sao, sào, sáo
chāo ㄔㄠ, chǎo ㄔㄠˇ, miǎo ㄇㄧㄠˇ

sao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đáp úp, lén đánh
2. cướp bóc
3. tịch biên tài sản

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền giấy, tiền tài. ◎ Như: "hiện sao" tiền mặt, "sao phiếu" tiền giấy, "hội sao" trả tiền.
2. (Danh) Bộ sách tuyển chọn các tác phẩm văn học in thành. ◎ Như: Đời Thanh có "Kinh sử bách gia tạp sao" .
3. (Danh) Họ "Sao".
4. (Động) Cướp bóc, chiếm đoạt. ◎ Như: "khấu sao" cướp lấy. ◇ Hậu Hán Thư : "Công sao quận huyện" (Công Tôn Toản truyện ) Đánh cướp quận huyện.
5. (Động) Viết, chép. ◇ Bão Phác Tử : "Dư kim lược sao Kim đan chi đô" (Nội thiên , Kim đan ) Nay ta chép sơ lược bộ sách Kim đan.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh úp, đang khi đánh nhau chia quân lẻn ra sau trận mà đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
② Cướp bóc. Như khấu sao cướp lấy.
③ Tịch kí, quan lại phạm tội ăn của đút phải tịch kí hết cơ nghiệp sung công gọi là sao.
④ Viết tinh tả ra. Như sao tư kẻ giữ về việc sao lại các văn án.
⑤ Chép ra, sao lục. Như thi sao thơ sao lại.
⑥ Một âm là sáo. Bạc giấy. Lấy thuế các cửa ô gọi là sáo quan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như nghĩa ①;
② Giấy bạc, tiền giấy: Tiền mặt;
③ (văn) Đánh úp;
④ (văn) Cướp bóc: Cướp lấy;
⑤ (văn) Tịch biên (để sung công tài sản của quan lại tham nhũng, hối lộ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết lại. Chép lại. Như chữ Sao — Cướp đoạt — Tiền giấy ngày nay.

Từ ghép 4

sào

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đáp úp, lén đánh
2. cướp bóc
3. tịch biên tài sản

sáo

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền giấy, tiền tài. ◎ Như: "hiện sao" tiền mặt, "sao phiếu" tiền giấy, "hội sao" trả tiền.
2. (Danh) Bộ sách tuyển chọn các tác phẩm văn học in thành. ◎ Như: Đời Thanh có "Kinh sử bách gia tạp sao" .
3. (Danh) Họ "Sao".
4. (Động) Cướp bóc, chiếm đoạt. ◎ Như: "khấu sao" cướp lấy. ◇ Hậu Hán Thư : "Công sao quận huyện" (Công Tôn Toản truyện ) Đánh cướp quận huyện.
5. (Động) Viết, chép. ◇ Bão Phác Tử : "Dư kim lược sao Kim đan chi đô" (Nội thiên , Kim đan ) Nay ta chép sơ lược bộ sách Kim đan.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh úp, đang khi đánh nhau chia quân lẻn ra sau trận mà đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
② Cướp bóc. Như khấu sao cướp lấy.
③ Tịch kí, quan lại phạm tội ăn của đút phải tịch kí hết cơ nghiệp sung công gọi là sao.
④ Viết tinh tả ra. Như sao tư kẻ giữ về việc sao lại các văn án.
⑤ Chép ra, sao lục. Như thi sao thơ sao lại.
⑥ Một âm là sáo. Bạc giấy. Lấy thuế các cửa ô gọi là sáo quan .
yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

thông
tōng ㄊㄨㄥ, tòng ㄊㄨㄥˋ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được. ◎ Như: "thủy quản bất thông liễu" ống nước không chảy qua được rồi.
2. (Tính) Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận" bài viết của anh không được lưu loát. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.
3. (Tính) Thuận lợi. ◎ Như: "tinh vận hanh thông" số vận trôi chảy thuận lợi.
4. (Tính) Linh hoạt, không cố chấp. ◎ Như: "viên thông" linh động, không cố chấp, "khai thông" cởi mở, khoáng đạt.
5. (Tính) Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn). ◎ Như: "thông nhân" người có học thức rộng, "bác học thông nho" người học rộng biết nhiều.
6. (Tính) Thường có, chung. ◎ Như: "thông xưng" tiếng thường gọi, "thông lễ" lễ mọi người đều theo, "hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh" ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.
7. (Tính) Suốt, cả. ◎ Như: "thông tiêu" suốt đêm. ◇ Mạnh Tử : "Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên" (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.
8. (Phó) Tất cả, hết cả, đều. ◎ Như: "thông thông nã khứ ba" đem về hết đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt!" , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!
9. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "thông đáo" đạt đến. ◇ Quốc ngữ : "Đạo viễn nan thông" (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.
10. (Động) Qua lại, giao tiếp. ◎ Như: "thông thương" giao thương. ◇ Hán Thư : "Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông" , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.
11. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "thông báo" báo cho biết, "thông tri" bảo cho biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Môn giả hốt thông Diệp sanh chí" (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.
12. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "thông hiểu" hiểu rõ, "tinh thông" hiểu rành rẽ.
13. (Động) Trai gái đi lại vụng trộm với nhau. ◎ Như: "tư thông" gian dâm. ◇ Tả truyện : "Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên" , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).
14. (Danh) Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó. ◎ Như: "số học thông" người giỏi toán.
15. (Danh) Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...). ◎ Như: "tam thông điện báo" ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống). ◎ Như: "lụy cổ tam thông" đánh ba tiếng trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt. Từ đây đến kia không có cái gì mắc míu gọi là thông. Như thông quá suốt qua. Người học vấn rộng cũng gọi là thông.
② Hiển đạt. Như hanh thông thanh thản, trôi chảy, làm gì cũng may mắn dễ dàng. Cùng thông lúc cùng quẫn, lúc vẻ vang.
③ Truyền khắp. Như thông cáo bảo cho khắp cả mọi nơi biết.
④ Hai bên cùng hòa hợp với nhau gọi là thông. Như thông lực hợp tác chung sức cùng làm. Cùng kết giao đi lại với nhau gọi là thông gia . Trai gái đi lại vụng trộm với nhau gọi là tư thông .
⑤ Tóm tắt. Như thông kế tính suốt cả.
⑥ Khắp. Như thông xưng tiếng khắp cả mọi nơi đều gọi thế. Thông lễ cái lễ khắp cả mọi người đều theo, v.v.
⑦ Văn tự đủ từ đầu chí cuối gọi là thông, cho nên xem hết lượt sách gọi là nhất thông . Đánh trống đủ 332 dùi gọi là nhất thông.
⑧ Một danh từ chia đất ruộng.
⑨ Nước tiểu. Như mã thông nước đái ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồi, trận, lượt: Thuyết cho một trận, nói một thôi một hồi; Đã đánh ba hồi trống. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông: Hai gian phòng này thông nhau; Con đường nào cũng thông tới Hà Nội; Thông xe, cho xe chạy;
② Hiểu biết, thông thạo: Tinh thông (thông thạo) nghiệp vụ; Anh ấy biết ba thứ tiếng;
③ Xuôi: Câu văn rất xuôi;
④ Đi qua, qua lại được; Đường này không qua lại được. 【】thông quá [tongguò] a. Đi qua: Cô ta băng qua đường; Xe điện không đi qua được; b. Thông qua: Dự luật mới sẽ không được thông qua trong tuần này; Đề án đã được nhất trí thông qua; c. Thông qua, qua: Vấn đề này phải qua cấp trên mới quyết định được;
⑤ Thông đồng, đi lại: Thông đồng với nhau làm điều bậy; Trai gái đi lại vụng trộm với nhau;
⑥ Tất cả, cả: Cả nước đều biết; Toàn bộ kế hoạch; Tính hết cả. 【】thông thông [tongtong] Tất cả, hết thảy: ! Đem về hết đi!; 【】thông thống [tongtông] Như ;
⑦ (văn) Chung: Chung sức hợp tác;
⑧ Khắp, phổ biến, thông thường, thường, chung: Lễ chung (mọi người đều theo). 【】thông thường [tongcháng] Thông thường, bình thường, thường: Tình huống thông thường; Anh ấy bình thường sáu giờ là thức dậy;
⑨ Nước tiểu, nước đái: Nước đái ngựa. Xem [tòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Suốt tới, không bị cản trở. Đoạn trường tân thanh : » Rày lần mai lữa như tình chưa thông « — Hiểu suốt hết. Td: Thông kim bác cổ — Truyền đi — Chung cả.

Từ ghép 54

bác cổ thông kim 博古通今bàng thông 旁通bất thông 不通cảm thông 感通cùng tắc biến, biến tắc thông 窮則變,變則通cùng thông 窮通đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史gia định thông chí 嘉定通志giao thông 交通hỗ thông 互通khai thông 開通khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lưu thông 流通mật thông 密通nhân thông 姻通phổ thông 普通quán thông 貫通quan thông 關通sảo thông 稍通thần thông 神通thông bệnh 通病thông cáo 通告thông dâm 通淫thông dịch 通譯thông dụng 通用thông điệp 通牒thông đồng 通同thông gia 通家thông gian 通奸thông hành 通行thông lân 通鄰thông lệ 通例thông ngôn 通言thông phán 通判thông phong 通風thông tấn xã 通訊社thông thương 通商thông thường 通常thông tin 通信thông tri 通知thông tục 通俗thông tư 通咨thông vật 通物tiếp thông 接通tinh thông 精通tư thông 私通viên thông 圓通viên thông tập 圓通集việt giám thông khảo 越鑑通考xuyến thông 串通yêm thông 淹通
bôn, bản, bổn
běn ㄅㄣˇ

bôn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gốc (cây)
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gốc, một cây gọi là nhất bổn .
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân thân mình, bổn quốc nước mình, bổn vị cái địa vị của mình, bổn lĩnh cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn . Ta quen đọc là chữ bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gốc, nguồn (gốc), cội rễ: Mất gốc; Cây không gốc; Cây có cội, nước có nguồn;
② Thân cây, cọng: Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: Năm nay, Tháng này;
⑥ Tiền vốn: Đủ vốn; Một vốn muôn lời;
⑦ 【】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: Hai bên đã kí hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: Vốn phải như thế; Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: ? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: Cuốn sổ tay; Quyển nhật kí, sổ nhật kí;
⑪ Bản: Bản sao, bản chép; Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: Một quyển sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc cây — Thân chính của cây — Lúc mới đầu — Tiếng chỉ những gì thuộc về mình — Cũng đọc Bản. Xem dưới vần Bản — Tên người, tức Dương Bang Bản tên cũ của Lê Tung Dực sai viết bài tổng luận cho Đại Việt Sử kí toàn thư. Xem tiểu sử ở vần Tung.

Từ ghép 82

ấn bản 印本bách nạp bản 百納本bản bản 版本bản chất 本質bản chất 本质bản châu 本州bản chi 本枝bản địa 本地bản điếm 本店bản kỉ 本紀bản kim 本金bản lai 本來bản lãnh 本領bản lãnh 本领bản lĩnh 本領bản lĩnh 本领bản lợi 本利bản mạt 本末bản mệnh 本命bản năng 本能bản nghĩa 本义bản nghĩa 本義bản nguyên 本源bản nhân 本人bản nhị 本二bản quốc 本國bản sắc 本色bản sinh 本生bản sư 本師bản thân 本身bản thể 本体bản thể 本體bản thủy 本始bản tiền 本錢bản tiền 本钱bản tính 本性bản trạch 本宅bản tức 本息bản vị 本位bản vụ 本務biên bản 編本biệt bản 別本ca bản 歌本cảo bản 稿本căn bản 根本cân sương bản 巾箱本cổ bản 古本cổ bản 股本cơ bản 基本dạng bản 样本dạng bản 樣本dịch bản 譯本đại bản doanh 大本營đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編độc bản 讀本khóa bản 課本kịch bản 劇本kiều bản 桥本kiều bản 橋本kim bản 金本lịch bản 曆本ngân bản vị 銀本位ngụy bản 偽本nguyên bản 原本nhân bản 人本nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhật bản 日本phó bản 副本phức bản 複本quốc bản 國本sao bản 抄本sủy bản 揣本tam sao thất bản 三抄失本tiêu bản 标本tiêu bản 標本tục bản 續本tư bản 資本tư bản 资本vong bản 亡本vong bản 忘本vụ bản 務本

bổn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gốc (cây)
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gốc, một cây gọi là nhất bổn .
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân thân mình, bổn quốc nước mình, bổn vị cái địa vị của mình, bổn lĩnh cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn . Ta quen đọc là chữ bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gốc, nguồn (gốc), cội rễ: Mất gốc; Cây không gốc; Cây có cội, nước có nguồn;
② Thân cây, cọng: Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: Năm nay, Tháng này;
⑥ Tiền vốn: Đủ vốn; Một vốn muôn lời;
⑦ 【】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: Hai bên đã kí hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: Vốn phải như thế; Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: ? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: Cuốn sổ tay; Quyển nhật kí, sổ nhật kí;
⑪ Bản: Bản sao, bản chép; Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: Một quyển sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc cây — Thân chính của cây — Lúc mới đầu — Tiếng chỉ những gì thuộc về mình — Cũng đọc Bản. Xem dưới vần Bản.

Từ ghép 49

lực
lì ㄌㄧˋ

lực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sức lực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trong vật lí học, hiệu năng làm thay đổi trạng thái vận động của vật thể gọi là "lực", đơn vị quốc tế của "lực" là Newton. ◎ Như: "li tâm lực" lực tác động theo chiều từ trung tâm ra ngoài, "địa tâm dẫn lực" sức hút của trung tâm trái đất.
2. (Danh) Sức của vật thể. ◎ Như: "tí lực" sức của cánh tay, "thể lực" sức của cơ thể.
3. (Danh) Chỉ chung tác dụng hoặc hiệu năng của sự vật. ◎ Như: "hỏa lực" , "phong lực" , "thủy lực" .
4. (Danh) Tài năng, khả năng. ◎ Như: "trí lực" tài trí, "thật lực" khả năng sức mạnh có thật, "lí giải lực" khả năng giải thích, phân giải, "lượng lực nhi vi" liệu theo khả năng mà làm.
5. (Danh) Quyền thế. ◎ Như: "quyền lực" .
6. (Danh) Người làm đầy tớ cho người khác.
7. (Danh) Họ "Lực".
8. (Phó) Hết sức, hết mình. ◎ Như: "lực cầu tiết kiệm" hết sức tiết kiệm, "lực tranh thượng du" hết mình cầu tiến, cố gắng vươn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Sức, khoa học nghiên cứu về sức tự động của các vật và sức bị động của các vật khác là lực học .
② Phàm nơi nào tinh thần tới được đều gọi là lực, như mục lực sức mắt.
③ Cái tài sức làm việc của người, như thế lực , quyền lực , v.v.
④ Cái của vật làm nên được cũng gọi là lực. Như bút lực sức bút, mã lực sức ngựa, v.v.
⑤ Chăm chỉ, như lực điền chăm chỉ làm ruộng.
⑥ Cốt, chăm, như lực cầu tiết kiệm hết sức cầu tiết kiệm.
⑦ Làm đầy tớ người ta cũng gọi là lực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lí) Lực: Tỉ lệ lực; Lực li tâm;
② Sức, lực, khả năng đạt tới: Sức người, nhân lực; Sức của, vật lực; Sức hiểu biết; Sức thuyết phục; Khả năng nhìn thấy của mắt, sức nhìn; Bút lực; Quyền lực;
③ (Sức) lực, khỏe, có sức mạnh: Đại lực sĩ; Rất khỏe!; Ra sức đẩy xe; Người làm ruộng (có sức mạnh);
④ Cố gắng, tận lực, ra sức: Cố gắng vươn lên hàng đầu; Tận lực bảo vệ;
⑤ (văn) Làm đầy tớ cho người khác;
⑥ [Lì] (Họ) Lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức mạnh — Lấy sức người ra mà làm việc — Cái sức để làm nên việc. Td: Hiệu lực — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 98

ác lực 握力ái lực 愛力ám lực 暗力áp lực 压力áp lực 壓力bạc lực 薄力bạo lực 暴力bất khả kháng lực 不可抗力bất lực 不力binh lực 兵力bút lực 筆力cân lực 筋力chủ lực 主力công lực 功力cực lực 極力dẫn lực 引力dũng lực 勇力đại lực 大力đàn lực 彈力đắc lực 得力đấu lực 鬬力điện lực 電力động lực 动力động lực 動力đồng tâm hiệp lực 同心協力hấp lực 吸力hiệp lực 协力hiệp lực 協力hiệp lực 合力hiệu lực 效力hoạt lực 活力học lực 學力hợp lực 合力huyết lực 血力hữu lực 有力khí lực 氣力kí lực 記力kiệt lực 竭力kình lực 勍力lao lực 勞力lục lực 僇力lực điền 力田lực đồ 力图lực đồ 力圖lực hành 力行lực lượng 力量lực sĩ 力士mã lực 馬力ma lực 魔力mãnh lực 猛力não lực 腦力năng lực 能力nghị lực 毅力nghiệp lực 業力nguyên động lực 原動力nhãn lực 眼力nhiệt lực 熱力nỗ lực 努力nội lực 內力pháp lực 法力phấn lực 奮力phí lực 費力phong lực 風力phong lực biểu 風力表phụ lực 負力quốc lực 国力quốc lực 國力quyền lực 权力quyền lực 權力súc lực 畜力tài lực 才力tâm lực 心力tận lực 盡力tất lực 畢力thần lực 神力thế lực 势力thế lực 勢力thực lực 实力thực lực 實力tiềm lực 潛力tinh lực 精力tốc lực 速力trí lực 智力trí lực 致力trọng lực 重力trợ lực 助力trở lực 阻力từ lực 磁力tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生uy lực 威力ứng lực 应力ứng lực 應力vật lực 物力vô lực 無力vũ lực 武力xảo khắc lực 巧克力xuất lực 出力
kinh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được. ◎ Như: "thiên kinh địa nghĩa" cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎ Như: "Thi Kinh" , "Thư Kinh" , "Hiếu Kinh" .
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎ Như: kinh Phật có: "Lăng Nghiêm Kinh" , "Lăng Già Kinh" , "Bát Nhã Kinh" .
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎ Như: "ngưu kinh" sách xem tường trâu và chữa trâu, "mã kinh" sách xem tường ngựa và chữa ngựa, "trà kinh" sách về trà, "san hải kinh" sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là "kinh" , hướng đông tây gọi là "vĩ" .
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là "kinh". ◎ Như: "kinh tuyến" theo hướng nam bắc, "vĩ tuyến" theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎ Như: "kinh lí" sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎ Như: "kinh doanh" mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, "kinh thương" buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎ Như: "kinh đắc khởi khảo nghiệm" đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "thân kinh bách chiến" thân trải qua trăm trận đánh, "kinh thủ" qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎ Như: "tự kinh" tự tử, tự thắt cổ chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh" , , , (A Hà ) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎ Như: "hoang đản bất kinh" hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎ Như: "tha kinh thường đầu thống" anh ấy thường hay đau đầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là kinh, như thiên kinh địa nghĩa nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
② Kinh sách, như Kinh Thi , Kinh Thư , Hiếu Kinh , v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm , Lăng Già , Bát Nhã , v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí sửa trị, kinh doanh sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch trải qua, kinh thủ qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt , đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh , phía đông tây gọi là vĩ .
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến theo hướng nam bắc, vĩ tuyến theo hướng đông tây.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dọc, đường dọc, sợi thẳng: Sợi dọc;
② (y) Mạch máu, kinh mạch: Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 110 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: Phụ trách công việc hành chính; Sửa trị; Sửa sang;
⑤ Thường: Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: Kinh thánh; Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: Không chịu nổi; Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ dọc trên khung cửi, trong khổ vải — Đường dọc theo chiều Bắc Nam trên bản đồ — Thường. Luôn có — Sách vở do thánh hiền trước tác — Trải qua, đi qua — Sắp đặt cho yên — Đường mạch đi trong thân thể — Chỉ sự thất tháng của phụ nữ.

Từ ghép 74

a di đà kinh 阿彌陀經a hàm kinh 阿含經á thái kinh hiệp tổ chức 亞太經合組織ba kinh 葩經bất kiến kinh truyện 不見經傳bất kinh 不經bất kinh sự 不經事bất kinh tâm 不經心bất kinh ý 不經意bế kinh 閉經bí kinh 祕經chánh trị kinh tế học 政治經濟學chẩm kinh tạ thư 枕經藉書chân kinh 真經chấp kinh 執經chấp kinh tòng quyền 執經從權chuyên kinh 專經dĩ kinh 已經dịch kinh phu thuyết 易經膚說đại tạng kinh 大藏經điều kinh 調經động kinh 動經khai kinh 開經kinh bang 經邦kinh cửu 經久kinh doanh 經營kinh dương vương 經陽王kinh điển 經典kinh độ 經度kinh giải 經解kinh giáo 經教kinh học 經學kinh kì 經期kinh lí 經理kinh lịch 經歴kinh lịch 經歷kinh luân 經綸kinh luyện 經練kinh lược 經略kinh mạch 經脈kinh nghĩa 經義kinh nghiệm 經驗kinh nguyệt 經月kinh niên 經年kinh phí 經費kinh quá 經過kinh quốc 經國kinh quyền 經權kinh tài 經財kinh tế 經濟kinh thủy 經水kinh truyện 經傳kinh tuyến 經線kinh viện 經院lăng già kinh 楞伽經lăng nghiêm kinh 楞嚴經loạn kinh 亂經lục kinh 六經minh kinh 明經nghĩ kinh 擬經nghiệp kinh 業經ngũ kinh 五經nguyệt kinh 月經niệm kinh 唸經phản kinh 反經phật kinh 佛經tam tự kinh 三字經tằng kinh 曾經thánh kinh 聖經thần kinh 神經thường kinh 常經trị kinh 治經tụng kinh 誦經vũ kinh 武經
sát
chá ㄔㄚˊ

sát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xem kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn xem kĩ càng. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lí" , (Hệ từ thượng ) Ngẩng lên mà xem thiên văn, cúi xuống mà nhìn kĩ địa lí.
2. (Động) Biện rõ, xét kĩ, tường thẩm. ◇ Mạnh Tử : "Minh túc dĩ sát thu hào chi mạt, nhi bất kiến dư tân, tắc vương hứa chi hồ?" , 輿, ? (Lương Huệ Vương thượng ) Mắt sáng nhìn rõ đàng cuối một sợi lông mùa thu, nhưng chẳng thấy cỗ xe chở củi. Vua có tin lời ấy hay không?
3. (Động) Tìm tòi, điều tra. ◎ Như: "khảo sát" . ◇ Vương An Thạch : "Thiết vị công hậu dĩ ân tín phủ chúc khương, sát kì tài giả thu vi chi dụng" , (Dữ Vương Tử Thuần thư , Chi tam).
4. (Động) Hiểu, biết, lí giải. ◇ Lễ Kí : "Lễ dĩ trị chi, nghĩa dĩ chánh chi, hiếu tử, đễ đệ, trinh phụ, giai khả đắc nhi sát yên" , , , , , (Tang phục tứ chế ).
5. (Động) Tiến cử, tuyển bạt (sau khi khảo sát). ◇ Vương An Thạch : "Tư mã Tấn thì hữu Hứa Công giả, Đông Dương nhân dã, đức hạnh cao, sát hiếu liêm bất khởi, lão ư gia" , , , , (Hứa thị thế phổ ).
6. (Động) Thể sát, lượng sát. ◇ Quốc ngữ : "Kim quân vương bất sát, thịnh nộ thuộc binh, tương tàn phạt Việt Quốc" , , (Ngô ngữ ).
7. (Động) Bày tỏ, biểu bạch. ◇ Khuất Nguyên : "Nguyện thừa gian nhi tự sát hề, tâm chấn điệu nhi bất cảm" , (Cửu chương , Trừu tư ).
8. (Động) Xét nét nghiệt ngã, xét nét bẻ bắt. § Ngày xưa gọi tòa ngự sử là "sát viện" nghĩa là giám sát về việc quan lại vậy. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Xử đại quan giả, bất dục tiểu sát" , (Quý công ).
9. (Động) Đến, tới. ◇ Quản Tử : "Thượng sát ư thiên, hạ cực ư địa, bàn mãn cửu châu" , , 滿 (Nội nghiệp ).
10. (Động) Kiểm điểm. ◇ Bồ Tiên Kịch : "Nhĩ giá phụ nhân hành thái si, tiến thối thất sát xúc mẫu nghi" , 退 (Phụ tử hận , Đệ tam trường ).
11. (Tính) Trong sáng sảng khoái. ◇ Tống Ngọc : "Cửu khiếu thông uất tinh thần sát, diên niên ích thọ thiên vạn tuế" , (Cao đường phú ).
12. (Tính) Trong sạch, thanh cao. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thủy chí thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ" , (Tử Trương vấn nhập quan ). § Xem "sát sát" .
13. (Tính) Sâu. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Kiệt bất suất tiên vương chi minh đức, nãi hoang đam vu tửu, dâm dật vu nhạc, đức hôn chánh loạn, tác cung thất cao đài, ô trì thổ sát, dĩ dân vi ngược" , , , , , , (Thiểu gian ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xét lại.
② Rõ rệt.
③ Xét nét nghiệt ngã.
④ Xét nét bẻ bắt, ngày xưa gọi tòa ngự sử là sát viện nghĩa là giám sát về việc quan lại vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xét lại, xem xét, giám sát, xét nét, kiểm tra: Xét lời nói, coi việc làm; Cấp trên đi kiểm tra công tác cải cách ở nông thôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấy rõ — Xem xét kĩ càng.

Từ ghép 35

li, ly, lệ
chī ㄔ, gǔ ㄍㄨˇ, lí ㄌㄧˊ, lǐ ㄌㄧˇ, lì ㄌㄧˋ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. ◎ Như: "li quần tác cư" lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇ Bạch Cư Dị : "Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ" , (Tì bà hành ) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
2. (Động) Cách (khoảng). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ" (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
3. (Động) Làm trái, phản lại. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
4. (Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇ Sử Kí : "Tất khứ Tào, vô li Tào họa" , (Quản Thái thế gia ) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
5. (Động) Thiếu, tách rời. ◎ Như: "tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản" , làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
6. (Động) Dính bám. ◇ Thi Kinh : "Bất li vu lí" (Tiểu nhã , Tiểu biện Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
7. (Danh) Quẻ "Li", trong bốn phương thuộc về phương nam.
8. (Danh) Họ "Li".

Từ ghép 33

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dời xa, chia lìa, dời khỏi
2. quẻ Ly (trung hư) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch giữa đứt, tượng Hỏa (lửa), trượng trưng cho con gái giữa, hành Hỏa, tuổi Ngọ, hướng Nam)

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi là li , xa gọi là biệt .
② Dính bám. Như Kinh Thi nói bất li vu lí chẳng dính bám với lần trong.
② Li li tua tủa.
③ Chim vàng anh.
④ Chia rẽ.
⑤ Hai người song đều nhau.
⑥ Bày, xếp.
⑦ Gặp, bị.
⑧ Sáng, mặt trời.
⑨ Quẻ li, trong bốn phương thuộc về phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, lìa tan, chia li: Li dị; Nỗi vui buồn sum họp với chia li; Chị ta chưa bao giờ xa nhà;
② (Khoảng) cách: Nhà ga cách đây ba dặm; Chỉ còn ba hôm nữa là đến ngày Quốc khánh; Mặt trăng và mặt trời cách nhau rất xa;
③ Thiếu: Phát triển công nghiệp, không thể thiếu gang thép;
④ (văn) Dính, bám: Không dính bám với lần trong (Thi Kinh);
⑤ (văn) Không tuân theo, làm trái: Làm trái mệnh lệnh;
⑥ (văn) Mắc vào, rơi vào, gặp, bị (dùng như , bộ ): Một mình mắc vào tai họa này (Giả Nghị: Điếu Khuất Nguyên phú);
⑦ (văn) (Hai người) cùng sánh nhau, sánh đều nhau;
⑧ (văn) Sáng chói, rực rỡ;
⑨ (văn) Bày, xếp;
⑩ (văn) Trải qua: Trải qua một, hai mươi ngày (Hán thư);
⑪ (văn) Chim vàng anh;
⑫ Quẻ li (trong Kinh Dịch);
⑬ [Lí] (Họ) Li.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Chia lìa. Tan tác. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Khách gian hồ thường hợp thiểu li đa « — Tên một quẻ trong Bát quái. Quẻ Li.

Từ ghép 14

lệ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

lệ chi [lìzhi] Cây vải, trái vải, lệ chi. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lứa đôi. Như chữ — Một âm là Li. Xem Li.
chức, dặc, xí
tè ㄊㄜˋ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chức

phồn thể

Từ điển phổ thông

phần việc về mình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vụ, công tác, việc quan. ◎ Như: "từ chức" thôi làm chức vụ. ◇ Thư Kinh : "Lục khanh phân chức, các suất kì thuộc" , Sáu quan khanh chia nhau công việc, mỗi người trông coi thuộc quan của mình.
2. (Danh) Phân loại của các công việc (theo tính chất). ◎ Như: "văn chức" chức văn, "vũ chức" chức võ, "công chức" chức việc làm cho nhà nước.
3. (Danh) Tiếng tự xưng của hạ thuộc đối với cấp trên. ◎ Như: "chức đẳng phụng mệnh" chúng tôi xin tuân lệnh.
4. (Danh) Họ "Chức".
5. (Động) Nắm giữ, phụ trách, quản lí. ◎ Như: "chức chưởng đại quyền" nắm giữ quyền hành lớn.
6. (Trợ) Duy, chỉ. ◎ Như: "chức thị chi cố" chỉ vì cớ ấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức, phàm các việc quan đều gọi là chức, như xứng chức xứng đáng với cái chức của mình. Vì thế nên ngôi quan cũng gọi là chức. Như văn chức chức văn, vũ chức chức võ, v.v. Ngày xưa chư hầu vào chầu thiên tử xưng là thuật chức nghĩa là bày kể công việc của mình làm. Ðời sau các quan ngoài vào chầu vua cũng xưng là thuật chức là vì đó.
② Chức phận, các việc mà bổn phận mình phải làm gọi là chức, như tử chức chức phận làm con, phụ chức chức phận làm vợ, chức vụ , chức nghiệp , v.v.
③ Bui, chỉ, dùng làm trợ từ, như chức thị chi cố chỉ vì cớ ấy.
④ Chuyên chủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chức, vị, chức vụ: Có chức có quyền; Làm tròn chức vụ;
② Nắm, trông coi, coi giữ, quản lí. 【】chức chưởng [zhízhăng] (văn) Nắm, phụ trách, trông coi, quản lí: Trông coi š(quản lí) việc nước;
③ (cũ) Tôi (tiếng tự xưng của công chức): Tôi đã trở về Bắc Kinh tháng trước;
④ (văn) Chủ yếu: Chủ yếu vì cớ đó; Sử mà sinh ra phức tạp lộn xộn, chủ yếu là vì lẽ đó (Lưu Tri Cơ: Sử thông);
⑤ (văn) Cống hiến: Bấy giờ viên đầu mục ở Kinh Châu là Lưu Biểu không chịu cống nạp (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc thuộc về phần mình — Phẩm trật quan lại — Dâng hiến — Các âm khác là Dặc, Xí.

Từ ghép 60

dặc

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cọc để cột trâu ngựa. Như hai chữ Dặc , — Các âm khác là Chức, Xí. Xem các âm này.

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ. Dùng như chữ Xí . Một âm là Chức. Xem Chức.
vũ, vụ
wù ㄨˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuyên tâm, chăm chú. ◎ Như: "vụ bản" chăm chú vào cái căn bản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh" , (Học nhi ) Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh.
2. (Động) Mưu lấy, truy cầu. ◇ Hàn Dũ : "Tham đa vụ đắc, tế đại bất quyên" , (Tiến học giải ) Tham lấy cho nhiều, nhỏ lớn chẳng bỏ.
3. (Phó) Nhất thiết, cốt phải, tất dùng. ◎ Như: "vụ khất" cần xin, "vụ tất tiểu tâm" cần phải cẩn thận.
4. (Danh) Việc, công tác. ◎ Như: "gia vụ" việc nhà, "công vụ" việc công, "sự vụ" sự việc, "thứ vụ" các việc.
5. (Danh) Sở thu thuế ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Vụ".
7. Một âm là "vũ". § Thông "vũ" .

vụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

công việc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuyên tâm, chăm chú. ◎ Như: "vụ bản" chăm chú vào cái căn bản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh" , (Học nhi ) Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh.
2. (Động) Mưu lấy, truy cầu. ◇ Hàn Dũ : "Tham đa vụ đắc, tế đại bất quyên" , (Tiến học giải ) Tham lấy cho nhiều, nhỏ lớn chẳng bỏ.
3. (Phó) Nhất thiết, cốt phải, tất dùng. ◎ Như: "vụ khất" cần xin, "vụ tất tiểu tâm" cần phải cẩn thận.
4. (Danh) Việc, công tác. ◎ Như: "gia vụ" việc nhà, "công vụ" việc công, "sự vụ" sự việc, "thứ vụ" các việc.
5. (Danh) Sở thu thuế ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Vụ".
7. Một âm là "vũ". § Thông "vũ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như thứ vụ các việc.
② Chuyên, chăm. Như tham đa vụ đắc chỉ cốt tham lấy cho nhiều, vụ bản cốt chăm cái căn bản.
③ Tất dùng, như vụ khất cần xin, vụ tất cần thế.
④ Sở thu thuế cũng gọi là vụ.
⑤ Một âm là vũ, cũng nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, vụ: Việc công;
② Làm: Không làm ăn chính đáng; Làm nghề nông;
③ Nhất thiết, cốt phải: Nhất thiết phải; Trừ kẻ gian tà phải cốt trừ cho tận gốc (Thượng thư: Thái thệ hạ); Người quân tử thờ vua cốt phải hướng dẫn cho vua mình vận dụng chính xác đạo trị nước (Mạnh tử: Cáo tử hạ).【】vụ tất [wùbì] Nhất thiết, cốt phải, cần phải, quyết phải: Anh nhất thiết phải đi một chuyến; Các bạn cần phải chú ý; 【】vụ tu [wùxu] Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc. Việc làm. Td: Sự vụ — Nơi thâu tiền. Td: Thuế vụ — Chuyên chú vào. Cốt ở. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Nền phủ định tới đây còn xốc nổi, vụ lòng một lễ, chén rượu thoi vàng « — Ta còn hiểu là mùa, tức thời gian chuyên chú vào một việc gì. Chẳng hạn vụ gặt.

Từ ghép 35

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.