hãm
xiàn ㄒㄧㄢˋ

hãm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vùi lấp
2. hãm hại
3. phá hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi vào, lún xuống, trụy. ◎ Như: "hãm nhập nê trung" lún trong bùn lầy.
2. (Động) Vùi lấp, tiêu mất, mai một. ◇ Nguyễn Trãi : "Hân thương sinh ư ngược diễm, Hãm xích tử ư họa khanh" , (Bình Ngô đại cáo ) Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
3. (Động) Đánh lừa, đặt bẫy, đặt kế hại người. ◎ Như: "cấu hãm" dẫn dụ cho người phạm tội, "vu hãm" vu cáo làm hại, bịa đặt gán tội cho người khác.
4. (Động) Đâm thủng, đâm qua. ◇ Hàn Phi Tử : "Ngô thuẫn chi kiên, vật mạc năng hãm dã" , (Nan nhất ) Thuẫn của tôi rất chắc, không gì có thể đâm thủng được.
5. (Động) Đánh chiếm, bị đánh chiếm. ◎ Như: "công hãm" đánh chiếm, "thất hãm" thất thủ, bị chiếm đóng, "luân hãm" luân lạc, thất thủ.
6. (Danh) Hố, vực. ◎ Như: "hãm tỉnh" cạm hố.
7. (Danh) Khuyết điểm, lỗi lầm. ◎ Như: "khuyết hãm" khuyết điểm, khiếm khuyết.

Từ điển Thiều Chửu

① Vùi lấp mất. Bị vùi lấp vào trong đất gọi là hãm. Nguyễn Trãi : Hân thương sinh ư ngược diễm, hãm xích tử ư họa khanh nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (Bình Ngô đại cáo ).
② Hãm tịnh cạm hố. Người đi săn đào hố lừa các giống thú sa xuống đấy không lên được nữa, rồi bắt sống lấy gọi là hãm tịnh.
③ Hãm hại. Như dẫn dụ cho người phạm tội gọi là cấu hãm . Đặt lời buộc cho người mắc tội gọi là vu hãm .
④ Phá hoại. Như thành thị bị tàn phá gọi là thành hãm , trận bị phá tan gọi là trận hãm .
⑤ Ít, thiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sa vào, lún xuống, tụt xuống, sụt xuống, vùi lấp mất: Sa vào hố lầy; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (Bình Ngô đại cáo);
② Lõm xuống, hóp vào: Bệnh mấy tháng, mắt anh ấy lõm sâu xuống;
③ Hãm hại: Vu hãm;
④ Đánh bẫy, đánh lừa, lừa: Anh ta đã lừa nàng vào đường cùng;
⑤ Công hãm, bị công phá: Thành bị công phá; Trận bị phá tan;
⑥ Khuyết điểm, thiếu sót.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hầm để bẫy thú — Làm hại — Mất đi. Chìm sâu vào — Lỗi lầm.

Từ ghép 9

kiêu, nghiêu
ào ㄚㄛˋ, jiāo ㄐㄧㄠ, nào ㄋㄠˋ

kiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bạc, mỏng
2. tưới

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhẹ, mỏng, thiển bạc. ◎ Như: "kiêu bạc" khinh bạc.
2. (Động) Tưới, rưới. ◎ Như: "kiêu hoa" tưới hoa. ◇ Nguyễn Du : "Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi" , (Đối tửu ) Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu, Thì chết rồi ai rưới chén rượu trên mồ?
3. § Ghi chú: Còn đọc là "nghiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Bạc.
② Tưới. Có nơi đọc là nghiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tưới, dội, đổ: Tưới hoa; Tưới vườn; Bản đúc (làm bản in);
② (văn) Khe khắt, khắc bạc, ác nghiệt: Khe khắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xối nước. Tưới nước — Mỏng manh. Khinh bạc. Như chữ Kiêu

Từ ghép 1

nghiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhẹ, mỏng, thiển bạc. ◎ Như: "kiêu bạc" khinh bạc.
2. (Động) Tưới, rưới. ◎ Như: "kiêu hoa" tưới hoa. ◇ Nguyễn Du : "Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi" , (Đối tửu ) Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu, Thì chết rồi ai rưới chén rượu trên mồ?
3. § Ghi chú: Còn đọc là "nghiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Bạc.
② Tưới. Có nơi đọc là nghiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tưới, dội, đổ: Tưới hoa; Tưới vườn; Bản đúc (làm bản in);
② (văn) Khe khắt, khắc bạc, ác nghiệt: Khe khắt.
đán, đãn
dàn ㄉㄢˋ

đán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ
2. song, những, nhưng mà
3. hễ, nếu như

đãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ
2. song, những, nhưng mà
3. hễ, nếu như

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Nhưng mà, song, những. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải" (Vô đề ) Sớm mai soi gương, những buồn cho tóc mây đã đổi.
2. (Liên) Hễ, phàm, nếu. ◇ Thủy hử truyện : "Đãn hữu quá vãng khách thương, nhất nhất bàn vấn, tài phóng xuất quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Hễ có khách thương qua lại, đều phải xét hỏi, rồi mới cho ra cửa ải.
3. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đãn như thử" chẳng những chỉ như thế. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn nhất tâm niệm Phật" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ một lòng niệm Phật.

Từ điển Thiều Chửu

① Những. Lời nói chuyển câu.
② Chỉ, như bất đãn như thử chẳng những chỉ như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ, chỉ cần: , Trên cánh đồng bát ngát chỉ thấy sóng lúa nhấp nhô theo chiều gió; , Mọi người đều cho khanh chỉ biết có sách vở, không hiểu việc đời (Tống sử); , Trượng phu chỉ cần ngồi yên, không cần phải phân biệt đục trong (Đỗ Phủ);
② (văn) Không, suông, vô ích: , ? Chạy xa trốn tránh làm chi cho vô ích ở phía bắc sa mạc, nơi lạnh lẽo không có đồng cỏ gì cả (Hán thư);
③ Nhưng, nhưng mà, song: , Công việc tuy bận, nhưng không hề sao lãng việc học tập; , , ! Vốn nghe nghĩa lí cao siêu của tiên sinh, mong được làm đệ tử đã lâu, song chỉ không chịu ở chỗ tiên sinh cho rằng ngựa trắng không phải là ngựa mà thôi (Công Tôn Long Tử). 【】đãn thị [dànshì] Song, nhưng, nhưng mà: , Quê tôi ở Cà Mau, nhưng trước giờ tôi chưa từng đi qua đó;
④ [Dàn] (Họ) Đãn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vén tay áo lên — Chỉ. Chỉ có — Trong Bạch thoại có nghĩa là Chẳng qua — Không. Không có gì.

Từ ghép 3

dường, dưỡng, dượng, dạng
yǎng ㄧㄤˇ, yàng ㄧㄤˋ

dường

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

dưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuôi dưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nuôi lớn. ◇ Mạnh Tử : "Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng" (Cáo tử thượng ) Nếu được nuôi tốt, không vật gì không lớn.
2. (Động) Sinh con.
3. (Động) Săn sóc, tu bổ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu tình nguyện khất nhàn dưỡng bệnh" (Đệ thập nhất hồi) Lão phu tình nguyện cáo nhàn dưỡng bệnh.
4. (Danh) Đầy tớ gọi là "tư dưỡng" .
5. (Danh) Dưỡng khí, một nguyên chất trong hóa học (oxygen, O2).
6. (Danh) Họ "Dưỡng".
7. Một âm là "dượng". (Động) Dâng biếu. ◎ Như: "phụng dượng" (ta nói là "phụng dưỡng"), "cung dượng" cúng dâng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nuôi lớn. Như ông Mạnh Tử nói: Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng nếu được nuôi tốt không vật gì không lớn.
② Bồi bếp, đầy tớ cũng gọi là tư dưỡng .
Sinh con.
④ Dưỡng khí, chất dưỡng. Một nguyên chất trong hóa học (oxygène, O2), là một chất hơi không sắc không mùi, người ta nhờ có nó mới sống, lửa có nó mới cháy, là một phần kết thành ba loài động vật, thực vật, khoáng vật rất cần có vậy.
⑤ Một âm là dượng. Dưới dâng biếu người trên. Như phụng dượng (ta nói là phụng dưỡng), cung dượng cúng dâng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuôi, nuôi nấng, nuôi dưỡng: Nuôi tằm; Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ thì không vật gì không lớn lên (Mạnh tử);
② Vun trồng; Trồng hoa;
Sinh, đẻ: Chị ấy sinh được một trai một gái;
④ Nuôi (người ngoài làm con): Con nuôi; Cha nuôi;
⑤ Bồi dưỡng, tu dưỡng, trau dồi, rèn luyện (trí óc, thói quen): Anh ấy từ nhỏ đã bồi dưỡng cho mình thói quen yêu lao động;
⑥ Dưỡng (bệnh), săn sóc, giữ gìn, tu bổ: Giữ gìn sức khỏe; Tu bổ đường sá;
⑦ Dưỡng khí, oxy (dùng như , bộ );
⑧ (Họ) Dưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuôi nấng — Sanh đẻ — Chữa trị.

Từ ghép 41

dượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

dâng biếu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nuôi lớn. ◇ Mạnh Tử : "Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng" (Cáo tử thượng ) Nếu được nuôi tốt, không vật gì không lớn.
2. (Động) Sinh con.
3. (Động) Săn sóc, tu bổ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu tình nguyện khất nhàn dưỡng bệnh" (Đệ thập nhất hồi) Lão phu tình nguyện cáo nhàn dưỡng bệnh.
4. (Danh) Đầy tớ gọi là "tư dưỡng" .
5. (Danh) Dưỡng khí, một nguyên chất trong hóa học (oxygen, O2).
6. (Danh) Họ "Dưỡng".
7. Một âm là "dượng". (Động) Dâng biếu. ◎ Như: "phụng dượng" (ta nói là "phụng dưỡng"), "cung dượng" cúng dâng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nuôi lớn. Như ông Mạnh Tử nói: Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng nếu được nuôi tốt không vật gì không lớn.
② Bồi bếp, đầy tớ cũng gọi là tư dưỡng .
Sinh con.
④ Dưỡng khí, chất dưỡng. Một nguyên chất trong hóa học (oxygène, O2), là một chất hơi không sắc không mùi, người ta nhờ có nó mới sống, lửa có nó mới cháy, là một phần kết thành ba loài động vật, thực vật, khoáng vật rất cần có vậy.
⑤ Một âm là dượng. Dưới dâng biếu người trên. Như phụng dượng (ta nói là phụng dưỡng), cung dượng cúng dâng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

dạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuôi dưỡng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên. Người dưới đem cho người trên. Ta quen đọc luôn là Dưỡng — Một âm là Dưỡng. Xem vần Dưỡng.
khỉ, khởi
qǐ ㄑㄧˇ

khỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu
2. đứng dậy

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Khởi.

khởi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu
2. đứng dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, cất mình lên, trổi dậy. ◎ Như: "khởi lập" đứng dậy.
2. (Động) Thức dậy, ra khỏi giường. ◎ Như: "tảo thụy tảo khởi" đi ngủ sớm thức dậy sớm. ◇ Mạnh Tử : "Kê minh nhi khởi" (Tận tâm thượng ) Gà gáy thì dậy.
3. (Động) Bắt đầu. ◎ Như: "khởi sự" bắt đầu làm việc, "vạn sự khởi đầu nan" mọi việc bắt đầu đều khó khăn.
4. (Động) Phát sinh, nổi dậy. ◎ Như: "khởi nghi" sinh nghi, "khởi phong" nổi gió, "túc nhiên khởi kính" dấy lên lòng tôn kính.
5. (Động) Khỏi bệnh, thuyên dũ. ◎ Như: "khởi tử hồi sanh" cải tử hoàn sinh.
6. (Động) Tiến cử. ◇ Chiến quốc sách : "Triệu Công Tôn hiển ư Hàn, khởi Xư Lí Tử ư quốc" , (Tần sách nhị ) Triệu Công Tôn hiển đạt ở nước Hàn, tiến cử Xư Lí Tử lên cho nước.
7. (Động) Xuất thân. ◇ Hán Thư : "Tiêu Hà, Tào Tham giai khởi Tần đao bút lại, đương thì lục lục vị hữu kì tiết" , , (Tiêu Hà Tào Tham truyện ) Tiêu Hà và Tào Tham đều xuất thân là thư lại viết lách của nhà Tần, lúc đó tầm thường chưa có khí tiết lạ.
8. (Động) Đưa ra. ◎ Như: "khởi hóa" đưa hàng ra (bán), "khởi tang" đưa ra tang vật.
9. (Động) Xây dựng, kiến trúc. ◎ Như: "bạch thủ khởi gia" tay trắng làm nên cơ nghiệp, "bình địa khởi cao lâu" từ đất bằng dựng lên lầu cao.
10. (Danh) Đoạn, câu mở đầu, dẫn nhập trong thơ văn. ◎ Như: "khởi, thừa, chuyển, hợp" , , , .
11. (Danh) Từ đơn vị: vụ, lần, đoàn, nhóm. ◎ Như: "điếm lí lai liễu lưỡng khởi khách nhân" trong tiệm đã đến hai tốp khách hàng.
12. (Trợ) Đặt sau động từ, nghĩa như "cập" tới, "đáo" đến. ◎ Như: "tưởng khởi vãng sự, chân thị bất thăng cảm khái" , nghĩ đến chuyện ngày xưa, thật là biết bao cảm khái.
13. (Trợ) Đặt sau động từ, biểu thị ý thôi thúc: lên, dậy, nào. ◎ Như: "trạm khởi lai" đứng dậy, "quải khởi lai" treo lên, "tưởng bất khởi" nghĩ không ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy, cất mình lên, trổi dậy. Như khởi lập đứng dậy, kê minh nhi khởi gà gáy mà dậy.
② Dựng lên, cái gì đã xiêu đổ mà lại dựng lên gọi là khởi. Như phù khởi nâng dậy, thụ khởi dựng lên, vì thế nên xây đắp nhà cửa gọi là khởi tạo .
③ Nổi lên, phát ra. Như khởi phong nổi gió, khởi bệnh nổi bệnh, v.v. Sự gì mới bắt đầu mở ra đều gọi là khởi. Như khởi sự bắt đầu làm việc, một lần cũng gọi là nhất khởi .
④ Lồi lên.
⑤ Ra.
⑥ Phấn phát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dậy: Đứng dậy; Thức khuya dậy sớm;
② Lên cao: Nâng lên;
③ Rời: Rời chỗ;
④ Nhổ: Nhổ đinh;
⑤ Xúc: Lấy xẻng xúc đất;
⑥ Bóc: Bóc bức tranh trên tường xuống;
⑦ Tẩy: Phải tẩy vết dầu (bẩn) ở trên cái áo này đi;
⑧ Nổi lên, phát ra: )Nổi bọt; Nổi dậy, quật khởi; Nổi gió; Phát bệnh;
⑨ Nổi lên, lồi lên, nhô lên. 【】khởi phục [qêfú] Lên xuống, nhấp nhô, chập chùng: Đồi núi nhấp nhô;
⑩ Dựng, xây, làm, cất: Xây nhà, cất nhà, làm nhà;
⑪ Bắt đầu, mở đầu: Mở đầu không phải dễ. 【】khởi sơ [qêchu] Lúc đầu, ban đầu, thoạt đầu, đầu tiên: Xưởng này lúc đầu rất nhỏ; 【 】khởi kiến [qêjiàn] Để..., nhằm (dùng thành ): Để tìm hiểu tình hình;
⑫ Từ, bắt đầu từ: Bắt đầu từ hôm nay; Học từ đầu;
⑬ Đoàn, đám, tốp: Lại vừa đến một tốp (đám) người;
⑭ Vụ, lần: Một lần; Một ngày xảy ra mấy vụ tai nạn;
⑮ Cầm lấy, vác: Cầm lấy vũ khí, cầm vũ khí lên; Vác cờ;
⑯ Nổi, ra...: Mua (sắm) không nổi; Không nhớ ra;
⑰ Kết hợp thành những động từ ghép và những từ ngữ khác: Có lỗi, xin lỗi; Xứng đáng với; Khinh, coi rẻ; Thức tỉnh, kêu gọi...; Đóng cửa lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng dậy — Dựng lên. Nổi dậy — Mở đầu — Lần. Lượt. Td: Nhất khởi ( một lần ) — Khởi phụng đằng giao Phụng dậy rồng bay.Thành ngữ chỉ về sự hay giỏi. » Văn đà khởi phụng đằng giao « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 40

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các vật có sự sống — Chỉ loài người — Hán thơ: Âm dương điều nhi phong võ thì; quần sinh hòa nhi vạn vật thực ( Âm dương điều hòa thì mưa gió phải thời, quần sinh hòa thì vạn vật sinh sôi nảy nở ). » Huống chi vật mọn quần sinh « ( Trinh Tử ).
di, dị
suí ㄙㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ, yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

mất, thất lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biếu, tặng, cho, đưa: Tặng cho cuốn sách. Xem [yí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh rơi, mất, rơi mất: Đánh rơi một cây bút máy;
② Sót: Bổ sung chỗ (phần) sót; Nhặt nhạnh những cái bỏ sót; 尿 Đái sót, đái vãi;
③ Của đánh rơi: Không nhặt của đánh rơi;
④ Chừa lại: Không tiếc sức;
⑤ Di, để lại: Di chúc. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Thừa ra — Để lại. Sót lại — Tặng biếu. Cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiểu tiện — Một âm là Dị. Xem âm này.

Từ ghép 52

dị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho, biếu, tặng. Ta quen đọc là Di — Một âm khác là Di.
tán
zàn ㄗㄢˋ

tán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khen ngợi
2. văn tán dương công đức
3. giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Yết kiến. ◎ Như: "tán yết" yết kiến.
2. (Động) Giúp đỡ, phụ giúp. ◎ Như: "tán trợ" giúp đỡ.
3. (Động) Chỉ dẫn, dẫn dắt. ◎ Như: "tán lễ" chỉ dẫn cho người khác làm lễ. ◇ Quốc ngữ : "Thái Sử tán vương, vương kính tòng chi" , (Chu ngữ thượng ) Quan Thái Sử dẫn dắt vua, vua kính thuận theo.
4. (Động) Tiến cử, thôi tiến. ◇ Lễ Kí : "Mệnh Thái Úy tán kiệt tuấn" (Nguyệt lệnh ) Truyền lệnh cho quan Thái Úy tiến cử những người tài giỏi.
5. (Động) Bảo cho biết, giới thiệu. ◇ Sử Kí : "Công Tử dẫn Hầu Sanh tọa thượng tọa, biến tán tân khách, tân khách giai kinh" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Công tử dẫn Hầu Sinh lên ngồi ở ghế trên, giới thiệu khắp với các tân khách, các tân khách đều kinh ngạc.
6. (Động) Đồng ý. ◎ Như: "tán đồng" tán thành.
7. (Động) Khen ngợi. § Thông "tán" . ◇ Tam quốc chí : "Đế tư Trử trung hiếu, hạ chiếu bao tán" , (Hứa Trử truyện ) Vua nghĩ Trử là người trung hiếu, xuống chiếu khen ngợi.
8. (Động) Xen vào, can dự. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước, Tử Hạ chi đồ bất năng tán nhất từ" , , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ, những người như Tử Hạ không được can dự một lời.
9. (Danh) Tên thể văn, dùng để ca tụng công đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp, cổ xúy lên, phụ họa vào cho việc chóng thành gọi là tán thành hay tham tán .
② Chỉ dẫn, như tán lễ chỉ dẫn cho người khác làm lễ.
③ Khen ngợi, một lối văn ca tụng công đức gọi là văn tán , nay thông dụng chữ .
④ Bảo.
⑤ Sáng tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giúp đỡ, tán trợ, phụ họa vào.【】tán trợ [zànzhù] Tán thành và ủng hộ, đồng ý và giúp đỡ;
② Khen, khen ngợi: Tấm tắc khen mãi;
③ (văn) Văn tán, bài tán (dùng như , bộ );
④ (văn) Bảo;
⑤ (văn) Sáng tỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tán .

Từ ghép 8

chư sinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Các loài sinh vật. ◇ Quản Tử : "Địa giả, vạn vật chi bổn nguyên, chư sanh chi căn uyển dã" , , (Thủy địa ).
2. Các người có tri thức học vấn, các nho sinh. ◇ Lỗ Tấn : "(Thủy Hoàng) hựu tiệm tính kiêm liệt quốc, tuy diệc triệu văn học, trí bác sĩ, nhi chung tắc phần thiêu "Thi", "Thư", sát chư sanh thậm chúng" , , , 》,《》, (Hán văn học sử cương yếu , Đệ ngũ thiên ).
3. Các học trò, các đệ tử. ◇ Hàn Dũ : "Quốc tử tiên sanh thần nhập Thái học, chiêu chư sanh lập quán hạ" , (Tiến học giải ).
4. Dưới hai thời nhà Minh và nhà Thanh gọi người nhập học là "chư sanh" . ◇ Diệp Thịnh : "Dực nhật, tế tửu suất học quan chư sanh thượng biểu tạ ân" , (Thủy đông nhật kí , Dương đỉnh tự thuật vinh ngộ sổ sự ).

sinh hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Sống, sinh tồn. ◇ Mạnh Tử : "Dân phi thủy hỏa bất sanh hoạt" (Tận tâm thượng ).
2. Phiếm chỉ tình huống, cảnh ngộ ăn uống, chỗ ở, v.v. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Trượng phu nhật cần canh giá, phụ nữ dạ sự tích chức, tư cộng sanh hoạt, ứng đương quan ti dao dịch" , , , (Chu sử , Quyển thượng).
3. Vật phẩm, đồ dùng. ◇ Ngô Tăng : "(Đồng Quán) phụng chỉ sai vãng Giang nam đẳng lộ, kế trí Cảnh Linh Cung tài liệu; tục sai vãng Hàng Châu, chế tạo ngự tiền sanh hoạt" (), ; , (Năng cải trai mạn lục , Kí sự nhất ).
4. Sinh kế, làm ăn. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Kì gia huynh đệ tứ nhân. Đại huynh tiểu đệ giai cần sự sanh nghiệp. Kì nhị đệ danh Thiên, giao du ác hữu, bất sự sanh hoạt" . . , , (Pháp uyển châu lâm , Nghi thành dân ).
5. Công việc, công tác. ◇ Thủy hử truyện : "Sư phụ ổn tiện. Tiểu nhân cản sấn ta sanh hoạt, bất cập tương bồi" 便. , (Đệ tứ hồi) Xin sư phụ cứ tự nhiên. Tôi còn công việc phải làm gấp cho xong, không tiếp rượu với sư phụ được.
6. Sinh trưởng. ◇ Đỗ Mục : "Thư quyết kì căn hĩ, miêu khứ kì tú hĩ, bất xâm bất đố, sanh hoạt tự như" , , , (Tế thành hoàng thần kì vũ văn , Chi nhị ).
7. Tốn kém, tiêu dùng cho đời sống. ◎ Như: "sanh hoạt thái cao" .
8. Một tên chỉ cái bút. ◇ Lê Sĩ Hoành : "Cam Châu nhân vị bút viết sanh hoạt" (Nhân thứ đường bút kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống ( trái với chết ) — Làm việc để sống.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.