khoa
kē ㄎㄜ, kè ㄎㄜˋ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoa, bộ môn
2. xử tội, kết án
3. khoa cử, khoa thi
4. để đầu trần
5. phần trong một vở tuồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bực, đẳng cấp. ◇ Luận Ngữ : "Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã" , , (Bát dật ) Bắn (cốt trúng), không phải là cho lủng da, vì sức người không cùng bực (nghĩa là không phải đọ sức), đạo xưa như vậy.
2. (Danh) Ngành, môn, hạng mục, loại biệt. ◎ Như: "văn khoa" khoa học văn chương, "lí khoa" khoa học triết lí.
3. (Danh) Đơn vị, ban, cục (nói về tổ chức nội bộ của một cơ quan). ◎ Như: "văn thư khoa" cục văn thư, "nhân sự khoa" ban trách nhiệm về nhân sự.
4. (Danh) Phân loại trong sinh vật học. ◎ Như: "miêu khoa" họ mèo, "tang khoa" họ dâu, "hòa bổn khoa" họ hòa bổn.
5. (Danh) Pháp luật, điều mục. ◎ Như: "tác gian phạm khoa" điều mục luật pháp về tội phạm gian.
6. (Danh) Lượng từ: đơn vị thực vật. § Thông "khỏa" . ◇ Trần Dữ Nghĩa : "Thái phố dĩ thiêm tam vạn khoa" (Thu vũ ) Vườn rau đã thêm ba vạn gốc.
7. (Danh) Cái hố. ◇ Mạnh Tử : "Doanh khoa nhi hậu tiến" (Li Lâu hạ ) Đầy cái hố rồi sau chảy đi.
8. (Danh) Thi cử đời xưa chia ra từng "khoa" mà tuyển chọn, ai được trúng cách gọi là "đăng khoa" (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa. ◎ Như: đỗ tiến sĩ gọi là "giáp khoa" , đỗ cử nhân gọi là "ất khoa" .
9. (Danh) Kì thi, khoa thi.
10. (Danh) Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là "khoa bạch" , "khoa" là chỉ về phần cử động, "bạch" là chỉ về phần nói năng. ◇ Tây sương kí 西: "[Hồng thượng vân] Tả tả, ngã quá khứ, nhĩ tại giá lí. [Hồng xao môn khoa]" [], , . [] (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) [Con Hồng nói] Thưa cô, con vào trước, cô hãy đứng đây. [Con Hồng gõ cửa (khoa )].
11. (Động) Xử đoán, xử phạt, buộc tội. ◎ Như: "khoa tội" buộc tội, theo luật định tội.
12. (Động) Cất mũ để đầu trần gọi là "khoa đầu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trình độ, phẩm cách, trong tràng học chia các khoa như văn khoa khoa học văn chương, lí khoa khoa học triết lí, v.v.
② Thứ bực, như xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã (Luận ngữ ) bắn, chủ đích không phải là cho lủng da, vì sức người chẳng cùng bực, phép xưa là như vậy.
③ Hố, như doanh khoa nhi hậu tiến đầy hố mà sau chảy đi.
④ Ðoán, buộc. Như khoa tội sử đoán vào tội, buộc tội, theo luật định tội.
⑤ Khoa học, phàm một học thuật nào có dòng phái có thể thống mà khả dĩ đứng một mình được đều gọi là khoa học .
⑥ Khoa đệ đời xưa chia ra từng khoa mà kén người, ai được trúng cách gọi là đăng khoa (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa, như đỗ tiến sĩ gọi là giáp khoa , đỗ cử nhân gọi là ất khoa . Lại một nghĩa nữa là khoa thi, như khoa giáp tí, khoa bính ngọ, v.v.
⑦ Cây cỏ có một thân cũng gọi là nhất khoa .
⑧ Cất mũ để đầu trần gọi là khoa đầu .
⑨ Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là khoa bạch , khoa là chỉ về phần cử động, bạch là chỉ về phần nói năng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoa, họ, giống, phòng (trong cơ quan): Khoa văn; Khoa mắt; Phòng tài vụ; Họ cá chép; Họ hòa bản;
② (văn) Xử tội, kết án, buộc: Kết án tù; Buộc tội;
③ (văn) Khoa cử, khoa thi;
④ (văn) Để đầu trần: Để đầu trần;
⑤ (văn) Phần trong bản tuồng: Phần cử động và nói năng trong bản tuồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Môn, nghành. Td: Văn khoa, Luật khoa — Kì thi để chọn người tài. Td: Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy ( thơ Trần Tế Xương ) — Gốc cây rỗng ruột — Để trống. Xem Khoa đầu — Cử chỉ điệu bộ của đào kép khi diễn tuồng.

Từ ghép 53

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體
phê
pī ㄆㄧ

phê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bán buôn, bán sỉ
2. phê phán, phê bình

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vả, tát, lấy tay đánh vào mặt người. ◇ Tả truyện : "Ngộ Cừu Mục vu môn, phê nhi sát chi" , (Trang Công thập nhị niên ) Gặp Cừu Mục ở cổng, tát vào mặt rồi giết.
2. (Động) Đụng chạm, công kích. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phê kì nghịch lân tai!" (Yên sách tam ) Định muốn đụng chạm đến cái vảy ngược của họ làm gì!
3. (Động) Bài trừ, diệt trừ. ◇ Sử Kí : "Trị loạn cường binh, phê hoạn chiết nạn" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Trị loạn làm cho quân mạnh, trừ họa hoạn diệt tai nạn.
4. (Động) Phân xử, đoán định, phán quyết phải trái. ◎ Như: "phê bác" bác lời cầu xin.
5. (Động) Phán đoán, bình luận. ◎ Như: "phê bình" .
6. (Động) Bán sỉ, bán hàng hóa theo số lượng nhiều. ◎ Như: "phê phát" bán sỉ.
7. (Động) Chia ra. ◎ Như: "bả tài sản phê thành lưỡng bộ phân" đem tài sản chia ra làm hai phần.
8. (Động) Vót, chẻ ra, cắt thành từng mảnh. ◎ Như: "phê thành bạc phiến" chẻ thành những tấm mỏng.
9. (Danh) Công văn của cấp trên phúc đáp cho cấp dưới. ◇ Tây du kí 西: "Mĩ Hầu Vương thụy lí kiến lưỡng nhân nã nhất trương phê văn, thượng hữu Tôn Ngộ Không tam tự" , (Đệ tam hồi) Trong mơ, Mĩ Hầu Vương thấy hai người cầm một tờ công văn, trên có ba chữ "Tôn Ngộ Không".
10. (Danh) Lời bình trên văn kiện, sách vở. ◎ Như: "mi phê" lời bình ghi bên lề.
11. (Danh) Lượng từ: tốp, đợt, loạt, nhóm. ◎ Như: "nhất phê lữ khách" một tốp lữ khách.

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lấy tay đánh vào mặt người gọi là phê.
② Phân xử, phán quyết phải trái cho biết gọi là phê. Như phê bình ý đoán thế nào là phải là trái rồi ghi lời bàn vào đấy, phê bác phê chữ để bác lời của kẻ cầu gì hay chê văn chương chỗ nào hỏng, v.v.
③ Có một việc công gì khởi lên cũng gọi là nhất phê . Số vật nhiều mà chia ra từng món để đưa dần đi cũng gọi là phê. Như đệ nhất phê món thứ nhất, đệ nhị phê món thứ hai, v.v. Vì thế nên bán đồ mà chia từng lô một gọi là phê phát .
④ Vót, chẻ ra từng mảnh mỏng cũng gọi là phê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Vả, tát: Tát (vả) vào mặt nó;
② Phê, chấm: Phê mấy lời vào bài; Chấm điểm bài vở; Báo cáo đã được phê chuẩn rồi; Tự phê (bình);
③ Phê phán: Phê phán tư tưởng bảo thủ;
④ Tốp, loạt: Sản xuất hàng loạt; Một tốp người; Hàng loạt công nhân;
⑤ (văn) Vót, chẻ (ra từng mảnh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Chống lại — Bày tỏ cho người khác biết. Td: Bút phê ( viết ra ý kiến của mình ) — Ta còn hiểu là viết sự quyết định của mình ra — Phê nghịch lân : Nghĩa là vuốt ngược vảy rồng. Hàn phi truyện: » Rồng là vật có thể vuốt ve cho quen mà cỡi được, nhưng dưới cổ họng có cái vảy ngược nếu động chạm phải sẽ chết với nó. Ông vua cũng có vảy ngược như thế, mấy người đã dám vuốt. Nên ai can vua thì gọi là vuốt ngược vảy rồng «. » Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê «. ( Nhị độ mai ).

Từ ghép 15

tọa
zuò ㄗㄨㄛˋ

tọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngồi, ngồi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi. ◎ Như: "tọa tại y tử thượng" ngồi trên ghế dựa, "các tọa kì sở" ai ngồi vào chỗ nấy.
2. (Động) Ở lại, cư lưu, đình lưu. ◇ Quy Trang : "Phụ tử tọa lữ trung, thảng hoảng lũy nhật, nhân lưu quá tuế" , , (Hoàng Hiếu Tử truyện) Cha con ở lại nhà trọ, thấm thoát ngày lại ngày, thế mà lần lữa qua một năm rồi.
3. (Động) Nằm tại, ở chỗ (nhà cửa, núi non, ruộng đất). ◎ Như: "tọa lạc" .
4. (Động) Đi, đáp (xe, tàu, v.v.). ◎ Như: "tọa xa" đi xe, "tọa thuyền" đáp thuyền.
5. (Động) Xử đoán, buộc tội. ◎ Như: "tọa tử" buộc tội chết, "phản tọa" buộc tội lại.
6. (Động) Vi, phạm. ◎ Như: "tọa pháp đáng tử" phạm pháp đáng chết.
7. (Động) Giữ vững, kiên thủ. ◎ Như: "tọa trấn" trấn giữ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng tọa trấn Trung Nguyên, phú quý dĩ cực, hà cố tham tâm bất túc, hựu lai xâm ngã Giang Nam" , , , (Đệ lục thập nhất hồi) Thừa tướng trấn giữ Trung Nguyên, phú quý đến thế là cùng, cớ sao lòng tham không đáy, lại muốn xâm phạm Giang Nam tôi?
8. (Động) Đặt nồi soong lên bếp lửa. Cũng chỉ nấu nướng. ◇ Lão Xá : "Nhị Xuân, tiên tọa điểm khai thủy" , (Long tu câu , Đệ nhất mạc) Nhị Xuân, trước hết nhóm lửa đun nước.
9. (Động) Giật lùi, lún, nghiêng, xiêu. ◎ Như: "giá phòng tử hướng hậu tọa liễu" ngôi nhà này nghiêng về phía sau.
10. (Giới) Nhân vì, vì thế. ◎ Như: "tọa thử thất bại" vì thế mà thất bại. ◇ Đỗ Mục : "Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa" , (San hành ) Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai.
11. (Tính) Tự dưng, vô cớ. ◎ Như: "tọa hưởng kì thành" ngồi không hưởng lộc, ngồi mát ăn bát vàng.
12. (Phó) Ngay khi, vừa lúc. ◇ Lâm Bô : "Tây Thôn độ khẩu nhân yên vãn, Tọa kiến ngư chu lưỡng lưỡng quy" 西, (Dịch tòng sư san đình ) Ở núi Tây Thôn (Hàng Châu) người qua bến nước khi khói chiều lên, Vừa lúc thấy thuyền đánh cá song song trở về.
13. (Phó) Bèn, thì, mới. § Dùng như: "toại" , "nãi" . ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng tâm nhất nhân khứ, Tọa giác Trường An không" , (Biệt Nguyên Cửu hậu vịnh sở hoài ) Một người đồng tâm đi khỏi, Mới hay Trường An không còn ai cả.
14. (Phó) Dần dần, sắp sửa. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thanh xuân tọa nam di, Bạch nhật hốt tây nặc" , 西 (Họa đỗ lân đài nguyên chí xuân tình ) Xuân xanh sắp dời sang nam, Mặt trời sáng vụt ẩn về tây.
15. (Phó) Hãy, hãy thế. § Dùng như: "liêu" , "thả" . ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Tài tử thừa thì lai sính vọng, Quần công hạ nhật tọa tiêu ưu" , (Đăng An Dương thành lâu ) Bậc tài tử thừa dịp đến ngắm nhìn ra xa, Các ông ngày rảnh hãy trừ bỏ hết lo phiền.
16. (Phó) Đặc biệt, phi thường. ◇ Trương Cửu Linh : "Thùy tri lâm tê giả, Văn phong tọa tương duyệt" , (Cảm ngộ ) Ai ngờ người ở ẩn nơi rừng núi, Nghe thấy phong tiết (thanh cao của hoa lan hoa quế) mà lấy làm thân ái lạ thường.
17. § Thông "tọa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngồi.
② Buộc tội. Tội xử đúng luật không thay đổi được gọi là tọa, như phản tọa buộc tội lại, kẻ vu cáo người vào tội gì, xét ra là oan lại bắt kẻ vu cáo phải chịu tội ấy.
③ Nhân vì.
④ Cố giữ.
⑤ Ðược tự nhiên, không nhọc nhằn gì mà được.
⑥ Cùng nghĩa với chữ tọa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngồi: Ngồi trên ghế; Mời ngồi; Ngồi không yên nữa;
② Đi (xe), đáp: Đi xe hơi; Đáp máy bay đi Hà Nội;
③ Quay lưng về: Ngôi nhà này (quay lưng về bắc) hướng nam;
④ Nghiêng, xiêu: Ngôi nhà này nghiêng về phía sau;
⑤ Đặt: Đặt ấm nước lên bếp;
⑥ (văn) Vì: Vì thế mà thất bại; Vì phạm lỗi trong công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
⑦ Xử tội, buộc tội: Xử tội giết người; Buộc tội lại;
⑧ (văn) Tự nhiên mà được, ngồi không (không phải mất công sức).【】tọa hưởng kì thành [zuò xiăng qíchéng] Ngồi không hưởng lộc, ngồi không hưởng thành quả;
⑨ Như [zuò] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Mắc tội.

Từ ghép 33

giá, giả, hà
jiǎ ㄐㄧㄚˇ, jià ㄐㄧㄚˋ, xiá ㄒㄧㄚˊ

giá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dối trá
2. mượn, vay
3. nghỉ tắm gội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không phải thật, hư ngụy. § Đối lại với "chân" . ◎ Như: "giả phát" tóc giả, "giả diện cụ" mặt nạ.
2. (Liên) Ví phỏng, nếu. ◎ Như: "giả sử" 使 ví như. ◇ Sử Kí : "Giả lệnh Hàn Tín học đạo khiêm nhượng, bất phạt kỉ công, bất căng kì năng, tắc thứ ki tai, ư Hán gia huân khả dĩ bỉ Chu, Triệu, Thái công chi đồ, hậu thế huyết thực hĩ" , , , , , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Giả như Hàn Tín biết học đạo khiêm nhường, chẳng khoe công lao, chẳng hợm tài năng, thì công nghiệp của ông ta đối với nhà Hán có cơ sánh được với công nghiệp Chu Công, Thiệu Công, Thái Công, mà đời đời được hưởng phần huyết thực (nghĩa là được cúng tế).
3. (Động) Mượn, lợi dụng. ◎ Như: "cửu giả bất quy" mượn lâu không trả, "hồ giả hổ uy" cáo mượn oai hùm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần giả đạo ư Chu dĩ phạt Hàn" (Chu sách nhất ) Tần hỏi mượn đường của Chu để đánh Hàn.
4. (Động) Nương tựa.
5. (Động) Đợi.
6. Một âm là "giá". (Danh) Nghỉ (không làm việc trong một thời gian quy định). ◎ Như: "thỉnh giá" xin phép nghỉ, "thưởng giá" thưởng cho nghỉ, "thử giả" nghỉ hè.

Từ điển Thiều Chửu

① Giả, như giả mạo , giả thác , v.v.
② Ví, như giả sử 使 ví khiến. Một âm là giá.
③ Nghỉ tắm gội, vì thế nên xin phép nghỉ gọi là thỉnh giá , thưởng cho nghỉ gọi là thưởng giá , v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng đồ vật mà đút lót cho người — Các âm khác là Giả, Hà. Xem các âm này.

Từ ghép 10

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dối trá
2. mượn, vay
3. nghỉ tắm gội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không phải thật, hư ngụy. § Đối lại với "chân" . ◎ Như: "giả phát" tóc giả, "giả diện cụ" mặt nạ.
2. (Liên) Ví phỏng, nếu. ◎ Như: "giả sử" 使 ví như. ◇ Sử Kí : "Giả lệnh Hàn Tín học đạo khiêm nhượng, bất phạt kỉ công, bất căng kì năng, tắc thứ ki tai, ư Hán gia huân khả dĩ bỉ Chu, Triệu, Thái công chi đồ, hậu thế huyết thực hĩ" , , , , , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Giả như Hàn Tín biết học đạo khiêm nhường, chẳng khoe công lao, chẳng hợm tài năng, thì công nghiệp của ông ta đối với nhà Hán có cơ sánh được với công nghiệp Chu Công, Thiệu Công, Thái Công, mà đời đời được hưởng phần huyết thực (nghĩa là được cúng tế).
3. (Động) Mượn, lợi dụng. ◎ Như: "cửu giả bất quy" mượn lâu không trả, "hồ giả hổ uy" cáo mượn oai hùm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần giả đạo ư Chu dĩ phạt Hàn" (Chu sách nhất ) Tần hỏi mượn đường của Chu để đánh Hàn.
4. (Động) Nương tựa.
5. (Động) Đợi.
6. Một âm là "giá". (Danh) Nghỉ (không làm việc trong một thời gian quy định). ◎ Như: "thỉnh giá" xin phép nghỉ, "thưởng giá" thưởng cho nghỉ, "thử giả" nghỉ hè.

Từ điển Thiều Chửu

① Giả, như giả mạo , giả thác , v.v.
② Ví, như giả sử 使 ví khiến. Một âm là giá.
③ Nghỉ tắm gội, vì thế nên xin phép nghỉ gọi là thỉnh giá , thưởng cho nghỉ gọi là thưởng giá , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nghỉ: Xin phép nghỉ; Nghỉ rét, nghỉ đông: Nghỉ hè. Xem [jiă].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giả: Thật và giả; Tóc giả;
② Nếu, ví phỏng: Nếu như; Nếu như; 使 Nếu như;
③ Mượn, lợi dụng: Mượn lâu không trả. Xem [jià].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như thật mà không phải là thật. Chẳng hạn Giả mạo — Mượn làm — Nghỉ ngơi. Chẳng hạn Giả hạn ( thời hạn nghỉ việc ) — Ví như. Nếu mà. Chẳng hạn Giả sử — Các âm khác là Giá, Hà. Xem các âm này.

Từ ghép 26

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi — Các âm khác là Giá, Giả. Xem các âm này.

Từ ghép 2

bồ, phù
fú ㄈㄨˊ, pú ㄆㄨˊ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nâng đỡ, dìu. ◇ Nguyễn Du : "Phù lão huề ấu di nhập thành" (Trở binh hành ) Dìu già dắt trẻ dời vào trong thành.
2. (Động) Giúp đỡ. ◎ Như: "tế nhược phù bần" giúp đỡ kẻ yếu và người nghèo.
3. (Động) Dựa vào, nhờ vào. ◇ Tân Đường Thư : "Dĩ năng trượng thuận phù nghĩa, an tứ phương dã" , (Đậu Kiến Đức truyện ) Dùng người tài dựa theo nghĩa mà an định bốn phương.
4. (Động) Trị lí, cai quản. ◇ Hán Thư : "Kiến Huỳnh Dương, phù Hà Đông" , (Dực Phụng truyện ).
5. (Động) Chống, dựa. ◇ Giả San : "Thần văn Sơn Đông lại bố chiếu lệnh, dân tuy lão luy long tật, phù trượng nhi vãng thính chi" , , (Chí ngôn ).
6. (Động) Hộ tống. ◎ Như: "phù linh" hộ tống đưa linh cữu đi an táng.
7. (Động) Men theo, noi theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn men theo đường cũ (mà về).
8. (Danh) Một thứ động tác làm lễ vái của phụ nữ (thời xưa).
9. (Danh) Cái thẻ dùng để đánh đầu hồ (thời xưa).
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị chiều dài bằng bốn ngón tay (thời xưa). § Trịnh Huyền chú : "Phô tứ chỉ viết phù" .
11. (Danh) Họ "Phù".
12. (Danh) § Xem "phù tang" .
13. (Danh) § Xem "phù trúc" .
14. Một âm là "bồ". (Động) Bò trên đất (dùng tay mà đi). ◎ Như: "bồ phục" . § Nghĩa như "bồ bặc" .

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nâng đỡ, giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nâng đỡ, dìu. ◇ Nguyễn Du : "Phù lão huề ấu di nhập thành" (Trở binh hành ) Dìu già dắt trẻ dời vào trong thành.
2. (Động) Giúp đỡ. ◎ Như: "tế nhược phù bần" giúp đỡ kẻ yếu và người nghèo.
3. (Động) Dựa vào, nhờ vào. ◇ Tân Đường Thư : "Dĩ năng trượng thuận phù nghĩa, an tứ phương dã" , (Đậu Kiến Đức truyện ) Dùng người tài dựa theo nghĩa mà an định bốn phương.
4. (Động) Trị lí, cai quản. ◇ Hán Thư : "Kiến Huỳnh Dương, phù Hà Đông" , (Dực Phụng truyện ).
5. (Động) Chống, dựa. ◇ Giả San : "Thần văn Sơn Đông lại bố chiếu lệnh, dân tuy lão luy long tật, phù trượng nhi vãng thính chi" , , (Chí ngôn ).
6. (Động) Hộ tống. ◎ Như: "phù linh" hộ tống đưa linh cữu đi an táng.
7. (Động) Men theo, noi theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn men theo đường cũ (mà về).
8. (Danh) Một thứ động tác làm lễ vái của phụ nữ (thời xưa).
9. (Danh) Cái thẻ dùng để đánh đầu hồ (thời xưa).
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị chiều dài bằng bốn ngón tay (thời xưa). § Trịnh Huyền chú : "Phô tứ chỉ viết phù" .
11. (Danh) Họ "Phù".
12. (Danh) § Xem "phù tang" .
13. (Danh) § Xem "phù trúc" .
14. Một âm là "bồ". (Động) Bò trên đất (dùng tay mà đi). ◎ Như: "bồ phục" . § Nghĩa như "bồ bặc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp đỡ.
② Nâng đỡ. Nâng cho đứng dậy được gọi là phù. Vật gì sinh đôi liền nhau cũng gọi là phù, như phù tang cây dâu sinh đôi, phù trúc cây trúc sinh đôi.
③ Cái thẻ dùng để đánh đầu hồ.
④ Bên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vịn, dìu: Dìu già dắt trẻ; Vịn lan can;
② Đỡ: Y tá đỡ người bệnh dậy cho uống thuốc;
③ Cứu giúp, giúp đỡ: Cứu khốn phò nguy; Trừ quân cường bạo, giúp kẻ yếu hèn;
④ (văn) Cái thẻ để chơi trò đầu hồ (thời xưa);
⑤ (văn) Bên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ.

Từ ghép 19

ưng
yīng ㄧㄥ

ưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngực
2. chịu, đương lấy
3. đánh
4. cương ngựa, đai ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngực, trong lòng, nội tâm. ◎ Như: "nghĩa phẫn điền ưng" căm phẫn chất đầy trong lòng. ◇ Lí Bạch : "Dĩ thủ phủ ưng tọa trường thán" (Thục đạo nan ) Lấy tay đấm ngực ngồi than dài.
2. (Danh) Cương ngựa, đai ngựa. § Thông "anh" . ◇ Thi Kinh : "Hổ sướng lũ ưng" (Tần phong , Tiểu nhung ) Bao đựng cung bằng da cọp, dây cương ngựa trạm trổ.
3. (Động) Nhận lấy. ◇ Ban Cố : "Ưng vạn quốc chi cống trân" (Đông đô phú ) Nhận đồ triều cống quý báu của muôn nước.
4. (Động) Gánh vác, đảm đương. ◎ Như: "mậu ưng tước vị" lầm mà gánh vác lấy ngôi tước (khiêm từ, ý nói không xứng đáng).
5. (Động) Đánh. ◎ Như: "nhung địch thị ưng" rợ mọi phải đánh dẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngực. Khâm phục ai như ôm vào lòng gọi là phục ưng .
② Chịu, đương lấy. Như mậu ưng tước vị lầm đương lấy ngôi tước, lời nói tự nhún mình đảm đương lấy ngôi tước này là vua lầm cho, chứ thực ra thì tài mình không đáng.
③ Ðánh, như nhung địch thị ưng rợ mọi phải đánh, ý nói rợ mọi phải đánh đuổi đi không cho xâm lấn vào trong nước.
④ Cương ngựa, đai ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngực, (đầy) lòng: Đầy lòng căm phẫn;
② Được, bị, chịu, đương lấy: Bị trừng trị; Lầm đương lấy tước vị (ý nói không xứng đáng nhận được tước vị vua ban, nghĩa là bất tài);
③ (văn) Đánh: Đánh các giống mọi rợ;
④ (văn) Đai ngựa, cương ngựa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ngực — Cong mình xuống. Cúi mình — Đánh đập trừng phạt — Dùng như chữ Ưng .
phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.