thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

cốt
gū ㄍㄨ, gú ㄍㄨˊ, gǔ ㄍㄨˇ

cốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương cốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương. ◎ Như: "kiên giáp cốt" xương bả vai, "tỏa cốt" xương đòn (quai xanh), "quăng cốt" xương cánh tay, "cân cốt" gân và xương.
2. (Danh) Chỉ xác chết, thi cốt. ◇ Cao Bá Quát : "Bích thảo đa tình oanh chiến cốt" (Cảm phú ) Cỏ biếc nặng tình quấn quanh xác lính chết trận. ◇ Đỗ Phủ : "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ) Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết cóng.
3. (Danh) Thân mình, khu thể. ◇ Tống Liêm : "Thì binh hậu tuế cơ, Dân cốt bất tương bảo" , (Đỗ Hoàn Tiểu truyện ).
4. (Danh) Chỉ thịt của gia súc dùng để cúng tế. § Tức là những con "sinh" . ◇ Lễ Kí : "Phàm vi trở giả, dĩ cốt vi chủ. Cốt hữu quý tiện. Ân nhân quý bễ, Chu nhân quý kiên" , . . , (Tế thống ).
5. (Danh) Khung, nan, cốt. ◎ Như: "phiến cốt" nan quạt, "cương cốt thủy nê" xi-măng cốt sắt.
6. (Danh) Chỉ thành phần chủ yếu.
7. (Danh) Rễ cây. ◇ Quản Tử : "Phong sanh mộc dữ cốt" (Tứ thì ).
8. (Danh) Phẩm chất, tính chất. ◇ Lí Ngư : "Cụ tùng bách chi cốt, hiệp đào lí chi tư" , 姿 (Nhàn tình ngẫu kí , Chủng thực , Mộc bổn ).
9. (Danh) Chỉ thật chất, cái lẽ thật bên trong. ◇ Lỗ Tấn : "Cố thử sự chánh diệc vị khả tri, ngã nghi tất cốt nô nhi phu chủ, kì trạng dữ chiến khu đồng" , , (Thư tín tập , Trí đài tĩnh nông ).
10. (Danh) Chỉ khí chất. ◇ Tấn Thư : "Thử nhi hữu kì cốt, khả thí sử đề" , 使 (Hoàn Ôn truyện ).
11. (Danh) Chỉ bổn tính, tính cách. ◎ Như: "ngạo cốt" phong cách kiêu ngạo, "phong cốt" tính cách.
12. (Danh) Chỉ tâm thần, tâm ý. ◇ Giang Yêm : "Sử nhân ý đoạt thần hãi, tâm chiết cốt kinh" 使, (Biệt phú ).
13. (Danh) Chỉ nét chữ cứng cỏi hùng mạnh. ◇ Tô Thức : "Đông Pha bình thì tác tự, cốt sanh nhục, nhục một cốt, vị thường tác thử sấu diệu dã" , , , (Đề tự tác tự ).
14. (Danh) Chỉ đường hướng và khí thế của thơ văn. ◇ Văn tâm điêu long : "Cố luyện ư cốt giả, tích từ tất tinh" , (Phong cốt ).
15. (Danh) Tỉ dụ đáy lòng sâu xa. ◇ Vương Sung : "Dĩ vi tích cổ chi sự, sở ngôn cận thị, tín chi nhập cốt, bất khả tự giải" , , , (Luận hành , Tự kỉ ).
16. (Danh) Tỉ dụ (trong lời nói) hàm ý bất mãn, chế giễu... ◇ Mao Thuẫn : "Lí Ngọc Đình bất minh bạch tha môn đích thoại trung hữu cốt" (Tí dạ , Cửu).
17. (Danh) Khắc (thời giờ). § Dịch âm tiếng Anh: quarter. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu nhân ư nhất thì chi trung, phân tứ cốt, mỗi cốt tam tự, diệc đồng ư thì số" , , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ tứ chương ).
18. (Danh) Họ "Cốt".
19. (Danh) Tức "cốt phẩm chế" . § Chế độ của tộc Tân La ngày xưa, dựa theo huyết thống phân chia đẳng cấp (hoàng thất, quý tộc...).
20. (Giới) Vẫn cứ, vẫn lại. § Dùng như: "hoàn" , "nhưng nhiên" . ◇ Lí Lai Lão : "Tú áp thùy liêm, cốt hữu hứa đa hàn tại" , (Quyện tầm phương , Từ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xương, là một phần cốt yếu trong thân thể người và vật.
② Cái cốt, dùng để làm cái mẫu để đúc nắn các hình đứng đều gọi là cốt.
③ Thứ cốt khắc sâu vào. Giận người không quên gọi là hàm chi thứ cốt .
④ Cứng cỏi. Như kẻ cứ đứng thẳng mà can, không a dua nịnh hót gọi là cốt ngạnh (xương cá).
⑤ Người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương (từ được dùng trong một vài thành ngữ thông tục). Xem [gu], [gư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương: Xương sọ; Xương bả vai; Xương đòn (quai xanh); Xương cánh tay; Xương sườn; Xương mỏ ác; Xương cột sống; Xương quay; Xương trụ; Xương đai hông; Xương cổ tay; Xương bàn tay; Xương ngón tay; Xương cùng; Xương bánh chè; Xương đùi; Xương chày; Xương mác; Xương bàn chân; Xương ngón; Xương đuôi (mu);
② Nan, cốt, khung: Nan quạt; Xi măng cốt sắt;
③ Tinh thần, tính nết, tính cách, cốt cách: Cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trong như tuyết;
④ (văn) Cứng cỏi: Thẳng thắn không a dua;
⑤ (văn) Người chết. Xem [gu], [gú].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】cốt đóa nhi [guduor] (khn) Nụ hoa;
② 【】cốt lục [gulu] Lăn long lóc. Xem [gú], [gư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương — Chỉ sự cứng cỏi — Chính yếu.

Từ ghép 61

bác cốt 髆骨bạch cốt 白骨bài cốt 排骨băng cơ ngọc cốt 冰肌玉骨bộc cốt 暴骨cân cốt 筋骨chẩm cốt 枕骨chỉ cốt 指骨chi cốt 肢骨chùy cốt 椎骨chưởng cốt 掌骨cổ cốt 股骨cốt bồn 骨盆cốt cách 骨格cốt cách 骨骼cốt đóa nhi 骨朵兒cốt đổng 骨董cốt hôi 骨灰cốt khôi 骨灰cốt lập 骨立cốt mạc 骨膜cốt ngạnh 骨鯁cốt nghạch 骨鯁cốt nhục 骨肉cốt nhục tương tàn 骨肉相殘cốt pháp 骨法cốt quan tiết 骨關節cốt sấu như sài 骨瘦如柴cốt tủy 骨髓cốt tử 骨子cốt tướng 骨相cơ cốt 肌骨cùng cốt 窮骨diện cốt 面骨đầu cốt 頭骨hài cốt 骸骨hiếp cốt 脅骨hổ cốt 虎骨kê cốt 雞骨khắc cốt 刻骨khí cốt 氣骨khô cốt 枯骨lặc cốt 肋骨mai cốt 梅骨mao cốt tủng nhiên 毛骨悚然ngọc cốt 玉骨nhan diện cốt 顏面骨nhập cốt 入骨nhuyễn cốt 輭骨ô cốt kê 烏骨雞phàm cốt 凡骨phấn cốt toái thân 粉骨碎身phong cốt 風骨phú cốt 富骨quăng cốt 肱骨quy cốt 歸骨quyền cốt 權骨sấu cốt 瘦骨tiên phong đạo cốt 仙風道骨tiếp cốt 接骨tọa cốt 座骨
tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎ Như: "kì lai hữu tự" sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" chính mình biết lấy, "tự nguyện" chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện : "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí : "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.

Từ ghép 79

ám tự 暗自bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成cố ảnh tự liên 顧影自憐lai tự 來自lai tự 来自siêu tự nhiên 超自然tác pháp tự tễ 作法自斃tự ái 自愛tự ải 自縊tự cao 自高tự cấp 自給tự cấp 自给tự chế 自制tự chủ 自主tự chuyên 自專tự cường 自强tự dĩ vi thị 自以為是tự do 自由tự do mậu dịch 自由貿易tự dụng 自用tự đại 自大tự động 自动tự động 自動tự động xa 自動車tự đương 自當tự giác 自覺tự giác 自觉tự hành 自行tự hành xa 自行車tự hào 自豪tự khí 自棄tự khiêm 自謙tự kỉ 自己tự kỷ 自己tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水tự lập 自立tự lợi 自利tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生tự lượng 自量tự mãn 自满tự mãn 自滿tự nguyện 自愿tự nguyện 自願tự nhiên 自然tự như 自如tự nhược 自若tự phách 自拍tự phát 自发tự phát 自發tự phụ 自負tự phụ 自负tự quyết 自決tự sát 自杀tự sát 自殺tự tại 自在tự tận 自盡tự thị 自恃tự thú 自首tự tiện 自便tự tín 自信tự trầm 自沈tự trị 自治tự trọng 自重tự truyện 自传tự truyện 自傳tự túc 自足tự tử 自死tự tư 自私tự tư tự lợi 自私自利tự ty 自卑tự ủy 自慰tự vẫn 自刎tự vệ 自卫tự vệ 自衛tự xưng 自称tự xưng 自稱tự ý 自意
tiểu
xiǎo ㄒㄧㄠˇ

tiểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhỏ bé

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ, ít, thấp, kém. Đối lại với "đại" . (1) Thể tích, số lượng, lực lượng không lớn. ◎ Như: "tiểu thành" thành nhỏ, "khí tiểu dị doanh" đồ hẹp dễ đầy, "tiểu nhân vật" người thấp kém. ◇ Tuân Tử : "Bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải" , (Khuyến học ) Không tích chứa dòng nhỏ, thì không làm thành sông biển. (2) Ít tuổi. ◎ Như: "niên kỉ tiểu" ít tuổi, tuổi nhỏ. (3) Ở hàng sau hoặc địa vị thấp. ◎ Như: "tiểu quan" quan thấp, "tiểu muội" em gái. (4) Dùng làm khiêm từ, để nói về những thứ thuộc về mình hoặc có liên quan tới mình. ◎ Như: "thứ tiểu dân trực ngôn" xin tha thứ cho người của tôi bộc trực, "tiểu điếm" cửa tiệm của tôi, "tiểu nhi" con trai tôi, cháu nó.
2. (Tính) Đặt trước từ, dùng để xưng hô thân mật với người ít tuổi. ◎ Như: "tiểu Vương" em Vương, "tiểu lão đệ" lão đệ ta.
3. (Danh) Kẻ xấu ác, hại người. ◇ Hán Thư : "Kim đại vương thân cận quần tiểu, tiệm tí tà ác sở tập" , (Cung Toại truyện ) Nay đại vương gần gũi bọn người xấu xa, dần dà tiêm nhiễm thói ác.
4. (Danh) Trẻ nhỏ. ◎ Như: "nhất gia lão tiểu" người lớn trẻ nhỏ trong nhà.
5. (Danh) Nàng hầu, thiếp. ◇ Thang Hiển Tổ : "Thường hữu thú tiểu chi ý" (Mẫu đan đình ) Thường có ý định cưới vợ lẽ.
6. (Động) Khinh thường. ◎ Như: "vị miễn tiểu thị" chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
7. (Phó) Một chút, một lát. ◎ Như: "tiểu trú sổ nhật" ở tạm vài ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ.
② Hẹp hòi, như khí tiểu dị doanh đồ hẹp dễ đầy.
③ Khinh thường, như vị miễn tiểu thị chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
④ Nàng hầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, con, hẹp, tiểu: Nước nhỏ; Vấn đề nhỏ; Sông con; Căn buồng rất nhỏ hẹp; Đồ hẹp dễ đầy; Nó còn nhỏ tuổi; Tiếng nói quá nhỏ;
② Một lát, một thời gian ngắn, khoảnh khắc: Ngồi một lát; Ở một thời gian ngắn;
③ Út: Con út; Em út;
④ Trẻ nhỏ: Người lớn và trẻ nhỏ trong nhà; Bị đám trẻ nhỏ oán giận (Thi Kinh);
⑤ (cũ) Vợ lẽ, nàng hầu;
⑥ (khiêm) Người và vật có quan hệ với mình: Con gái tôi; Em (trai) tôi; Cửa hàng của tôi;
⑦ (văn) Ít: Ít quân địch đã đi (Thanh bại loại sao);
⑧ (văn) Thấp, thấp bé: Gò thấp;
⑨ (văn) Hèn mọn, thấp kém: Giữ lại làm một chức quan thấp kém (Liễu Tôn Nguyên: Đồng Khu Kí truyện);
⑩ (văn) Khéo léo: Tinh xảo;
⑪ (văn) Vụn vặt;
⑫ (văn) Hơi một chút: Chỉ hơi không chú ý một chút (Tô Thức: Giáo chiến thủ sách); Tướng sĩ hơi có lỗi một chút là chém đầu ngay (Tư trị thông giám);
⑬ (văn) Một chút, một lát: Anh khoan hãy đi, để bần đạo nói chuyện với anh một chút (một lát) (Thế thuyết tân ngữ);
⑭ (văn) Với số lượng nhỏ, với quy mô nhỏ: Quân Hung Nô vào với số lượng nhỏ (Sử kí);
⑮ (văn) Coi là nhỏ: Lên núi Thái Sơn mà coi thiên hạ là nhỏ (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Nhẹ nhàng — Tiếng tự xưng khiêm nhường. Td: Tiểu đệ — Chỉ người nhỏ tuổi. Td: Chú tiểu — Đứa nhỏ hầu hạ. Cung oán ngâm khúc: » Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tiểu.

Từ ghép 97

biển tiểu 褊小cực tiểu 極小diệu tiểu 眇小đại đồng tiểu dị 大同小異đại tiểu 大小gia tiểu 家小hệ tiểu 係小kiến tiểu 見小lão tiểu 老小nhược tiểu 弱小quần tiểu 羣小sấu tiểu 瘦小ti tiểu 卑小tiểu bao 小包tiểu báo 小報tiểu báo 小报tiểu biệt 小別tiểu cật 小吃tiểu cẩu 小狗tiểu chú 小註tiểu chước 小酌tiểu công 小功tiểu danh 小名tiểu dân 小民tiểu đăng khoa 小登科tiểu độc lạc phú 小獨樂賦tiểu đồng 小童tiểu gia đình 小家庭tiểu hà 小河tiểu hài 小孩tiểu hàn 小寒tiểu hình 小型tiểu hoàn 小鬟tiểu học 小学tiểu học 小學tiểu huệ 小慧tiểu kết 小結tiểu kết 小结tiểu khán 小看tiểu khâu 小丘tiểu khê 小溪tiểu khí 小气tiểu khí 小氣tiểu khiết 小喫tiểu khoa 小科tiểu kiều 小嬌tiểu kính 小径tiểu kính 小徑tiểu lộ 小路tiểu nguyệt 小月tiểu ngưu 小牛tiểu nhân 小人tiểu nhi 小兒tiểu ốc 小屋tiểu phiến 小販tiểu phiến 小贩tiểu phòng 小房tiểu phụ 小婦tiểu sản 小產tiểu sinh 小生tiểu sinh ý 小生意tiểu số 小數tiểu sự 小事tiểu sử 小史tiểu sửu 小丑tiểu tả 小写tiểu tả 小寫tiểu tâm 小心tiểu tận 小尽tiểu tận 小盡tiểu thanh 小声tiểu thanh 小聲tiểu thì 小时tiểu thì 小時tiểu thiền 小禪tiểu thiếp 小妾tiểu thiệt 小舌tiểu thối 小腿tiểu thời 小时tiểu thời 小時tiểu thuyết 小說tiểu thuyết 小说tiểu thư 小姐tiểu thừa 小乘tiểu thực 小食tiểu tiện 小便tiểu tiền đề 小前提tiểu tiết 小節tiểu tinh 小星tiểu tổ 小組tiểu tổ 小组tiểu truyện 小傳tiểu trường 小腸tiểu tự 小字tiểu tường 小祥tiểu xảo 小巧xuất tiểu cung 出小恭
hướng, hưởng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

hướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hướng, phía
2. hướng vào, nhằm vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngoảnh về, quay về, ngả theo. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về hướng nam, "bắc hướng" ngoảnh về hướng bắc. Ý chí ngả về mặt nào gọi là "chí hướng" , "xu hướng" .
2. (Tính) Xưa kia, cũ, trước. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ (mà về).
3. (Phó) Xưa nay, trước đây, lúc đầu. ◎ Như: "hướng giả" trước ấy, "hướng lai" từ xưa đến nay. ◇ Liêu trai chí dị : "Hướng bất thật cáo, nghi tao thử ách" , (Hương Ngọc ) Trước đây không nói thật, nên mới gặp nạn này.
4. (Giới) Sắp, gần. ◎ Như: "hướng thần" sắp sáng.
5. (Giới) Hướng về, hướng vào, lên. Biểu thị phương hướng hoặc đối tượng của động tác. ◎ Như: "hướng tiền khán" nhìn về phía trước.
6. (Danh) Họ "Hướng".
7. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như nam hướng ngoảnh về hướng nam, bắc hướng ngoảnh về hướng bắc, v.v. Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng , xu hướng , v.v.
② Ngày xưa, như hướng giả trước ấy.
③ Sắp, như hướng thần sắp sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hướng, ngoảnh (về phía): Ngoảnh về phía nam; Nhà này hướng đông; Hướng mũi súng vào kẻ thù;
② Phương hướng: Hướng gió; Lòng người hướng theo;
③ Thiên vị, bênh vực: Bênh lẽ phải chứ không bênh người thân;
④ Lên, vào, về: Báo cáo lên cấp trên; Phát triển vào chiều sâu;
⑤ (văn) Trước nay: Trước nay chưa hề có một tiền lệ như vậy; Trước đây, trước đó, lúc nãy; Trước nay, xưa nay. Cv. ;
⑥ (văn) Sắp: Sắp sáng;
⑦ (văn) Nếu, nếu như: Nếu con lừa đừng trổ tài nghề mình ra, thì con hổ dù mạnh hơn nhưng trong lòng nghi sợ, cuối cùng cũng không dám lấy (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư); Nếu tôi không làm việc phục dịch ấy, thì khốn khổ đã lâu rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); 【】hướng lịnh [xiànglìng] (văn) Như 使 [xiàngshê];【】 hướng nhược [xiàngruò] (văn) Như 使;【使】 hướng sử [xiàngshê] (văn) 使? Nếu biết chiêm nghiệm trước sau, đem gương ra để tự răn mình, thì làm sao bị vùi dập vào tai họa? (Hậu Hán thư);
⑧ (văn) Cửa sổ nhìn về hướng bắc;
⑨ (văn) Xem như, coi như là: Người đời xem tôi như chúng nhân (Cao Thích: Biệt Vi tham quân);
⑩ (văn) Chạy về phía;
⑪[Xiàng] (Họ) Hướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ xoay về phương Bắc — Xoay về. Ngó mặt về — Nghiêng về, thiên về — Lúc trước — Gần đây.

Từ ghép 25

hưởng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).
tố
zuò ㄗㄨㄛˋ

tố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

làm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm (cư xử, trở thành). ◎ Như: "tố nhân" làm người, "tố quan" làm quan.
2. (Động) Tiến hành công việc. ◎ Như: "tố sanh ý" làm ăn sinh sống, "tố sự" làm việc.
3. (Động) Cử hành, làm lễ, tổ chức. ◎ Như: "tố sanh nhật" làm lễ sinh nhật, "tố mãn nguyệt" 滿 ăn mừng đầy tháng (trẻ mới sinh).
4. (Động) Làm ra, chế tạo. ◎ Như: "tố y phục" may quần áo, "tố hài tử" đóng giày.
5. (Động) Giả trang, giả làm. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ đáo lâm thì, chỉ tố khứ tống tang, trương nhân nhãn thác, nã liễu lưỡng khối cốt đầu, hòa giá thập lưỡng ngân tử thu trước, tiện thị cá lão đại kiến chứng" , , , , , 便 (Đệ nhị thập lục hồi) Khi ông đến đó, chỉ làm như tới đưa đám, đúng lúc không ai để ý, dấu lấy hai khúc xương, gói chung với mười lạng bạc này, dành để làm bằng chứng.
6. (Động) Dùng làm. ◇ Vô danh thị : "Đảo chiệp xuân sam tố la phiến thiên" (Hóa lang nhi , Sáo khúc ) Gấp áo xuân dùng làm quạt là.
7. (Động) Đánh, đấu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi khoan hồng đại lượng, ngã khước nhãn lí nhu bất hạ sa tử khứ. Nhượng ngã hòa giá xướng phụ tố nhất hồi, tha tài tri đạo ni" , . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mợ thì khoan hồng đại lượng chứ em không thể để cái gai trước mắt được. Em phải đánh cho con đĩ ấy một phen, nó mới biết tay!
8. (Động) Biểu diễn. ◇ Kim Bình Mai : "Na hí tử hựu tố liễu nhất hồi, ước hữu ngũ canh thì phân, chúng nhân tề khởi thân" , , (Đệ lục thập tam hồi) Tuồng diễn một hồi nữa, tới khoảng canh năm, mọi người mới đứng dậy ra về.

Từ điển Thiều Chửu

① Làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Làm: Đã nói thì phải làm; Dám làm; Làm một cái rương; Làm cha mẹ; Làm diễn viên; Làm bạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm ra. Tạo ra — Làm. Là. Td: Tố nhân ( làm người ).

Từ ghép 7

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

hậu
hòu ㄏㄡˋ

hậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thời gian
2. tình hình, tình trạng
3. khí hậu
4. dò ngóng, thăm dò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rình, dò xét. ◎ Như: "trinh hậu" dò xét. ◇ Sử Kí : "Thái hậu diệc dĩ sử nhân hậu tí, cụ dĩ cáo thái hậu" 使, (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ).
2. (Động) Trực, chờ. ◎ Như: "đẳng hậu" chờ trực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Công khanh giai hậu tống ư hoành môn ngoại" (Đệ bát hồi) Công khanh đều phải đứng trực đưa đón ở ngoài cửa Hoành Môn.
3. (Động) Thăm hỏi, bái vọng, vấn an. ◎ Như: "vấn hậu" thăm hỏi. ◇ Hậu Hán Thư : "Viện thường hữu tật, Lương Tùng lai hậu chi, độc bái sàng hạ, Viện bất đáp" , , , (Mã Viện truyện ).
4. (Động) Hầu hạ, chầu chực, phục thị. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiện khiếu Tử Quyên thuyết: Cô nương tỉnh liễu, tiến lai tứ hậu" 便: , (Đệ nhị thập lục hồi) Liền gọi (a hoàn) Tử Quyên nói: Cô dậy rồi, đi lên hầu.
5. (Động) Xem xét, quan sát. ◇ Hàn Dũ : "Thượng mỗi tiến kiến, hậu nhan sắc, triếp ngôn kì bất khả" , , (Thuận Tông Thật lục nhất ).
6. (Động) Tiếp đón.
7. (Động) Bói, nhìn điềm triệu để đoán tốt xấu. ◎ Như: "chiêm hậu cát hung" .
8. (Động) Thanh toán (phương ngôn). ◎ Như: "hậu trướng" trả sạch nợ. ◇ Lão Xá : "Lí Tam, giá nhi đích trà tiền ngã hậu lạp!" , (Trà quán , Đệ nhất mạc).
9. (Danh) Khí hậu, thời tiết. § Phép nhà lịch cứ năm ngày gọi là một hậu, ba hậu là một khí tiết, vì thế nên tóm gọi tiết trời là "khí hậu" , "tiết hậu" .
10. (Danh) Tình trạng của sự vật, trưng triệu. ◎ Như: "hỏa hậu" thế lửa, "chứng hậu" tình thế chứng bệnh.
11. (Danh) Chức lại nhỏ, lo về kê khai, kiểm sát. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Hà Thang tự Trọng Cung, thường vi môn hậu" , (Thủy kinh chú , Cốc thủy ).
12. (Danh) Quan lại ở vùng biên giới, lo về cảnh báo.
13. (Danh) Quan lại phụ trách việc đón rước tân khách.
14. (Danh) Dịch trạm, dịch quán.
15. (Danh) § Thông "hậu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dò ngóng, như vấn hậu tìm hỏi thăm bạn, trinh hậu dò xét, đều là cái ý nghĩa lặng đợi dò xét cả.
② Chực, như đẳng hậu chờ chực.
③ Khí hậu. Phép nhà lịch cứ năm ngày gọi là một hậu, ba hậu là một khí tiết, vì thế nên tóm gọi thì tiết trời là khí hậu , tiết hậu , v.v.
④ Cái tình trạng của sự vật gì cũng gọi là hậu, như hỏa hậu thế lửa, chứng hậu tình thế, chứng bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đợi, chờ chực: Anh hãy đợi một lúc;
② Thăm, hỏi thăm, thăm hỏi: Gởi lời thăm (hỏi thăm); Hỏi thăm;
③ (Thời) gian, (khí) hậu: Thời gian; Khí hậu;
④ Tình hình, tình hình diễn biến, tình thế: Tình hình diễn biến của bệnh tật; Thế lửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông mong — Thời giờ. Lúc — Tình trạng của sự vật theo thời gian.

Từ ghép 14

tiết, tiệt
jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đốt, đoạn
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đốt, lóng (thực vật). ◎ Như: "tùng tiết" đốt thông, "trúc tiết" đốt tre.
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" đốt xương, "chỉ tiết" đốt ngón tay, "kích tiết" vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" , "vũ thủy" , "kinh trập" , "xuân phân" , v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" , "tình tiết" .
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" tiết thanh minh, "trung thu tiết" ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" lễ nghi. ◇ Luận Ngữ : "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" (Vi Tử ) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" . ◎ Như: "phù tiết" ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh : "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đốt, khớp, lóng: Một đốt (lóng) tre; Đốt ngón tay; Một đốt mía; Khớp xương;
② Nhịp phách: Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): Hai toa xe; Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: Tết Nguyên đán; Ăn tết; Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: Khí tiết; Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem [fújié], 使 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 tiết cốt nhãn [jieguyăn] (đph) Giờ phút quan trọng, mấu chốt: Trong giờ phút quan trọng đó. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mắt, cái mấu tre, đốt tre — Khớp xương — Phần, đoạn của sự việc — Kiềm chế. Giảm bớt. Td: Tiết chế cờ lệnh của vua giao cho quan để thi hành nhiệm vụ được dễ dàng. Ta cũng gọi là cờ tiết — Lòng dạ ngay thẳng, cứng cỏi, không thay đổi. Đoạn trường tân thanh : » Tiết trăm năm nở bỏ đi một ngày «. — Khoảng thời gian theo khí hậu mà chia ra. Đoạn trường tân thanh : » Thanh minh trong tiết tháng ba «. — Ngày lễ tết nhất định trong năm — Sự nhịp nhàng, nhanh chậm của bài nhạc. Td: Tiết điệu — Một âm khác là Tiệt. Xem Tiệt.

Từ ghép 67

âm tiết 音節bách chu chi tiết 柏舟之節bão tiết quân 抱節君bát tiết 八節biến tiết 變節bồ tiết 蒲節chế tiết 制節chi tiết 枝節chửu quan tiết 肘關節cốt quan tiết 骨關節danh tiết 名節đản tiết 誕節điều tiết 調節đinh tự tiết 丁字節đông tiết 冬節giai tiết 佳節hạ tiết 夏節huyền tiết 懸節khí tiết 氣節khuất tiết 屈節kích tiết 擊節lãnh tiết 冷節lệnh tiết 令節phẩm tiết 品節phong tiết 風節phục hoạt tiết 復活節quan tiết 關節quý tiết 季節quỳnh lưu tiết phụ truyện 瓊瑠節婦傳sĩ tiết 士節súc y tiết thực 蓄衣節食sứ tiết 使節sưu tiết 蒐節tận tiết 盡節tế tiết 細節thánh đản tiết 聖誕節thất tiết 失節thì tiết 時節thời tiết 時節thủ tiết 守節tiết chế 節制tiết dục 節欲tiết dục 節育tiết dụng 節用tiết điểm 節點tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tiết giảm 節減tiết hạnh 節行tiết kiệm 節儉tiết liệt 節烈tiết mục 節目tiết nghĩa 節義tiết phụ 節婦tiết tấu 節奏tiết tháo 節操tiểu tiết 小節tình tiết 情節tổn tiết 撙節trinh tiết 貞節trung nguyên tiết 中元節trực tiết 直節tuẫn tiết 殉節tự tiết 字節tử tiết 死節vãn tiết 晚節xuân tiết 春節

tiệt

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao lớn — Một âm là Tiết. Xem Tiết.
chǒu ㄔㄡˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo). ◎ Như: "hình mạo đoản xú" hình dạng thấp bé xấu xí.
2. (Tính) Xấu xa, không tốt. ◎ Như: "xú danh" tiếng xấu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ vi thiên hạ tể, bất bình. Kim tận vương cố vương ư xú địa, nhi vương kì quần thần chư tướng thiện địa" , . , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Nay phong cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt.
3. (Tính) Nhơ nhuốc, ô uế. ◇ Tư Mã Thiên : "Hạnh mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Đạo cư xử không gì nhơ nhuốc bằng làm nhục tổ tiên, sự nhục nhã không gì nặng hơn bị cung hình.
4. (Động) Ghét. ◇ Tả truyện : "Ố trực xú chánh" (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Ghét ngay ghét phải.
5. (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◇ Sử Kí : "Dĩ tu tiên quân tông miếu xã tắc, quả nhân thậm xú chi" , (Ngụy thế gia ) Để tủi cho tông miếu xã tắc của tổ tiên, quả nhân rất hổ thẹn.
6. (Động) Giống như, cùng loại. ◇ Mạnh Tử : "Kim thiên hạ địa xú đức tề" (Công Tôn Sửu hạ ) Nay trong thiên hạ đất giống nhau, đức ngang nhau.
7. (Danh) Sự xấu xa, việc không vinh dự.
8. (Danh) Người xấu xa, đê tiện.
9. (Danh) Hậu môn, lỗ đít động vật. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
10. (Danh) Họ "Xú".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu. Tục dùng làm một tiếng để mắng nhiếc người.
② Xấu hổ. Phàm sự gì bị người ta ghét hay để hổ cho người đều gọi là xú, như xuất xú để xấu, bày cái xấu ra.
③ Xấu xa, như xú tướng hình tướng xấu xa.
④ Giống, như sách Mạnh Tử nói Kim thiên hạ xú đức tề trong thiên hạ bây giờ đức giống như nhau, đức ngang như nhau.
⑤ Tù binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hổ, bẩn thỉu: Tướng mạo xấu; Cô ta trông không xấu;
② (văn) Có thể so sánh, giống: Hiện trong thiên hạ đức giống nhau, đức ngang nhau (Mạnh tử);
③ (văn) Tù binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa ( nói về tính tình ) — Xấu xí ( nói về mặt mũi ) — Hổ thẹn. Xấu hổ — Việc lạ lùng quái dị.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.