (Động) Tìm, kiếm. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ loạn sấn ta vãn phạn cật, tá túc nhất dạ, minh nhật tảo hành" , 宿, (Đệ thất thập tam hồi) Tìm đại chút cơm ăn tối, tá túc một đêm, ngày mai đi sớm.
4. (Động) Thừa dịp, lợi dụng, thừa cơ. ◇ Thủy hử truyện : "Sấn ngũ canh thiên sắc vị minh, thừa thế xuất liễu Tây Hoa môn" , 西 (Đệ thập nhất hồi) Nhân lúc canh năm trời chưa sáng, thừa thế ra khỏi cửa Tây Hoa.
5. (Động) Đáp, ghé (thuyền, tàu). ◎ Như: "sấn thuyền" đáp thuyền.
6. (Động) Chuẩn bị kịp thời. ◇ Tây sương kí 西: "Đáo kinh sư phục thủy thổ, sấn trình đồ tiết ẩm thực, thuận thì tự bảo sủy thân thể" , , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) (Chàng) đi kinh đô hãy tùy theo thủy thổ, lo liệu hành trình tiết chế ăn uống, thuận với thời tiết bảo trọng thân thể. § Nhượng Tống dịch thơ: Vào kinh đường lối khó khăn, Độ đi chớ gắng, cơm ăn cho thường. Nào ai giúp đỡ dọc đường, Liệu mà giữ ngọc gìn vàng cho hay.

Từ điển Thiều Chửu

① Đuổi theo.
② Nhân thế lợi thừa dịp tiện gọi là sấn. Như sấn thuyền nhân tiện ghé thuyền đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhân lúc, trong khi, trong lúc, sẵn dịp: Chén thuốc này anh nên uống trong lúc còn nóng; ! Nhân lúc trời còn sáng, ta đi đi!; Nhân dịp này;
② Đáp, ghé: Đáp thuyền, đáp tàu thủy;
③ (đph) Giàu: Giàu có, nhiều tiền;
④ (văn) Đuổi theo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi đi. Ruồng đuổi — Thừa thế. Td: Sấn thế ( thừa thế mà làm tới ).

Từ ghép 1

hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

thắc
tè ㄊㄜˋ, tēi ㄊㄟ, tuī ㄊㄨㄟ

thắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biến đổi
2. sai lầm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi. ◇ Tô Mạn Thù : "Thiếp tâm chung thủy chi minh, cố bất thắc dã" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Lòng em chung thủy thế nào, vẫn không dời đổi.
2. (Động) Sai lầm. ◇ Dịch Kinh : "Cố nhật nguyệt bất quá, nhi tứ thì bất thắc" , (Dự quái ) Cho nên mặt trời mặt trăng không lầm lẫn mà bốn mùa không sai trật.
3. (Phó) Rất, lắm. § Tục dùng như "thái" , thường dùng trong các từ khúc. ◇ Thủy hử truyện : "Cao thái úy nhĩ thắc độc hại, nhẫm địa khắc bạc" , (Đệ thập nhị hồi) Cao thái úy, mi thật là độc ác, áp bức nghiệt ngã ta đền nông nỗi này.
4. (Tính) Hung ác. ◇ Trần Lâm: "Tứ hành hung thắc" (Vi Viên Thiệu hịch Dự Châu ) Tha hồ hung ác.
5. (Tính) "Thắc thắc" thấp thỏm, nơm nớp. ◇ Phù sanh lục kí : "Tư tâm thắc thắc, như khủng bàng nhân kiến chi giả" , (Khuê phòng kí lạc ) Trong lòng thấp thỏm, như sợ người khác trông thấy vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi.
② Sai lầm. Tục dùng như chữ thái , thường dùng trong các từ khúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sai, sai lầm, sai trái: Sai, sai trái;
② Biến đổi. Xem [tei], [tui].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thắc nhi [teir] (thanh) Phạch, phạch phạch (tiếng chim vỗ cánh). Xem [tè], [tui].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Quá, lắm (dùng như , bộ ): Đường trơn quá; Gió to lắm. Xem [tè], [tei].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai lệch đi. Thay đổi đi — Quá độ.
thân, tín
shēn ㄕㄣ, xìn ㄒㄧㄣˋ

thân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thành thực, lòng thành thực. ◇ Luận Ngữ : "Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã" , (Vi chánh ) Người mà không có đức thành thì không hiểu sao làm nên việc được.
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" tin tức, âm hao, "hung tín" tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" , còn gọi là "tì sương" .
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" tin nhau, "tín dụng" tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" , (Thanh Nga ) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện : "Tín vu thành hạ nhi hoàn" (Tương Công thập bát niên ) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" , (Du Thạch Giác ) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị : "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" , (Tì bà hành ) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" . ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" .

Từ ghép 1

tín

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tin tưởng, tin theo
2. lòng tin, đức tin

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thành thực, lòng thành thực. ◇ Luận Ngữ : "Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã" , (Vi chánh ) Người mà không có đức thành thì không hiểu sao làm nên việc được.
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" tin tức, âm hao, "hung tín" tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" , còn gọi là "tì sương" .
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" tin nhau, "tín dụng" tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" , (Thanh Nga ) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện : "Tín vu thành hạ nhi hoàn" (Tương Công thập bát niên ) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" , (Du Thạch Giác ) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị : "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" , (Tì bà hành ) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" . ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tin, không sai lời hẹn là tín, như trung tín tin thực.
② Không ngờ gì, như tương tín cùng tin nhau, tín dụng tin dùng, tín thí người tin đạo Phật biết đem của bố thí cúng dường.
③ Ngủ trọ đến hai lần gọi là tín.
④ Dấu hiệu để làm tin, như ấn tín , tín phiếu cái vé làm tin về tiền bạc.
⑤ Tin tức, như thư tín cái thư hỏi thăm.
⑥ Tin tức, như phong tín tin gió, sương tín tin sương, nghĩa bóng là tin tức ở ngoài đưa đến.
⑦ Tên thứ đá độc, như thạch tín tức thứ đá ăn chết người, sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thư, thư tín, thư từ: Viết thư; Thư ngỏ;
② Tín, tín nhiệm: Uy tín; Giữ tín nhiệm;
③ Tin, tin cậy, tin tưởng: Anh này không thể tin tưởng được;
④ Giấy ủy nhiệm, vật để làm tin, dấu hiệu để làm tin: Ấn tín (cái dấu đóng để làm tin); Tín phiếu;
⑤ Tín ngưỡng, tin (theo): Tín đồ, con chiên; Theo đạo Phật;
⑥ Tin, tin tức: Việc đó chưa có tin tức gì cả;
⑦ Sự xuất hiện theo từng kỳ đều đặn;
⑧ Buông trôi, tùy tiện, để mặc;
⑦ Nhân ngôn, thạch tín;
⑨ (văn) Thật, thật là, quả (thật): Tử Tích thật là đẹp (Tả truyện Chiêu công nguyên niên); ? Nghe đại vương sắp đánh nước Tống, quả (thật) có việc đó không? (Lã thị Xuân thu: Ái loại);
⑩ [Xìn] (Họ) Tín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật — Đáng tin — Tin là đúng, tin thật — Tin tức. Td: Âm tín.

Từ ghép 67

âm tín 音信ấn tín 印信bán tín bán nghi 半信半疑báo tín 報信báo tín 报信bão trụ tín 抱柱信bằng tín 憑信bất tín 不信bất tín nhiệm 不信任bất tín nhiệm đầu phiếu 不信任投票bình tín 平信bội tín 背信bưu tín 郵信cát tín 吉信đệ tín 遞信gia tín 家信hỉ tín 喜信hung tín 凶信hương tín 鄉信mê tín 迷信minh tín phiến 明信片nguyệt tín 月信nhạn tín 雁信phả tín 叵信phong tín 風信quảng tín 廣信sùng tín 崇信sương tín 霜信tả tín 写信tả tín 寫信tận tín 盡信thạch tín 石信thành tín 誠信thân tín 親信thất tín 失信thủ tín 守信thư tín 书信thư tín 書信tín chỉ 信紙tín chủ 信主tín dụng 信用tín điều 信條tín đồ 信徒tín hiệu 信号tín hiệu 信號tín khẩu 信口tín khẩu hồ thuyết 信口胡說tín lại 信賴tín lại 信赖tín nghĩa 信義tín ngưỡng 信仰tín nhiệm 信任tín nữ 信女tín phong 信封tín phong 信風tín phục 信服tín phụng 信奉tín sai 信差tín tâm 信心tín thủ 信守tín thủy 信水tín tức 信息tín tương 信箱tín vật 信物trung tín 忠信tự tín 自信uy tín 威信
tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. học đi học lại, luyện tập
2. quen

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chim đập cánh nhiều lần học bay.
2. (Động) Học đi học lại. ◎ Như: "giảng tập" , "học tập" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
3. (Động) Biết rõ, hiểu. § Thông "hiểu" . ◇ Quản Tử : "Minh ư trị loạn chi đạo, tập ư nhân sự chi chung thủy giả dã" , (Chánh thế ) Rõ đạo trị loạn, biết sự trước sau của việc đời vậy.
4. (Danh) Sự việc, động tác làm đi làm lại nhiều lần.
5. (Danh) Thói quen. ◎ Như: "cựu tập" thói cũ, "ác tập" tật xấu, "tích tập nan cải" thói quen lâu ngày khó sửa. ◇ Luận Ngữ : "Tính tương cận dã, tập tương viễn dã" , (Dương Hóa ) Bản tính con người gần giống nhau, do tiêm nhiễm thói quen bên ngoài mới khác xa nhau.
6. (Danh) Người thân tín, thân cận. ◇ Lễ Kí : "Hữu quý thích cận tập" (Nguyệt lệnh ) Có người yêu quý thân cận.
7. (Danh) Họ "Tập".
8. (Phó) Quen, thạo, thường. ◎ Như: "tập kiến" thấy quen, thường nhìn thấy, "tập văn" nghe quen.
9. (Tính) Chập hai lần.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đi học lại, như giảng tập , học tập , v.v.
② Quen, thạo. Như tập kiến thấy quen, tập văn nghe quen.
③ Tập quen, phàm cái gì vì tập quen không đổi đi được đều gọi là tập, như tập nhiễm .
④ Chim bay vì vụt.
⑤ Chồng, hai lần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập, ôn tập, luyện tập: Tự học; Tập viết; Học thì thường thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ);
② Thông thạo, quen thuộc, rõ, rành rẽ: Thông thạo việc binh; Không quen bơi lội; Ông chủ biết rõ (rành rẽ) người đó (Sử kí: Phạm Thư Sái Trạch liệt truyện). (Ngr) Thông thường, thường;
③ Tập quen, tập quán, thói quen, quen nết: Thói quen lâu đời; Thói xấu, tật xấu; Hủ tục; Tính tự nhiên của con người vốn gần giống nhau, nhưng vì tập theo thói quen bên ngoài mà dần dần xa cách nhau;
④ (văn) Chim học bay khi mới ra ràng;
⑤ Chồng lên, hai lần;
⑥ [Xí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo điều đã học mà làm ra, mà thi hành. Td: Học tập — Làm nhiều lần cho quen. Td: Luyện tập — Thói quen. Td: Tập quán.

Từ ghép 19

viên, viện
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vin, dựa theo. ◎ Như: "viên lệ" vin lệ cũ.
2. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tả truyện : "Viên phu nhi cổ" (Thành Công nhị niên ) Cầm dùi mà đánh trống.
3. (Động) Dẫn ra, đưa ra. ◇ Quách Phác : "Sự hữu ẩn trệ, viên cứ trưng chi" , (Nhĩ nhã tự ) Việc có uẩn khúc, đưa ra bằng cớ để chứng minh.
4. (Động) Tiến dẫn. ◎ Như: "cử hiền viên năng" đề cử người hiền tài tiến dẫn người có khả năng.
5. Một âm là "viện". (Động) Cứu giúp, cứu trợ. ◎ Như: "viện binh" binh đến cứu giúp. ◇ Mạnh Tử : "Thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo; tẩu nịch, viện chi dĩ thủ" , (Li Lâu thượng ) Thiên hạ chìm đắm, lấy đạo mà cứu giúp; chị dâu bị đuối, lấy tay mà cứu giúp.

Từ điển Thiều Chửu

① Vin, như viên lệ vin lệ cũ.
② Kéo, dắt, như thiên hạ nịch, viên chi dĩ đạo thiên hạ chìm đắm, phải lấy đạo mà kéo dắt lên.
③ Một âm là viện. Cứu giúp, như viện binh binh đến cứu giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dắt, kéo, níu: Dắt tay; Thiên hạ chìm đắm, phải dùng đạo để kéo dắt lên;
② Viện trợ, giúp đỡ: Chi viện;
③ Dẫn, viện dẫn, vin theo; Viện dẫn chứng cứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dắt kéo — Vịn vào — Xem Viện.

Từ ghép 3

viện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bám, víu
2. viện ra, dẫn ra
3. viện trợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vin, dựa theo. ◎ Như: "viên lệ" vin lệ cũ.
2. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tả truyện : "Viên phu nhi cổ" (Thành Công nhị niên ) Cầm dùi mà đánh trống.
3. (Động) Dẫn ra, đưa ra. ◇ Quách Phác : "Sự hữu ẩn trệ, viên cứ trưng chi" , (Nhĩ nhã tự ) Việc có uẩn khúc, đưa ra bằng cớ để chứng minh.
4. (Động) Tiến dẫn. ◎ Như: "cử hiền viên năng" đề cử người hiền tài tiến dẫn người có khả năng.
5. Một âm là "viện". (Động) Cứu giúp, cứu trợ. ◎ Như: "viện binh" binh đến cứu giúp. ◇ Mạnh Tử : "Thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo; tẩu nịch, viện chi dĩ thủ" , (Li Lâu thượng ) Thiên hạ chìm đắm, lấy đạo mà cứu giúp; chị dâu bị đuối, lấy tay mà cứu giúp.

Từ điển Thiều Chửu

① Vin, như viên lệ vin lệ cũ.
② Kéo, dắt, như thiên hạ nịch, viên chi dĩ đạo thiên hạ chìm đắm, phải lấy đạo mà kéo dắt lên.
③ Một âm là viện. Cứu giúp, như viện binh binh đến cứu giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dắt, kéo, níu: Dắt tay; Thiên hạ chìm đắm, phải dùng đạo để kéo dắt lên;
② Viện trợ, giúp đỡ: Chi viện;
③ Dẫn, viện dẫn, vin theo; Viện dẫn chứng cứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Cứu giúp — Một âm là Viên. Xem Viên — Vin vào. Vịn vào ( với nghĩa này, đáng lẽ phải đọc Viên, ta vẫn quen đọc Viện ).

Từ ghép 15

cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cựa (gà, trĩ...). ◇ Hậu Hán Thư : "Thư kê hóa vi hùng, bất minh vô cự" , (Ngũ hành nhất) Gà mái hóa gà trống, (mà) không gáy không có cựa.
2. (Danh) Phiếm chỉ chân. ◇ Trương Giản Chi : "Nam quốc đa giai nhân, Mạc nhược đại đê nữ. Ngọc sàng thúy vũ trướng, Bảo miệt liên hoa cự" , . , (Đại đê khúc ).
3. (Danh) Cột, trụ. § Vì cột trụ cách nhau một khoảng cách nhất định, nên gọi như vậy. ◇ Cựu Đường Thư : "Chu thiết thạch cự thập bát, như bi chi trạng, khứ đàn nhị bộ, kì hạ thạch phụ nhập địa sổ xích" , , , (Lễ nghi chí nhất ).
4. (Động) Cách nhau. ◎ Như: "tương cự tam thốn" cách nhau ba tấc. ◇ Vương An Thạch : "Cự kì viện đông ngũ lí" (Du Bao Thiền Sơn kí ) Cách (thiền) viện đó năm dặm về phía đông.
5. (Động) Chống cự. § Thông "cự" . ◇ Thi Kinh : "Cảm cự đại bang" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Dám chống nước lớn.
6. (Động) Đến, tới. ◇ Thư Kinh : "Dư quyết cửu xuyên, cự tứ hải" , (Ích tắc ) Ta khơi chín sông cho đến bốn bể.
7. (Tính) Lớn. § Thông "cự" . ◎ Như: "cự thạch" đá lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa gà.
② Khoảng cách nhau. Như tương cự tam thốn chỗ cùng cách nhau ba tấc.
③ Chống cự, cùng nghĩa với chữ .
④ Lớn.
⑤ Đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách: Cách nhau không xa; Cách đây ít ngày;
② Khoảng cách: Khoảng cách đều nhau; Khoảng cách giữa hai cây (khóm) lúa hoặc ngô v.v.
③ (động) Cựa gà;
④ (văn) Chống cự (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lớn;
⑥ (văn) Đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cựa gà — Cách xa.

Từ ghép 6

kim
jīn ㄐㄧㄣ, jìn ㄐㄧㄣˋ

kim

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vàng, tiền
2. sao Kim
3. nước Kim

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kim loại. ◎ Như: vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, ngày xưa gọi là "ngũ kim" năm loài kim.
2. (Danh) Vàng. § Tục gọi là "hoàng kim" .
3. (Danh) Tiền. ◎ Như: "hiện kim" tiền mặt.
4. (Danh) Tiếng "kim", một thứ tiếng trong bát âm. ◎ Như: tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim. Ngày xưa thu quân thì khoa chiêng, nên gọi là "minh kim thu quân" .
5. (Danh) Đồ binh, vũ khí như đao, kiếm, giáo, mác, v.v. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tào Tháo lan trụ, đại tát nhất trận, trảm thủ vạn dư cấp, đoạt đắc kì phan, kim cổ mã thất cực đa" , , , , (Đệ nhất hồi ) Tào Tháo đón đánh một trận kịch liệt, chém giết hơn một vạn người, cướp được cờ, trống, ngựa, khí giới rất nhiều.
6. (Danh) Nhà "Kim" (1115-1234), một giống rợ diệt nhà "Bắc Tống" , lấy được vùng Đông tam tỉnh Mông Cổ và phía bắc nước Tàu, truyền mười đời vua, nối đời 120 năm, sau bị nhà "Nguyên" lấy mất.
7. (Danh) Một trong "ngũ hành" . § Cổ nhân thường lấy âm dương ngũ hành giải thích biến hóa của các mùa, mùa thu trong ngũ hành thuộc Kim, nên gọi gió thu là "kim phong" .
8. (Danh) Sao "Kim", nói tắt của "Kim tinh" , một trong tám hành tinh lớn.
9. (Danh) Họ "Kim".
10. (Tính) Có màu vàng. ◎ Như: "kim ngư" cá vàng. ◇ Tiết Đào : "Kim cúc hàn hoa mãn viện hương" 滿 (Cửu nhật ngộ vũ ) Cúc vàng hoa lạnh thơm khắp sân.
11. (Tính) Bền, vững, kiên cố. ◎ Như: "kim thành" thành bền vững như vàng.
12. (Tính) Quý trọng, trân quý. ◎ Như: "kim khẩu" miệng vàng, "kim ngôn" lời vàng, lời của các bậc thánh hiền nói. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi dã yếu bảo trọng kim thể tài thị" (Đệ thập ngũ hồi) Mợ cũng cần phải giữ gìn sức khỏe (thân thể vàng ngọc) mới được.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài kim. Phàm các vật lấy ở các mỏ mà có thể nấu chảy ra và biến hóa được hình chất đi đều gọi là kim. Như vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, ngày xưa gọi là ngũ kim (năm loài kim). Ðó là kể các thứ thường dùng đó thôi, chứ loài kim thì nhiều thứ lắm.
② Vàng. Vàng là một loài quý nhất trong loài kim, nên gọi vàng là kim.
③ Tiền. Ngày xưa cho tiền vàng là có giá trị nhất, nên tiền tệ đều gọi là kim. Tục gọi một lạng bạc là nhất kim .
④ Tiếng kim, một thứ tiếng trong bát âm. Như tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim. Ngày xưa thu quân thì khoa chiêng, nên gọi là minh kim thu quân .
⑤ Ðồ binh. Như cái giáo cái mác đều gọi là kim.
⑥ Sắc vàng, phàm các loài động vật thực vật mà gọi là kim đều là vì sắc nó vàng cả.
⑦ Bền. Như kim thành thành bền như vàng.
⑧ Dùng để nói các bậc tôn quý. Như kim khẩu miệng vàng. Nói về Phật về thần về vua chúa đều dùng chữ kim. Như kim ngôn lời vàng, lời của các bậc thánh hiền nói.
⑨ Nhà Kim (1115-1234), một giống rợ diệt nhà Bắc Tống , lấy được vùng Ðông tam tỉnh Mông Cổ và phía bắc nước Tàu, truyền mười đời vua, nối đời 120 năm, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑩ Sao Kim, một ngôi sao trong tám vì sao hành tinh lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kim, kim loại, kim thuộc: Ngũ kim; Hợp kim;
② Tiền: Tiền mặt; Tiền thưởng;
③ Vàng: Vàng thật; Lá ngọc cành vàng; Mạ vàng;
④ (Có) màu vàng: Cá vàng;
⑤ Tiếng kim (một trong bát âm);
⑥ (văn) Binh khí (như giáo, mác...);
⑦ [Jin] Sao Kim, Kim tinh;
⑧ [Jin] Đời Kim (Trung Quốc 1115–1234);
⑨ [Jin] (Họ) Kim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vàng. Tên thứ kim loại quý màu vàng — Chỉ chung các kim loại — » Mạng kim ở lại cung càn « ( Lục Vân Tiên ) — Một trong Ngũ hành — Một trong Bát âm — Tên một triều đại ở bắc Trung Hoa, từ 1115 tới 1234 sau TL — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 100

á kim 亞金á kim 錏金bạch kim 白金bái kim 拜金bái kim chủ nghĩa 拜金主義bài sa giản kim 排沙簡金bản kim 本金bao kim 包金chuẩn bị kim 准備金chúng khẩu thược kim 眾口鑠金cơ kim 基金cựu kim sơn 舊金山cừu tệ kim tận 裘弊金盡dụng kim 佣金hiện kim 现金hiện kim 現金hoàng kim 黃金hợp kim 合金hưu kim 休金kim âu 金甌kim ba 金波kim bản 金本kim bảng 金榜kim bôi 金杯kim cách 金革kim chi 金枝kim công 金工kim cương 金剛kim diệp 金葉kim dung 金融kim đan 金丹kim điện 金殿kim đồng 金童kim giáp 金甲kim hoàn 金環kim hôn 金婚kim khánh 金磬kim khí 金器kim khố 金庫kim khuê 金閨kim lăng kí 金陵記kim liên 金莲kim linh tử 金鈴子kim linh tử 金铃子kim môn 金門kim ngân 金銀kim ngọc 金玉kim ngôn 金言kim ngư 金魚kim nhân 金人kim nhân giam khẩu 金人緘口kim ô 金烏kim ốc 金屋kim phong 金風kim thạch 金石kim thạch kì duyên 金石奇緣kim thạch ti trúc 金石絲竹kim thân 金身kim thoa 金釵kim thuộc 金屬kim tiền 金錢kim tinh 金星kim trản ngân đài 金盏银台kim trản ngân đài 金盞銀台kim tuyến 金線kim tuyến oa 金線蛙kim tuyến oa 金线蛙kim tự tháp 金字塔kim vân kiều truyện 金雲翹傳lợi kim 利金luyện kim 鍊金mĩ kim 美金miêu kim 描金nê kim 泥金ngũ kim 五金nhất khắc thiên kim 一刻千金nhất tiếu thiên kim 一笑千金nhất tự thiên kim 一字千金niên kim 年金phạt kim 罰金quốc tế hóa tệ cơ kim tổ chức 國際貨幣基金組織quý kim 貴金quyên kim 捐金sa để hoàng kim 沙底黃金sa kim 沙金sa kim 砂金sàng đầu kim tận 牀頭金盡sân kim 嚫金sính kim 聘金tân kim 薪金thiên kim 千金thù kim 酬金thưởng kim 賞金tô kim 租金trữ kim 儲金trữ kim 貯金tử kim 子金uất kim 郁金uất kim 鬱金uất kim hương 鬱金香
do, du, dứu
yóu ㄧㄡˊ

do

giản thể

Từ điển phổ thông

1. con do (giống khỉ)
2. vẫn còn

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "do" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ do .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con do (một loài giống như khỉ, tính hay ngờ vực);
② Như, cũng như, giống như: Chết mà như vẫn sống; Dân theo về với điều nhân, cũng giống như nước chảy xuống chỗ trũng vậy (Mạnh tử).【】do như [yóurú] Như, cũng như, giống như: Cũng như ban ngày;【】do nhược [yóuruò] Như ;【】do chi hồ [yóuzhihu] Như, cũng như: Người không thể rời khỏi đất, cũng như cá không thể rời khỏi nước;
③ Còn, mà còn, vẫn còn: Lời nói vẫn còn bên tai; Còn nhớ rõ ràng; Tùng cúc vẫn còn đó (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); Lúc thần trẻ tuổi, còn chẳng bằng người, nay đã già rồi, không thể làm được gì (Tả truyện).【】do hoặc [yóuhuò] Như ;【】do thả [yóu qiâ] Vẫn, vẫn còn, vẫn là: Quả nhân vẫn còn vui chơi phóng túng không biết dừng, oán tội chồng chất lên trăm họ (Án tử Xuân thu); 【】do thượng [yóu shàng] Vẫn, vẫn còn: ? Quả nhân có ba điều sai lầm lớn, như thế mà vẫn còn trị nước được ư? (Quản tử);
④ Chỉ (biểu thị sự giới hạn): Văn chương kém cỏi không đáng được khắc in, chỉ có thể gởi cho bạn bè xem (Kiếm Nam thi cảo);
⑤ Nếu, nếu như: Nếu có quỷ thần, nhất định sẽ gia tội cho họ (Tả truyện: Tương công thập niên);
⑥ Ngõ hầu;
⑦ Mưu tính (dùng như , bộ );
⑧ Càn bậy (dùng như , bộ );
⑨ Do, bởi (dùng như , bộ );
⑩ Trách, quở trách: Cùng nhau hòa hợp, không quở trách nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tư can);
⑪ Lúc lắc, đung đưa: Ngâm vịnh thì đung đưa, đung đưa thì nhảy múa (Lễ kí: Đàn cung hạ);
⑫ [Yóu] (Họ) Do.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

du

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Du .

dứu

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "do" .
2. Giản thể của chữ .
tức
jí ㄐㄧˊ

tức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tới gần
2. ngay, tức thì
3. chính là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tới, gần. ◎ Như: "khả vọng nhi bất khả tức" có thể trông mà chẳng thể tới gần.
2. (Phó) Thì. § Dùng như "tắc" . ◇ Sử Kí : "Thả tráng sĩ bất tử tắc dĩ, tử tức cử đại danh nhĩ, vương hầu tướng tướng ninh hữu chủng hồ?" , , (Trần Thiệp thế gia ) Vả chăng đã là tráng sĩ, không chết thì thôi, chứ chết thì phải chết cho đại sự, vương hầu, tướng, tướng, há cứ phải là con dòng cháu giống.
3. (Phó) Ngay, liền. ◎ Như: "lê minh tức khởi" sáng sớm dậy ngay, "tức khắc" ngay lập tức, "tức tương" sắp, sẽ... ngay.
4. (Phó) Tức là. ◎ Như: "sắc tức thị không" sắc tức là không, ý nói hai bên như một.
5. (Liên) Dù, lời nói ví thử. ◎ Như: "thiện tức vô thưởng, diệc bất khả bất vi thiện" làm thiện dù chưa được thưởng, cũng không thể không làm thiện.
6. § Ghi chú: Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng là chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sẽ: Sang năm sẽ làm xong. 【】 tức tương [jíjiang] Sắp, sẽ: Sắp hoàn thành nhiệm vụ; Lí tưởng sẽ được thực hiện; ;
② Là, tức là: Xã hội là trường học; Hễ dụng tới là nổ ngay; Sắc tức là không (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh); Việt Thường là Cửu Chân, ở phía nam quận Giao Chỉ (An Nam chí lược);
③ Ngay, liền: Ngay (ngày) hôm nay; Hiện, hiện nay; Thành công ngay trước mắt; Giải quyết ngay tại chỗ; Sáng sớm dậy ngay; Làm thơ ngay trong bữa tiệc; Liền sai ba vạn quân đi giúp Lưu Bị (Tam quốc chí);
④ Nếu, ví như: Nếu không may mà chết thì cũng không có gì ân hận; ? Nếu Tiêu Tướng quốc chết thì cho ai thay? (Sử kí);
⑤ Thì (dùng như , bộ ): Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, hễ chết thì vang danh (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑥ (văn) Ngay tại: Hạng Vũ sáng sớm vào gặp thượng tướng quân Tống Nghĩa, chém đầu Tống Nghĩa ngay tại màn của ông (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ);
⑦ (văn) Dựa vào, dựa theo: Người luận thuật về đạo ở đời này, người thì nói theo điều mình thấy, người thì không thấy gì mà chỉ suy theo ý mình (Tô Thức: Nhật dụ);
⑧ (văn) Dù, cho dù: 使 Mệnh dù chẳng ra sao, cũng có thể khiến cho tâm được yên ổn (Bạch Cư Dị: Vịnh hoài). 【便】 tức tiện [jíbiàn] Như 使 [jíshê]; 【】 tức hoặc [jíhuò] Như 使; 【】 tức lịnh [jílìng] Như 使; 【使】tức sử [jíshê] Dù, dù rằng, dẫu, dù có... chăng nữa: 使 Mai dù mưa tôi cũng đi; Gần gũi, tới gần, đến gần: Chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể đến gần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tức .

Từ ghép 15

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.