chân, chấn, chẩn
zhēn ㄓㄣ, zhěn ㄓㄣˇ, zhèn ㄓㄣˋ

chân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung, giũ, lắc, khua. ◎ Như: "chấn vũ" giũ cánh, "chấn linh" rung chuông.
2. (Động) Cứu giúp. § Cùng nghĩa với "chẩn" . ◇ Chiến quốc sách : "Chấn khốn cùng, bổ bất túc, thị trợ vương tức kì dân giả dã" , , (Tề sách tứ ) Giúp đỡ những kẻ khốn cùng, thiếu thốn, (như vậy) là giúp vua (Tề) cứu vớt, an ủi nhân dân của nhà vua.
3. (Động) Phấn khởi, làm cho hăng hái. ◎ Như: "chấn tác tinh thần" phấn chấn tinh thần lên.
4. (Động) Chấn chỉnh. ◇ Sử: "Hoàng đế kế tục tu đức chấn binh" (Ngũ đế bổn kí ) Hoàng đế kế tục sửa đức, chấn chỉnh quân đội.
5. (Động) Vang dội, lẫy lừng, rung chuyển. § Thông "chấn" . ◎ Như: "uy chấn thiên hạ" oai lẫy lừng thiên hạ.
6. (Động) Thu nhận. ◇ Trung Dung : "Chấn hà hải nhi bất tiết" Thu nhận cả sông biển mà không tiết lậu.
7. (Động) Thôi, dừng lại. ◇ Trang Tử : "Vong niên vong nghĩa, chấn ư vô cánh, cố ngụ chư vô cánh" , , (Tề vật luận ) Quên tuổi mình quên thị phi, dừng ở chỗ vô cùng, cho nên gửi mình vào chỗ vô cùng.
8. Một âm là "chân". (Tính) "Chân chân" dày dặn, đông đúc tốt tươi. ◇ Thi Kinh : "Chung tư vũ, Sân sân hề, Nghi nhĩ tử tôn, Chân chân hề" , , , (Chu Nam , Chung tư ) Cánh con giọt sành, Tụ tập đông đảo hề, Thì con cháu mày, Đông đúc hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Cứu giúp, cùng một nghĩa như chữ chẩn .
② Nhấc lên, như chấn tác tinh thần phấn chấn tinh thần lên.
③ Chấn chỉnh.
④ Nhấc, như uy chấn thiên hạ oai nhất thiên hạ.
⑤ Thu nhận.
⑥ Thôi, dùng lại.
⑦ Một âm là chân. Chân chân dày dặn, đông đúc tốt tươi.

Từ điển Trần Văn Chánh

】chân chân [zhenzhen]
① (văn) Rộng lượng;
② Đông đầy.

chấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rung động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rung, giũ, lắc, khua. ◎ Như: "chấn vũ" giũ cánh, "chấn linh" rung chuông.
2. (Động) Cứu giúp. § Cùng nghĩa với "chẩn" . ◇ Chiến quốc sách : "Chấn khốn cùng, bổ bất túc, thị trợ vương tức kì dân giả dã" , , (Tề sách tứ ) Giúp đỡ những kẻ khốn cùng, thiếu thốn, (như vậy) là giúp vua (Tề) cứu vớt, an ủi nhân dân của nhà vua.
3. (Động) Phấn khởi, làm cho hăng hái. ◎ Như: "chấn tác tinh thần" phấn chấn tinh thần lên.
4. (Động) Chấn chỉnh. ◇ Sử: "Hoàng đế kế tục tu đức chấn binh" (Ngũ đế bổn kí ) Hoàng đế kế tục sửa đức, chấn chỉnh quân đội.
5. (Động) Vang dội, lẫy lừng, rung chuyển. § Thông "chấn" . ◎ Như: "uy chấn thiên hạ" oai lẫy lừng thiên hạ.
6. (Động) Thu nhận. ◇ Trung Dung : "Chấn hà hải nhi bất tiết" Thu nhận cả sông biển mà không tiết lậu.
7. (Động) Thôi, dừng lại. ◇ Trang Tử : "Vong niên vong nghĩa, chấn ư vô cánh, cố ngụ chư vô cánh" , , (Tề vật luận ) Quên tuổi mình quên thị phi, dừng ở chỗ vô cùng, cho nên gửi mình vào chỗ vô cùng.
8. Một âm là "chân". (Tính) "Chân chân" dày dặn, đông đúc tốt tươi. ◇ Thi Kinh : "Chung tư vũ, Sân sân hề, Nghi nhĩ tử tôn, Chân chân hề" , , , (Chu Nam , Chung tư ) Cánh con giọt sành, Tụ tập đông đảo hề, Thì con cháu mày, Đông đúc hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Cứu giúp, cùng một nghĩa như chữ chẩn .
② Nhấc lên, như chấn tác tinh thần phấn chấn tinh thần lên.
③ Chấn chỉnh.
④ Nhấc, như uy chấn thiên hạ oai nhất thiên hạ.
⑤ Thu nhận.
⑥ Thôi, dùng lại.
⑦ Một âm là chân. Chân chân dày dặn, đông đúc tốt tươi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lắc, rung, giũ: Lắc chuông; Rung (vỗ) cánh; Giũ áo;
② Phấn khởi: Sĩ khí nhờ đó càng tăng, quân thanh nhờ đó hết sức phấn khởi (Bình Ngô đại cáo);
③ Gây chấn động, làm rung chuyển, lẫy lừng: Uy làm rung chuyển thiên hạ;
④ Lập lại trật tự, chấn chỉnh;
⑤ (văn) Cứu tế, cứu giúp: Phân tán lương thực của nhà để cứu giúp người nghèo đói (Hậu Hán thư);
⑥ (văn) Cứu vãn;
⑦ (văn) Thu nhận;
⑧ (văn) Thôi, dừng lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rung động — Vẻ phấn khởi — Phủi bụi — Sắp đặt lại cho ngay ngắn, chẳng hạn Chấn chỉnh — Sợ hãi — Cứu giúp, chẳng hạn Chấn cùng ( cứu giúp người bần cùng ) — Dùng như chữ Chấn — Dùng như chữ Chấn .

Từ ghép 8

chẩn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Chẩn — Một âm khác là Chấn.
đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử: "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mặt trời
2. dương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trời. ◎ Như: "triêu dương" mặt trời ban mai, "dương quang" ánh sáng mặt trời.
2. (Danh) Hướng nam. ◇ Tả truyện : "Thiên tử đương dương" (Văn Công tứ niên ) Vua ngồi xoay về hướng nam.
3. (Danh) Chiều nước về phía bắc. ◎ Như: "Hán dương" phía bắc sông Hán. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Quán thủy chi dương hữu khê yên, đông lưu nhập ư Tiêu thủy" , (Ngu khê thi tự ) Ở phía bắc sông Quán có một khe nưóc chảy qua hướng đông rồi nhập vào sông Tiêu.
4. (Danh) Mặt núi phía nam. ◎ Như: "Hành dương" phía nam núi Hành. ◇ Sử: "Thiên sanh Long Môn, canh mục Hà San chi dương" , (Thái sử công tự tự ) (Tư Mã) Thiên sinh ở Long Môn, làm ruộng chăn nuôi ở phía nam núi Hà Sơn.
5. (Danh) Cõi đời đang sống, nhân gian. ◎ Như: "dương thế" cõi đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh vương lập mệnh tống hoàn dương giới" (Tịch Phương Bình ) Diêm vương lập tức hạ lệnh đưa về dương gian.
6. (Danh) Họ "Dương".
7. (Phó) Tỏ ra bề ngoài, làm giả như. § Thông "dương" . ◎ Như: "dương vi tôn kính" tỏ vẻ tôn kính ngoài mặt.
8. (Tính) Có tính điện dương. Trái lại với "âm" . ◎ Như: "dương điện" điện dương, "dương cực" cực điện dương.
9. (Tính) Tươi sáng. ◇ Lục Cơ : "Thì vô trùng chí, Hoa bất tái dương" , (Đoản ca hành ) Cơ hội chẳng đến hai lần, Hoa không tươi thắm lại.
10. (Tính) Hướng về phía mặt trời. ◇ Đỗ Phủ : "Sấu địa phiên nghi túc, Dương pha khả chủng qua" , (Tần Châu tạp thi ) Đất cằn thì chọn lúa thích hợp, Sườn núi hướng về phía mặt trời có thể trồng dưa.
11. (Tính) Gồ lên, lồi. ◎ Như: "dương khắc" khắc nổi trên mặt.
12. (Tính) Thuộc về đàn ông, thuộc về nam tính. ◎ Như: "dương cụ" dương vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ âm . Xem lại chữ âm .
② Mặt trời. Như sách Mạnh Tử nói Thu dương dĩ bộc chi mặt trời mùa thu rọi xuống cho.
③ Hướng nam. Như thiên tử đương dương vua ngồi xoay về hướng nam.
④ Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như Hán dương phía bắc sông Hán.
⑤ Mặt núi phía nam cũng gọi là dương như Hành dương phía nam núi Hành.
⑥ Tỏ ra. Như dương vi tôn kính ngoài mặt tỏ ra đáng tôn kính.
⑦ Màu tươi, đỏ tươi.
⑧ Cõi dương, cõi đời đang sống.
⑨ Dái đàn ông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dương (trái với âm): Âm dương;
② Thái dương, mặt trời: Mặt trời ban mai; Có mặt trời mùa thu dọi xuống cho nó (Mạnh tử);
③ (văn) Hướng nam, phía nam: Thiên tử ngồi quay về hướng nam;
④ (văn) Hướng bắc, phía bắc: Phía bắc sông Hán;
⑤ (văn) Phía nam núi: Phía nam núi Hành; Vì nó ở phía nam núi Hoa Sơn nên mới gọi nó là động Hoa Sơn (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí);
⑥ Lộ ra ngoài, tỏ ra bên ngoài, bề ngoài, giả vờ, vờ (như , bộ ): Ngoài mặt tỏ ra tôn kính; Nay bề ngoài vờ nói ủng hộ nước Hàn, nhưng thực ra lại ngầm thân với Sở (Sử kí: Hàn thế gia); Giả vờ ngủ.【】dương câu [yáng gou] Rãnh nổi, cống lộ thiên; 【】 dương phụng âm vi [yángféng-yinwéi] Ngoài thì thuận, trong thì chống, trước mặt phục tùng sau lưng chống lại;
⑦ Dương (vật): Dương vật, ngọc hành;
⑧ (văn) Màu đỏ tươi;
⑨ (văn) Cõi dương, cõi đời, dương gian;
⑩ [Yáng] Tên đất thời xưa (thuộc nước Yên đời Xuân thu, ở phía đông huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc);
⑪ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí dương — Mặt trời — Sáng sủa. Ấp áp. Chỉ mùa xuân — Chỉ về cuộc sống, trái với cõi chết — Hòn dái đàn ông. Chỉ về đàn ông.

Từ ghép 44

đoái hoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

chuyển đổi, trao đổi, hoán đổi

Từ điển trích dẫn

1. Hoán đổi thứ tiền này sang thứ tiền khác. ◇ Văn minh tiểu sử : "Mộ Chánh khai xuất tương tử lí đích dương tiền lai, mỗi nhân nã ta, đồng thượng nhai khứ đoái hoán" , , (Đệ tam thập ngũ hồi).
2. Phiếm chỉ giao hoán. ◇ Lí Ngư : "Sanh, đán hợp vi phu phụ, ngoại dữ lão đán phi sung phụ mẫu, tức tác ông cô, thử thường cách dã; nhiên ngộ tình sự biến canh, thế nan nhưng cựu, bất đắc bất thông dung đoái hoán nhi dụng chi" , , , , ; , , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc , Cách cục ).
biên
biān ㄅㄧㄢ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇ Sử: "(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt" (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇ Nguyễn Du : "Hàm Đan thắng tích kiến di biên" (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎ Như: "tiền biên" tập thượng, "hậu biên" tập hạ, "tục biên" quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ "Biên".
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎ Như: "biên liệt" xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎ Như: "biên thư" soạn sách, "biên tự điển" biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "biên ca" viết bài hát, "biên khúc" viết nhạc, "biên kịch bổn" viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni" ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎ Như: "biên trúc" đan tre, "biên bồ" ken cỏ bồ, "biên phát" bện tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.

Từ ghép 31

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô đơn, lẻ loi, cô độc
2. mồ côi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mồ côi. § Ít tuổi mất cha hoặc cha mẹ đều mất. ◎ Như: "cô nhi" trẻ mồ côi. ◇ Quản Tử : "Dân sanh nhi vô phụ mẫu, vị chi cô tử" , (Khinh trọng ) Dân sinh không có cha mẹ gọi là mồ côi.
2. (Tính) Lẻ loi, đơn độc. ◎ Như: "cô nhạn" con chim nhạn đơn chiếc. ◇ Vương Duy : "Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên" , (Sử chí tắc thượng 使) Sa mạc sợi khói thẳng đơn chiếc, Sông dài mặt trời tròn lặn.
3. (Tính) Cô lậu, không biết gì cả. ◎ Như: "cô thần" .
4. (Tính) Hèn kém, khinh tiện.
5. (Tính) Độc đặc, đặc xuất. ◎ Như: "cô tuấn" (tướng mạo) thanh tú, cao đẹp.
6. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "cô đồn" .
7. (Tính) Xa. ◇ Hán Thư : "Thần niên thiếu tài hạ, cô ư ngoại quan" , (Chung Quân truyện ).
8. (Tính) Quái dị, ngang trái. ◎ Như: "cô tích" khác lạ, gàn dở. § Ghi chú: cũng có nghĩa là hẻo lánh.
9. (Danh) Đặc chỉ con cháu người chết vì việc nước.
10. (Danh) Chỉ người không có con cái.
11. (Danh) Quan "cô". § Dưới quan Tam Công có quan "Tam cô" , tức "Thiếu sư" , "Thiếu phó" , "Thiếu bảo" .
12. (Danh) Vai diễn quan lại trong hí kịch.
13. (Danh) Họ "Cô".
14. (Đại) Tiếng nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là nói tự khiêm là kẻ đức độ kém. Đời sau gọi các vua là "xưng cô đạo quả" là theo ý ấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
15. (Động) Làm cho thành cô nhi.
16. (Động) Thương xót, cấp giúp. ◇ Pháp ngôn : "Lão nhân lão, cô nhân cô" , (Tiên tri ).
17. (Động) Nghĩ tới, cố niệm.
18. (Động) Phụ bạc. § Cũng như "phụ" . ◎ Như: "cô ân" phụ ơn. ◇ Tây du kí 西: "Nhất tắc bất cô tha ngưỡng vọng chi tâm, nhị lai dã bất phụ ngã viễn lai chi ý" , (Đệ tam thập hồi) Một là khỏi phụ tấm lòng ngưỡng vọng của người, hai là không uổng cái ý của tôi từ xa đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ côi, mồ côi cha sớm gọi là cô.
② Cô độc, như cô lập vô trợ trọi một mình không ai giúp. Học thức dốt nát hẹp hòi gọi là cô lậu , tính tình ngang trái gọi là cô tịch đều là cái ý nghĩa không cùng hòa hợp với chúng cả.
③ Trọi trót, vật gì vượt ra hơn các vật khác gọi là cô, như cô sơn núi trọi, cô thụ cây trọi, v.v.
④ Quan cô, dưới quan Tam-công có quan tam cô , tức thiếu sư , thiếu phó , thiếu bảo .
⑤ Tiếng nói nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là mình tự khiêm mình là kẻ đức độ kém. Ðời sau gọi các vua là xưng cô đạo quả là theo ý ấy.
⑥ Phụ bạc, như cô ân phụ ơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồ côi;
② Một mình, trơ trọi, cô đơn, lẻ loi: Trơ trọi một mình không ai giúp; Núi trọi; Cây trọi;
③ Ta (vương hầu thời phong kiến tự xưng): Xưng vua xưng chúa; Ta có được Khổng Minh cũng giống như cá có nước vậy (Tam quốc chí); Thật hợp với ý ta (Tư trị thông giám);
④ (cũ) Quan cô (tên chức quan, nằm khoảng giữa chức Tam công và Lục khanh, gồm Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo);
⑤ (văn) Cô Phụ, phụ bạc, bội bạc, phụ: Phụ ơn;
⑥ (văn) Quy tội (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có cha. Cha chết — Một mình — Bỏ đi. Phụ rẫy. Ruồng bỏ — Quê mùa thấp kém — Tiếng tự xưng khiêm nhường của bậc Vương hầu thời trước.

Từ ghép 47

thốn
cùn ㄘㄨㄣˋ

thốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấc (đơn vị đo chiều dài)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ, đơn vị đo chiều dài: (1) Ngày xưa bằng độ một ngón tay. (2) Tấc, mười phân là một tấc. (3) Gọi tắt của "thị thốn" , tức một phần mười của một "thị xích" .
2. (Danh) Mạch cổ tay (đông y). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán đắc tôn phu nhân giá mạch tức, tả thốn trầm sác, tả quan trầm phục, hữu thốn tế nhi vô lực, hữu quan hư nhi vô thần" : , ; , (Đệ thập hồi) Coi mạch tức cho phu nhân thấy: mạch cổ tay bên trái thì trầm sác, quan bên trái thì trầm phục; mạch cổ tay bên phải thì nhỏ mà không có sức, quan bên phải thì hư mà không có thần.
3. (Danh) Họ "Thốn".
4. (Tính) Ngắn ngủi, nhỏ bé, ít ỏi. ◎ Như: "thốn bộ nan hành" tấc bước khó đi, "thốn âm khả tích" tấc bóng quang âm đáng tiếc. ◇ Sử: "Thần, Đông Chu chi bỉ nhân dã, vô hữu phân thốn chi công, nhi vương thân bái chi ư miếu nhi lễ chi ư đình" , , , (Tô Tần truyện ) Thần là kẻ quê mùa ở Đông Chu, không có chút công cán gì mà nhà vua bái thần ở miếu, kính lễ thần ở triều.
5. (Động) Giúp đỡ, hiệp trợ. ◇ Tây du kí 西: "Lưỡng điều côn hướng chấn thiên quan, Bất kiến thâu doanh giai bàng thốn" , (Đệ lục thập hồi) Hai cây gậy vung lên chấn động cửa trời, Chẳng thấy hơn thua cùng trợ giúp.

Từ điển Thiều Chửu

① Tấc, mười phân là một tấc.
② Nói ví dụ các sự nhỏ bé. Như thốn bộ nan hành tấc bước khó đi, thốn âm khả tích tấc bóng quang âm khá tiếc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấc (= 1/10 thước): Một tấc vải; Tay không tấc sắt. (Ngr) Ngắn ngủi, hẹp hòi, nông cạn, nhỏ bé, ít ỏi: Tấm lòng tấc cỏ; Tấc thời gian đáng tiếc; Tầm mắt hẹp hòi;
② (y) Mạch cổ tay ( nói tắt);
③ [Cùn] (Họ) Thốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tấc, một phần mười của thước ta — Một tấm. Một cái — Tên một bộ chữ Hán, bộ Thốn.

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Một ít. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Thử khắc Thiếu Khanh huynh mạc nhược tiên thưởng sai nhân ta vi ngân tử, khiếu tha nhưng cựu đáo Vương phủ đường khứ" , (Đệ tứ nhất hồi).
2. Chút xíu, chút đỉnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ta vi đàm liễu đàm, tiện thôi Bảo Ngọc khứ hiết tức điều dưỡng" , 便調 (Đệ ngũ bát hồi).
3. ☆ Tương tự: "ta hứa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chút xíu. Như Ta ta .

Từ điển trích dẫn

1. Tốt xấu, phải trái. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bằng tha chẩm ma hồ đồ, liên cá hảo đãi dã bất tri, hoàn thành cá nhân liễu" , , (Đệ tam thập thất hồi) Bằng như hồ đồ, chẳng biết đâu là phải trái, thì còn ra cái con người gì.
2. Nông nỗi nào, mệnh hệ nào (ý lo sợ cho tính mệnh). ◇ Thủy hử truyện : "Ca ca cứu đắc hài nhi, khước thị trùng sanh phụ mẫu. Nhược hài nhi hữu ta hảo ngạt, lão thân tính mệnh dã tiện hưu liễu" , . , 便 (Đệ ngũ thập nhất hồi) (Như mà) đại ca cứu được con tôi, thì thật là bằng cha mẹ đẻ ra lần nữa. Nếu con tôi có mệnh hệ nào, thì bà già này chẳng thiết sống làm chi nữa.
3. Đừng lần lữa, chớ chần chờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha nữ nhi thính thuyết, tiện hồi khứ liễu, hoàn thuyết: Ma hảo đãi khoái lai!" , 便, : (Đệ thất hồi) Người con gái thấy vậy, quay về, lại nói: Mẹ về ngay nhé!
4. Phân chia cao thấp, hơn thua. ◇ Tây du kí 西: "Lão tôn hoàn yêu đả khai na môn, dữ tha kiến cá hảo đãi, khủng sư phụ tại thử nghi lự phán vọng, cố tiên lai hồi cá tín tức" , , , (Đệ thập cửu hồi) Lão tôn toan đánh phá cửa, quyết sống mái với nó, sợ sư phụ ở đây lo ngại mong chờ, nên hãy trở về báo tin.
5. Tùy tiện, chẳng biết đầu đuôi, làm bừa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Dã bất tri thùy sử đích pháp tử, dã bất vấn thanh hồng tạo bạch, hảo đãi tựu đả nhân" 使, , (Đệ bát thập hồi) Đã không biết ai làm cái bùa ấy, cũng không hỏi cho ra đầu đuôi đen trắng, cứ tự tiện đánh bừa ngay người ta.
cách, cức
gé ㄍㄜˊ, jí ㄐㄧˊ, jǐ ㄐㄧˇ

cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi
2. da thú đã cạo lông
3. bỏ đi, bãi đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đổi, thay. ◎ Như: "cách mệnh" đổi triều đại, thay đổi chế độ. § Ghi chú: Xem thêm từ này.
2. (Động) Trừ bỏ đi. ◎ Như: "cách chức" tước bỏ chức vị. ◇ Lưu Trú : "Lập lễ giáo dĩ cách kì tệ tính, phong di tục dịch nhi thiên hạ chánh hĩ" , (Phong tục ) Đặt lễ giáo để trừ bỏ tính xấu xa, thay đổi phong tục mà thiên hạ thành chính trực vậy.
3. (Danh) Da giống thú đã thuộc, bỏ sạch lông. ◇ Thi Kinh : "Cao dương chi cách, Tố ti ngũ vực" , (Thiệu nam , Cao dương ) (Áo) bằng da cừu, Tơ trắng trăm sợi (tức là năm "vực").
4. (Danh) Da. ◇ Lễ Kí : "Phu cách sung doanh, nhân chi phì dã" , (Lễ vận ) Da dẻ dày dặn, người bép mập.
5. (Danh) Tiếng "cách", một tiếng trong bát âm. ◎ Như: tiếng trống tiếng bộc gọi là tiếng "cách".
6. (Danh) Lông cánh loài chim.
7. (Danh) Áo giáp mũ trụ (của quân đội thời xưa). ◎ Như: "binh cách" áo giáp của quân lính. ◇ Sử: "Cố kiên cách lợi binh bất túc dĩ vi thắng, cao thành thâm trì bất túc dĩ vi cố, nghiêm lệnh phồn hình bất túc dĩ vi uy" , , (Lễ thư ) Cho nên áo dày mũ trụ, vũ khí sắc bén chưa đủ để mà thắng trận, thành cao hào sâu chưa đủ là kiên cố, lệnh nghiêm khắc, hình phạt nhiều chưa đủ ra uy.
8. (Danh) Họ "Cách".
9. Một âm là "cức". (Tính) Nguy cấp. ◎ Như: "bệnh cức" bệnh nguy kịch. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ" (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập.

Từ điển Thiều Chửu

① Da, da giống thú thuộc bỏ sạch lông đi gọi là cách.
② Ðổi, đổi chính thể khác gọi là cách mệnh .
③ Cách bỏ đi. Như cách chức cách mất chức vị đang làm.
④ Tiếng cách, một tiếng trong bát âm. Như tiếng trống tiếng bộc gọi là tiếng cách.
⑤ Lông cánh loài chim.
⑥ Áo dày mũ trụ.
⑦ Họ Cách.
⑧ Một âm là cức. Kíp. Bệnh nguy gọi là bệnh cức .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Da: Đồ da; Nhà máy thuộc da;
② Đổi, biến đổi, thay đổi: Đổi mới;
③ Bãi, cách: Bãi chức, cách chức;
④ (nhạc) Tiếng cách (một trong bát âm, một loại nhạc khí gõ thời xưa của Trung Quốc);
⑤ (văn) Áo giáp;
⑥ (văn) Binh lính;
⑦ Quẻ Cách (trong Kinh Dịch);
⑧ (văn) Lông cánh chim;
⑨ [Gé] (Họ) Cách. Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da thú đã thuộc rồi — Thay đổi — Bỏ đi — Chỉ vật dụng của quân đội ( đời xưa làm bằng da thú ). Do đó chỉ việc chiến tranh. Chẳng hạn Binh cách — Người lính. Một bộ trong 214 bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 19

cức

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đổi, thay. ◎ Như: "cách mệnh" đổi triều đại, thay đổi chế độ. § Ghi chú: Xem thêm từ này.
2. (Động) Trừ bỏ đi. ◎ Như: "cách chức" tước bỏ chức vị. ◇ Lưu Trú : "Lập lễ giáo dĩ cách kì tệ tính, phong di tục dịch nhi thiên hạ chánh hĩ" , (Phong tục ) Đặt lễ giáo để trừ bỏ tính xấu xa, thay đổi phong tục mà thiên hạ thành chính trực vậy.
3. (Danh) Da giống thú đã thuộc, bỏ sạch lông. ◇ Thi Kinh : "Cao dương chi cách, Tố ti ngũ vực" , (Thiệu nam , Cao dương ) (Áo) bằng da cừu, Tơ trắng trăm sợi (tức là năm "vực").
4. (Danh) Da. ◇ Lễ Kí : "Phu cách sung doanh, nhân chi phì dã" , (Lễ vận ) Da dẻ dày dặn, người bép mập.
5. (Danh) Tiếng "cách", một tiếng trong bát âm. ◎ Như: tiếng trống tiếng bộc gọi là tiếng "cách".
6. (Danh) Lông cánh loài chim.
7. (Danh) Áo giáp mũ trụ (của quân đội thời xưa). ◎ Như: "binh cách" áo giáp của quân lính. ◇ Sử: "Cố kiên cách lợi binh bất túc dĩ vi thắng, cao thành thâm trì bất túc dĩ vi cố, nghiêm lệnh phồn hình bất túc dĩ vi uy" , , (Lễ thư ) Cho nên áo dày mũ trụ, vũ khí sắc bén chưa đủ để mà thắng trận, thành cao hào sâu chưa đủ là kiên cố, lệnh nghiêm khắc, hình phạt nhiều chưa đủ ra uy.
8. (Danh) Họ "Cách".
9. Một âm là "cức". (Tính) Nguy cấp. ◎ Như: "bệnh cức" bệnh nguy kịch. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ" (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập.

Từ điển Thiều Chửu

① Da, da giống thú thuộc bỏ sạch lông đi gọi là cách.
② Ðổi, đổi chính thể khác gọi là cách mệnh .
③ Cách bỏ đi. Như cách chức cách mất chức vị đang làm.
④ Tiếng cách, một tiếng trong bát âm. Như tiếng trống tiếng bộc gọi là tiếng cách.
⑤ Lông cánh loài chim.
⑥ Áo dày mũ trụ.
⑦ Họ Cách.
⑧ Một âm là cức. Kíp. Bệnh nguy gọi là bệnh cức .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Gấp, kíp, nguy: Bệnh gấp (nguy). Xem [gé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút, nóng nảy. Như chữ Cức — Một âm khác là Cách.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.