khoa, khõa
kuā ㄎㄨㄚ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoe khoang, nói khoác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xa xỉ. ◇ Tuân Tử : "Quý nhi bất vi khoa, tín nhi bất xử khiêm" , (Trọng Ni ) Sang trọng nên không làm ra xa xỉ, tin thật nên không phải cư xử nhún nhường.
2. (Danh) Họ "Khoa".
3. (Động) Khoác lác, khoe khoang. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi nãi phồn anh khể kích, đồ khoa phẩm trật chi tôn" , (Tịch Phương Bình ) Thế mà cũng yên đai kiếm kích, chỉ khoe khoang phẩm trật cao sang.
4. (Động) Khen ngợi. ◇ Bì Nhật Hưu : "Ngô văn phượng chi quý, Nhân nghĩa diệc túc khoa" , (Tích nghĩa điểu ) Tôi nghe nói chim phượng là quý, Nhân nghĩa cũng đủ để khen ngợi.
5. (Tính) Kiêu căng, tự đại. ◎ Như: "khoa mạn hung kiêu" kiêu căng ngạo tợn.
6. (Tính) Tốt đẹp. ◇ Hoài Nam Tử : "Mạn giáp hạo xỉ, hình khoa cốt giai" , (Tu vụ ) Má hồng răng trắng, hình hài xinh đẹp.
7. (Tính) To, lớn. ◇ Tả Tư : "Ấp ốc long khoa" (Ngô đô phú ) Nhà cao thành lớn.
8. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói viển vông.
② Một âm là khõa. Tự khoe mình.
② Tốt đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoác lác, khoe khoang: Nói khoác;
② Khen, khen ngợi: Mọi người đều khen em Lan học giỏi;
③ (văn) Nói viển vông;
④ (văn) Tốt đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoang phí — Khoe khoang.

khõa

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nói viển vông.
② Một âm là khõa. Tự khoe mình.
② Tốt đẹp.
giám
jiàn ㄐㄧㄢˋ

giám

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái gương soi bằng đồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gương soi. ◇ Trang Tử : "Giám minh tắc trần cấu bất chỉ" (Đức sung phù ) Gương sáng thì bụi vẩn không đọng.
2. (Danh) Khả năng soi xét, năng lực thị sát. ◎ Như: "tri nhân chi giám" khả năng xem xét biết người.
3. (Danh) Sự việc có thể lấy làm gương răn bảo, tấm gương. ◎ Như: "tiền xa chi giám" tấm gương của xe đi trước.
4. (Danh) Vật làm tin, vật để chứng minh. ◎ Như: "ấn giám" ấn tín, dấu làm tin.
5. (Danh) Họ "Giám".
6. (Động) Soi, chiếu. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy" , (Đức sung phù ) Người ta không ai soi ở làn nước chảy, mà soi ở làn nước dừng.
7. (Động) Xem xét, thẩm sát, thị sát. ◇ Vương Bột : "Giám vật ư triệu bất ư thành" (Vị nhân dữ thục vực phụ lão thư ) Xem xét vật khi mới phát sinh, không phải khi đã thành.
8. (Động) Lấy làm gương răn bảo. ◇ Đỗ Mục : "Hậu nhân ai chi nhi bất giám chi" (A Phòng cung phú ) Người đời sau thương xót cho họ mà không biết lấy đó làm gương.
9. § Cũng viết là "giám" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gương soi. Ngày xưa dùng đồng làm gương soi gọi là giám. Ðem các việc hỏng trước chép vào sách để làm gương soi cũng gọi là giám. Như ông Tư Mã Quang làm bộ Tư trị thông giám nghĩa là pho sử để soi vào đấy mà giúp thêm các cách trị dân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chậu lớn — Tấm gương soi mặt. Soi chiếu, xem xét — Xem gương trước mà tự răn mình.

Từ ghép 7

lại
lài ㄌㄞˋ

lại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◎ Như: "ỷ lại" nương tựa nhờ vả không tự lo, "ngưỡng lại" trông cậy vào.
2. (Động) Ỳ, ườn ra. ◎ Như: "lại sàng" nằm ỳ trên giường.
3. (Động) Chối cãi, không nhận. ◎ Như: "để lại" chối cãi, "lại trái" quỵt nợ.
4. (Động) Đổ tội, đổ oan. ◎ Như: "vu lại" vu khống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thật thị ngộ thương, chẩm ma lại nhân?" , ? (Đệ bát thập lục hồi) Đúng là lầm lỡ bị chết, sao lại vu vạ cho người?
5. (Tính) Xấu, tệ, dở. ◎ Như: "kim niên trang giá trưởng đắc chân bất lại" năm nay hoa màu lên thật không tệ lắm.
6. (Tính) Lành, tốt. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã" , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
7. (Phó) May mà. ◇ Vi Ứng Vật : "Tệ cừu luy mã đống dục tử, Lại ngộ chủ nhân bôi tửu đa" , (Ôn tuyền hành ) Áo cừu rách, ngựa yếu, lạnh cóng gần muốn chết, May gặp chủ nhân chén rượu nhiều.
8. (Danh) Lợi nhuận.
9. (Danh) Họ "Lại".

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy nhờ, như ỷ lại nương tựa nhờ vả.
② Lợi, như vô lại không có ích lợi gì cho nhà, những kẻ dối trá giảo hoạt gọi là kẻ vô lại.
③ Tục cho rằng không nhận việc ấy là có là lại, có ý lần lữa cũng là lại, như để lại chối cãi.
④ Lành, như Mạnh tử nói: phú tuế tử đệ đa lại năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, ý nói no thì không cướp bóc.
⑤ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người;
② Ỳ, trì hoãn: Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi;
③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: Sự thật rành rành chối cãi sao được; Quỵt nợ;
④ Đổ tội, đổ oan: Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác;
⑤ Trách móc: Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào;
⑥ (khn) Xấu, dở: Tốt và xấu; Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; Mùa màng năm nay thật không tệ;
⑦ Lười biếng;
⑧ (văn) Lành: Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử);
⑨ (văn) Lấy;
⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ cậy. Nhờ vả. Td: Ỷ lại ( nhờ vả người khác ) — Lợi ích. Mối lợi — Chối, không nhận. Td: Lại trái ( chối nợ, vỡ nợ ).

Từ ghép 7

thánh
shèng ㄕㄥˋ

thánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thần thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thánh, người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí. ◎ Như: "siêu phàm nhập thánh" vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh. ◇ Luận Ngữ : "Cố thiên túng chi tương thánh, hựu đa năng dã" , (Tử Hãn ) Ấy, nhờ trời buông rộng cho ngài làm thánh, ngài lại còn có nhiều tài.
2. (Danh) Người có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm. ◎ Như: "thi thánh" thánh thơ, "thảo thánh" người viết chữ thảo siêu tuyệt.
3. (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎ Như: "thánh nhân" , "thần thánh" .
4. (Tính) Tiếng tôn xưng vua, chúa. ◎ Như: "thánh dụ" lời dụ của vua, "thánh huấn" lời ban bảo của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Thánh, tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực gọi là thánh, như siêu phàm nhập thánh vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào cõi thánh. Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh, như thi thánh thánh thơ.
③ Lời nói tôn kính nhất, như lời dụ của vua gọi là thánh dụ , thánh huấn , v.v.
④ Sáng suốt, cái gì cũng biết tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thánh (người có đạo đức và tài cao học rộng, thông suốt lẽ đời): Bậc thánh, thánh nhân; Thánh hiền;
② Tên đẹp tỏ ý sùng bái: Đất thánh; 使 Sứ mệnh thần thánh;
③ Từ để tôn xưng nhà vua (thời xưa): Thánh thượng, nhà vua; Lời dụ của vua;
④ (văn) Người giỏi giang tinh thông về một lãnh vực hay một nghề: Thi thánh (người làm thơ cực giỏi); Người viết chữ thảo siêu tuyệt;
Tín đồ tôn giáo tôn xưng người hoặc sự vật liên quan đến tôn giáo của mình: Kinh thánh; Ngày sinh của đức giáo chủ (tùy theo đạo);
⑥ (văn) Rượu trong;
⑦ (văn) Sáng suốt, anh minh, thông suốt lẽ đời: Cho nên bậc thánh càng thêm sáng suốt, kẻ ngu càng thêm ngu muội (Hàn Dũ: Sư thuyết).

Từ ghép 29

đảo
dǎo ㄉㄠˇ

đảo

phồn thể

Từ điển phổ thông

cầu cúng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầu cúng. ◇ Liệt Tử : "Yết vu nhi đảo chi, phất cấm" , (Chu Mục vương ) Mời thầy pháp cầu cúng, không khỏi.
2. (Động) Chúc, mong cầu. ◇ Nguyễn Du : "Do thả hồi cố đảo đa phúc" (Thái Bình mại ca giả ) Còn quay đầu lại cầu chúc cho được nhiều phúc lành.
3. (Động) Kính từ dùng trong thư tín, biểu thị thỉnh cầu. ◎ Như: "phán đảo" trông mong.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầu cúng, ý mình muốn thế nào cầu người giúp cho cũng gọi là đảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khấn vái, cầu cúng, cầu đảo: Khấn khứa;
② Mong, mong mỏi: Cầu mong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúng tế cầu xin với quỷ thần. Chẳng hạn Đảo vũ ( tế trời cầu mưa ).

Từ ghép 2

tích
tì ㄊㄧˋ, xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

thiếc, Sn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếc (stannum, Sn).
2. (Danh) Vải nhỏ. ◇ Liệt Tử : "Ý a tích" (Chu Mục vương ) Mặc áo vải lụa mịn.
3. (Danh) Gọi tắt của "tích trượng" gậy tầm xích, bằng thiếc có tra những vòng bằng thiếc hoặc đồng, dùng cho các tỉ-khiêu mang đi khất thực.
4. (Danh) Họ "Tích".
5. (Danh) "Tích Lan" tên nước (Ceylon, Sri Lanka).
6. (Tính) Làm bằng thiếc. ◎ Như: "tích quán" lọ bằng thiếc.
7. (Động) Cho, tặng, cấp. § Thông "tứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếc (Stannum, Sn), sắc trắng như bạc, chất mềm chóng chảy, vì thế nên người ta hay dùng để tráng mặt đồ đồng, đồ sắt cho đẹp.
② Cho, phàm các cái của triều đình ban cho thưởng cho đều gọi là tích.
③ Vải nhỏ.
④ Gậy tầm xích của nhà chùa dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Thiếc (Stannum, kí hiệu Sn);
② (văn) Ban cho, ban thưởng;
③ Cây tầm xích (của các nhà sư);
④ [Xi] (Họ) Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất thiếc. Một thứ kim loại — Cho. Ban cho. Với nghĩa này, còn đọc là Tứ — Cây gậy của vị tăng — Tên người, tức Nguyễn Vĩnh Tích, người phủ Thường tín tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1448, niên hiệu Thái hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ. Tác phẩm chữ Hán có Tiên sơn tập — Tên người tức, Nguyễn Thiên Tích, danh sĩ đời Lê, tự là Huyền Khuê, người xã Nội duệ huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu khoa Hoành từ năm 1431, niên hiệu Thiện thiên thứ 4 đời Lê Thái Tổ, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thị độc, Nội mật viện Phó sứ, rồi thăng tới Binh bộ Thượng thư, sang sứ Trung Hoa ba lần. Về văn học, ông làm lời cẩn ân cho cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi — Tên người, tức Mạc Thiên Tích, tự là Sĩ Lân, con của Mạc Cửu, làm Đô đốc trấn Hà Tiên từ năm 1735. Ông theo giúp chúa Nguyễn Định Vương, sau thua chạy sang Xiêm la, rồi tự tử ở đó năm 1780. Lúc còn ở Hà Tiên, ông tụ họp văn thi gia cùng nhau xướng họa. Tác phẩm chữ Hán có Hà Tiên thập vịnh .

Từ ghép 1

chỉ
zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

giấy viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấy. § Sái Luân nhà Hán sáng tạo ra phép làm giấy trước nhất. ◇ Nguyễn Du : "Bất kiến bình an nhất chỉ thư" (Sơn cư mạn hứng ) Không thấy một tờ thư cho biết có bình an hay không.

Từ điển Thiều Chửu

① Giấy. Sái Luân nhà Hán sáng tạo ra phép làm giấy trước nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấy: Giấy đóng gói; Giấy thấm (chặm); Một tờ giấy;
② (loại) Tờ, bản: Ba tờ biên lai; Một bản công văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấy ( để viết chữ lên ).

Từ ghép 24

vi, vy
huí ㄏㄨㄟˊ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa, chia lìa. ◎ Như: "cửu vi" li biệt đã lâu. ◇ Khuất Nguyên : "Tuy tín mĩ nhi vô lễ hề, lai vi khí nhi cải cầu" , (Li Tao ) Tuy đẹp thật nhưng vô lễ hề, phải lìa bỏ mà cầu chỗ khác.
2. (Động) Cách xa. ◇ Lễ Kí : "Trung thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỉ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân" , , (Trung Dung ) Đức trung thành và lòng khoan thứ cách đạo không xa, cái gì không muốn làm cho mình, thì đừng làm cho người khác.
3. (Động) Trái, làm trái. ◎ Như: "vi mệnh" trái mệnh, "vi pháp" trái phép. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công" , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
4. (Động) Lánh, tránh đi. ◇ Liêu Sử : "Thu đông vi hàn, Xuân hạ tị thử" , (Doanh vệ chí trung ) Thu đông tránh lạnh, Xuân hạ lánh nóng.
5. (Động) Lầm lỗi.
6. (Động) § Xem "y vi" .

Từ ghép 21

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không theo, không nghe, không tuân, làm trái
2. xa nhau

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa. Như cửu vi li biệt đã lâu.
② Trái. Như vi mệnh trái mệnh, vi pháp trái phép. Người hay du di không quả quyết gọi là y vi .
③ Lánh.
④ Lầm lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái, ngược: Không trái thời vụ; Trái mệnh;
② Xa cách, xa lìa: Li biệt đã lâu, bao năm xa cách;
③ (văn) Lánh;
④ (văn) Lầm lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Rời ra — Làm ngược lại. Làm trái. Td: Vi phạm.
hương, hướng, hưởng
xiāng ㄒㄧㄤ, xiǎng ㄒㄧㄤˇ, xiàng ㄒㄧㄤˋ

hương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làng
2. thôn quê, nông thôn
3. quê hương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Làng. § Khu vực hành chánh, thấp hơn "huyện" và cao hơn "thôn" . Ngày xưa gọi một khu 12.500 "gia" (nhà) là một "hương" .
2. (Danh) Nhà quê, thôn quê (ngoài thành thị). ◎ Như: "hương thôn" thôn quê.
3. (Danh) Quê quán, quê nhà (nơi mình sinh trưởng hoặc cư ngụ đã lâu). ◎ Như: "li hương" lìa quê, "hoàn hương" về quê nhà.
4. (Danh) Phiếm chỉ khu vực, xứ sở. ◇ Tào Tháo : "Hồng nhạn xuất tái bắc, Nãi tại vô nhân hương" , (Khước đông tây môn hành 西) Chim hồng chim nhạn bay ra ải bắc, Là ở chỗ không người.
5. (Danh) Người cùng tỉnh, cùng huyện. ◎ Như: "đồng hương" .
6. (Danh) Cảnh giới, trạng thái. ◎ Như: "túy hương" cõi say, "mộng hương" cảnh mộng. ◇ Nguyễn Du : "Thử hậu hà nhân đáo túy hương" (Kê Khang cầm đài ) Sau đó ai người đến cõi say?
7. (Tính) Cùng xóm làng. ◎ Như: "hương thân" người đồng hương.
8. (Tính) Vốn sinh sản hoặc có sẵn từ quê hương. ◎ Như: "hương sản" , "hương vị" . ◇ Hạ Chi Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
9. Một âm là "hướng". (Danh) Phương hướng. Cùng nghĩa với "hướng" .
10. (Động) Hướng về, ngoảnh về. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về phương nam. ◇ Sử Kí : "Thủ Tây Hà nhi Tần binh bất cảm đông hướng, Hàn Triệu tân tòng, tử thục dữ Khởi?" 西, , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trấn thủ Tây Hà mà quân Tần không dám ngoảnh về đông, nước Hàn nước Triệu phải quy phụ, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Động) Theo, quy phụ. Cũng như "hướng" . ◇ Hán Thư : "Dân di nọa đãi, hướng bổn giả thiểu, xu mạt giả chúng, tương hà dĩ kiểu chi?" , , , (Thành đế kỉ ) Dân càng lười biếng, người theo về gốc thì ít, người chạy theo ngọn thì đông, làm sao mà sửa trị?
12. (Phó) Xưa, trước đây. ◇ Luận Ngữ : "Hướng dã ngô kiến ư phu tử nhi vấn trí" (Nhan Uyên ) Trước đây, tôi vô yết kiến thầy mà hỏi về trí.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ hương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thôn quê, nông thôn, hương thôn, nhà quê: Quan hệ giữa thành phố với nông thôn;
② Quê nhà, quê hương, quê quán: Lìa bỏ quê nhà; Người ở quê nhà, người cùng quê, người đồng hương;
③ Làng, xã;
④ (văn) Vùng xa ngoài thành (nói chung): Nuôi đến mười hai mười ba tuổi thì mang đến nơi khác bán (Hồng lâu mộng, hồi 4);
⑤ (văn) Xứ sở, nơi: Chỉ có nước Sở của ngươi là ở nơi phía nam của nước (Thi Kinh: Chu tụng, Ân Võ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làng. Lệ nhà Chu, cứ 12.500 nhà là một Hương — Chỉ quê nhà — Nơi chốn — Khu vực — Các âm khác là Hướng, Hưởng.

Từ ghép 40

hướng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Làng. § Khu vực hành chánh, thấp hơn "huyện" và cao hơn "thôn" . Ngày xưa gọi một khu 12.500 "gia" (nhà) là một "hương" .
2. (Danh) Nhà quê, thôn quê (ngoài thành thị). ◎ Như: "hương thôn" thôn quê.
3. (Danh) Quê quán, quê nhà (nơi mình sinh trưởng hoặc cư ngụ đã lâu). ◎ Như: "li hương" lìa quê, "hoàn hương" về quê nhà.
4. (Danh) Phiếm chỉ khu vực, xứ sở. ◇ Tào Tháo : "Hồng nhạn xuất tái bắc, Nãi tại vô nhân hương" , (Khước đông tây môn hành 西) Chim hồng chim nhạn bay ra ải bắc, Là ở chỗ không người.
5. (Danh) Người cùng tỉnh, cùng huyện. ◎ Như: "đồng hương" .
6. (Danh) Cảnh giới, trạng thái. ◎ Như: "túy hương" cõi say, "mộng hương" cảnh mộng. ◇ Nguyễn Du : "Thử hậu hà nhân đáo túy hương" (Kê Khang cầm đài ) Sau đó ai người đến cõi say?
7. (Tính) Cùng xóm làng. ◎ Như: "hương thân" người đồng hương.
8. (Tính) Vốn sinh sản hoặc có sẵn từ quê hương. ◎ Như: "hương sản" , "hương vị" . ◇ Hạ Chi Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
9. Một âm là "hướng". (Danh) Phương hướng. Cùng nghĩa với "hướng" .
10. (Động) Hướng về, ngoảnh về. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về phương nam. ◇ Sử Kí : "Thủ Tây Hà nhi Tần binh bất cảm đông hướng, Hàn Triệu tân tòng, tử thục dữ Khởi?" 西, , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trấn thủ Tây Hà mà quân Tần không dám ngoảnh về đông, nước Hàn nước Triệu phải quy phụ, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Động) Theo, quy phụ. Cũng như "hướng" . ◇ Hán Thư : "Dân di nọa đãi, hướng bổn giả thiểu, xu mạt giả chúng, tương hà dĩ kiểu chi?" , , , (Thành đế kỉ ) Dân càng lười biếng, người theo về gốc thì ít, người chạy theo ngọn thì đông, làm sao mà sửa trị?
12. (Phó) Xưa, trước đây. ◇ Luận Ngữ : "Hướng dã ngô kiến ư phu tử nhi vấn trí" (Nhan Uyên ) Trước đây, tôi vô yết kiến thầy mà hỏi về trí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng về, ngoảnh về (dùng như , bộ );
② (văn) Phương hướng (dùng như , bộ ): Quân của Trụ đổi hướng (Tuân tử: Thành tướng thiên);
③ Hướng dẫn;
④ Khuyên bảo;
⑤ Xưa, trước (đây), lúc nãy (dùng như , bộ ): Lúc nãy tôi gặp phu tử và hỏi nên mới biết (điều đó) (Luận ngữ); Điều thần nói trước đây là việc quốc gia đại sự (Tống sử: Phạm Trọng Yêm liệt truyện).【使】hướng sử [xiàng shê] (văn) (Khi trước, lúc đầu) nếu như, nếu trước đây: 使 Nếu trước đây Văn vương xa lánh Lã Thượng mà không nói chuyện thân thiết với họ Lã, thì đó là nhà Chu không có cái đức của bậc thiên tử, và vua Văn vua Võ cũng sẽ không cùng với ông ta làm nên sự nghiệp (Sử kí); 【】 hướng giả [xiàngzhâ] Trước đây, lúc nãy, vừa rồi: Lời nói của tiên sinh lúc nãy có nhiều điều đáng nghe (Mặc tử);
⑥ (văn) Cửa sổ (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ — Quay về. Như chữ Hướng và Hướng — Các âm khác là Hương, Hưởng.

hưởng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Tiếng dội (dùng như ): Giống như bóng theo hình, tiếng dội dội lại theo tiếng động (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Hưởng — Các âm khác là Hương, Hướng.
túc
sù ㄙㄨˋ

túc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cung kính
2. gấp, kíp, vội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cung kính. ◇ Tả truyện : "Kì tòng giả túc nhi khoan, trung nhi năng lực" , (Hi Công nhị thập tam niên ) Những người tùy tùng đều cung kính mà khoan hòa, trung thành mà có khả năng.
2. (Tính) Trang trọng, nghiêm túc. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm, "túc mục" trang nghiêm, trang trọng.
3. (Tính) Nghiêm khắc.
4. (Tính) Cấp bách, gấp kíp.
5. (Tính) U tĩnh, yên tĩnh. ◇ Lí Gia Hựu : "Ẩn thụ trọng diêm túc, Khai viên nhất kính tà" , (Phụng họa Đỗ tướng công trưởng hưng tân trạch ) Cây ẩn dưới mái hiên dày u tĩnh, Vườn mở ra một con đường dốc.
6. (Động) Cung kính. ◇ Lục Cơ : "Hạ túc thượng tôn" (Hán Cao Tổ công thần tụng ) Dưới cung kính trên tôn trọng.
7. (Động) Kính sợ. ◇ Hán Thư : "Hoàng đế chi túc cựu lễ, tôn trọng thần minh" , (Vi Hiền truyện ) Hoàng đế kính nể lễ cổ, tôn trọng thần minh.
8. (Động) Cảnh giới, răn bảo.
9. (Động) Chỉnh lí, sửa sang. ◇ Tào Thực : "Túc ngã chinh lữ" (Ứng chiếu ) Sửa sang quân đội của ta.
10. (Động) Thu liễm, rụt lại. ◇ Lễ Kí : "Tắc hàn khí thì phát, thảo mộc giai túc" , (Nguyệt lệnh ) Là lúc khí lạnh phát sinh, cỏ cây đều co rút.
11. (Động) Tiến ra đón, mời vào. ◎ Như: "túc khách" ra đón khách mời vào.
12. (Động) Trừ sạch, dẹp yên.
13. (Động) Kính từ dùng trong thư tín. ◎ Như: "thủ túc" , "đoan túc" , "bái túc" (kính thư).
14. (Phó) Một cách cung kính. ◎ Như: "túc lập" đứng kính cẩn, "túc trình" cung kính dâng lên, "túc tạ" kính cẩn cảm tạ.
15. (Danh) Họ "Túc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung kính, ngay ngắn nghiêm nghị, không có cái dáng trễ nải gọi là túc.
② Răn, bảo, thi hành mệnh lệnh nghiêm ngặt cho người sợ không dám làm bậy gọi là túc thanh , túc tĩnh , v.v. Lạy rập đầu xuống gọi là túc bái , gọi tắt là túc. Như trong lối viết thư hay dùng những chữ kính túc , túc thử cũng là nói nghĩa ấy cả (kính viết thư này).
③ Gấp, kíp.
④ Tiến vào, mời vào.
⑤ Thu liễm lại, rụt lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung kính: Kính viết thư này;
② Nghiêm túc;
③ (văn) Răn đe, chấn chỉnh (bằng mệnh lệnh nghiêm ngặt): Thanh trừng;
④ (văn) Gấp, kíp;
⑤ (văn) Tiến vào, mời vào;
⑥ (văn) Thu liễm lại, rút lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm trang kính cẩn. Td: Nghiêm túc — Vái lạy đầu sát đất — Co lại.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.