bẫn, tẫn
pìn ㄆㄧㄣˋ

bẫn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cái, con mái. ◎ Như: "tẫn mẫu" đực cái, trống mái, thư hùng.
2. (Danh) Hang, khê cốc. ◇ Hàn Dũ : "Khả liên vô ích phí tinh thần, Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn" , (Tặng Thôi Lập Chi bình sự ) Đáng thương uổng phí tinh thần vô ích, Cũng như ném vàng vào hang trống.
3. (Danh) Âm hộ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Mã thị vãn gian thủ thang táo tẫn" (Quyển tam thập ngũ) Mã thị buổi tối lấy nước nóng rửa âm hộ.
4. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "tẫn mã" ngựa cái.

Từ điển Thiều Chửu

① Con cái, giống chim muông đều gọi là tẫn.
② Hư tẫn cái hang rỗng. Thơ ông Hàn Dũ () có câu: Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn ý nói bỏ vào nơi vô dụng. Cũng đọc là chữ bẫn.

tẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con cái (loài chim)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cái, con mái. ◎ Như: "tẫn mẫu" đực cái, trống mái, thư hùng.
2. (Danh) Hang, khê cốc. ◇ Hàn Dũ : "Khả liên vô ích phí tinh thần, Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn" , (Tặng Thôi Lập Chi bình sự ) Đáng thương uổng phí tinh thần vô ích, Cũng như ném vàng vào hang trống.
3. (Danh) Âm hộ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Mã thị vãn gian thủ thang táo tẫn" (Quyển tam thập ngũ) Mã thị buổi tối lấy nước nóng rửa âm hộ.
4. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "tẫn mã" ngựa cái.

Từ điển Thiều Chửu

① Con cái, giống chim muông đều gọi là tẫn.
② Hư tẫn cái hang rỗng. Thơ ông Hàn Dũ () có câu: Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn ý nói bỏ vào nơi vô dụng. Cũng đọc là chữ bẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái, mái: Ngựa cái; Ngỗng mái;
② (văn) Xem [xupìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cái. Con mái. Loài thú giống cái — Cái lỗ khóa.

Từ ghép 1

chúc, dục
jū ㄐㄩ, yù ㄩˋ, zhōu ㄓㄡ, zhǔ ㄓㄨˇ, zhù ㄓㄨˋ

chúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cháo loãng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháo. Như chữ Chúc .

dục

phồn thể

Từ điển phổ thông

bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bán: Bán tranh; Bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai; Mua quan bán tước;
② Nuôi dưỡng, sinh dưỡng;
③ Non trẻ, trẻ thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dục — Một âm khác là Chúc. Xem Chúc.
tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

hu, hủ
xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

hu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khoe khoang
2. to, lớn

hủ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khoe khoang
2. to, lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khoe khoang. ◎ Như: "tự hủ" tự khoe mình.
2. (Động) Phổ cập, truyền khắp hết. ◇ Lễ Kí : "Đức phát dương, hủ vạn vật" , (Lễ khí ) Đức mở rộng, truyền khắp muôn vật.
3. (Tính) Xinh đẹp, quyến dũ, kiều mị. ◇ Hoàng Đình Kiên : "Bất văn phạm trai mục, Do văn họa mi hủ" , (Thứ vận kí Triều Dĩ Đạo ).

Từ điển Thiều Chửu

① Khoe khoang. Như tự hủ tự khoe mình.
② Hòa, khắp hết.
③ Nhanh nhẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khoe khoang: Tự khoe mình;
② Hòa, khắp hết;
③ Nhanh nhẹn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nói lớn — Cùng khắp — Đẹp đẽ.

Từ ghép 2

hãn
hàn ㄏㄢˋ

hãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hung mạnh, dữ tợn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dũng mãnh. ◇ Tô Thức : "Tinh hãn chi sắc, do kiến ư mi gian" , (Phương Sơn Tử truyện ) Cái sắc diện tinh anh hùng tráng còn hiện lên giữa khoảng lông mày.
2. (Tính) Hung ác. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hãn lại chi lai ngô hương" (Bộ xà giả thuyết ) Bọn lại hung ác tới làng tôi.
3. (Tính) Ương ngạnh, bướng bỉnh, cố chấp. ◎ Như: "hãn nhân" người bướng bỉnh, cố chấp, "hãn nhiên bất cố" ương bướng tùy tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh tợn.
② Hung tợn.
③ Ương bướng tự dụng gọi là hãn nhiên bất cố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gan dạ, dũng mãnh, dũng cảm, can đảm: Viên tướng dũng mãnh;
② Dữ, hung hãn, mạnh tợn: Hung dữ, hung hãn, hung bạo;
③ Bướng bỉnh, ương bướng, ngoan cố: Ương bướng tùy tiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mạnh mẽ — Hung bạo. Chẳng hạn Hung hãn — Gấp rút. Mau — Trừng mắt lên.

Từ ghép 6

viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tròn, hình tròn
2. cầu, hình cầu
3. tròn (trăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn. § Đối lại với "phương" . ◎ Như: "viên trác" bàn tròn.
2. (Tính) Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn. ◎ Như: "viên mãn" 滿 hoàn hảo, trọn vẹn, "viên túc" tròn đầy.
3. (Tính) Trơn nhẵn, tròn trĩnh. ◎ Như: "viên hoạt" trơn tru.
4. (Tính) Uyển chuyển. ◇ Thang Hiển Tổ : "Lịch lịch oanh ca lựu đích viên" (Mẫu đan đình ) Trong trẻo oanh ca, uyển chuyển véo von.
5. (Tính) Không trở ngại (thuật ngữ Phật giáo). "Thiên Thai tông" chia Phật giáo làm 4 bực, bực "viên giáo" là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công hành viên mãn, tự tại viên dung, không có gì trở ngại nữa.
6. (Danh) Hình tròn. ◇ Mặc Tử :"Bách công vi phương dĩ củ, vi viên dĩ quy" , (Pháp nghi ) Trăm thợ lấy hình vuông làm khuôn mẫu, lấy hình tròn làm quy tắc.
7. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "kim viên" đồng tiền vàng, "ngân viên" đồng tiền bạc.
8. (Danh) Lượng từ: một "viên" bằng mười "giác" hào.
9. (Động) Hoàn thành, làm cho hoàn chỉnh. ◎ Như: "tự viên kì thuyết" làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tạm thả trụ trước, đẳng mãn liễu phục tái viên phòng" , 滿 (Đệ lục thập bát hồi) Hãy tạm ở đây, chờ khi hết tang sẽ làm lễ thành hôn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỉ về hình-thể. Từ giữa ruột đo ra đến ngoài vành chỗ nào cũng đều nhau thì chỗ giữa ấy gọi là viên tâm ruột tròn, chỗ vành ngoài gọi là viên chu vòng tròn.
② Trộn, phàm cái gì không lộ cạnh góc ra đều gọi là viên. Như viên thông , viên hoạt , v.v.
③ Ðầy đủ, như viên mãn 滿, viên túc , v.v.
④ Ðồng bạc.
Tự bênh vực cái thuyết của mình.
⑥ Không trở ngại, tôn Thiên-thai chia Phật-giáo làm 4 bực, bực Viên-giáo là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công-hành viên-mãn, tự-tại viên-dung, không có gì trở ngại nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tròn, hình tròn, hình cầu: Trăng tròn; Lỗ tròn;
② Hoàn mĩ, chu đáo, đầy đủ, viên mãn, trọn vẹn: Anh này làm việc rất chu đáo; Nói như vậy không trọn vẹn (tròn trịa, xuôi); 滿 Tròn đầy, viên mãn;
③ Đồng (đơn vị tiền tệ): Ba trăm đồng nhân dân tệ. Cv. ;
④ Tiền đúc (hình tròn): Tiền bạc; Tiền đồng. Cv. ;
⑤ Tìm cách bênh vực ý kiến hoặc chủ trương của mình: Tự biện hộ cho lí thuyết của mình;
⑥ [Yuán] (Họ) Viên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn vẹn hoàn toàn — Tròn. Hình tròn — Đồng bạc ( vì đồng bạc đời xưa hình tròn ) — Tiếng gọi những vật nhỏ, tròn. Td: Viên đạn.

Từ ghép 32

quang minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng sủa
2. tương lai tốt đẹp, đầy hứa hẹn

Từ điển trích dẫn

1. Sáng tỏ. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Nả nguyệt sắc nhất phát quang minh như trú" (Quyển thất) Ánh trăng đó chiếu ra sáng tỏ như ban ngày.
2. Thẳng thắn, không mờ ám. ◎ Như: "tâm địa quang minh" lòng dạ trong sáng.
3. Lớn lao, thịnh đại. ◇ Đỗ Mục : "Tự Lưỡng Hán dĩ lai, phú quý giả thiên bách; tự kim quan chi, thanh thế quang  minh, thục nhược Mã Thiên, Tương Như, Giả Nghị, Lưu Hướng, Dương Hùng chi đồ?" , ; , , , , , , ? (Đáp Trang Sung thư ) Từ thời Lưỡng Hán đến nay, kẻ giàu sang có cả ngàn trăm; từ bây giờ mà xem, thanh thế lớn lao, ai bằng những người như Mã Thiên, Tương Như, Giả Nghị, Lưu Hướng, Dương Hùng?
4. Chiếu rọi, tỏa sáng. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiêu Quân phong dong tịnh sức, quang minh Hán cung" , (Nam Hung Nô truyện ) Chiêu Quân vẻ đẹp lộng lẫy, chiếu sáng rực rỡ cung điện nhà Hán.
5. Hiển dương.
6. Vinh diệu, vinh hiển. ◇ Lưu Giá : "Cập thì lập công đức, Thân hậu do quang minh" , (Lệ chí ) Kịp thời lập công đức, Chết rồi còn hiển vinh.
7. Chỉ gương mẫu, nghi phạm của bậc hiền tài. ◇ Hàn Dũ : "Ngưỡng vọng thiên tử chi quang minh" (Cảm nhị điểu phú tự ).
8. Có chính nghĩa. ◎ Như: "quang minh đại đạo" con đường chính nghĩa.
9. Tên huyệt trong châm cứu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu có câu: » Sửa mũ áo lạy về bắc khuyết, ngọn quan minh hun mát tấm trung can «.
thân, thấn
qīn ㄑㄧㄣ, qìng ㄑㄧㄥˋ, xīn ㄒㄧㄣ

thân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cha mẹ
2. ruột thịt
3. thân cận, gần gũi
4. cô dâu
5. thơm, hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
② Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người thân: Cha mẹ; Anh em ruột;
② Bà con, họ hàng: Bà con cô bác;
③ Hôn nhân: Lấy vợ, lấy chồng;
④ Thân mật, thân thiết, thân ái, thân gần: Bạn thân mật;
Tự, thân, chính: Tự tay làm lấy. 【】 thân tự [qinzì] Tự, chính mình, đích thân: Đích thân chủ trì; Tiêu Hà bệnh, nhà vua đích thân đến xem bệnh tình của Hà (Hán thư: Tiêu Hà truyện);
⑥ Hôn: Hôn con;
⑦ (văn) Yêu;
⑧ (văn) Giúp. Xem [qìng].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 thân gia [qìngjia]
① Thông gia, thân gia, sui gia: Làm sui (gia);
② Sui: Ông sui; Bà sui, chị sui. Xem [qin].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thương yêu. Đoạn trường tân thanh : » Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân « — Người gần gũi với mình. Chỉ cha mẹ. Td: Song thân — Họ hàng. Td: Thân thuộc — Tự mình. Chính mình. Td: Thân chinh — Chỉ việc hôn nhân giữa hai nhà. Td: Thân gia.

Từ ghép 64

bàng hệ thân 旁系親bàng hệ thân thuộc 旁系親屬bạt thân 拔親cầu thân 求親chí thân 至親cử mục vô thân 舉目無親đồng thân 同親hoàng thân 皇親hội thân 會親kết thân 結親khả thân 可親kính thân 敬親lão thân 老親lục thân 六親mẫu thân 母親mục thân 睦親nghênh thân 迎親nghiêm thân 嚴親nghinh thân 迎親ngoại thân 外親ngỗ thân 忤親nhân thân 姻親nội thân 內親phụ thân 父親quân thân 君親song thân 雙親sơ bất gián thân 疏不間親sở thân 所親sơ thân 疏親sự thân 事親sự thân chí hiếu 事親至孝tam thân 三親tầm thân 尋親thám thân 探親thành thân 成親thân ái 親愛thân bằng 親朋thân cận 親近thân chinh 親征thân cung 親供thân gia 親家thân huân 親熏thân hữu 親友thân mật 親密thân mẫu 親母thân nghênh 親迎thân nghị 親誼thân nhiệt 親熱thân phụ 親父thân quyến 親眷thân sinh 親生thân thích 親戚thân thiện 親善thân thiết 親切thân thuộc 親屬thân tín 親信thân tình 親情thân tộc 親族thân vương 親王tỉnh thân 省親tứ cố vô thân 四顧無親tương thân 相親ý thân 懿親yến thân 妟親

thấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
② Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .
thiên
piān ㄆㄧㄢ

thiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. vẫn, cứ, lại
3. không ngờ, chẳng may
4. rất, hết sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, nghiêng, ngả. ◎ Như: "thiên kiến" ý kiến thiên lệch. ◇ Bạch Cư Dị : "Vân kế bán thiên tân thụy giác, Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai" , (Trường hận ca ) Tóc mây lệch một bên, vừa ngủ dậy, Mũ hoa không ngay ngắn, nàng bước xuống nhà.
2. (Tính) Không hoàn toàn, phiến diện. ◇ Lễ Kí : "Lạc cực tắc ưu, lễ thô tắc thiên hĩ" , (Nhạc kí ) Vui cùng cực thì tất sinh ra buồn thương, lễ sơ sài thì không đầy đủ vậy.
3. (Tính) Không ở trung tâm, bên cạnh.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thiên tích" nơi hẻo lánh.
5. (Tính) Không thân, không gần gũi.
6. (Tính) Thâm, nhiều. ◇ Nguyên Hiếu Vấn : "Uất uất thu ngô động vãn yên, Nhất đình phong lộ giác thu thiên" , (Ngoại gia nam tự ).
7. (Phó) Vẫn, cứ, lại. ◎ Như: "tha yêu ngã khứ, ngã thiên bất khứ" , ông ấy bảo tôi đi, tôi vẫn cứ không đi.
8. (Phó) Vừa, đúng lúc. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Chánh thị dương phàm thì, Thiên phùng giang thượng khách" , (Tằng đông du dĩ thi kí chi ) Đang khi giương buồm, Thì đúng lúc gặp khách trên sông.
9. (Phó) Nghiêng về một bên, không công bình. ◎ Như: "thiên lao" nhọc riêng về một bên, "thiên ái" yêu riêng.
10. (Phó) Chuyên về.
11. (Phó) Riêng, chỉ, một mình.
12. (Phó) Không ngờ, chẳng may. ◎ Như: "ốc lậu thiên tao liên dạ vũ" nhà dột chẳng may mắc mưa suốt đêm.
13. (Phó) Rất, hết sức. ◇ Nhan thị gia huấn : "Vũ Liệt thái tử thiên năng tả chân" (Tạp nghệ ) Thái tử Vũ Liệt rất giỏi vẽ hình người.
14. (Động) Giúp, phụ tá.
15. (Động) Ăn cơm rồi (tiếng khách sáo). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư tài cật phạn, kiến tha môn lai liễu, tiện tiếu đạo: Hảo trường thối tử, khoái thượng lai bãi! Bảo Ngọc đạo: Ngã môn thiên liễu" , , 便: , . : (Đệ thập tứ hồi) Phượng Thư đang ăn cơm, thấy chúng đến, cười nói: Sao mà nhanh chân thế! Mau lên đây. Bảo Ngọc nói: Chúng tôi xơi cơm rồi.
16. (Danh) Một nửa.
17. (Danh) Ngày xưa quân năm mươi người là một "thiên"; chiến xa hai mươi lăm xe là một "thiên".
18. (Danh) Họ "Thiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, mếch, ở vào hai bên một cái gì gọi là thiên, nặng về một mặt cũng gọi là thiên, như thiên lao nhọc riêng về một bên, thiên ái yêu riêng về một bên. Cái gì không đúng với lẽ trung bình đều gọi là thiên.
② Lời nói giúp lời, sự gì xảy ra không ngờ tới gọi là thiên, như thiên bất thấu xảo rõ thật khéo khéo sao!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lệch, trệch: Bắn trệch; Đội mũ lệch; Không lệch không nghiêng (Hậu Hán thư);
② Nghiêng: 西 Mặt trời đã nghiêng bóng; Ảnh này chụp nghiêng;
③ Thiên vị, thiên: Thiên về bên tả;
④ Nhích lên, lui sang: Kê bàn lui sang bên trái;
⑤ (văn) Bên: Bên phía đông;
⑥ (văn) Một bên, một phần, riêng: Bậc vua chúa sở dĩ sáng suốt là nhờ nghe ý kiến từ nhiều phía, sở dĩ tối tăm là vì chỉ nghe có một bên (Vương Phù: Tiềm phu luận); Vạn vật là một phần của đạo (Tuân tử); Học trò của Lão Đam chỉ riêng có Canh Tang Sở hiểu được đạo của Lão Đam (Trang tử);
⑦ (văn) Rất, đặc biệt, hết sức: Võ Liệt Thái tử rất giỏi vẽ hình người (Nhan thị gia huấn: Tạp nghệ); Anh em nhà họ Trương (mặt mày) rất giống nhau (Bạch Cư Dị);
⑧ (văn) Xa xôi, hẻo lánh: Kẻ bề tôi ở nước xa xôi hẻo lánh thật lấy làm may lắm (Sử ký: Biển Thước truyện);
⑨ Cứ, vẫn, lại: Đã bảo anh chú ý, anh lại không nghe; Anh không cho tôi làm, tôi vẫn làm; Đã khuyên nó đừng đi, nhưng nó cứ đi.【】thiên thiên [pianpian] (pht) a. Khăng khăng, khư khư, cứ một mực: Anh ta cứ một mực không nghe; b. Nhưng... lại, lại: Hôm qua anh ấy đến tìm tôi, nhưng tôi lại không ở nhà; c. Riêng... lại: Mọi người đều hoàn thành định mức, tại sao riêng chúng ta lại không hoàn thành được?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lệch qua một bên.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.