phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. trôi, chảy
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" 氣流 luồng hơi, "noãn lưu" 暖流 luồng ấm, "điện lưu" 電流 dòng điện, "xa lưu" 車流 dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" 九流 chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" 清流 dòng trong, "trọc lưu" 濁流 dòng đục, "thượng lưu" 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" 下流 dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" 流內 dòng ở trong, "lưu ngoại" 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" 未入流.
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" 水流溼 nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" 淚流 nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 汗流滿面 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch 李白: "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" 孤帆遠影碧空盡, 唯見長江天際流 (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" 流行 đưa đi khắp, "lưu động" 流動 xê dịch, "lưu chuyển" 流轉 từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" 流利 trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" 流傳 truyền lại, "lưu phương" 流芳 để lại tiếng thơm, "lưu độc" 流毒 để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" 流連荒亡 lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" 放流 đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" 流目 liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" 改土歸流 đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" 流雲 mây trôi giạt, "lưu dân" 流民 dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" 流言 lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" 流年 năm tháng qua mau, "lưu quang" 流光 bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" 流矢 tên lạc, "lưu đạn" 流彈 đạn lạc.
Từ điển Thiều Chửu
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu 九流 (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu 清流 dòng trong, trọc lưu 濁流 dòng đục, thượng lưu 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu 下流 dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội 流內 dòng ở trong, lưu ngoại 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu 未入流.
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động 流動, lưu chuyển 流轉, lưu lợi 流利, v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu 飄流, lưu lạc 流落, dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân 流民, giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu 流寇, ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái 流丐, nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng 流倡, v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền 流傳, lưu phương 流芳 để tiếng thơm mãi, lưu độc 流毒 để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn 流言.
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong 流連荒亡 lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong 流風 hay lưu tục 流俗.
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu 周流, luân lưu 輪流, v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang 流光, lưu niên 流年, v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu 放流.
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan 流官. Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư 土司, đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu 改土歸司.
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Di chuyển, chuyển động: 流轉 Lưu động; 流星 Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: 流芳 Lưu danh; 流言 Đồn đại;
④ Sa vào: 流于形式 Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: 流放 Đi đày;
⑥ Dòng (nước): 河流 Dòng sông; 洪流 Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): 氣流 Luồng hơi, luồng không khí; 寒流 Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; 電流 Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: 九流 Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: 飄流 Phiêu lưu; 流落 Lưu lạc; 流民 Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): 第一流作家 Nhà văn bậc nhất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. lẫn lộn
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" 摻雜 trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" 雜務 việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh 易經: "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" 其稱名也, 雜而不越 (Hệ từ hạ 繫辭下) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" 雜種 giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" 平兒咬牙罵道: 都是那賈雨村什麼風村, 半路途中哪裏來的餓不死的野雜種 (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" 雜支 nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" 雜糧 các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" 法度衰毀, 上下僭雜 (Triệu Tư truyện 趙咨傳) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.
Từ điển Thiều Chửu
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia 雜家. Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa 雜貨, v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức 雜職. Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương 雜糧, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lẫn lộn, táp nham: 夾雜 Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: 畫繢之事雜五色 Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: 故先王以土與金,木,水,火雜,以成百物 Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: 雜曰... Đều nói...; 雜處 Ở chung; 其事是以不成,雜受其刑 Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【雜然】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 38
Từ điển trích dẫn
2. Không ngăn trở được, dứt khoát không lưu luyến. ◇ Ôn Đình Quân 溫庭筠: "Hoang thú lạc hoàng diệp, Hạo nhiên li cố quan" 荒戍落黃葉, 浩然離故關 (Tống nhân đông du 送人東遊).
3. "Hạo nhiên chi khí" 浩然之氣 (viết gọn). ◇ Văn Thiên Tường 文天祥: "Thiên địa hữu chánh khí, tạp nhiên phú lưu hình: Hạ tắc vi hà nhạc, thượng tắc vi nhật tinh, ư nhân viết hạo nhiên, phái hồ tắc thương minh" 天地有正氣, 雜然賦流形: 下則為河嶽, 上則為日星, 於人曰浩然, 沛乎塞蒼冥 (Chánh khí ca 正氣歌).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Giữa dòng nước, trong nước. ◇ Sử Kí 史記: "Vũ vương độ hà, trung lưu, bạch ngư dược nhập vương chu trung" 武王渡河, 中流, 白魚躍入王舟中 (Chu bổn kỉ周本紀).
3. Trung du, khúc sông ở trong khoảng giữa thượng lưu và hạ lưu. ◇ Tào Tụ Nhân 曹聚仁: "Giả sử Phan Dương Cảng kiến trúc hoàn thành liễu, Tương Thủy trung lưu hòa Cám Giang trung lưu tạc thông liễu Đại Vận Hà, Động Đình Hồ thủy trực thông Bà Dương Hồ" 假使潘陽港建築完成了, 湘水中流和贛江中流鑿通了大運河, 洞庭湖水直通鄱陽湖 (Vạn lí hành kí 萬里行記, Đại giang đông khứ 大江東去).
4. Bình thường, phổ thông. ◇ Lỗ Tấn 魯迅: "Trung Quốc trung lưu đích gia đình, giáo hài tử đại để chỉ hữu lưỡng chủng pháp" 中國中流的家庭, 教孩子大抵只有兩種法 (Nam khang bắc điệu tập 南腔北調集, Thượng Hải đích nhi đồng 上海的兒童).
5. Người hạng trung, bình thường, không sang không hèn. ◇ Tô Triệt 蘇轍: "(Thần) tài bất đãi ư trung lưu, hạnh tắc quá ư tiền bối" 臣才不逮於中流, 幸則過於前輩 (Tạ trừ thượng thư hữu thừa biểu 謝除尚書右丞表).
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. mạch, thớ, gân
3. liền nhau
4. nhìn đăm đắm
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Dòng nước chảy dưới mặt đất. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm 皇甫冉: "Thổ cao mạch động tri xuân tảo, Ôi úc âm thâm trường đài thảo" 土膏脈動知春早, 隈隩陰深長苔草 (Tạp ngôn Vô Tích Huệ san tự lưu tuyền ca 雜言無錫惠山寺流泉歌).
3. (Danh) Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là "mạch". ◎ Như: "sơn mạch" 山脈 mạch núi, "toàn mạch" 泉脈 mạch nước, "diệp mạch" 葉脈 gân lá.
4. (Danh) Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: "nhất mạch tương truyền" 一脈相傳 cùng một huyết thống truyền lại.
5. (Danh) Nhịp đập của mạch máu. ◎ Như: "mạch chẩn" 脈診 chẩn mạch, "bả mạch" 把脈 bắt mạch. ◇ Vương Phù 王符: "Phàm trị bệnh giả tất tiên tri mạch chi hư thật" 凡治病者必先知脈之虛實 (Tiềm phu luận 潛夫論) Phàm người trị bệnh, thì trước hết phải biết mạch hư thật.
6. (Danh) Lá cây, cánh côn trùng có đường ngấn giống như huyết quản, cũng gọi là "mạch". ◎ Như: "diệp mạch" 葉脈 thớ lá, gân lá.
7. (Động) Bắt mạch (để khám bệnh).
8. (Động) Nhìn, xem xét, quan sát. § Thông "mạch" 眽.
9. (Phó) "Mạch mạch" 脈脈 trông nhau đăm đắm. ◇ Cổ thi 古詩: "Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ" 盈盈一水間, 脈脈不得語 (Điều điều khiên ngưu tinh 迢迢牽牛星) Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói. § Cũng viết là "mạch mạch" 眽眽.
Từ điển Thiều Chửu
② Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là mạch. Như sơn mạch 山脈 mạch núi, toàn mạch 泉脈 mạch nước, v.v.
③ Mạch, thầy thuốc xem mạch động ở vệ cổ tay để phân biệt chứng bệnh.
④ Xương lá, các đường gân trên lá cây gọi là diệp mạch 葉脈.
⑤ Mạch mạch 脈脈 trông nhau đăm đắm.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Mạch: 診脈 Bắt mạch;
③ Mạch (gân lá của thực vật hoặc gân cánh của động vật);
④ Rặng, mạch: 山脈 Rặng núi; 礦脈 Mạch mỏ. Xem 脈 [mò].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 15
giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【職掌】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: 職掌國家大事 Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): 職 已于上月返京Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: 職是之故 Chủ yếu vì cớ đó; 史之煩,職由于此 Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: 是時荊州牧劉 表不供職貢 Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ ghép 8
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Phân loại của các công việc (theo tính chất). ◎ Như: "văn chức" 文職 chức văn, "vũ chức" 武職 chức võ, "công chức" 公職 chức việc làm cho nhà nước.
3. (Danh) Tiếng tự xưng của hạ thuộc đối với cấp trên. ◎ Như: "chức đẳng phụng mệnh" 職等奉命 chúng tôi xin tuân lệnh.
4. (Danh) Họ "Chức".
5. (Động) Nắm giữ, phụ trách, quản lí. ◎ Như: "chức chưởng đại quyền" 職掌大權 nắm giữ quyền hành lớn.
6. (Trợ) Duy, chỉ. ◎ Như: "chức thị chi cố" 職是之故 chỉ vì cớ ấy.
Từ điển Thiều Chửu
② Chức phận, các việc mà bổn phận mình phải làm gọi là chức, như tử chức 子職 chức phận làm con, phụ chức 婦職 chức phận làm vợ, chức vụ 職務, chức nghiệp 職業, v.v.
③ Bui, chỉ, dùng làm trợ từ, như chức thị chi cố 職是之故 chỉ vì cớ ấy.
④ Chuyên chủ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【職掌】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: 職掌國家大事 Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): 職 已于上月返京Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: 職是之故 Chủ yếu vì cớ đó; 史之煩,職由于此 Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: 是時荊州牧劉 表不供職貢 Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 60
phồn thể
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" 滯銷 hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi 曹丕: "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" 吳會非我鄉, 安能久留滯 (Tạp thi 雜詩, Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh 詩經: "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" 彼有遺秉, 此有滯穗 (Tiểu nhã 小雅, Đại điền 大田) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" 凝滯 ngừng đọng, "tích trệ" 積滯 ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿床滯雨不堪聽 (Tống nhân 送人) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn 呂坤: "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" 故良知不滯於見聞, 而亦不離於見聞 (Biệt nhĩ thiệm thư 別爾贍書).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử 金史: "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" 卿年少壯, 而心力多滯 (Tông Duẫn truyện 宗尹傳).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì 初刻拍案驚奇: "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" 及看公面上氣色有滯, 當有憂虞 (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu 慧皎: "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" 自大法東被, 始於漢明, 涉歷魏晉, 經論漸多, 而支竺所出, 多滯文格義 (Cao tăng truyện 高僧傳, Dịch kinh trung 譯經中, Cưu Ma La Thập 鳩摩羅什).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư 魏書: "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" 安豐王延明, 博聞多識, 每有疑滯, 恒就琰之辨析, 自以為不及也 (Lí Diễm Chi truyện 李琰之傳).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện 左傳: "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" 逮鰥寡, 振廢滯, 匡乏困, 救災患 (Thành Công thập bát niên 成公十八年) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
Từ điển Thiều Chửu
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 8
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.