chí, thức
shī ㄕ, shí ㄕˊ, shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhớ, ghi nhớ, nhớ lấy: Hiểu biết nhiều và nhớ kĩ; Các con hãy nhớ lấy điều đó;
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Chữ đúc lõm vào chuông (chữ đúc lồi ra gọi là khoản ). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Chí — Một âm khác là Thức.

Từ ghép 3

thức

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. kiến thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận biết, nhận ra: Biết chữ;
② Hiểu biết: Thường thức; Hiểu sâu biết rộng;
③ Kiến thức, sự hiểu biết: Người có học thức. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết. Hiểu biết. Td: Trí thức — Quen biết.

Từ ghép 22

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

uy, ủy
wēi ㄨㄟ, wěi ㄨㄟˇ

uy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giao phó. ◎ Như: "ủy quyền" trao quyền của mình cho người khác. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Vị ư pháp cố, quyên xả quốc vị, ủy chánh thái tử" , , (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Vì Phật pháp nên từ bỏ ngôi vua, giao phó chính sự cho thái tử.
2. (Động) Vất bỏ, trút bỏ. ◇ Bạch Cư Dị : "Hoa điền ủy địa vô nhân thu, Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu" , (Trường hận ca ) Các đồ trang sức vứt bỏ trên mặt đất, Ngọc cài đầu màu xanh biếc hình đuôi chim sẻ, không ai nhặt lên.
3. (Động) Đổ cho, đùn cho, gán. ◎ Như: "ủy tội" đổ tội, "ủy quá" đổ lỗi, "thôi ủy trách nhậm" đùn trách nhiệm.
4. (Động) Chồng chất, chất chứa. ◎ Như: "điền ủy" văn thư bề bộn.
5. (Động) Khô héo, tiều tụy. ◇ Tào Thực : "Thử tắc ủy trù lũng, Nông phu an sở hoạch?" , (Tặng Đinh Nghi ) Lúa nếp lúa tắc khô héo ngoài đồng lũng, Nông phu lấy gì mà gặt hái?
6. (Động) Đặt, để. ◇ Chiến quốc sách : "Thị dĩ ủy nhục đương ngạ hổ chi hề, họa tất bất chấn hĩ" , (Yên sách tam ) Như vậy cũng như đem thịt đặt trên đường đi của hổ đói, tai họa tất không thể cứu được.
7. (Danh) Ngọn, cuối, ngọn nguồn. ◎ Như: "cùng nguyên cánh ủy" cùng nguồn hết ngọn.
8. (Danh) Gọi tắt của "ủy viên" . ◎ Như: "lập ủy" ủy viên lập pháp (do dân bầu vào quốc hội).
9. (Danh) Họ "Ủy".
10. (Tính) Mệt mỏi, suy yếu. ◎ Như: "ủy mĩ bất chấn" yếu đuối không phấn khởi.
11. (Tính) Quanh co.
12. (Tính) Nhỏ bé, vụn vặt, nhỏ nhen. ◎ Như: "ủy tỏa" tuế toái, nhỏ nhen.
13. (Phó) Thực là, quả thực. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích tái vô" (Đệ tam hồi) Quả thực không còn thứ nào nữa.
14. Một âm là "uy". (Tính) ◎ Như: "uy di" ung dung tự đắc. § Xem thêm từ này.
15. (Tính) Tùy thuận, thuận theo. ◎ Như: "uy khúc" , "uy khuất" , "uy di" đều là cái ý uyển chuyển thuận tòng cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Ủy thác, giao phó cho việc gì gọi là ủy.
② Chồng chất, văn thư bề bộn gọi là điền ủy .
③ Ngọn, như cùng nguyên cánh ủy cùng nguồn hết ngọn.
④ Thực là, như ủy hệ thực hệ vì.
⑤ Vất bỏ.
⑥ Một âm là uy. Uy di ung dung tự đắc, như uy di uy khúc tự đắc chi mạo (Mao hanh ).
⑦ Gượng theo, uốn mình mà theo, như uy khúc , uy khuất đều là cái ý uyển chuyển thuận tòng cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

】uy di (xà, đà) [weiyí]
① Qua loa, lấy lệ, giả vờ: Giả vờ ân cần;
② Ung dung tự đắc;
③ Như [weiyí]. Xem [wâi].

Từ ghép 4

ủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ủy thác, phó thác
2. dịu dàng
3. ỉu xìu, rơi rụng, rã rời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giao phó. ◎ Như: "ủy quyền" trao quyền của mình cho người khác. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Vị ư pháp cố, quyên xả quốc vị, ủy chánh thái tử" , , (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Vì Phật pháp nên từ bỏ ngôi vua, giao phó chính sự cho thái tử.
2. (Động) Vất bỏ, trút bỏ. ◇ Bạch Cư Dị : "Hoa điền ủy địa vô nhân thu, Thúy kiều kim tước ngọc tao đầu" , (Trường hận ca ) Các đồ trang sức vứt bỏ trên mặt đất, Ngọc cài đầu màu xanh biếc hình đuôi chim sẻ, không ai nhặt lên.
3. (Động) Đổ cho, đùn cho, gán. ◎ Như: "ủy tội" đổ tội, "ủy quá" đổ lỗi, "thôi ủy trách nhậm" đùn trách nhiệm.
4. (Động) Chồng chất, chất chứa. ◎ Như: "điền ủy" văn thư bề bộn.
5. (Động) Khô héo, tiều tụy. ◇ Tào Thực : "Thử tắc ủy trù lũng, Nông phu an sở hoạch?" , (Tặng Đinh Nghi ) Lúa nếp lúa tắc khô héo ngoài đồng lũng, Nông phu lấy gì mà gặt hái?
6. (Động) Đặt, để. ◇ Chiến quốc sách : "Thị dĩ ủy nhục đương ngạ hổ chi hề, họa tất bất chấn hĩ" , (Yên sách tam ) Như vậy cũng như đem thịt đặt trên đường đi của hổ đói, tai họa tất không thể cứu được.
7. (Danh) Ngọn, cuối, ngọn nguồn. ◎ Như: "cùng nguyên cánh ủy" cùng nguồn hết ngọn.
8. (Danh) Gọi tắt của "ủy viên" . ◎ Như: "lập ủy" ủy viên lập pháp (do dân bầu vào quốc hội).
9. (Danh) Họ "Ủy".
10. (Tính) Mệt mỏi, suy yếu. ◎ Như: "ủy mĩ bất chấn" yếu đuối không phấn khởi.
11. (Tính) Quanh co.
12. (Tính) Nhỏ bé, vụn vặt, nhỏ nhen. ◎ Như: "ủy tỏa" tuế toái, nhỏ nhen.
13. (Phó) Thực là, quả thực. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích tái vô" (Đệ tam hồi) Quả thực không còn thứ nào nữa.
14. Một âm là "uy". (Tính) ◎ Như: "uy di" ung dung tự đắc. § Xem thêm từ này.
15. (Tính) Tùy thuận, thuận theo. ◎ Như: "uy khúc" , "uy khuất" , "uy di" đều là cái ý uyển chuyển thuận tòng cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Ủy thác, giao phó cho việc gì gọi là ủy.
② Chồng chất, văn thư bề bộn gọi là điền ủy .
③ Ngọn, như cùng nguyên cánh ủy cùng nguồn hết ngọn.
④ Thực là, như ủy hệ thực hệ vì.
⑤ Vất bỏ.
⑥ Một âm là uy. Uy di ung dung tự đắc, như uy di uy khúc tự đắc chi mạo (Mao hanh ).
⑦ Gượng theo, uốn mình mà theo, như uy khúc , uy khuất đều là cái ý uyển chuyển thuận tòng cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giao cho, ủy, phái, cử: Giao cho nhiệm vụ quan trọng;
② Vứt, bỏ: Vứt bỏ;
③ Đổ, gán cho, đùn, trút cho: Đổ tội; Đổ lỗi;
④ Quanh co, ngoắt ngoéo, uốn gượng theo: Uyển chuyển;
⑤ (văn) Cuối, đuôi, ngọn nguồn: Cùng nguồn hết ngọn;
⑥ (văn) Thật, quả thật: Quả thật là tốt;
⑦ (văn) Chồng chất: (Văn thư) bề bộn. Xem [wei].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Đi theo — Trao phó cho. Td: ủy thác — Cong, không thẳng. Td: ủy khúc.

Từ ghép 17

giao
jiāo ㄐㄧㄠ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ

giao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. keo, nhựa
2. dán, dính
3. cao su

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Keo (chất lỏng dùng để dán được). ◎ Như: "giao tất" keo sơn.
2. (Danh) Nói tắt của "tượng giao" hoặc "tố giao" tức cao-su.
3. (Danh) Tên trường học ngày xưa.
4. (Danh) Họ "Giao".
5. (Động) Dán, gắn liền. ◎ Như: "giao hợp" dán, gắn dính vào. ◇ Sử Kí : "Vương dĩ danh sử Quát, nhược giao trụ nhi cổ sắt nhĩ. Quát đồ năng độc kì phụ thư truyền, bất tri hợp biến dã" 使, . , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Nhà vua dùng (Triệu) Quát cũng chỉ vì nghe danh ông ta, cũng như gắn chặt trục đàn mà gảy đàn thôi. Quát chỉ biết đọc sách của cha để lại, không biết ứng biến.
6. (Động) Góa vợ lại lấy vợ khác gọi là "giao tục" . ◇ Liêu trai chí dị : "Công đại ưu, cấp vi giao tục dĩ giải chi, nhi công tử bất lạc" , , (Tiểu Thúy ) Ông lo lắm, gấp tìm vợ khác giải muộn cho con, nhưng công tử không vui.
7. (Tính) Dùng để dán được, có chất dính. ◎ Như: "giao bố" băng dính, "giao thủy" nhựa dán.
8. (Tính) Bền chặt. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Đức âm khổng giao" , (Tiểu nhã , Thấp tang ) Đã gặp người quân tử, Tiếng tăm rất vững bền.

Từ điển Thiều Chửu

① Keo. Lấy da các loài động vật nấu thành cao gọi là giao.
② Góa vợ lại lấy vợ khác gọi là giao tục . Liêu trai chí dị : Công đại ưu, cấp vi giao tục dĩ giải chi, nhi công tử bất lạc ông lo lắm, gấp tìm vợ khác giải muộn cho con, nhưng công tử không vui.
③ Phàm vật gì dính cũng gọi là giao. Như thụ giao nhựa cây.
④ Gắn liền. Như giao trụ cổ sắt đè chặt phím gảy đàn, ý nói kẻ câu nệ không biết biến thông.
⑤ Bền chặt. Như giao tất keo sơn, ý nói bè bạn chơi với nhau thân thiết như keo sơn không rời.
⑥ Thuyền mắc cạn.
⑦ Tên tràng học ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhựa: Nhựa đào;
② Keo, cồn;
③ Cao su: Giày cao su;
④ Dán, dính, gắn: Khung kính hỏng rồi, lấy keo (cồn) gắn lại;
⑤ Gắn liền, bám sát, bám chặt: Đè chặt phím gảy đàn (câu nệ);
⑥ (Ngb) Bền chặt (như keo): Keo sơn;
⑦ (văn) Thuyền mắc cạn;
⑧ (cũ) Tên trường học thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Keo dính, hồ dán cho dính — Dán cho dính lại — Vững chắc.

Từ ghép 6

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

chá, lạp, thư, thự, trá
chà ㄔㄚˋ, jí ㄐㄧˊ, là ㄌㄚˋ, qù ㄑㄩˋ, zhà ㄓㄚˋ

chá

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày lễ tất niên. § Nhà Chu gọi là "chá" , nhà Tần gọi là "lạp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày lễ tất niên nhà Chu gọi là chá. Nhà Tần gọi là lạp .

lạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây nến

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày lễ tất niên. § Nhà Chu gọi là "chá" , nhà Tần gọi là "lạp" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáp, paraphin: Đánh sáp; Sáp vàng; Sáp trắng;
② (văn) Bôi sáp;
③ Nến: Thắp ngọn nến.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

thư

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Con dòi (giòi) (ấu trùng của ruồi).

thự

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ruồi mới nở.

trá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngày lễ tất niên

Từ điển Trần Văn Chánh

Lễ cuối năm (thời xưa). Xem [là].
nhi, nhu, nhuyên
ér ㄦˊ, nuán ㄋㄨㄢˊ, nuò ㄋㄨㄛˋ, rú ㄖㄨˊ, ruǎn ㄖㄨㄢˇ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Nhu".
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Liêu trai chí dị : "Trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , (Vương Thành ) Dọc đường gặp mưa, áo giày thấm ướt.
3. (Động) Chậm trễ, đình trệ. ◎ Như: "nhu trệ" đình trệ.
4. (Động) Tập quen. ◎ Như: "nhĩ nhu mục nhiễm" quen tai quen mắt.
5. (Tính) Ẩm ướt.
6. (Tính) Cam chịu, chịu đựng. ◇ Sử Kí : "Hướng sử Chánh thành tri kì tỉ vô nhu nhẫn chi tâm, bất trọng bạo hài chi nạn, tất tuyệt hiểm thiên lí dĩ liệt kì danh" 使, , (Nhiếp Chánh truyện ) Giá trước đấy (Nhiếp) Chính biết chắc chị của mình không có tính nhẫn nhục, không sợ cái nạn bêu thây, mà tất mạo hiểm vượt qua nghìn dặm để cho tên tuổi của mình được sáng tỏ.
7. Một âm là "nhi". § Thông "nhi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Nhu.
② Thấm ướt.
③ Chậm trễ (đợi lâu).
④ Tập quen, như nhĩ nhu mục nhiễm quen tai quen mắt.
⑤ Một âm là nhi. Cùng nghĩa với chữ nhi .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu lên mà lấy nước — Gội đầu — Các âm khác là Nhu, Nhuyên. Xem các âm này.

Từ ghép 1

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sông Nhu
2. thấm ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Nhu".
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Liêu trai chí dị : "Trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , (Vương Thành ) Dọc đường gặp mưa, áo giày thấm ướt.
3. (Động) Chậm trễ, đình trệ. ◎ Như: "nhu trệ" đình trệ.
4. (Động) Tập quen. ◎ Như: "nhĩ nhu mục nhiễm" quen tai quen mắt.
5. (Tính) Ẩm ướt.
6. (Tính) Cam chịu, chịu đựng. ◇ Sử Kí : "Hướng sử Chánh thành tri kì tỉ vô nhu nhẫn chi tâm, bất trọng bạo hài chi nạn, tất tuyệt hiểm thiên lí dĩ liệt kì danh" 使, , (Nhiếp Chánh truyện ) Giá trước đấy (Nhiếp) Chính biết chắc chị của mình không có tính nhẫn nhục, không sợ cái nạn bêu thây, mà tất mạo hiểm vượt qua nghìn dặm để cho tên tuổi của mình được sáng tỏ.
7. Một âm là "nhi". § Thông "nhi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Nhu.
② Thấm ướt.
③ Chậm trễ (đợi lâu).
④ Tập quen, như nhĩ nhu mục nhiễm quen tai quen mắt.
⑤ Một âm là nhi. Cùng nghĩa với chữ nhi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhúng nước, nhận chìm, ngâm nước, thấm ướt;
② Chậm trễ;
③ Tập quán: Quen tai quen mắt;
④ [Rú] Sông Nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Nhuộm vào. Nhuốm vào — Chậm chạp, ngưng trệ — Nhịn. Chịu đựng.

Từ ghép 6

nhuyên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Nhuyên thủy, thuộc tỉnh Hà Bắc — Các âm khác là Nhi, Nhu. Xem các âm này.
mạc, mạo, mộc
mào ㄇㄠˋ, mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ chân dung. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Chinh phu tử sĩ mấy người, nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn « — Một âm là Mạo. Xem Mạo.

mạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vẻ ngoài, sắc mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tướng mạo, dáng mặt, vẻ mặt, sắc mặt: Bộ mặt, vẻ mặt; Vẻ ngoài chẳng cần như ngọc đẹp;
② Dáng dấp bề ngoài, cảnh: Toàn cảnh; Bề ngoài ra vẻ cung kính;
③ Lễ mạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt — Khuôn mặt, nét mặt. Hát nói của Nguyễn Khuyến có câu: » Mạo ngoại bất cầu như mĩ ngọc « ( ngoài mặt không cần đẹp như ngọc đẹp ) — Vẻ đẹp của mặt. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong tư tài mạo tuyệt vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa « — Hiện lên nét mặt.

Từ ghép 14

mộc

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.
hiềm, khiếp, khiết, khiểm
qiàn ㄑㄧㄢˋ, qiè ㄑㄧㄝˋ

hiềm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi ngờ. Như chữ Hiềm — Các âm khác là Khiểm, Khiếp. Xem các âm này.

khiếp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Oán hận, không thích ý. ◇ Tào Phi : "Khiểm khiểm tư quy luyến cố hương" (Yên ca hành ) Lòng buồn buồn, chàng nhớ quê nhà, nghĩ trở về.
2. Một âm là "khiếp". (Động) Đầy đủ, thỏa thích, hài lòng. ◇ Trang Tử : "Kim thủ viên thư nhi y dĩ Chu công chi phục, bỉ tất hột niết vãn liệt, tận khứ nhi hậu khiếp" , , (Thiên vận ) Nay lấy khỉ vượn mà mặc cho áo của ông Chu, thì nó tất cắn rứt, cào xé, vứt bỏ hết mới thỏa lòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vừa lòng, hài lòng, vừa ý, thỏa mãn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vừa lòng — Các âm khác là Hiềm, Khiểm.

khiết

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ân hận, không thích ý.
② Một âm là khiết. Ðủ.

khiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không hài lòng, không thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Oán hận, không thích ý. ◇ Tào Phi : "Khiểm khiểm tư quy luyến cố hương" (Yên ca hành ) Lòng buồn buồn, chàng nhớ quê nhà, nghĩ trở về.
2. Một âm là "khiếp". (Động) Đầy đủ, thỏa thích, hài lòng. ◇ Trang Tử : "Kim thủ viên thư nhi y dĩ Chu công chi phục, bỉ tất hột niết vãn liệt, tận khứ nhi hậu khiếp" , , (Thiên vận ) Nay lấy khỉ vượn mà mặc cho áo của ông Chu, thì nó tất cắn rứt, cào xé, vứt bỏ hết mới thỏa lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ân hận, không thích ý.
② Một âm là khiết. Ðủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Oán giận, không thích ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dỗi — Các âm khác là Hiếm, Khiếp.
kiêu
jiāo ㄐㄧㄠ, jū ㄐㄩ, qiáo ㄑㄧㄠˊ, xiāo ㄒㄧㄠ

kiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

kiêu căng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngựa cao lớn, mạnh mẽ.
2. (Tính) Cao ngạo, tự mãn. ◎ Như: "kiêu ngạo" kiêu căng, "kiêu binh tất bại" quân tự mãn tất thua.
3. (Tính) Phóng túng, buông thả. ◇ Sử Kí : "Chư hầu hại Tề Mẫn vương chi kiêu bạo, giai tranh hợp tung dữ Yên phạt Tề" , (Nhạc Nghị truyện ) Các chư hầu ghét hành vi tàn ác buông thả của Tề Mẫn Vương, đều tranh nhau hợp tung với nước Yên mà đánh Tề.
4. (Tính) Được sủng ái, chiều chuộng hết sức. § Thông "kiều" . ◇ Tôn Tử : "Thí như kiêu tử, bất khả dụng dã" , (Địa hình ) Ví như đứa con được nuông chiều quá, không dùng được.
5. (Tính) Mãnh liệt, dữ dội. ◇ Đỗ Phủ : "Kiêu dương hóa vi lâm" (Trở vũ bất đắc quy nhương tây cam lâm 西) Nắng gay gắt biến thành mưa dầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa lồng, ngựa cất.
② Kiêu căng, lên mặt kiêu ngạo. Như kiêu binh tất bại quân kiêu tất thua.
③ Vạm vỡ, lực lưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiêu căng, kiêu ngạo, ngạo mạn, kiêu hãnh, tự kiêu: Chớ có kiêu căng nóng nảy; Thắng không kiêu;
② (văn) Gắt: Nắng gắt;
③ (văn) Cứng đầu, ngoan cố, không chịu phục tùng;
④ (văn) Vạm vỡ, lực lưỡng;
⑤ (văn) Ngựa lồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ngựa tốt — Mạnh mẽ — Tự cho mình là hay giỏi coi thường người khác — Ngang ngược.

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.