tiện lợi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiện lợi

Từ điển trích dẫn

1. Nhanh nhẹn, mẫn tiệp, linh hoạt. ◇ Tuân Tử : "Biện thuyết thí dụ, tề cấp tiện lợi, nhi bất thuận lễ nghĩa, vị chi gian thuyết" , 便, , (Phi thập nhị tử ) Biện thuyết thí dụ, đầy đủ nhanh nhẹn, mà không thuận lễ nghĩa, gọi là thuyết gian xảo.
2. Thông minh, linh lợi. ◇ Liêu trai chí dị : "Quần hỉ Châu Nhi phục sanh, hựu gia chi tuệ hiệt tiện lợi, húynh dị nẵng tích" , 便, (Châu Nhi ) Mọi người mừng Châu Nhi đã sống lại, lại còn thêm khôn ngoan thông minh khác hẳn ngày trước.
3. Có lợi, thuận lợi.
4. Làm cho có lợi, làm cho thuận lợi.
5. Quen, quen thuộc. ◇ Đái Thực : "Nam nhân am hải đạo giả dã, ư chu tiếp phi bất tiện lợi, do gian trở như thử, huống Bắc nhân hồ?" , 便, , (Thử phác , Phòng hải ) Người phương Nam thành thạo đường biển, đối với thuyền bè không phải là không quen thuộc, còn khó khăn trắc trở như thế, huống chi là người phương Bắc?
6. Bài tiết cứt đái.
7. Cứt đái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dễ dàng và vô ích.
tiền, tiễn
qián ㄑㄧㄢˊ

tiền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trước (phía). ◎ Như: "tiền môn" cổng trước. ◇ Lí Bạch : "Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương" , (Tĩnh dạ tư ) Trước giường ánh trăng sáng, Ngỡ là sương trên mặt đất.
2. (Tính) Trước (theo thứ tự). ◎ Như: "tiền biên" quyển trước, "tiền tam danh" tên ba người đầu.
3. (Tính) Xưa, trước (theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại). ◎ Như: "tiền hiền" người hiền trước, "tiền bối" lớp người đi trước. ◇ Sử Kí : "Thái sử công viết dẫn Giả Nghị "Quá Tần luận" vân: Tiền sự chi bất vong, hậu sự chi sư dã" : , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Thái sử công dẫn lời Giả Nghị trong "Quá Tần luận" nói rằng: Việc đời trước không quên, (là) tấm gương cho việc đời sau.
4. (Tính) Trong tương lai. ◎ Như: "tiền trình" bước đường tương lai, "tiền đồ" chặng đường sắp đến, sự nghiệp trong tương lai
5. (Động) Tiến lên. ◎ Như: "phấn vãng trực tiền" gắng gỏi bước lên trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước, như đình tiền trước sân.
② Cái trước, như tiền biên quyển trước.
③ Sớm trước, như tiền hiền người hiền trước. Kẻ làm nên trước mình gọi là tiền bối .
④ Tiến lên, như phấn vãng trực tiền gắng gỏi bước lên trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: Người trước tiến lên, người sau nối bước;
② Xưa, trước: Trước kia, ngày xưa;
③... kia: Hôm kia;
④ Tiến lên: Dũng mãnh tiến lên;
⑤ Trước, cách đây (đặt sau cụm từ chỉ thời gian): 5 năm (về) trước, cách đây 5 năm, trước đây 5 năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phía trước. Td: Tiền hô hậu ủng — Lúc trước. Thành ngữ: Tiền chủ hậu khách — Tiến tới trước.

Từ ghép 69

bạt tiền kiển hậu 跋前蹇後chi tiền 之前chiêm tiền cố hậu 瞻前顧後dĩ tiền 以前diện tiền 面前đại tiền đề 大前提đại tiền đề 大前題đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編không tiền 空前môn tiền 門前mục tiền 目前ngọ tiền 午前ngự tiền 御前nhãn tiền 眼前nhật tiền 日前phật tiền 佛前phục đạo tiền triệt 復蹈前轍sản tiền 產前sàng tiền bồ bặc 牀前匍匐sinh tiền 生前tại tiền 在前thanh hiên tiền hậu tập 清軒前後集tiền bối 前輩tiền bối 前辈tiền cảnh 前景tiền diện 前面tiền diện 前靣tiền duyên 前緣tiền đạo 前導tiền đề 前提tiền đề 前題tiền định 前定tiền đồ 前途tiền hậu 前後tiền hậu thi tập 前後詩集tiền kính 前鏡tiền lệ 前例tiền lê 前黎tiền lí 前李tiền lộ 前路tiền ngạch 前額tiền ngạch 前额tiền ngôn 前言tiền nhân 前人tiền nhân 前因tiền nhiệm 前任tiền niên 前年tiền oan 前冤tiền phong 前鋒tiền phu 前夫tiền sử 前史tiền thân 前身tiền thế 前世tiền thiên 前天tiền tịch 前夕tiên tiền 先前tiền tiến 前進tiền triệt 前轍tiền triều 前朝tiền trình 前程tiền vận 前運tiểu tiền đề 小前提tòng tiền 从前tòng tiền 從前trận tiền 陣前trướng tiền 帳前vô tiền 無前xa tiền 車前xa tiền 车前

tiễn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt cho bằng — Màu đen nhạt — Một âm là Tiền. Xem Tiền.
quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

giản thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ ghép 10

quán

giản thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hoành, hành
héng ㄏㄥˊ

hoành

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cán cân.
2. (Danh) Cái đòn ngang xe. ◇ Luận Ngữ : "Tại dư, tắc kiến kì ỷ ư hành dã" 輿, (Vệ Linh Công ) Khi nggồi xe, thì thấy lời dạy đó tựa trên đòn ngang (ý nói không bao giờ xao lãng lời mới dạy của Khổng Tử).
3. (Danh) Chỗ trên mi mắt. ◎ Như: "hu hành nhi ngữ" cau mày mà nói.
4. (Danh) Dụng cụ để xem thiên văn ngày xưa.
5. (Danh) Ngôi sao ở giữa chòm Bắc đẩu.
6. (Danh) Cột cạnh hành lang trên lầu.
7. (Danh) Tên gọi tắt của "Hành San" , một núi trong "Ngũ Nhạc" .
8. (Danh) Họ "Hành".
9. (Động) Cân nhắc (để biết nặng nhẹ), khảo lượng. ◎ Như: "quyền hành" cân nhắc.
10. (Động) Chống lại. ◇ Sử Kí : "Quốc hữu đạo, tức thuận mệnh; quốc vô đạo, tức hành mệnh" , ; , (Quản Yến truyện ) Nước có đạo, thì tuân theo mệnh; nước không có đạo, thì chống lại mệnh.
11. Một âm là "hoành". (Tính) Ngang. § Thông "hoành" . ◇ Thi Kinh : "Hoành môn chi hạ, Khả dĩ tê trì" , (Trần phong , Hoành môn ) Dưới cửa gỗ bắc ngang (thô sơ bỉ lậu), Có thể an nhàn nghỉ ngơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cân.
② Cân nhắc, cân đồ xem được bao cân lạng gọi là hành. Vì thế nên làm việc mà biết cân nhắc gọi là quyền hành .
③ Cái đòn ngang xe.
④ Trên mi mắt, như hu hành nhi ngữ trừng mắt mà nói.
⑤ Cái đồ để xem thiên văn.
⑥ Cột bên lầu.
⑦ Ngôi sao giữa vì sao bắc đẩu.
⑧ Một âm là hoành cùng nghĩa với chữ hoành .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cân, đòn cân;
② Cân.【】hành khí [héngqì] Cân, dụng cụ đo trọng lượng;
③ Cân nhắc;
④ (văn) Như (bộ );
⑤ (văn) Đòn ngang xe;
⑥ (văn) Trên mi mắt: Trừng mắt mà nói;
⑦ (văn) Dụng cụ xem thiên văn thời xưa;
⑧ (văn) Cột bên lầu;
⑨ (văn) Ngôi sao giữa của chòm sao Bắc đẩu;
⑩ [Héng] (Họ) Hoành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cột thanh gỗ ngang giữa hai sừng trâu, để trâu không thể chọi nhau được — Thanh gỗ ngang, làm tay vịn ở đầu xe thời cổ — Cái cân — Đúng, ngay thẳng, ngang bằng — Cũng dùng như chữ Hoành — Cũng đọc Hành.

Từ ghép 8

hành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái cân
2. cân đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cán cân.
2. (Danh) Cái đòn ngang xe. ◇ Luận Ngữ : "Tại dư, tắc kiến kì ỷ ư hành dã" 輿, (Vệ Linh Công ) Khi nggồi xe, thì thấy lời dạy đó tựa trên đòn ngang (ý nói không bao giờ xao lãng lời mới dạy của Khổng Tử).
3. (Danh) Chỗ trên mi mắt. ◎ Như: "hu hành nhi ngữ" cau mày mà nói.
4. (Danh) Dụng cụ để xem thiên văn ngày xưa.
5. (Danh) Ngôi sao ở giữa chòm Bắc đẩu.
6. (Danh) Cột cạnh hành lang trên lầu.
7. (Danh) Tên gọi tắt của "Hành San" , một núi trong "Ngũ Nhạc" .
8. (Danh) Họ "Hành".
9. (Động) Cân nhắc (để biết nặng nhẹ), khảo lượng. ◎ Như: "quyền hành" cân nhắc.
10. (Động) Chống lại. ◇ Sử Kí : "Quốc hữu đạo, tức thuận mệnh; quốc vô đạo, tức hành mệnh" , ; , (Quản Yến truyện ) Nước có đạo, thì tuân theo mệnh; nước không có đạo, thì chống lại mệnh.
11. Một âm là "hoành". (Tính) Ngang. § Thông "hoành" . ◇ Thi Kinh : "Hoành môn chi hạ, Khả dĩ tê trì" , (Trần phong , Hoành môn ) Dưới cửa gỗ bắc ngang (thô sơ bỉ lậu), Có thể an nhàn nghỉ ngơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cân.
② Cân nhắc, cân đồ xem được bao cân lạng gọi là hành. Vì thế nên làm việc mà biết cân nhắc gọi là quyền hành .
③ Cái đòn ngang xe.
④ Trên mi mắt, như hu hành nhi ngữ trừng mắt mà nói.
⑤ Cái đồ để xem thiên văn.
⑥ Cột bên lầu.
⑦ Ngôi sao giữa vì sao bắc đẩu.
⑧ Một âm là hoành cùng nghĩa với chữ hoành .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cân, đòn cân;
② Cân.【】hành khí [héngqì] Cân, dụng cụ đo trọng lượng;
③ Cân nhắc;
④ (văn) Như (bộ );
⑤ (văn) Đòn ngang xe;
⑥ (văn) Trên mi mắt: Trừng mắt mà nói;
⑦ (văn) Dụng cụ xem thiên văn thời xưa;
⑧ (văn) Cột bên lầu;
⑨ (văn) Ngôi sao giữa của chòm sao Bắc đẩu;
⑩ [Héng] (Họ) Hoành.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Học sinh, môn đồ. ☆ Tương tự: "môn sanh" , "học sanh" .
2. Phiếm chỉ người tuổi nhỏ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. Tiếng hòa thượng, đạo sĩ tự xưng. ◇ Tây du kí 西: "Đệ tử nãi Đông Thổ Đại Giá hạ sai lai, thướng Tây Thiên bái hoạt Phật cầu kinh đích" , 西 (Đệ tam thập lục hồi) Đệ tử ở Đông Thổ được vua nước Đại Đường sai đi đến Tây Thiên bái Phật thỉnh kinh.
4. Kĩ nữ. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Am nội ni cô, tính Vương danh Thủ Trưởng, tha nguyên thị cá thu tâm đích đệ tử" , , (Nhàn Vân am Nguyễn Tam Thường oan trái ) Ni cô trong am, họ Vương tên Thủ Trưởng, vốn là kĩ nữ hoàn lương.
5. Tiếng tự xưng của tín đồ tông giáo. ◎ Như: "đệ tử Lí Đại Minh tại thử khấu đầu thướng hương, kì cầu toàn gia đại tiểu bình an" , đệ tử là Lí Đại Minh tại đây cúi đầu lạy dâng hương, cầu xin cho cả nhà lớn nhỏ được bình an.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò — Con em, chỉ người nhỏ tuổi.
nãi, ái
nǎi ㄋㄞˇ

nãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bèn (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Là: Thất bại là mẹ thành công; Con gái Lã công là Lã hậu (Sử kí); Thiên hạ là thiên hạ của người trong thiên hạ, chứ không phải thiên hạ của một người (Hán thư);
② Bởi vậy, nên, bèn, rồi, thì: Bởi núi cao ngất, nên phải nghỉ chốc lát ở lưng núi; Bàng Quyên tự biết trí cùng binh bại, nên (bèn) lấy dao tự cắt cổ chết (Sử kí); Cắn đứt cổ họng nó, ăn hết thịt nó, rồi bỏ đi (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
③ Mới, thì mới (chỉ kết quả của một hay những điều kiện đã hội đủ): Chỉ có khiêm tốn mới có tiến bộ; Tính (ông ta) có thể ăn nhiều, mỗi bữa ăn phải đến ba thưng (cơm) mới no (Ngụy thư); Có trông thấy ngà voi thì mới biết voi lớn hơn bò (Hoài Nam tử); Biết rõ địa hình và thiên thời thì mới có thể thắng trọn vẹn được (Tôn tử: Địa hình thiên); Than ôi! Kẻ sĩ có cùng khốn rồi mới thấy được tiết nghĩa (Hàn Dũ);
④ (Nay, bây giờ, đến giờ) mới... (biểu thị một động tác hoặc tình huống sau này mới được thực hiện hoặc xảy ra): Ta tìm người quân tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Quốc ngữ); Quả nhân nghe nói về phu tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Án tử Xuân thu);
⑤ Chỉ, chỉ có: Người thắng trong thiên hạ rất nhiều, nhưng làm nên nghiệp bá thì chỉ có năm (Lã thị Xuân thu); Đến thời vua Thang, chư hầu có tới ba ngàn. Đời nay, nhìn về hướng nam mà xưng là vua chư hầu, chỉ có hai mươi bốn người (Chiến quốc sách);
⑥ Mới, vừa mới, mới vừa: Con chim mới vừa đi khỏi, thì ông Hậu Tắc đã khóc (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân); Ông ta vừa mới mở miệng ra thì cây chủy thủ (dao găm) đã vùi vào tới bụng rồi (Tân thư); Các bậc đế vương thời xưa, khi mới sinh thái tử thì cử hành nghi lễ (Đại đới lễ kí);
⑦ Lại, lại là, thì ra lại là: Các tướng đều mừng, mọi người đều tự cho là đã có được đại tướng. Đến khi họ đến ra mắt đại tướng, thì ra (người đó) lại là Hàn Tín (Sử kí: Hoài Âm Hầu liệt truyện); Khi hỏi nay là đời nào, thì lại không biết có đời Hán, và không nói gì đến triều Ngụy, triều Tấn (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑧ Há, sao lại: ? Ý của Cao hoàng đế, sao lại dám không nghe? (Hán thư); Thế thì kẻ sĩ đã nói trước đây, há chẳng phải là kẻ sĩ hay sao? (Công Tôn Long tử);
⑨ Lại, mà lại (biểu thị ý ngược lại): Ông ta có thể như thế, nhưng tôi (thì) lại không thể thế được (Hàn Dũ: Nguyên hủy); Không thấy Tử Sung, lại thấy một đứa trẻ giảo quyệt (Thi Kinh); Cái tình li biệt tuy giống nhau, nhưng lí do li biệt lại có hàng vạn kiểu khác nhau (Giang Văn Thông tập: Biệt phú);
⑩ Còn, mà còn (cho biết sự việc như thế mà còn như thế, huống gì..., dùng như ): ? Chính sự bất bình, còn đánh phạt bốn nước (= các nước chư hầu ở bốn phương còn phải bị đánh phạt), huống gì là hai người? (Tân tự);
⑪ Lại, và lại, mà lại, lại còn, mà còn (dùng như các liên từ ): Không chỉ Nhiếp Chính có tài năng, mà chị của ông ta còn là một liệt nữ nữa (Chiến quốc sách); Như thế không chỉ là vô thuật, mà còn vô hạnh nữa (Hàn Phi tử);
⑫ Hay là: ?(Nhiều năm mùa màng thất bát...) có phải là do chính sự và việc làm của ta có chỗ sai sót lầm lỗi? Hay là tại đạo trời có chỗ không thuận, địa lợi có chỗ không đạt, nhân sự phần nhiều bất hòa, và quỷ thần bị bỏ phế không cúng tế? (Hán thư: Văn đế kỉ);
⑬ Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nếu các ngươi rời bỏ cương vị để đuổi theo mà không chịu báo cáo, thì các ngươi sẽ chịu hình phạt thường (Thượng thư: Phí thệ);
⑭ Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu, giúp cho thanh vận được hài hòa: Sửa bờ ruộng, chỉnh cương giới, tích lương thực, sửa kho chứa (Thi Kinh: Đại nhã, Công Lưu);
⑮ Của anh, của nhà ngươi, của các ngươi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, ở sở hữu cách): Ngươi hãy chớ quên tâm chí của cha ngươi (Âu Dương Tu: Linh Quan truyện tự); Các bậc tiên vương đời trước cùng với các bậc cha ông của các ngươi đều vui khổ có nhau (Thượng thư: Bàn Canh thượng);
⑯ Anh, các anh, ngươi, các ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, làm chủ ngữ): Tấm lòng và việc làm của ta, chỉ có nhà ngươi biết (Thượng thư: Khang cáo); ? Nay tôi muốn phát binh đi đánh, ông có thể theo tôi được không? (Hán thư: Địch Nghĩa truyện);
⑰ Nó, ông ấy, họ, bọn họ (đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, ở sở hữu cách): Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ (Lã thị Xuân thu: Thượng nông); Thử hỏi con nhà ai, mà cha nó mang đao (Lí Hạ thi tập: Cảm phúng);
⑱ Đây, này, như thế (biểu thị sự cận chỉ, thay cho sự vật hoặc tình huống, dùng như ): Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời (Thượng thư: Vô dật); ? Trời sao lại can dự vào những việc này? (Lưu Vũ Tích: Thiên luận thượng); ! Ông đừng bảo như thế (Trang tử: Đức sung phù);

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Là. Ấy là. Bài Văn sách Lấy chồng cho đáng tấm chồng của Lê Quý Đôn có câu: » Chân lấm tay bùn, chàng nông nãi vũ phu chi cục kịch « — Bèn. Rồi thì. Tiếng dùng để nối các mệnh đề — Ngươi. Mày ( đại danh từ ngôi thứ 2 ).

Từ ghép 4

ái

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .
tức
jí ㄐㄧˊ

tức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tới gần
2. ngay, tức thì
3. chính là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tới, gần. ◎ Như: "khả vọng nhi bất khả tức" có thể trông mà chẳng thể tới gần.
2. (Phó) Thì. § Dùng như "tắc" . ◇ Sử Kí : "Thả tráng sĩ bất tử tắc dĩ, tử tức cử đại danh nhĩ, vương hầu tướng tướng ninh hữu chủng hồ?" , , (Trần Thiệp thế gia ) Vả chăng đã là tráng sĩ, không chết thì thôi, chứ chết thì phải chết cho đại sự, vương hầu, tướng, tướng, há cứ phải là con dòng cháu giống.
3. (Phó) Ngay, liền. ◎ Như: "lê minh tức khởi" sáng sớm dậy ngay, "tức khắc" ngay lập tức, "tức tương" sắp, sẽ... ngay.
4. (Phó) Tức là. ◎ Như: "sắc tức thị không" sắc tức là không, ý nói hai bên như một.
5. (Liên) Dù, lời nói ví thử. ◎ Như: "thiện tức vô thưởng, diệc bất khả bất vi thiện" làm thiện dù chưa được thưởng, cũng không thể không làm thiện.
6. § Ghi chú: Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng là chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sẽ: Sang năm sẽ làm xong. 【】 tức tương [jíjiang] Sắp, sẽ: Sắp hoàn thành nhiệm vụ; Lí tưởng sẽ được thực hiện; ;
② Là, tức là: Xã hội là trường học; Hễ dụng tới là nổ ngay; Sắc tức là không (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh); Việt Thường là Cửu Chân, ở phía nam quận Giao Chỉ (An Nam chí lược);
③ Ngay, liền: Ngay (ngày) hôm nay; Hiện, hiện nay; Thành công ngay trước mắt; Giải quyết ngay tại chỗ; Sáng sớm dậy ngay; Làm thơ ngay trong bữa tiệc; Liền sai ba vạn quân đi giúp Lưu Bị (Tam quốc chí);
④ Nếu, ví như: Nếu không may mà chết thì cũng không có gì ân hận; ? Nếu Tiêu Tướng quốc chết thì cho ai thay? (Sử kí);
⑤ Thì (dùng như , bộ ): Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, hễ chết thì vang danh (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑥ (văn) Ngay tại: Hạng Vũ sáng sớm vào gặp thượng tướng quân Tống Nghĩa, chém đầu Tống Nghĩa ngay tại màn của ông (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ);
⑦ (văn) Dựa vào, dựa theo: Người luận thuật về đạo ở đời này, người thì nói theo điều mình thấy, người thì không thấy gì mà chỉ suy theo ý mình (Tô Thức: Nhật dụ);
⑧ (văn) Dù, cho dù: 使 Mệnh dù chẳng ra sao, cũng có thể khiến cho tâm được yên ổn (Bạch Cư Dị: Vịnh hoài). 【便】 tức tiện [jíbiàn] Như 使 [jíshê]; 【】 tức hoặc [jíhuò] Như 使; 【】 tức lịnh [jílìng] Như 使; 【使】tức sử [jíshê] Dù, dù rằng, dẫu, dù có... chăng nữa: 使 Mai dù mưa tôi cũng đi; Gần gũi, tới gần, đến gần: Chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể đến gần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tức .

Từ ghép 15

tháp, đáp
dā ㄉㄚ, tà ㄊㄚˋ

tháp

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rờ mó — Dùng giấy mực mà phóng chữ ở bia đá.

đáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phụ vào
2. treo lên
3. để lẫn lộn
4. áo ngắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi (xe, thuyền, máy bay, ...), đáp đi. ◎ Như: "đáp xa" ngồi xe, "đáp thuyền" theo thuyền mà đi.
2. (Động) Dựng, gác, bắc. ◎ Như: "đáp kiều" bắc cầu, "đáp trướng bằng" dựng rạp.
3. (Động) Khoác, vắt, treo. ◇ Lâm Bô : "Bộ xuyên tăng kính xuất, Kiên đáp đạo y quy" 穿, (Hồ san tiểu ẩn ) Bước chân xuyên qua lối sư ra, Vai khoác áo đạo về.
4. (Động) Đắp lên, che lại. ◎ Như: "tha thân thượng đáp trứ nhất điều mao thảm" trên mình đắp một tấm chăn chiên.
5. (Động) Nối liền, liên tiếp. ◎ Như: "lưỡng điều điện tuyến dĩ đáp thượng liễu" hai sợi dây điện nối liền với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tài yếu đáp ngôn, dã sấn thế nhi thủ cá tiếu" , (Đệ tam thập hồi) Muốn tiếp lời, châm vào cho buồn cười.
6. (Động) Móc, dẫn, lôi kéo. ◎ Như: "câu đáp" dẫn dụ. ◇ Thủy hử truyện : "Khô thảo lí thư xuất lưỡng bả nạo câu, chánh bả Thời Thiên nhất nạo câu đáp trụ" , (Đệ tứ thập lục hồi) Trong đám cỏ khô, hai cái câu liêm tung ra móc lấy Thời Thiên lôi đi.
7. (Động) Tham dự, gia nhập. ◎ Như: "đáp hỏa" nhập bọn.
8. (Động) Trộn lẫn, phối hợp. ◎ Như: "lưỡng chủng dược đáp trước phục dụng" hai thứ thuốc trộn với nhau mà uống.
9. (Động) Đè xuống, ấn. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "Lưỡng biên đáp liễu thủ ấn" (Khoái chủy Lí Thúy Liên kí ) Hai bên (tờ thư) đè tay xuống in dấu tay.
10. (Danh) Áo ngắn. ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung" (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó.
11. (Danh) Họ "Đáp".
12. § Thông "tháp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ vào, đáp đi, như đáp xa đạp xe đi, đáp thuyền đáp thuyền đi, v.v.
② Treo lên, vắt lên.
③ Ðể lẫn lộn.
④ Cái áo ngắn.
⑤ Cùng nghĩa với chữ tháp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắc, dựng, làm: Bắc cầu; Bắc giàn, dựng rạp, làm lều; Chim làm tổ trên cây;
② Khiêng, khênh, nhấc, nhắc: Khiêng cáng, cáng thương; Nhấc cái bàn lên;
③ Vắt, treo lên, đắp lên, phủ, khoác: 竿 Vắt quần áo lên sào phơi; Trên mình đắp (khoác) một tấm chăn chiên;
④ Thêm, góp thêm, nhập lại, ăn khớp: Thêm cả món tiền này cũng không đủ; Hai sợi dây điện đã nhập một; Câu trước không ăn khớp với câu sau;
⑤ Đáp, đi, ngồi: Đáp máy bay; Đi xe ca, đi xe đò; Tàu (thuyền) chở hàng không chở hành khách;
⑥ Để lẫn lộn, trộn lẫn, kèm theo: Trộn (lẫn) thức ăn tinh với thức ăn thô cho gia súc ăn;
⑦ (văn) Như .

Từ ghép 5

từ
cí ㄘˊ, sì ㄙˋ

từ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. miếu thờ thần, nhà thờ
2. cúng tế

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ tế mùa xuân.
2. (Danh) Miếu, đền thờ. ◇ Viên Khang : "Việt Vương Câu Tiễn kí đắc bình Ngô, xuân tế tam giang, thu tế ngũ hồ, nhân dĩ kì thì vi chi lập từ, thùy chi lai thế, truyền chi vạn tải" , , , , , (Việt tuyệt thư , Đức tự ngoại truyện kí ).
3. (Danh) Gọi tắt của "từ lộc" 祿. § Tên chức quan đời Tống: Đại thần bãi chức, lo việc quản lí cung quan đạo giáo, không có chức sự, chỉ mượn tên hưởng bổng lộc.
4. (Động) Cúng tế. ◇ Thư Kinh : "Duy nguyên tự thập hữu nhị nguyệt Ất Sửu, Y Duẫn từ vu tiên vương" , (Y huấn ) Vào năm thứ nhất tháng mười hai Ất Sửu, Y Doãn cúng tế tiên vương.
5. (Động) Làm lễ cúng tế báo tạ thần minh (sau khi cầu phúc, được thần minh đáp ứng). ◇ Chu Lễ : "Đại tai, cập chấp sự đảo từ vu thượng hạ thần kì" , (Xuân quan , Tiểu tông bá ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðền thờ, nhà thờ.
② Cúng tế.
③ Tế xuân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đền thờ, nhà thờ họ. 【】từ đường [cítáng] (cũ) a. Từ đường, nhà thờ tổ tiên; b. Đền thờ (kẻ có công đức hoặc quỷ thần);
② (văn) Cúng tế;
③ (văn) Tế xuân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Miếu thờ thần — Cuộc cúng tế vào mùa xuân.

Từ ghép 8

nhập
rù ㄖㄨˋ

nhập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vào trong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vào. Đối lại với "xuất" ra. ◎ Như: "nhập nội" vào bên trong, "nhập cảnh" vào khu vực, vào nước (được phép, có hộ chiếu).
2. (Động) Thu, được. ◎ Như: "nhập khoản" thu tiền.
3. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "nhập điệu" 調 hợp điệu, "nhập cách" hợp thể thức, "nhập thì" hợp thời, "nhập tình nhập lí" hợp tình hợp lí.
4. (Động) Tham gia, tham dự. ◎ Như: "nhập hội" tham gia vào hội, "nhập học" đi học, "nhập ngũ" vào quân đội.
5. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "nhập dạ" đến lúc đêm, "nhập đông" đến mùa đông.
6. (Động) Chìm, lặn. ◎ Như: "nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức" , mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ.
7. (Động) Thấm sâu, thấu. ◎ Như: "nhập vị" có thú vị, thấm mùi vị, "nhập cốt" thấu xương, sâu xa cực độ, "nhập mê" say mê.
8. (Động) Dùng vào, buộc vào. ◎ Như: "nhập thủ" bắt tay làm việc, "cố nhập" buộc tội vào, "sát nhập" thu nộp vào, đem chỗ này nộp cho chỗ kia.
9. (Danh) Tiếng "nhập". Có bốn âm là "bình thượng khứ nhập" , tiếng ngắn mà gặt là tiếng "nhập".

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, đối lại với chữ xuất ra.
② Dùng vào, buộc vào, như nhập thủ , cố nhập buộc tội vào, sát nhập thu nộp vào. Ðem chỗ nọ nộp cho chỗ kia.
③ Ðược, khoảng tiền thu vào gọi là nhập khoản .
④ Hợp, như nhập điệu 調 hợp điệu, nhập cách hợp cách.
⑤ Tiếng nhập, âm chữ có bốn âm là bình thượng khứ nhập . Tiếng ngắn mà gặt là tiếng nhập.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vào, tham gia: Vào nước người hỏi lệ cấm; Vào hội; Đi vào nề nếp;
② Nộp vào, thu nhập: Thu không đủ chi, thu chi mất thăng bằng;
③ Hợp, thích ứng với: Hợp tình hợp lí; 調 Hợp điệu; Hợp cách;
④ Thanh nhập (một trong bốn âm thanh của tiếng phổ thông Trung Quốc phát ra nhanh và ngắn): Bình thượng khứ nhập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào. Từ ngoài vào trong — Thu nhận. Thu vào — Hợp với. Đúng với — Một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhập.

Từ ghép 71

bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử 不入虎穴焉得虎子bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh tòng khẩu nhập 病從口入châm bất nhập khổng 針不入孔cùng điểu nhập hoài 窮鳥入懷dẫn nhập 引入du nhập 輸入đầu nhập 投入đột nhập 突入gia nhập 加入giới nhập 介入hấp nhập 吸入nhập cách 入格nhập cảng 入港nhập cảnh 入境nhập cống 入貢nhập cốt 入骨nhập diệt 入滅nhập diệu 入妙nhập đạo 入道nhập định 入定nhập gia 入家nhập giang 入江nhập giang tùy khúc 入江隨曲nhập học 入學nhập khẩu 入口nhập khấu 入寇nhập khẩu thuế 入口稅nhập lí 入理nhập liệm 入殮nhập lõa 入夥nhập mê 入迷nhập môn 入門nhập môn 入门nhập ngũ 入伍nhập ngục 入狱nhập ngục 入獄nhập nguyệt 入月nhập nhĩ 入耳nhập quan 入棺nhập quan 入關nhập siêu 入超nhập tâm 入心nhập thất 入室nhập thế 入世nhập thế cục 入世局nhập thủ 入手nhập tịch 入籍nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhập trường 入場nhập xâm 入侵nhật nhập 日入phong nhập 封入quyển nhập 卷入quyển nhập 捲入sáp nhập 插入tẩm nhập 浸入thâm nhập 深入thu nhập 收入ti ti nhập khấu 絲絲入扣tiềm nhập 潛入tiến nhập 進入tịnh nhập 並入tịnh nhập 并入toát diêm nhập hỏa 撮鹽入火xâm nhập 侵入xuất nhập 出入xuất nhập cảng 出入港xuất quỷ nhập thần 出軌入神xuất quỷ nhập thần 出鬼入神

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.