táo
zào ㄗㄠˋ

táo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội tiến, xao động

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nóng nảy. ◎ Như: "phù táo" nông nổi và nóng nảy, "táo bạo" hung hăng, không biết sợ gì. ◇ Luận Ngữ : "Thị ư quân tử hữu tam khiên: ngôn vị cập chi nhi ngôn, vị chi "táo", ngôn cập chi nhi bất ngôn, vị chi "ẩn", vị kiến nhan sắc nhi ngôn, vị chi "cổ"" : , , , , , (Quý thị ) Hầu chuyện người quân tử (dễ) mắc ba lỗi này: chưa đến lúc mình nói đã nói, là "nóng nảy", đến lúc mình nói mà không nói, là "che giấu", chưa nhìn thấy sắc mặt mà nói, là "mù quáng".
2. (Tính) Giảo hoạt, xảo trá. ◇ Dịch Kinh : "Táo nhân chi từ đa" (Hệ từ hạ ) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Động) Xao động, nhiễu động. ◇ Hoài Nam Tử : "Cửu nguyệt nhi táo, thập nguyệt nhi sanh" , (Tinh thần ) Chín tháng thì động đậy, mười tháng thi sinh.

Từ điển Thiều Chửu

① Vội tiến, xao động, tính nóng nảy gọi là táo. Như phù táo , táo bạo , giới kiêu giới táo chớ kiêu căng nóng nảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nóng, nóng nảy: Tính nóng, nóng tính; Bệnh nóng nảy; Chớ kiêu căng nóng nảy;
② Xao động, bứt rứt, không yên;
③ (Tính) hấp tấp, vội vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ như chữ Táo — Gấp rút. Nóng nảy — Mạnh bạo.

Từ ghép 7

lược
lüè

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. qua loa, sơ sài
2. mưu lược

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưu sách, kế hoạch. ◎ Như: "thao lược" kế hoạch, binh pháp, "phương lược" cách thứ, kế hoạch (xưa chỉ sách chép về võ công).
2. (Danh) Đại cương, trọng điểm, nét chính. ◎ Như: "yếu lược" tóm tắt những điểm chính.
3. (Danh) Cương giới, địa vực. ◇ Tả truyện : "Đông tận Quắc lược" (Hi Công thập ngũ niên ) Phía đông đến tận cương giới nước Quắc.
4. (Danh) Đạo. ◇ Tả truyện : "Ngô tử dục phục Văn Vũ chi lược" (Định Công tứ niên ) Ngài muốn khôi phục đạo của vua Văn vua Vũ.
5. (Danh) Con đường. § Dùng như chữ "lộ" .
6. (Danh) Họ "Lược".
7. (Động) Cai trị, quản lí. ◎ Như: "kinh lược" kinh doanh sửa trị. ◇ Tả truyện : "Thiên tử kinh lược" (Chiêu Công thất niên ) Thiên tử cai trị.
8. (Động) Tuần hành, tuần tra. ◇ Tả truyện : "Ngô tương lược địa yên" (Ẩn Công ngũ niên ) Ta sắp đi tuần hành biên giới đấy.
9. (Động) Lấy, không hao tổn binh tướng mà lấy được đất người gọi là "lược".
10. (Động) Cướp, chiếm. § Thông "lược" . ◇ Hoài Nam Tử : "Công thành lược địa" (Binh lược ) Đánh thành chiếm đất.
11. (Động) Bỏ bớt, giảm bớt. ◎ Như: "tiết lược" nhặt qua từng đoạn, "tỉnh lược" giản hóa.
12. (Phó) Qua loa, đại khái. ◇ Tư Mã Thiên : "Thư bất năng tất ý, lược trần cố lậu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Thư không thể nói hết ý, chỉ trình bày qua lời lẽ quê mùa.
13. (Phó) Hơi, một chút. ◎ Như: "lược đồng" hơi giống, "lược tự" hao hao tựa.
14. (Tính) Giản yếu. ◎ Như: "lược biểu" bảng tóm tắt, "lược đồ" bản đồ sơ lược.
15. (Tính) Sắc bén, tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu lược, phần nhiều chỉ về việc binh. Như thao lược có tài tháo vát. Người nào đảm đang có tài cũng gọi là thao lược. Phương lược sách chép về võ công.
② Cõi, như kinh lược kinh doanh sửa trị một cõi nào. Từ nhà Ðường trở về sau, muốn khai thác phương đất nào đều đặt một chức Kinh lược. Từ nhà Minh về sau thì quyền quan Kinh lược lại trọng lắm, hơn cả các chức Tổng đốc.
③ Lấy, không hao tổn binh tướng mà lấy được đất người gọi là lược.
④ Cướp, cùng một nghĩa với chữ lược .
⑤ Giản lược quá, chỉ cứ về phần đại đoạn gọi là lược, như tiết lược nhặt qua từng đoạn.
⑥ Dùng làm trợ từ, như lược đồng hơi giống, lược tự hao hao tựa.
⑦ Ðạo.
⑧ Ðường.
⑨ Sắc, tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giản đơn, sơ lược, qua loa: Bản đồ sơ lược; Biết qua loa, biết võ vẽ;
② Tóm tắt, ngắn gọn, điểm trọng yếu: Sử lược; Tóm tắt cuộc đời của một người;
③ Lược gọn, bỏ bớt đi: Lược gọn; Những lời ở giữa đều bỏ bớt đi rồi;
④ Sơ suất: Sơ sót;
⑤ Kế hoạch, mưu lược, phương lược, sách lược: Phương kế, phương lược; Chiến lược;
⑥ Xâm chiếm cướp: Xâm lược; Chiếm đất;
⑦ (văn) Lấy (đất của người khác...);
⑧ (văn) Hơi hơi: Ý kiến hơi giống nhau; Hao hao giống. 【】lược lược [lđèlđè] Hơi hơi, sơ sơ, sơ qua: Nước mặt hồ hơi hơi gợn sóng; Nói sơ qua mấy câu;【】lược vi [lđè wei] Một tí, một ít, hơi hơi, sơ sơ: Hơi rịn tí máu; 【】lược vi [lđèwéi] Như [lđèwei];
⑨ (văn) Cương giới, địa vực;
⑩ (văn) Pháp độ: Pháp độ của thiên tử;
⑪ (văn) Đạo (chỉ một chủ trương, đường lối chính trị hay một hệ thống tư tưởng nhất định): Ngài muốn khôi phục đạo (đường lối) của vua Văn vua Võ (Tả truyện: Định công tứ niên);
⑫ (văn) Con đường (như , bộ );
⑬ (văn) Tuần hành, tuần tra;
⑭ (văn) Sắc bén: Cây cày sắc bén (Thi Kinh);
⑮ (văn) Nói chung, đại khái, gần như, hầu như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tính toán sắp đặt. Td: Mưu lược — Đầu óc sáng suốt, tính toán giỏi. Td: Trí lược — Sơ sài, qua loa. Td: Đại lược ( tổng quát những nét chính ) — Cướp đoạt. Như chữ Lược .

Từ ghép 36

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
cơ, ki, ky, kì, kí, ký, kỳ
jī ㄐㄧ, qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): ? Đêm thế nào rồi? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Đình liệu).

ki

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

ky

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): ? Đêm thế nào rồi? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Đình liệu).

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ ghép 9

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ấy, đó (đại từ thay thế)

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người ấy, họ, nó, chúng (ngôi thứ ba): Không thể để mặc chúng quấy rối; Thân mến em thì muốn cho em (cho nó) được sang trọng (Mạnh tử); Loài chim, ta biết nó biết bay (Sử kí);
② Của người ấy, của họ, của nó, của chúng: Nhà Chu tuy là nước cũ, nhưng mệnh của nó là mệnh mới (Thi Kinh); Nhan Hồi, lòng của ông ta đến ba tháng cũng không trái với đức nhân; Nhạc, nghe âm của nó thì biết được tục của nó (Hoài Nam tử);
③ Đó, ấy, cái đó, cái ấy, việc đó: Nay muốn làm việc lớn, nếu không có người đó thì không thể được (Sử kí); Khi ấy, lúc ấy; Sau đó có sự tiến bộ; Thúc đẩy việc đó thực hiện cho sớm;
④ (văn) Của mình: Đừng làm hỏng chí mình; Mỗi người yên với số phận của mình;
⑤ (văn) Trong số đó (biểu thị sự liệt kê): Một con biết kêu, một con không biết kêu (Trang tử: Sơn mộc);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nếu chết rồi mà không biết thì đau thương chẳng bao lâu (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
⑦ (văn) Hay là (biểu thị ý chọn lựa): ? Tần thật yêu nước Triệu, hay là ghét nước Tề? (Sử kí); ? Ông Khổng Khâu bị hoa mắt rồi chăng, hay là thật như thế? (Trang tử);
⑧ (văn) Sẽ (biểu thị một tình huống sẽ xảy ra): ? Với sức tàn của ông, một cọng cỏ trên núi còn không hủy đi được, thì đất đá kia sẽ dọn như thế nào? (Liệt tử: Thang vấn); Nay nhà Ân sẽ bị diệt vong (Thượng thư: Vi tử);
⑨ (văn) Há, làm sao (biểu thị ý phản vấn): ? Muốn đổ tội cho người, há chẳng có lời lẽ gì sao? (Tả truyện: Hi công thập niên);
⑩ (văn) Đại khái, có lẽ, e rằng (biểu thị ý suy trắc, ước đoán): ? Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng? (Tả truyện: Tương công tam thập nhất niên); ! Như kẻ tiểu nhân tôi đây, có lẽ là (e là) điều bất hạnh ư! (Lưu Vũ Tích: Thượng Đỗ Tư đồ thư);
⑪ (văn) Hãy, mong hãy (biểu thị ý khuyến lệnh): ! Mong ông hãy đừng nói nữa (Sử kí); ! Vương Tham quân là người tiêu biểu cho đạo đức nhân luân, ngươi hãy coi ông ấy là thầy mình (Thế thuyết tân ngữ); ! Trương Nghi nói: Đại vương hãy vì tôi mà chuẩn bị xe cộ, bạc tiền, tôi xin thử tính việc đó cho đại vương! (Chiến quốc sách);
⑫ (văn) Còn, mà còn (thường đi chung với liên từ biểu thị ý tăng tiến, hoặc phó từ biểu thị ý phản vấn): ! Xem Tiêu Lan mà còn như thế, huống gì Yết Xa và Giang Li (Khuất Nguyên: Li tao); ? Trời còn không biết, thì người làm sao cảm thấy được (Liệt tử: Dụng mệnh);
⑬ (văn) Trợ từ đầu câu (vô nghĩa): ? Như thế, thì ai có thể chế ngự nó được? (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);
⑭ (văn) Trợ từ giữa câu (vô nghĩa): Con phượng đã nhẹ nhàng bay lên cao hề... (Hán thư: Giả Nghị truyện); Ngọn gió bấc mát mẻ (Thi Kinh: Bội phong, Bắc phong);
⑮【】kì thực [qíshí] Thực ra, kì thực: Thực ra tình hình không phải như thế; Vấn đề này hình như rất khó giải quyết, kì thực chẳng khó gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia, cái ấy. Tiếng dùng chỉ sự vật — Trợ ngữ, ý nghĩa tùy ý nghĩa của câu văn.

Từ ghép 6

các
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

các

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỗi một
2. đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tiếng chỉ chung cả nhóm, cả đoàn thể. ◎ Như: "thế giới các quốc" các nước trên thế giới. ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
2. (Tính) Mỗi. ◎ Như: "các hữu sở hiếu" mỗi người có sở thích riêng, "các bất tương mưu" ai làm việc nấy, không hợp tác với nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều. Mỗi người có một địa vị riêng, không xâm lấn được. Như các bất tương mưu đều chẳng cùng mưu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Các: Các nước trên thế giới; Thưa các vị khách; Các ngành khoa học; Các tỉnh;
② Từng, mỗi, mỗi người đều: Mỗi người; Mỗi người đều có sở thích riêng; Mỗi người đều an với phận mình; Ai về nhà nấy. 【】các các [gègè] Mỗi mỗi, mỗi thứ, mỗi lúc: Tình hình mỗi lúc mỗi khác; 【】 các tự [gèzì] Mỗi người đều, mỗi người tự mình: Mỗi người đều phải cố gắng, nhưng cũng phải giúp đỡ lẫn nhau; Mọi người đều tự cho rằng Mạnh Thường Quân thân với mình (Sử kí); Mỗi người đều trông thấy bóng mình (Tây dương tạp trở). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đặc biệt, khác thường: Người này rất khác thường. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỗi cái. Mỗi người — Tất cả — Cùng, đều.

Từ ghép 11

bỉ
bǐ ㄅㄧˇ

bỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cõi ngoài biên cương, nơi xa xôi hẻo lánh
2. khinh bỉ
3. thô tục, thô lỗ
4. hèn hạ, hèn mọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa chỉ khu vực bằng 500 nhà.
2. (Danh) Nơi biên thùy xa xôi. ◎ Như: "tứ bỉ" bốn cõi.
3. (Danh) Khu vực ở xa hơn khu ngoài thành (giao ngoại ).
4. (Động) Khinh rẻ, coi thường. ◎ Như: "xuy bỉ" chê cười khinh khi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phục kinh thiểu thì, phụ tri tử ý, tiệm dĩ thông thái, thành tựu đại chí, tự bỉ tiên tâm" , , , , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Qua ít lâu nữa, cha biết ý con dần dà thông hiểu, chí lớn đã thành đạt, biết tự khinh thường tâm lý ngày trước của mình.
5. (Tính) Hèn mọn, đê tiện. ◎ Như: "bỉ phu" kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát, "bỉ lận" keo kiệt.
6. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "bỉ ý" ý hẹp hòi của tôi, "bỉ nhân" kẻ hèn dốt này. ◇ Lưu Hướng : "Quân dục sát chi, thiếp nguyện dĩ bỉ khu dịch phụ chi tử" , (Triệu tân nữ quyên ) Nhà vua muốn giết, thiếp xin lấy thân hèn đổi cho cái chết của cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Ấp ngoài ven biên thùy, cõi. Như tứ bỉ bốn cõi.
② Hẹp hòi, hèn mọn. Như bỉ phu kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát. Kẻ keo kiệt tiền của gọi là bỉ lận .
③ Khinh bỉ.
④ Dùng làm lời nói khiêm. Như bỉ ý ý hẹp hòi của tôi, bỉ nhân kẻ hèn dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấp hèn, đê tiện, hèn mọn, thô bỉ: Đê hèn, bỉ ổi; Kẻ thô bỉ;
② (Thuộc về) của tôi (tiếng tự xưng khiêm tốn): (cũ) Bỉ nhân, tôi; Thiển ý; Thiển kiến;
③ Khinh bỉ, coi rẻ: Đáng khinh;
④ Nơi biên giới, cõi: Nơi biên giới xa xôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thô tục, xấu xa — Keo kiệt bủn xỉn — Tên một đơn vị hộ tịch thời cổ trung hoa, năm trăm gia đình là một Bỉ — vùng đất biên giới.

Từ ghép 28

phối
pèi ㄆㄟˋ

phối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kết hợp
2. giao hợp
3. pha, hòa
4. phân phối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu rượu.
2. (Danh) Đôi lứa, vợ chồng. ◎ Như: "phối ngẫu" vợ chồng. § Cũng viết là .
3. (Danh) Vợ. ◎ Như: "nguyên phối" vợ cả, "kế phối" vợ kế, "đức phối" vợ người khác.
4. (Động) Sánh đôi, sánh ngang. ◇ Khuất Nguyên : "Đức dự phối thiên, vạn dân lí chỉ" , (Sở từ , Đại chiêu ) Danh tiếng đạo đức sánh ngang với trời, muôn dân an trị.
5. (Động) Hợp, kết hợp. ◎ Như: "phối hưởng" hợp lại mà cúng tế.
6. (Động) Nam nữ kết hôn. ◎ Như: "hôn phối" kết hôn.
7. (Động) Gả con gái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng hữu nữ, dục phối tướng quân chi tử" , (Đệ lục hồi) Thừa tướng có con gái, muốn gả cho con trai tướng quân.
8. (Động) Phân phát, xếp đặt. ◎ Như: "phân phối" phân chia ra.
9. (Động) Đày tội nhân đi xa. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí" , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.
10. (Động) Điều hòa, điều chỉnh. ◎ Như: "phối dược" pha thuốc, "phối sắc" pha màu, "phối nhãn kính" điều chỉnh kính đeo mắt.
11. (Động) Lấy giống, gây giống (cho thú vật giao hợp). ◎ Như: "phối chủng" lấy giống, "giao phối" gây giống (làm cho giống đực và giống cái của động hoặc thực vật giao hợp).
12. (Động) Điểm, điểm thêm. ◎ Như: "hồng hoa phối lục diệp" hoa hồng điểm thêm lá xanh.
13. (Động) Bù vá chỗ thiếu rách, bổ túc, thay. ◎ Như: "phối khí xa linh kiện" thay đồ phụ tùng xe hơi.
14. (Phó) Thích hợp, xứng đáng. ◎ Như: "bất phối" không xứng đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá nhất kiện y thường dã chỉ phối tha xuyên, biệt nhân xuyên liễu, thật tại bất phối" 穿, 穿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Bộ áo đó chỉ cô ấy mặc mới xứng, người khác mặc vào, thật là không đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Đôi lứa. Vợ chồng gọi là phối ngẫu (cũng viết là ), vợ cả gọi là nguyên phối , vợ kế gọi là kế phối , gọi vợ người khác thì gọi là đức phối , v.v..
② Phối hưởng, đem người khác mà cúng phụ với người vẫn thờ cúng gọi là phối hưởng .
③ Xứng đáng, xử trí sự vật khiến cho đâu ra đấy gọi là phối. Như cắt phu làm việc gọi là khoa phối ; bị tội đi đày gọi là thích phối đều là theo cái ý châm chước nặng nhẹ để phân phối đi cả. Vì thế nên tục nói sự không xứng đáng là bất phối .
④ Bù vá chỗ thiếu rách cũng gọi là phối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kết duyên, sánh đôi, kết đôi, kết hợp, kết hôn: Kết duyên, kết hôn;
② Lấy giống, gây giống, giao phối, phủ: Cho ngựa lấy giống (nhảy đực); Chim chóc giao phối vào mùa xuân;
③ Pha, pha chế, bào chế: Pha màu; Bào chế thuốc;
④ Thay: Thay đồ phụ tùng ô-tô;
⑤ Xứng đáng: Xứng đáng là người thầy giáo nhân dân; Không xứng đáng;
⑥ Thêm, điểm: Lá xanh điểm thêm hoa hồng;
⑦ Đi đày, đày: Đày đi biên giới xa xôi;
⑧ Phân phối: Họ đem thức ăn phân phối cho (chia cho) người nghèo;
⑨ Làm cho hợp, bằng với: Tôi làm cho chìa khóa vừa với ống khóa;
⑩ (văn) Bù vá chỗ thiếu hoặc rách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành vợ chồng. Thành đôi. Td: Hôn phối — Đày đi xa — Phân chia sắp xếp cho thỏa đáng. Td: Phân phối.

Từ ghép 21

đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh nhau, tương tranh. ◎ Như: "giới đấu" đánh nhau bằng vũ khí. ◇ Luận Ngữ : "Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc" , , ; , , (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham.
2. (Động) Chọi, đá nhau (khiến cho động vật đánh nhau). ◎ Như: "đấu cẩu" đấu chó, "đấu kê" chọi gà, "đấu khúc khúc nhi" đá dế. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc đấu kê dĩ vi lạc" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui.
3. (Động) Đọ tài, so tài (thi nhau giành thắng lợi). ◎ Như: "đấu trí" dùng trí tranh hơn thua, "đấu kì" đánh cờ, "đấu pháp" đấu pháp thuật (ngày xưa), dùng mưu kế tranh thắng.
4. (Động) Gom, chắp, ghép. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Ngã môn đấu phân ngân tử, dữ nhĩ tác hạ" , (Tân kiều thị hàn ngũ mại xuân tình ) Chúng ta gom góp tiền bạc, cùng ngươi chúc mừng.
5. (Động) Khiến cho, gây ra. § Thông "đậu" .
6. (Danh) Họ "Đấu".
7. Cũng viết là "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ đấu giống như hình kẻ chiến sĩ đối nhau mà đồ binh để đằng sau.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau, so hơn thua. Hình chữ cho thấy hai kẻ sĩ đứng trước mặt nhau, quân lính ở cả phía sau, tượng trưng cho hai vị tướng sắp so tài — Như chữ Đấu — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.