pháp
fǎ ㄈㄚˇ

pháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ. ◎ Như: "pháp luật" điều luật phải tuân theo, "pháp lệnh" pháp luật và mệnh lệnh, "hôn nhân pháp" luật hôn nhân.
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" cách làm, "biện pháp" đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" bắt chước làm theo, "hiệu pháp" phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" áo cà-sa, "pháp hiệu" tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp. Như pháp điển bộ luật pháp, pháp quy khuôn phép, pháp luật phép luật, v.v.
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp phép làm văn, thư pháp phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp , tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư , v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp luật, pháp lệnh, chế độ, pháp, luật: Hợp pháp; Phạm pháp; Luật hôn nhân;
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: Biện pháp; Cách dùng; Phép cộng; Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: Thiếp mẫu (để tập viết chữ); Bắt chước, noi theo; 使 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: Bắt chước làm theo; Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức. Td: Phương pháp — Luật lệ quốc gia. Td: Pháp luật — Sự trừng phạt. Hình phạt. Td: Hình pháp — Tài khéo. Td: Pháp thuật — Tiếng nhà Phật, chỉ giáo lí của Phật. Td: Phật pháp. Cũng chỉ tất cả sự vật ở đời. Td: Vạn pháp. Nhất thiết pháp — Tên một nước ở tây bộ Âu châu, tức nước pháp ( France ). Người Trung Hoa phiên âm là Pháp Lan Tây, rồi gọi tắt là Pháp.

Từ ghép 169

a lạp pháp 阿拉法a nhĩ pháp 阿耳法bách phân pháp 百分法bảo pháp 寶法bất hợp pháp 不合法bất nhị pháp môn 不二法門bất nhị pháp môn 不二法门bất pháp 不法bất thành văn pháp 不成文法biện chứng pháp 辨證法biện chứng pháp 辯證法biện pháp 办法biện pháp 辦法binh pháp 兵法bộ pháp 步法bút pháp 笔法bút pháp 筆法chánh pháp 正法châm pháp 針法chấp pháp 執法chấp pháp 执法chiến pháp 戰法chính pháp 政法công pháp 公法cốt pháp 骨法cú pháp 句法cửu chương toán pháp 九章算法cựu pháp 舊法di pháp 遺法diệu pháp 妙法duyên pháp 緣法đại pháp 大法đạo pháp 道法điển pháp 典法gia pháp 加法gia pháp 家法giải pháp 解法giải pháp 觧法giảm pháp 減法hí pháp 戲法hiến pháp 宪法hiến pháp 憲法hình pháp 刑法hộ pháp 護法hợp pháp 合法lập pháp 立法lễ pháp 禮法lịch pháp 曆法lộng pháp 弄法lục pháp 六法môn pháp 門法nghiêm pháp 嚴法ngoạn pháp 玩法ngữ pháp 語法phạm pháp 犯法pháp bảo 法寶pháp cảnh 法警pháp cấm 法禁pháp chế 法制pháp chủ 法主pháp danh 法名pháp duyên 法緣pháp đàn 法壇pháp đạo 法道pháp đăng 法燈pháp điển 法典pháp điều 法條pháp định 法定pháp đình 法庭pháp độ 法度pháp đồ 法徒pháp gia 法家pháp giới 法界pháp hải 法海pháp hệ 法系pháp hiệu 法號pháp hóa 法化pháp hoa 法華pháp học 法學pháp hội 法會pháp khí 法器pháp khoa 法科pháp lại 法吏pháp lan tây 法蘭西pháp lệ 法例pháp lệnh 法令pháp lí 法理pháp loa 法螺pháp luân 法輪pháp luật 法律pháp lực 法力pháp lý 法理pháp môn 法門pháp ngôn 法言pháp nhân 法人pháp phục 法服pháp quan 法官pháp quốc 法国pháp quốc 法國pháp quy 法規pháp sự 法事pháp sư 法師pháp tạng 法藏pháp tắc 法則pháp tân xã 法新社pháp thân 法身pháp thí 法施pháp thuật 法術pháp thủy 法水pháp thức 法式pháp tịch 法籍pháp tính 法性pháp tòa 法座pháp trị 法治pháp trình 法程pháp trường 法場pháp tướng 法相pháp văn 法文pháp vị 法味pháp viện 法院pháp việt 法越pháp võng 法網pháp vũ 法雨pháp vương 法王phân pháp 分法phật pháp 佛法phật pháp tăng 佛法僧phi pháp 非法phiền pháp 煩法phù pháp 符法phục pháp 伏法phục pháp 服法phương pháp 方法quan pháp 官法quân pháp 軍法quốc pháp 国法quốc pháp 國法quốc tế công pháp 國際公法quốc tế tư pháp 國際私法sám pháp 懺法sảng pháp 爽法sắc pháp 色法tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tam pháp 三法tâm pháp 心法tân pháp 新法thao pháp 操法thủ pháp 手法thủy lục pháp hội 水陸法會thuyết pháp 說法thư pháp 书法thư pháp 書法thừa pháp 乘法toán pháp 算法tối cao pháp viện 最高法院trận pháp 陣法trừ pháp 除法tư pháp 司法tư pháp 私法tưởng pháp 想法uổng pháp 枉法vạn pháp 萬法văn pháp 文法vi pháp 違法vô pháp 無法vương pháp 王法xuyết pháp 綴法xử pháp 處法

tiền đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiền đồ, tương lai

Từ điển trích dẫn

1. Con đường phía trước. ◇ Đỗ Phủ : "Thiên minh đăng tiền đồ, Độc dữ lão ông biệt" , (Thạch Hào lại ) Trời sáng tôi lên đường, Chỉ chia tay một mình với ông già.
2. Tình cảnh tương lai. ☆ Tương tự: "tiền trình" . ◇ Tôn Chi Úy : "Tráng niên hốt dĩ khứ, Yên phục tri tiền đồ" , (Ẩm tửu nhập thủ họa đào vận 廿) Tráng niên bỗng đi mất rồi, Còn đâu biết tương lai ra sao.
3. Đặc chỉ tương lai tốt đẹp. ◇ Ba Kim : "Ngã tự kỉ dã tri đạo ngã như quả bất năng tòng tỉnh lí xuất lai, ngã tựu một hữu tiền đồ, ngã tựu chỉ hữu tại cô độc trung tử vong" , , (Ba Kim tuyển tập , Hậu kí ) Tôi tự biết rằng nếu tôi không đủ sức thoát ra khỏi giếng, thì tôi sẽ không có tương lai nào cả, tôi sẽ chỉ chết đi trong cô độc.
4. Lên đường, đăng trình. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn vong bất trùng kiến, Tang loạn độc tiền đồ" , (Khốc Đài Châu Trịnh Tư Hộ ) Còn mất không gặp lại nhau nữa, Trong cuộc tang loạn, một mình ta lên đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường phía trước, chỉ tương lai.
khả, khắc
kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

】khả hãn [kèhán] Khả hãn, khan (danh hiệu của một số vua ở Trung Á thời xưa). Xem [kâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có thể, ... được: Cho là được; Lớn nhỏ đều được.【】khả kiến [kâjiàn] a. Trong tầm mắt: Mục tiêu trong tầm mắt; b. Đủ thấy: Đủ thấy anh ấy còn chưa biết;【】khả năng [kânéng] a. Có thể, ... được: Đoàn kết tất cả mọi lực lượng có thể đoàn kết được; b. Có lẽ, hoặc giả: Anh ấy có lẽ không biết là hôm nay họp; c. Khả năng: Có hai khả năng;
② Đáng, đáng được, phải: Đáng thương; Đáng xem; Đáng tiếc, đáng tiếc là, tiếc là...; Đến khi Trần Bình lớn lên, phải lấy vợ, các nhà giàu không ai chịu gả con cho (Sử kí: Trần thừa tướng thế gia);
③ Nhưng, song: Mọi người khá mệt, nhưng đều rất vui vẻ. 【】khả thị [kâshì] (lt) Nhưng, nhưng mà, song. Như [dànshì];
④ Hợp, vừa: Hợp lòng (vừa ý) mọi người; Phen này thì vừa lòng anh ấy lắm rồi; Vật có sự thích nghi lẫn nhau (Hán thư);
⑤ Tỏ ý nhấn mạnh: Anh ấy viết chữ nhanh lắm; ? Chuyện này có thật thế không?; ? Phải đấy!;
⑥ (văn) Chỗ được, chỗ khá, chỗ hay, cái hay: ? Như thế chả lẽ ta chẳng có cái hay (ưu điểm) nào ư? (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Ưng cho, đồng ý: Mọi người không đồng ý (Tả truyện: Hi công thập bát niên);
⑧ (văn) Hết bệnh, khỏi bệnh: Trị hết các cách cuối cùng vẫn khó hết bệnh (Tây sương kí);
⑨ (văn) Khen ngợi: Ngài yêu đạo của thầy mà khen văn tôi, có lẽ vì văn tôi cũng không xa đạo thầy lắm (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư);
⑩ (văn) Vì sao, sao lại (biểu thị sự phản vấn): Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, vẫn còn chưa được phong hầu (Sầm Tham: Bắc đình tác); Làm kẻ bề tôi, vì sao lời nói ắt phải được dùng, chỉ là do lòng tận trung mà thôi (Chiến quốc sách); (văn) Có chưa, có không, phải không, phải chăng: ? Em có từng đọc sách không? (Hồng lâu mộng, hồi 3); ? Ta chưa thành danh còn em thì chưa chồng, phải chăng cả hai anh em ta đều không bằng người? (La Ẩn tập: Trào Chung Lăng kĩ Vân Anh); Khoảng, độ chừng: Con gái nhỏ của Chương chừng mười hai tuổi (Hán thư: Vương Chương truyện). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể — Thích nghi. Nên — Vào khoảng, ước chừng.

Từ ghép 53

khắc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

mâu thuẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mâu thuẫn

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa tương truyền có người bán "mâu" (một loại giáo cán dài) và "thuẫn" (cái mộc), hai thứ vũ khí có công dụng trái ngược nhau. Người đó khoe rằng "thuẫn" của mình chắc chắn không vật gì đâm thủng. Sau lại khoe "mâu" của mình đâm vật gì cũng được. Có người hỏi nếu đem "mâu" và "thuẫn" đang bán đó thử đối chọi với nhau thì kết quả ra sao. Người bán binh khí đuối lí không trả lời được (điển trong "Hàn Phi Tử" , "Nan thế" ). Sau chỉ lời nói hoặc hành vi tự trái ngược nhau. § Cũng viết là "mâu thuẫn" .
2. Trong lí luận học, chỉ một khái niệm hoặc mệnh đề không thể cùng lúc vừa thật vừa giả được. ☆ Tương tự: "để xúc" . ◎ Như: "tha đích thuyết từ tiền hậu mâu thuẫn, bất hợp la-tập" , lời nói của anh ấy trước sau mâu thuẫn, không hợp logic.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dáo và cái lá chắn. Dáo thì đâm, lá chắn thì đỡ, chỉ sự trái ngược nhau — Hàn phi tử: Nước Sở có người bán cái mâu và cái thuẫn. Y khoe rằng: Cái mâu của tôi rất nhọn bất cứ cái gì cũng có thể đâm thủng được cả, đến khi quảng cáo cho cái thuẫn thì y nói: Cái thuẫn của tôi có thể ngăn cản mọi thứ binh khí. Có người hỏi: Nay nếu dùng cái mâu của anh để mà đâm cái thuẫn của anh thì sao? Người kia không thể đáp được. » Anh em mâu thuẫn hai bề « ( Đại Nam Quốc Sử ).
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

duyệt
yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xem xét
2. từng trải
3. tờ ghi công trạng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, kiểm nghiệm, thị sát. ◎ Như: "duyệt binh" xem xét binh lính tập luyện, "duyệt quyển" xem xét quyển bài.
2. (Động) Từng trải, trải qua, kinh qua. ◎ Như: "duyệt nhân đa hĩ" từng trải về con người nhiều rồi. ◇ Sử Kí : "Duyệt thiên hạ chi nghĩa lí đa hĩ" (Hiếu Văn bổn kỉ ) Trải qua nghĩa lí trong thiên hạ nhiều rồi.
3. (Động) Đọc, xem. ◎ Như: "duyệt báo" xem báo, "duyệt thư" đọc sách.
4. (Động) Dung dưỡng. ◇ Thi Kinh : "Ngã cung bất duyệt, Hoàng tuất ngã hậu?" , (Bội phong , Cốc phong ) Thân ta đây không được dung dưỡng, Thì sao mà còn thương xót đến những nỗi sau này của ta?
5. (Động) Bẩm thụ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tự cổ cập kim, kì danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ" , , (Chương 21) Từ xưa tới nay, tên đó không mất, (đạo) bẩm thụ muôn vật mà sinh ra.
6. (Động) Tóm, gom lại.
7. (Danh) § Xem "phiệt duyệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xem xét. Như duyệt binh xem xét binh lính tập luyện thế nào, duyệt quyển xem xét quyển bài, v.v.
② Từng trải. Như duyệt nhân đa hĩ từng trải xem người nhiều rồi.
③ Phiệt duyệt (Xem chữ phiệt ).
④ Dong.
⑤ Bẩm thụ.
⑥ Tóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, xem, duyệt: Phòng đọc báo; Duyệt văn kiện;
② Xem xét, duyệt, kiểm điểm: Duyệt binh;
③ Kinh qua, từng trải: Lịch duyệt; Đợt làm thử đã qua ba tháng; Từng trải về con người nhiều rồi;
④ (văn) Tập hợp lại;
⑤ (văn) Vẻ ngoài, bề ngoài;
⑥【】 phiệt duyệt [fáyuè] (văn) Thế gia (dòng dõi có thế lực) ;
⑦ (văn) Bẩm thụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét tình hình quân đội — Nhìn qua — Trải qua.

Từ ghép 7

một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

văn, vấn
wén ㄨㄣˊ, wèn ㄨㄣˋ

văn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. văn
2. vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vân, đường vằn. ◇ Vương Sung : "Phúc xà đa văn" (Luận hành , Ngôn độc ) Rắn hổ mang có nhiều vằn.
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" , gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" . ◎ Như: "Trung văn" chữ Trung quốc, "Anh văn" chữ Anh, "giáp cốt văn" chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" , "văn hóa" .
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí : "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" , (Hóa thực liệt truyện ) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" , , ! , (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" . ◎ Như: "văn quan vũ tướng" quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện : "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" , , (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" (Tử Trương ) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn vẻ, như văn thạch vân đá (đá hoa).
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn , gộp cả hình với tiếng gọi là tự .
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh , văn hóa , v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn , phù văn , v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã hay văn tĩnh , v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ: Chữ giáp cốt;
② Văn tự, ngôn ngữ, tiếng: Việt văn, tiếng Việt, chữ Việt;
③ Bài văn, lời văn, văn chương, văn: Văn xuôi;
④ Văn ngôn: Thể văn ngôn (của Hán ngữ); Nửa văn ngôn nửa bạch thoại;
⑤ Lễ nghi, văn hoa bề ngoài, văn vẻ, màu mè: Nghi lễ phiền phức; Văn hoa phù phiếm; Đá hoa;
⑥ Văn: Văn hóa; Văn minh;
⑦ Văn, trí thức: Quan văn tướng võ;
⑧ Dịu, yếu, yếu ớt: Lửa dịu;
⑨ Những hiện tượng thiên nhiên: Thiên văn; Địa văn;
⑩ Đồng tiền, đồng xu: Không đáng một đồng xu;
⑪ (văn) Pháp luật, điều khoản luật pháp: Luật pháp; Cùng với Triệu Vũ định ra các luật lệ, cốt sao cho các điều khoản được chặt chẽ rõ ràng (Sử kí);
⑫ (văn) Chế độ lễ nhạc thời cổ: ? Vua Văn vương đã mất, nền văn (chế độ lễ nhạc) không ở nơi này sao? (Luận ngữ);
⑬ (văn) Vẽ hoa văn: Tục vẽ mình có lẽ bắt đầu từ đó;
⑭ Che giấu. 【】văn quá sức phi [wénguò-shìfei] Tô điểm cho cái sai thành đúng, dùng ngôn từ đẹp đẽ để lấp liếm sai lầm, che đậy lỗi lầm;
⑮ (Thuộc về) quan văn (trái với quan võ), dân sự: Quan văn;
⑯ [Wén] (Họ) Văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ đẹp bề ngoài. Td: Văn hoa — Chữ nghĩa. Td: Văn tự — Lời nói hay đẹp. Td: Văn chương — Đồng tiền — Nhỏ nhắn thanh nhã. Đoạn trường tân thanh : » So dồn dây vũ dây văn « ( dây văn là dây đàn nhỏ, âm thanh cao ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Văn.

Từ ghép 136

án văn 案文ẩm băng thất văn tập 飲冰室文集âm văn 陰文bác văn ước lễ 博文約禮bạch thoại văn 白話文bạt văn 跋文bất thành văn 不成文bất thành văn pháp 不成文法bi văn 碑文biến văn 變文biền văn 駢文bình văn 評文bội văn vận phủ 佩文韻府câu văn 拘文chánh văn 正文chu văn 朱文chuế văn 贅文chuyết am văn tập 拙庵文集cổ văn 古文công văn 公文cụ văn 具文diễn văn 演文dương lâm văn tập 揚琳文集đa văn 多文đa văn vi phú 多文為富đạm am văn tập 澹庵文集đạo văn 盜文điệp văn 牒文độn am văn tập 遯庵文集giá viên thi văn tập 蔗園詩文集hán văn 漢文hành văn 行文hịch tướng sĩ văn 檄將士文hoán văn 換文hoàng việt văn hải 皇越文海hoàng việt văn tuyển 皇越文選hư văn 虛文khóa văn 課文kim văn 今文luận văn 論文nga văn 俄文ngọ phong văn tập 午峯文集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngô gia văn phái 吳家文派nguyên văn 原文nhân văn 人文phạn văn 梵文pháp văn 法文phiền văn 煩文phiến văn 片文phù văn 浮文phương đình văn tập 方亭文集quan nghiêm tự bi văn 關嚴寺碑文quế đường văn tập 桂堂文集quốc văn 國文sách văn 册文sớ văn 疏文sùng văn 崇文tác văn 作文tản văn 散文tấu văn 奏文tế văn 祭文thạch nông thi văn tập 石農詩文集thiên văn 天文thoái thực kí văn 退食記文thượng hạ văn 上下文tiền văn 錢文trình văn 呈文trung văn 中文tùng hiên văn tập 松軒文集tự đức thánh chế thi văn 嗣徳聖製詩文tư văn 斯文văn án 文案văn bằng 文憑văn cáp 文蛤văn chỉ 文址văn chức 文职văn chức 文職văn chương 文章văn cụ 文具văn đàn 文壇văn đáng 文档văn đáng 文檔văn giai 文階văn hài 文鞋văn hào 文豪văn hiến 文憲văn hiến 文献văn hiến 文獻văn hóa 文化văn học 文学văn học 文學văn khế 文契văn khoa 文科văn khố 文庫văn khôi 文魁văn kiện 文件văn lang 文郎văn lí 文理văn manh 文盲văn miếu 文廟văn minh 文明văn nghệ 文艺văn nghệ 文藝văn nhã 文雅văn nhân 文人văn nhược 文弱văn phái 文派văn phạm 文範văn pháp 文法văn phòng 文房văn quan 文官văn sách 文策văn sĩ 文士văn sức 文飾văn tập 文集văn thái 文采văn thanh 文聲văn thân 文紳văn thân 文身văn thể 文體văn thi 文詩văn thư 文書văn tĩnh 文靜văn trị 文治văn tuyển 文選văn tự 文字văn từ 文祠văn từ 文詞văn uyển 文苑văn vật 文物văn vũ 文武vận văn 韻文xuyết văn 綴文yển vũ tu văn 偃武修文yếu văn 要文

vấn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vân, đường vằn. ◇ Vương Sung : "Phúc xà đa văn" (Luận hành , Ngôn độc ) Rắn hổ mang có nhiều vằn.
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" , gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" . ◎ Như: "Trung văn" chữ Trung quốc, "Anh văn" chữ Anh, "giáp cốt văn" chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" , "văn hóa" .
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí : "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" , (Hóa thực liệt truyện ) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" , , ! , (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" . ◎ Như: "văn quan vũ tướng" quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện : "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" , , (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" (Tử Trương ) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn vẻ, như văn thạch vân đá (đá hoa).
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn , gộp cả hình với tiếng gọi là tự .
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh , văn hóa , v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn , phù văn , v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã hay văn tĩnh , v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.