khanh, khánh, khương
qìng ㄑㄧㄥˋ

khanh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc mừng, lễ mừng. ◎ Như: "quốc khánh" lễ lớn quốc gia, "xưng khánh" chúc thọ. ◇ Thủy hử truyện : "Văn tri sư phụ tân lai trụ thì, ngã môn lân xá nhai phường đô lai tác khánh" , (Đệ lục hồi) Nghe tin sư phụ mới đến trụ trì, chúng con là người phố phường láng giềng cùng đến làm lễ mừng.
2. (Danh) Phúc. ◇ Dịch Kinh : "Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh" , (Khôn quái ) Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau).
3. (Danh) Đức hạnh, điều lành. ◇ Thư Kinh : "Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi" , (Lữ hình ) Một người có đức, muôn dân được nhờ.
4. (Danh) Họ "Khánh".
5. (Động) Chúc mừng, làm lễ mừng. ◎ Như: "khánh chúc" chúc mừng. ◇ Lão Xá : "Kì lão thái gia thập yêu dã bất phạ, chỉ phạ khánh bất liễu bát thập đại thọ" , (Tứ thế đồng đường , Đệ nhất hồi) Cụ Kì không sợ chi cả, chỉ sợ không được làm lễ mừng thượng thọ tám mươi tuổi.
6. (Động) Thưởng. ◎ Như: "khánh dĩ địa" thưởng đất (lấy đất để thưởng).
7. Một âm là "khương". (Trợ) Tiếng mở đầu câu. § Thông "khương" .
8. Lại một âm là "khanh". § Thông "khanh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mừng, như tục gọi chúc thọ là xưng khánh .
② Thường, như khánh dĩ địa thường lấy đất.
③ Một âm là khương. Phúc.
④ Cùng nghĩa với chữ khương lời mở đầu.
⑤ Lại một âm là khanh. Cùng nghĩa với chữ khanh .

khánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

mừng, chúc mừng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc mừng, lễ mừng. ◎ Như: "quốc khánh" lễ lớn quốc gia, "xưng khánh" chúc thọ. ◇ Thủy hử truyện : "Văn tri sư phụ tân lai trụ thì, ngã môn lân xá nhai phường đô lai tác khánh" , (Đệ lục hồi) Nghe tin sư phụ mới đến trụ trì, chúng con là người phố phường láng giềng cùng đến làm lễ mừng.
2. (Danh) Phúc. ◇ Dịch Kinh : "Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh" , (Khôn quái ) Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau).
3. (Danh) Đức hạnh, điều lành. ◇ Thư Kinh : "Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi" , (Lữ hình ) Một người có đức, muôn dân được nhờ.
4. (Danh) Họ "Khánh".
5. (Động) Chúc mừng, làm lễ mừng. ◎ Như: "khánh chúc" chúc mừng. ◇ Lão Xá : "Kì lão thái gia thập yêu dã bất phạ, chỉ phạ khánh bất liễu bát thập đại thọ" , (Tứ thế đồng đường , Đệ nhất hồi) Cụ Kì không sợ chi cả, chỉ sợ không được làm lễ mừng thượng thọ tám mươi tuổi.
6. (Động) Thưởng. ◎ Như: "khánh dĩ địa" thưởng đất (lấy đất để thưởng).
7. Một âm là "khương". (Trợ) Tiếng mở đầu câu. § Thông "khương" .
8. Lại một âm là "khanh". § Thông "khanh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mừng, như tục gọi chúc thọ là xưng khánh .
② Thường, như khánh dĩ địa thường lấy đất.
③ Một âm là khương. Phúc.
④ Cùng nghĩa với chữ khương lời mở đầu.
⑤ Lại một âm là khanh. Cùng nghĩa với chữ khanh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mừng, chào mừng: Mừng được mùa; Lễ mừng Ngày Quốc khánh;
② (văn) Thưởng: Thưởng đất (lấy đất để thưởng);
③ (văn) Phúc: Ban đầu tuy nhọc nhằn, nhưng cuối cùng được phúc (Diêm thiết luận);
④ [Qìng] (Họ) Khánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày tỏ sự vui mừng. Chúc mừng — Chúc sống lâu. Chúc thọ — Tốt lành — Điều phúc. Điều may mắn — Thưởng cho.

Từ ghép 16

khương

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc mừng, lễ mừng. ◎ Như: "quốc khánh" lễ lớn quốc gia, "xưng khánh" chúc thọ. ◇ Thủy hử truyện : "Văn tri sư phụ tân lai trụ thì, ngã môn lân xá nhai phường đô lai tác khánh" , (Đệ lục hồi) Nghe tin sư phụ mới đến trụ trì, chúng con là người phố phường láng giềng cùng đến làm lễ mừng.
2. (Danh) Phúc. ◇ Dịch Kinh : "Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh" , (Khôn quái ) Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau).
3. (Danh) Đức hạnh, điều lành. ◇ Thư Kinh : "Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi" , (Lữ hình ) Một người có đức, muôn dân được nhờ.
4. (Danh) Họ "Khánh".
5. (Động) Chúc mừng, làm lễ mừng. ◎ Như: "khánh chúc" chúc mừng. ◇ Lão Xá : "Kì lão thái gia thập yêu dã bất phạ, chỉ phạ khánh bất liễu bát thập đại thọ" , (Tứ thế đồng đường , Đệ nhất hồi) Cụ Kì không sợ chi cả, chỉ sợ không được làm lễ mừng thượng thọ tám mươi tuổi.
6. (Động) Thưởng. ◎ Như: "khánh dĩ địa" thưởng đất (lấy đất để thưởng).
7. Một âm là "khương". (Trợ) Tiếng mở đầu câu. § Thông "khương" .
8. Lại một âm là "khanh". § Thông "khanh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mừng, như tục gọi chúc thọ là xưng khánh .
② Thường, như khánh dĩ địa thường lấy đất.
③ Một âm là khương. Phúc.
④ Cùng nghĩa với chữ khương lời mở đầu.
⑤ Lại một âm là khanh. Cùng nghĩa với chữ khanh .

tất nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tất nhiên, tất sẽ, không thể tránh khỏi

Từ điển trích dẫn

1. Sự lí ắt phải như thế, dĩ nhiên. ◇ Tô Thức : "Thận trọng tắc tất thành, khinh phát tắc đa bại, thử lí chi tất nhiên dã" , , (Nghĩ tiến sĩ đối ngự thí sách ).
2. (Triết học) Lẽ đương nhiên, tất yếu. § Chỉ quy luật khách quan mà y theo đó sự vật phát triển biến hóa, không hề thay đổi vì ý chí con người. Tiếng Anh: necessity; inevitability.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ắt hẳn như thế, không thể khác.
hoàn, phàm
fán ㄈㄢˊ

hoàn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Hoàn .

phàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, bình thường, tục
2. đại khái, chung

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nói chung, đại khái, hễ. ◎ Như: "phàm thị hữu sanh mệnh chi vật, đô xưng sanh vật" , mọi vật hễ có mạng sống, đều gọi là sinh vật.
2. (Phó) Gồm, tổng cộng, hết thảy. ◇ Sử Kí : "Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương dẫn quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.
3. (Tính) Hèn, tầm thường, bình thường. ◎ Như: "phàm dân" dân hèn, "phàm nhân" người thường.
4. (Tính) Thuộc về trần gian, thế tục. ◇ Tây du kí 西: "Khứ thì phàm cốt phàm thai trọng, Đắc đạo thân khinh thể diệc khinh" , (Đệ nhị hồi) Lúc đi xương tục mình phàm nặng, Đắc đạo rồi thân thể đều nhẹ nhàng.
5. (Danh) Cõi phàm, khác nơi tiên cảnh. ◎ Như: "tiên phàm lộ cách" cõi tiên và cõi đời cách xa nhau.
6. (Danh) Một kí hiệu ghi nhạc của dân Trung Quốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, lời nói nói tóm hết thẩy.
② Hèn, như phàm dân dân hèn, phàm nhân người phàm.
③ Cõi phàm, khác nơi tiên cảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thường: Tầm thường;
② Trần tục, chốn trần tục, cõi phàm, cõi trần gian: Lòng tục; Tiên trên trời xuống cõi trần gian;
Tất cả, hết thảy, gồm: 滿 Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử; Bộ sách gồm có 20 cuốn; Hết thảy những người đời nay không ai bằng anh em (Thi Kinh). 【】phàm thị [fánshì] Phàm, phàm là, hễ là, tất cả, mọi: Tất cả những sự vật mới sinh ra;
④ (văn) Đại khái, tóm tắt;
⑤ Một nốt nhạc dân tộc của Trung Quốc (tương đương nốt "pha" hiện nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chung, có ý gồm tất cả — Tầm thường. Thấp kém. Cung oán ngâm khúc có câu: » Gan chẳng đá khôn đường khá chuyển, mặt phàm kia dễ đến Thiên thai «.

Từ ghép 17

toàn
quán ㄑㄩㄢˊ

toàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tất cả, toàn bộ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc thuần sắc.
2. (Danh) Họ "Toàn".
3. (Tính) Đủ, vẹn, không thiếu xót, hoàn bị. ◎ Như: "văn vũ song toàn" văn và võ hoàn bị cả hai. ◇ Tây du kí 西: "Ngã chuyết hán y thực bất toàn..." ... (Đệ nhất hồi) Tôi là kẻ vụng về, cơm áo không đủ... ◇ Tô Thức : "Nhân hữu bi hoan li hợp, Nguyệt hữu âm tình viên khuyết, Thử sự cổ nan toàn" , , (Thủy điệu ca đầu 調) Người có buồn vui li hợp, Trăng có mờ tỏ đầy vơi, Xưa nay đâu có vạn toàn.
4. (Tính) Đầy, mãn. ◇ Tả Tư : "Bạng cáp châu thai, dữ nguyệt khuy toàn" , (Ngô đô phú ) Con trai con hàu có nghén hạt ngọc trai, cùng với khi trăng đầy trăng vơi.
5. (Tính) Cả, tất cả. ◎ Như: "toàn quốc" cả nước.
6. (Phó) Đều, cả. ◎ Như: "toàn tự động hóa" đều tự động hóa.
7. (Phó) Rất, hết sức.
8. (Động) Giữ cho nguyên vẹn, làm cho hoàn chỉnh, bảo toàn. ◎ Như: "toàn hoạt thậm đa" cứu sống được rất nhiều. ◇ Nguyễn Trãi : "Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức" , (Bình Ngô đại cáo ) Ta giữ quân nguyên vẹn là chủ yếu, cho dân được nghỉ ngơi.
9. (Động) Hoàn thành, hoàn tất.
10. (Động) Thuận theo, tuân theo. ◎ Như: "toàn thiên" thuận theo thiên tính (tức là bảo toàn thiên tính và sanh mệnh).

Từ điển Thiều Chửu

① Xong, đủ.
② Vẹn, như toàn quốc vẹn cả nước.
③ Giữ cho toàn vẹn, như toàn hoạt thậm đa cứu sống cho được hẳn rất nhiều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đủ, trọn, hoàn toàn, chính: Bộ sách này không đủ; Người xem phong thủy dùng đá nam châm mài vào mũi kim, thì mũi kim chỉ hướng nam, nhưng thường hơi lệch về hướng đông, chứ không chỉ ngay hướng chính nam (hoàn toàn nam) (Mộng khê bút đàm).【】toàn nhiên [quánrán] Hoàn toàn: Hoàn toàn không hiểu, không hiểu tí gì cả;
② Cả, tất cả, toàn, toàn bộ: Cả trường; Toàn quốc; Tiêu diệt toàn bộ; Toàn thắng (chiến thắng hoàn toàn);
③ Đông đủ, đầy đủ: Các đại biểu đã đến đông đủ cả rồi;
④ Vẹn, toàn vẹn: Vẹn cả đôi đường, tốt cho cả đôi bên;
⑤ (văn) Giữ cho toàn vẹn: Cứu sống được rất nhiều; Ta muốn toàn quân là cốt, cho dân được nghỉ ngơi (Bình Ngô đại cáo);
⑥ [Quán] (Họ) Toàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn vẹn, không hư hao sứt mẻ. Truyện Lục Vân Tiên : » Lấy lời khuyên nhủ cho toàn thân danh « — Tất cả.

Từ ghép 51

tông, tổng
zōng ㄗㄨㄥ, zǒng ㄗㄨㄥˇ

tông

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa dệt bằng tơ — Một âm là Tổng. Xem Tổng.

tổng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tổng quát, thâu tóm
2. chung, toàn bộ
3. buộc túm lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Góp lại, họp lại. ◎ Như: "tổng binh" họp quân. ◇ Hoài Nam Tử : "Phù thiên địa vận nhi tương thông, vạn vật tổng nhi vi nhất" :, (Tinh thần ) Trời đất vận chuyển tương thông, vạn vật họp lại làm một.
2. (Động) Buộc, bó, túm lại. ◎ Như: "tổng giác" tết trái đào (§ Ghi chú: lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là "tổng giác"). ◇ Khuất Nguyên : Ẩm dư mã ư Hàm Trì hề, tổng dư bí hồ Phù Tang , (Li Tao ) Cho ngựa ta uống nước ở Hàm Trì hề, buộc dây cương ở đất Phù Tang.
3. (Tính) Đứng đầu, cầm đầu, nắm toàn bộ. ◎ Như: "tổng cương" cương lĩnh chung, "tổng điếm" tiệm chính (kết hợp nhiều tiệm), "tổng tư lệnh" tư lệnh cầm đầu tất cả.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh, nhiều làng họp lại làm một "tổng".
5. (Danh) Bó rạ, bó lúa. ◇ Thượng Thư : "Bách lí phú nạp tổng" Thuế từ một trăm dặm, nộp bó lúa.
6. (Danh) Đồ trang sức xe ngựa.
7. (Phó) Đều, tất cả đều. ◇ Chu Hi : "Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân" (Xuân nhật ) Muôn tía nghìn hồng đều là xuân cả.
8. (Phó) Cứ, mãi, luôn luôn. ◎ Như: "vi thập ma tổng thị trì đáo?" tại sao cứ đến muộn?
9. (Phó) Thế nào cũng. ◎ Như: "tổng hữu nhất thiên" thế nào cũng có ngày.
10. (Phó) Toàn diện, toàn bộ. ◎ Như: "tổng động viên" động viên toàn bộ.

Từ điển Thiều Chửu

① Góp, họp, tóm. Như tổng luận bàn tóm lại.
② Tết, như tổng giác tết trái đào, lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là tổng giác.
③ Ðứng đầu, cầm đầu. Như tổng thống chức tổng thống cầm đầu cả việc nước.
④ Tổng, họp mấy làng lại làm một tổng.
⑤ Bó dạ.
⑥ Hết đều.
⑦ Cái trang sức xe, ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồn lại, gộp lại, cộng lại: Tính dồn lại (gộp tất cả lại). 【】tổng nhi ngôn chi [zôngér yánzhi] Nói chung, nói tóm lại: To có nhỏ có, vuông có tròn có, nói chung, mọi hình dạng đều có cả; 【】tổng cộng [zônggòng] Cả thảy, tất cả, tổng cộng: Tất cả (cả thảy) có 220 nhà máy; Tổng cộng độ 5.000 người; 【 】tổng quy [zônggui] Chung quy, rốt cuộc: Sự thực chung quy vẫn là sự thực; 【】tổng toán [zôngsuàn] Nói chung thì cũng...: Nói chung thì cũng có thành tích; 【】tổng chi [zôngzhi] Nói chung, tóm lại;
② Chung: Nhiệm vụ chung; Đường lối chung;
③ Luôn luôn, cứ, mãi: Luôn luôn đứng đầu; Tại sao cứ đến muộn?; Trời mãi không nắng;
④ Thế nào cũng: Thế nào cũng có ngày; Thế nào mai anh ấy cũng về;
⑤ (văn) Tết lại: Tết trái đào, (Ngr) lúc ấu thơ;
⑥ (văn) Bó dạ;
⑦ (văn) Vật trang sức xe ngựa;
⑧ Tổng (đơn vị hành chánh gồm nhiều làng thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm cả — Người đứng đầu, bao gồm các công việc — Gom lại. Bó lại — Lụa dệt bằng tơ — Khu vực hành chánh thời trước, ở dưới phủ, huyện, bao gồm nhiều xã. Tục ngữ: » Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng «.

Từ ghép 28

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

giảm, hàm, hám
xián ㄒㄧㄢˊ

giảm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, hết thẩy, tất cả. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì hội trung tân phát ý Bồ-Tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm" , (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Bấy giờ trong hội mới phát tâm Bồ-tát, tám nghìn người đều nghĩ thế cả.
2. (Động) Phổ cập, truyền khắp. ◇ Quốc ngữ : "Tiểu tứ bất hàm" (Lỗ ngữ ) Ban thưởng nhỏ không phổ cập.
3. (Động) Hòa hợp, hòa mục. ◇ Phan Úc : "Thượng hạ hàm hòa" (Sách Ngụy Công cửu tích văn ) Trên dưới hòa thuận.
4. (Danh) Họ "Hàm".
5. § Giản thể của chữ .
6. Một âm là "giảm". § Thông "giảm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Giảm — Các âm khác là Hám, Hàm. Xem các âm này.

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mặn, vị mặn

Từ điển phổ thông

đều (chỉ tất cả đều sao đó)

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, hết thẩy, tất cả. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì hội trung tân phát ý Bồ-Tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm" , (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Bấy giờ trong hội mới phát tâm Bồ-tát, tám nghìn người đều nghĩ thế cả.
2. (Động) Phổ cập, truyền khắp. ◇ Quốc ngữ : "Tiểu tứ bất hàm" (Lỗ ngữ ) Ban thưởng nhỏ không phổ cập.
3. (Động) Hòa hợp, hòa mục. ◇ Phan Úc : "Thượng hạ hàm hòa" (Sách Ngụy Công cửu tích văn ) Trên dưới hòa thuận.
4. (Danh) Họ "Hàm".
5. § Giản thể của chữ .
6. Một âm là "giảm". § Thông "giảm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp cả.
② Ðều, hết thẩy.
③ Một âm là giảm, cùng nghĩa với chữ giảm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hết thảy, tất cả, khắp cả, đều: Thiên hạ đều phục; Ban thưởng nhỏ không đều khắp (Quốc ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Mặn: Cá mặn; Món ăn này mặn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng, đều. Tất cả — Tên một quẻ trong Kinh dịch, dưới quẻ Cấn, trên quẻ Đoài, chỉ về sự cảm ứng với người — Phép tắc phải theo — Các âm khác là Giảm, Hám. Xem các âm này.

Từ ghép 3

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ. Chẳng hạn Bất hám ( thiếu hụt ) — Các âm khác là Giảm, Hàm. Xem các âm nay.
đào
táo ㄊㄠˊ

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn. ◎ Như: "đào bào" chạy trốn, "đào trái" trốn nợ.
2. (Động) Bỏ. ◇ Mạnh Tử : "Đào Mặc tất quy ư Dương" (Tận tâm hạ ) Bỏ Mặc Tử tất về với Dương Chu.
3. (Động) Tránh. ◎ Như: "đào tị" trốn tránh. ◇ Đỗ Phủ : "Phù sanh hữu định phận, Cơ bão khởi khả đào?" , (Phi tiên các ) Cuộc phù sinh có phận định, Đói no há tránh né được sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn. Như đào nạn trốn nạn, lánh nạn. Đào trái trốn nợ v.v.
② Bỏ. Như Mạnh Tử nói Đào Mặc tất quy ư Dương bỏ họ Mặc tất về họ Dương.
③ Lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháo chạy, chạy trốn, trốn: Kẻ địch tháo chạy;
②Trốn tránh, tránh, lánh: Trốn tránh, chạy trốn; Lánh nạn, chạy nạn;
③ (văn) Bỏ: Ai bỏ họ Mặc (Mặc Tử) thì tất theo về với họ Dương (Dương Chu) (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi. Rời bỏ — Tránh đi — Bỏ trốn.

Từ ghép 13

tất
xī ㄒㄧ

tất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng huyên náo không yên

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Tất tốt" tiếng kêu đứt nối không yên. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.

Từ điển Thiều Chửu

Tất tốt cái tiếng huyên náo không yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

tất tốt [xisu] (thanh) Xào xạc, sột soạt.
tất
bì ㄅㄧˋ

tất

phồn thể

Từ điển phổ thông

vải len, đồ dệt bằng lông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "tất ki" .

Từ điển Thiều Chửu

Tất ki đồ dệt bằng lông.

Từ điển Trần Văn Chánh

tất ki [bìji] Vải xéc, hàng xéc.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.