tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎ Như: "kì lai hữu tự" sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" chính mình biết lấy, "tự nguyện" chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện : "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí : "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.

Từ ghép 79

ám tự 暗自bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成cố ảnh tự liên 顧影自憐lai tự 來自lai tự 来自siêu tự nhiên 超自然tác pháp tự tễ 作法自斃tự ái 自愛tự ải 自縊tự cao 自高tự cấp 自給tự cấp 自给tự chế 自制tự chủ 自主tự chuyên 自專tự cường 自强tự dĩ vi thị 自以為是tự do 自由tự do mậu dịch 自由貿易tự dụng 自用tự đại 自大tự động 自动tự động 自動tự động xa 自動車tự đương 自當tự giác 自覺tự giác 自觉tự hành 自行tự hành xa 自行車tự hào 自豪tự khí 自棄tự khiêm 自謙tự kỉ 自己tự kỷ 自己tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水tự lập 自立tự lợi 自利tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生tự lượng 自量tự mãn 自满tự mãn 自滿tự nguyện 自愿tự nguyện 自願tự nhiên 自然tự như 自如tự nhược 自若tự phách 自拍tự phát 自发tự phát 自發tự phụ 自負tự phụ 自负tự quyết 自決tự sát 自杀tự sát 自殺tự tại 自在tự tận 自盡tự thị 自恃tự thú 自首tự tiện 自便tự tín 自信tự trầm 自沈tự trị 自治tự trọng 自重tự truyện 自传tự truyện 自傳tự túc 自足tự tử 自死tự tư 自私tự tư tự lợi 自私自利tự ty 自卑tự ủy 自慰tự vẫn 自刎tự vệ 自卫tự vệ 自衛tự xưng 自称tự xưng 自稱tự ý 自意
tình
qíng ㄑㄧㄥˊ

tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý niệm tự nhiên hoặc trạng thái tâm lí do sự vật bên ngoài kích thích mà phát sinh. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. ◇ Bạch Cư Dị : "Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vị thành khúc điệu tiên hữu tình" , 調 (Tì bà hành ) Vặn trục, gẩy dây đàn hai ba tiếng, Chưa thành khúc điệu gì mà đã hữu tình.
2. (Danh) Lòng yêu mến, quyến luyến giữa nam nữ. ◎ Như: "ái tình" tình yêu, "si tình" tình say đắm.
3. (Danh) Sự thân ái, giao tiếp. ◎ Như: "giao tình" tình bạn, "nhân tình thế cố" sự giao tiếp xử sự của người đời. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Danh) Trạng huống, sự thật, nội dung. ◎ Như: "thật tình" trạng huống thật, "bệnh tình" trạng huống bệnh, "tình ngụy" thật giả.
5. (Danh) Chí nguyện. ◎ Như: "trần tình" dãi bày ý mình ra.
6. (Danh) Thú vị. ◎ Như: "tình thú" thú vị, hứng thú.
7. (Tính) Có liên quan tới luyến ái nam nữ. ◎ Như: "tình si" say đắm vì tình, "tình thư" thư tình.
8. (Phó) Rõ rệt, phân minh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá đích" , (Đệ thập bát hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói như vậy, biết rõ rằng không trái ý mẹ được.

Từ điển Thiều Chửu

① Tình, cái tình đã phát hiện ra ngoài, như mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn gọi là thất tình.
② Nhân tình, tâm lí mọi người cùng thế cả gọi là nhân tình , nghĩa là tình thường con người ta vậy.
③ Thực, danh tiếng quá sự thực gọi là thanh văn quá tình , sự thực hay giả gọi là tình ngụy .
④ Cùng yêu, như đa tình . Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình . Như liên lạc hữu tình .
⑤ Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình .
⑥ Ý riêng.
⑦ Thú vị.
⑧ Tình ái. Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình, như tình thư thơ tình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình: Tình cảm; Nhiệt tình, sốt sắng;
② Tình yêu, tình ái: Tình tự; Thư tình;
③ Tình hình: Tình hình giá cả thị trường; Tình hình thiên tai;
④ Tính, lí tính;
⑤ Sự thực: Sự thực và giả; Danh tiếng quá sự thực;
⑥ (văn) Thật là, rõ ràng: Thật (rõ ràng) chẳng biết điều đó là bất nghĩa (Mặc tử: Phi công thượng); Sự biết của nó thật đáng tin (Trang tử: Ứng đế vương);
⑦ Tình ý, chí nguyện: Giải bày tình ý;
⑧ Nể: Nể mặt, nể vì, nể nang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cảm thấy trong lòng, do ngoại cảnh mà có. Td: Tình cảm — Lòng thương yêu giữa người này và người khác. Tục ngữ: » Phụ tử tình thâm « — Lòng yêu trai gái. Truyện Nhị độ mai : » Thảm vì tình lắm, lại vui vì tình « — Nỗi lòng. Đoạn trường tân thanh : » Nỉ non đêm ngắn tình dài « — Sự thật hiện tại. Ca dao: » Chồng bé vợ lớn ra tình chị em «.

Từ ghép 115

á tình 亞情ai tình 哀情ái tình 愛情ái tình 爱情ân tình 恩情ẩn tình 隱情bạc tình 薄情bất cận nhân tình 不近人情bất tình 不情bệnh tình 病情biệt tình 別情biểu đồng tình 表同情biểu tình 表情cảm tình 感情cát tình 割情cận tình 近情cầu tình 求情chân tình 真情chí tình 至情chính tình 政情chung tình 鍾情chung tình 鐘情chung tình 钟情dân tình 民情di tình 移情diễm tình 豔情dục tình 慾情duyên tình 緣情đa tình 多情đoạn tình 斷情đồng tình 同情giai cảnh hứng tình phú 佳景興情賦giao tình 交情hàng tình 行情hứng tình 興情lục tình 六情ngoại tình 外情ngụ tình 寓情nhân tình 人情nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhiệt tình 熱情nội tình 內情oán tình 怨情phát tình 發情phong tình 風情phụ tình 負情quả tình 果情quần tình 羣情sầu tình 愁情si tình 癡情sinh tình 生情sự tình 事情tả tình 寫情ta tình 謝情tài tình 才情tâm tình 心情tận nhân tình 盡人情tận tình 盡情thâm tình 深情thần tình 神情thân tình 親情thất tình 七情thất tình 失情thật tình 實情thịnh tình 盛情thỏa tình 妥情thu tình 秋情thuận tình 順情thường tình 常情tình ái 情愛tình báo 情報tình báo 情报tình cảm 情感tình chung 情鐘tình dục 情欲tình duyên 情緣tình điệu 情調tình hình 情形tình huống 情况tình huống 情況tình lang 情郎tình lí 情理tình nghi 情疑tình nghĩa 情義tình nguyện 情愿tình nguyện 情願tình nhân 情人tình nương 情娘tình quân 情君tình thế 情勢tình thiết 情切tình thú 情趣tình thư 情書tình tiết 情節tình tiết 情节tính tình 性情tình trái 情債tình trạng 情狀tình trường 情場tình tứ 情思tình tự 情緒tình tự 情绪tình ý 情意tội tình 罪情tống tình 送情trần tình 陳情trữ tình 抒情tự tình 敍情tư tình 私情u tình 幽情vi tình 微情vong tình 忘情vô tình 無情xuân tình 春情
linh, lệnh, lịnh
Líng ㄌㄧㄥˊ, lǐng ㄌㄧㄥˇ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(loại) Ram giấy: Một ram giấy báo. Xem [lìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khiến cho. Làm cho — Một âm là Lệnh. Xem Lệnh — Bất tri can đảm hưng thùy thị, linh nhân khước ức Bình nguyên Quân ( Đường thi ). Chẳng biết gan mật cùng ai tỏ, khiến người lại nhớ Bình nguyên quân. Bình nguyên Quân là tướng nước Triệu đời Chiến quốc, có tính đãi khách tối hậu, trong nhà lúc nào cũng có hơn 3.000 khách. » Từ rằng: Lời nói hữu tình, Khiến người lại nhớ câu Bình nguyên Quân « ( Kiều ).

lệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bố cáo ra cho mọi người biết. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, Đã ngàu cổ buộc lại đêm chân cùm « - Sai khiến. Lời sai khiến, tức mệnh lệnh. Cũng truyện Trê Cóc có câu: » Các thầy vâng lệnh lên đường, Theo chân thầy tớ môđt đoàn thong dong « - Phép tắc luật lệ. Td: Pháp lệnh ( cũng như pháp luật ) — Thời tiết — Vị quan đứng đầu một huyện, Huyện lệnh — Tốt đẹp — Tiếng kính trọng để gọi người thân thuộc của người khác — Một âm là Linh. Xem Linh — Cũng đọc Lịnh.

Từ ghép 52

lịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ ghép 1

bác, bạc
báo ㄅㄠˊ, Bó ㄅㄛˊ, bò ㄅㄛˋ, bù ㄅㄨˋ

bác

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ cây cỏ mọc rậm rạp. ◎ Như: "lâm bạc" rừng rậm.
2. (Danh) Cái diềm, cái rèm. ◎ Như: "duy bạc bất tu" rèm màn không sửa (quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật).
3. (Danh) Cái né tằm.
4. (Danh) Họ "Bạc".
5. (Tính) Mỏng. ◎ Như: "bạc băng" váng mỏng, "kim bạc" vàng dát mỏng.
6. (Tính) Nhạt, sơ sài. ◎ Như: "bạc vị" vị nhạt, "bạc trang" trang sức sơ sài.
7. (Tính) Xấu, không phì nhiêu. ◎ Như: "bạc điền" ruộng cằn cỗi, ruộng xấu.
8. (Tính) Mỏng mảnh, không may. ◎ Như: "bạc mệnh" phận không may, "bạc phúc" phúc bạc.
9. (Tính) Thưa. ◎ Như: "bạc vân" mây thưa.
10. (Tính) Kém, ít, mọn. ◎ Như: "bạc lễ" lễ mọn, "bạc kĩ" nghề mọn.
11. (Tính) Không tôn trọng. ◎ Như: "khinh bạc" .
12. (Tính) Nghiệt, không đôn hậu. ◎ Như: "khắc bạc" khắc nghiệt, "bạc tục" phong tục xấu.
13. (Động) Giảm bớt, giảm tổn. ◇ Tả truyện : "Cấm dâm thắc, bạc phú liễm, hựu tội lệ" , , (Thành Công thập bát niên ) Ngăn cấm dâm tà, giảm bớt thuế má, khoan thứ tội phạm.
14. (Động) Coi khinh. ◎ Như: "bạc thị" coi thường. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu tử, Khởi chung bất quy. Tăng Tử bạc chi, nhi dữ Khởi tuyệt" , . , (Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Mẹ mình chết, Ngô Khởi cũng không về. Tăng Tử khinh bỉ và tuyệt giao với Khởi.
15. (Động) Gần sát. ◎ Như: "bạc mộ" gần tối, xẩm tối. ◇ Nguyễn Du : "Ngô thành bạc mộ thượng phi phi" (Thương Ngô mộ vũ ) Thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
16. (Động) Xâm nhập.
17. (Động) Dính, bám. ◇ Khuất Nguyên : "Tinh tao tịnh ngự, phương bất bạc hề" , (Cửu chương , Thiệp giang ) Mùi tanh hôi đều ngăn, hương thơm không bám hề.
18. (Động) Che lấp.
19. (Động) Họp, góp.
20. (Động) Trang sức.
21. (Động) Hiềm vì.
22. (Trợ) Trợ động từ: hãy, tạm. ◇ Thi Kinh : "Bạc ố ngã ti, Bạc cán ngã y" , (Chu nam , Cát đàm ) Hãy giặt áo thường của ta, Hãy gột áo lễ của ta.
23. (Phó) Nhẹ, khoan. ◇ Luận Ngữ : "Cung tự hậu nhi bạc trách ư nhân" (Vệ Linh Công ) Trách mình thì nặng (nghiêm), trách người thì nhẹ (khoan).
24. Một âm là "bác". (Động) Bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ mọc từng bụi gọi là bạc. Như lâm bạc rừng rậm.
② Cái diềm, cái rèm. Quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật, gọi là duy bạc bất tu .
③ Cái né tằm.
④ Mỏng, vật gì mỏng mảnh đều gọi là bạc. Như bạc băng váng mỏng, vàng dát mỏng gọi là kim bạc .
⑤ Nhạt. Như bạc vị vị nhạt, mặc sơ sài gọi là bạc trang .
⑥ Mỏng mảnh. Như bạc mệnh mệnh bạc, bạc phúc phúc bạc, bạc lễ lễ bạc. Lòng người xấu xa gọi là khinh bạc , khắc bạc . Phong tục xấu gọi là bạc tục .
⑦ Coi khinh. Như bạc thị , bạc đãi .
⑧ Xâm vào. Như bạc mộ 簿 sắp tối, xâm vào lúc tối. Nguyễn Du : Ngô thành bạc mộ thượng phi phi 簿 (Thương Ngô mộ vũ ) (đến) thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
⑨ Hãy, tạm. Dùng làm tiếng trợ ngữ. Như bạc ô ngã ti (tư), bạc cán ngã y hãy tạm gột áo lót mình của ta, hãy tạm giặt áo ngoài của ta.
⑩ Ðất xấu.
⑪ Che lấp.
⑫ Họp, góp.
⑬ Dính bám.
⑭ Trang sức.
⑮ Bớt đi.
⑯ Hiềm vì.
⑰ Một âm là bác. Bức bách.
⑱ Kề gần.

bạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỏng manh
2. nhẹ
3. nhạt nhẽo
4. ít, kém
5. xấu, bạc (đất)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ cây cỏ mọc rậm rạp. ◎ Như: "lâm bạc" rừng rậm.
2. (Danh) Cái diềm, cái rèm. ◎ Như: "duy bạc bất tu" rèm màn không sửa (quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật).
3. (Danh) Cái né tằm.
4. (Danh) Họ "Bạc".
5. (Tính) Mỏng. ◎ Như: "bạc băng" váng mỏng, "kim bạc" vàng dát mỏng.
6. (Tính) Nhạt, sơ sài. ◎ Như: "bạc vị" vị nhạt, "bạc trang" trang sức sơ sài.
7. (Tính) Xấu, không phì nhiêu. ◎ Như: "bạc điền" ruộng cằn cỗi, ruộng xấu.
8. (Tính) Mỏng mảnh, không may. ◎ Như: "bạc mệnh" phận không may, "bạc phúc" phúc bạc.
9. (Tính) Thưa. ◎ Như: "bạc vân" mây thưa.
10. (Tính) Kém, ít, mọn. ◎ Như: "bạc lễ" lễ mọn, "bạc kĩ" nghề mọn.
11. (Tính) Không tôn trọng. ◎ Như: "khinh bạc" .
12. (Tính) Nghiệt, không đôn hậu. ◎ Như: "khắc bạc" khắc nghiệt, "bạc tục" phong tục xấu.
13. (Động) Giảm bớt, giảm tổn. ◇ Tả truyện : "Cấm dâm thắc, bạc phú liễm, hựu tội lệ" , , (Thành Công thập bát niên ) Ngăn cấm dâm tà, giảm bớt thuế má, khoan thứ tội phạm.
14. (Động) Coi khinh. ◎ Như: "bạc thị" coi thường. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu tử, Khởi chung bất quy. Tăng Tử bạc chi, nhi dữ Khởi tuyệt" , . , (Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Mẹ mình chết, Ngô Khởi cũng không về. Tăng Tử khinh bỉ và tuyệt giao với Khởi.
15. (Động) Gần sát. ◎ Như: "bạc mộ" gần tối, xẩm tối. ◇ Nguyễn Du : "Ngô thành bạc mộ thượng phi phi" (Thương Ngô mộ vũ ) Thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
16. (Động) Xâm nhập.
17. (Động) Dính, bám. ◇ Khuất Nguyên : "Tinh tao tịnh ngự, phương bất bạc hề" , (Cửu chương , Thiệp giang ) Mùi tanh hôi đều ngăn, hương thơm không bám hề.
18. (Động) Che lấp.
19. (Động) Họp, góp.
20. (Động) Trang sức.
21. (Động) Hiềm vì.
22. (Trợ) Trợ động từ: hãy, tạm. ◇ Thi Kinh : "Bạc ố ngã ti, Bạc cán ngã y" , (Chu nam , Cát đàm ) Hãy giặt áo thường của ta, Hãy gột áo lễ của ta.
23. (Phó) Nhẹ, khoan. ◇ Luận Ngữ : "Cung tự hậu nhi bạc trách ư nhân" (Vệ Linh Công ) Trách mình thì nặng (nghiêm), trách người thì nhẹ (khoan).
24. Một âm là "bác". (Động) Bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ mọc từng bụi gọi là bạc. Như lâm bạc rừng rậm.
② Cái diềm, cái rèm. Quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật, gọi là duy bạc bất tu .
③ Cái né tằm.
④ Mỏng, vật gì mỏng mảnh đều gọi là bạc. Như bạc băng váng mỏng, vàng dát mỏng gọi là kim bạc .
⑤ Nhạt. Như bạc vị vị nhạt, mặc sơ sài gọi là bạc trang .
⑥ Mỏng mảnh. Như bạc mệnh mệnh bạc, bạc phúc phúc bạc, bạc lễ lễ bạc. Lòng người xấu xa gọi là khinh bạc , khắc bạc . Phong tục xấu gọi là bạc tục .
⑦ Coi khinh. Như bạc thị , bạc đãi .
⑧ Xâm vào. Như bạc mộ 簿 sắp tối, xâm vào lúc tối. Nguyễn Du : Ngô thành bạc mộ thượng phi phi 簿 (Thương Ngô mộ vũ ) (đến) thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
⑨ Hãy, tạm. Dùng làm tiếng trợ ngữ. Như bạc ô ngã ti (tư), bạc cán ngã y hãy tạm gột áo lót mình của ta, hãy tạm giặt áo ngoài của ta.
⑩ Ðất xấu.
⑪ Che lấp.
⑫ Họp, góp.
⑬ Dính bám.
⑭ Trang sức.
⑮ Bớt đi.
⑯ Hiềm vì.
⑰ Một âm là bác. Bức bách.
⑱ Kề gần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỏng: Giấy mỏng; Tấm vải này mỏng quá;
② Bạc bẽo, lạnh nhạt: Đối xử với anh ta không bạc bẽo;
③ Loãng, nhạt, nhẹ: Cháo loãng; Rượu nhạt quá (nhẹ quá); Vị nhạt;
④ Xấu, cằn: Đất cằn, năng suất thấp. Xem [bó], [bò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [báo]: Mỏng manh, kém cỏi, thiếu thốn; Thế cô sức yếu; Ăn nói đong đưa;
② Ít, ít ỏi, non kém, nhỏ mọn: Nghề mọn, kĩ thuật non kém; Thù lao ít ỏi;
③ Bạc, nghiệt, không hậu: Khắc bạc, khắc nghiệt, Khinh bạc;
④ Khinh, coi thường: Xem khinh; Coi khinh, coi rẻ, coi thường; Hậu đây khinh đó;
⑤ (văn) Gần, sắp, tới sát: 西Mặt trời tới sát núi tây, bóng chiều sắp ngả;
⑥ (văn) Che lấp;
⑦ (văn) Họp, góp;
⑧ (văn) Dính, bám;
⑨ (văn) Trang sức;
⑩ (văn) Bớt đi;
⑪ (văn) Cây cỏ mọc thành từng bụi: Rừng rậm;
⑫ (văn) Tấm diềm, tấm rèm: Rèm màn không sửa, (Ngb) quan lại không trị được nhà. Cv. (bộ );
⑬ (văn) Trợ từ (làm đầu ngữ cho động từ): Gột áo lót mình của ta, giặt giũ áo ngoài của ta (Thi Kinh);
⑭ [Bó] (Họ) Bạc Xem [báo], [bò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bạc hà [bòhe] (thực) Cây bạc hà: Bạc hà não; Rượu bạc hà; (hóa) Mentola. Xem [báo], [bó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm rèm, bức mành treo cửa — Dụng cụ để gãi lưng — Cái nong, cái nỉa để nuôi tằm — Mỏng. Mong manh — Nhỏ nhen, đáng khinh.

Từ ghép 55

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ chồng, mẹ vợ, cô ruột
2. con gái chưa chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng xưng hô: (1) Phụ nữ gọi mẹ chồng là "cô". ◇ Phù sanh lục kí : "Ninh thụ trách ư ông, vật thất hoan ư cô dã" , (Khảm kha kí sầu ) (Em) thà chịu cha khiển trách, chớ đừng làm mất lòng mẹ. (2) Chị em với cha gọi là "cô". (3) Chị dâu gọi em gái chồng là "cô". (4) Mẹ vợ gọi là "ngoại cô" .
2. (Danh) Tiếng gọi chung đàn bà con gái.
3. (Danh) Tục gọi con gái chưa chồng là "cô".
4. (Danh) Phụ nữ xuất gia tu hành. ◎ Như: "ni cô" , "đạo cô" .
5. (Danh) Họ "Cô".
6. (Phó) Hẵng, hãy, cứ, hãy tạm. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Cổ tiên chi sự cô trí vật luận" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Việc đời trước hẵng tạm không bàn. ◇ Mạnh Tử : "Cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã" (Lương Huệ vương hạ ) Hãy bỏ cái mi học mà theo ta.
7. (Phó) § Xem "cô tức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ chồng.
② Chị dâu gọi em gái chồng là tiểu cô .
③ Chị em với bố cũng gọi là cô.
④ Mẹ vợ cũng gọi là ngoại cô .
⑤ Tiếng gọi chung của đàn bà con gái. Tục gọi con gái chưa chồng là cô.
⑥ Tiếng giúp lời, nghĩa là hẵng, hãy. Như cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã hãy bỏ cái mày học mà theo ta.
⑦ Cô tức núm náu, yêu không phải đạo gọi là cô tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cô (gọi chung đàn bà con gái, hoặc gọi con gái chưa chồng): Em gái chồng; Sư cô, ni cô;
② Cô (em hoặc chị gái của cha);
③ Mẹ chồng;
④ Mẹ vợ: Mẹ vợ;
⑤ (văn) Tạm thời, hãy tạm: Tạm không bàn tới; Ông hãy tạm chờ đó (Hàn Phi tử).【】 cô thả [guqiâ] (pht) Tạm thời, hãy: Anh hãy thử xem.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mẹ chồng — Chị hoặc em gái của cha — Tiếng người vợ gọi chị hoặc em gái của chồng mình — Tiếng gọi chung đàn bà con gái. Ta chỉ dùng để gọi người con gái hoặc đàn bà thật trẻ mà thôi.

Từ ghép 25

cực
jí ㄐㄧˊ

cực

phồn thể

Từ điển phổ thông

cực, tột cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ nhà, rường cột nhà. ◇ Trang Tử : "Kì lân hữu phu thê thần thiếp đăng cực giả" (Tắc Dương ) Hàng xóm người ấy, có cả vợ chồng, tôi tớ, tì thiếp leo lên cột trụ nhà.
2. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. ◇ Thi Kinh : "Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực?" , (Đường phong , Bảo vũ ) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?
3. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đăng cực" lên ngôi vua.
4. (Danh) Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Thi Kinh : "Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực" , (Thương tụng , Ân vũ ) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.
5. (Danh) Chỉ sao Bắc cực.
6. (Danh) Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ). ◇ Dật Chu thư : "Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực" , (Độ huấn ) Đo lớn nhỏ thì dùng cái "chánh", cân nặng nhẹ dùng cái "cực".
7. (Danh) Đầu trục trái đất. ◎ Như: "nam cực" cực nam địa cầu, "bắc cực" cực bắc địa cầu.
8. (Danh) Biên tế, biên giới. ◇ Tuân Tử : "Vũ trung lục chỉ vị chi cực" (Nho hiệu ) Chỗ tận cùng của "lục chỉ" (trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là "cực" , tức là biên tế.
9. (Danh) Số mục: triệu lần một triệu. § Các thuyết không thống nhất. ◇ Thái bình ngự lãm : "Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực" , , , , , , , , , , (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu , Phong tục thông ).
10. (Danh) Đầu điện. ◎ Như: "âm cực" cực điện âm, "dương cực" cực điện dương.
11. (Động) Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu. ◇ Vương Sung : "Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi" , (...), , (Luận hành , Vấn Khổng ).
12. (Động) Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn. ◇ Mạnh Tử : "Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã" , , , : ", 使, , ." , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.
13. (Động) Tới, đến. ◇ Khang Hữu Vi : "Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực" , ; , ; , (Thượng Thanh đế đệ lục thư ).
14. (Động) Tới cùng, lên tới điểm cao nhất. ◇ Thi Kinh : "Tuấn cực vu thiên" 駿 (Đại nhã , Tung cao ) Cao vút tới tận trời.
15. (Tính) Xa. ◇ Từ Hạo : "Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu" , (Yết Vũ miếu ).
16. (Tính) Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất. ◎ Như: "cực điểm" điểm cao nhất, "cực phong" ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.
17. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "cực vi cao hứng" rất vui mừng, "mĩ cực liễu" đẹp quá.
18. § Thông "cức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì rất cao là cực là bởi nghĩa đó.
② Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là thái cực , ngôi vua gọi là hoàng cực , vua lên ngôi gọi là đăng cực đều là ý nói rất cao không ai hơn nữa.
③ Phần cực hai đầu quả đất gọi là cực. Phần về phía nam gọi là nam cực , phần về phía bắc gọi là bắc cực .
④ Cùng cực, như ơn cha mẹ gọi là võng cực chi ân nghĩa là cái ơn không cùng, như cực ngôn kì lợi nói cho hết cái lợi, v.v.
⑤ Mỏi mệt, như tiểu cực hơi mệt.
⑥ Sự xấu nhất, khổ nhất.
⑦ Trọn, hết, mười năm gọi là một cực.
⑧ Ðến.
⑨ Cùng nghĩa với chữ cực .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc nhà;
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: Bắc cực; Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: Vô cùng căm phẫn; Rất vui mừng; Ngon quá, ngon ghê; Hay quá, hay ghê; Nóng quá, nóng chết người; Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như (bộ ). Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng. Tận cùng. Chỗ chấm dứt. Chẳng hạn Cùng cực — Ngôi vua. Chẳng hạn Đăng cực ( lên ngôi ) — Rất. Lắm. Vô cùng — Cái đòn dông ở nóc nhà — Đầu trái đất. Khốn khổ. Chẳng hạn Cực nhục, Cực khổ.

Từ ghép 44

niên
nián ㄋㄧㄢˊ

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. năm
2. tuổi
3. được mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời gian trái đất xoay một vòng quanh mặt trời.
2. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "diên niên ích thọ" thêm tuổi thêm thọ, "niên khinh lực tráng" tuổi trẻ sức khỏe. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ hữu nhất cá lão mẫu, niên dĩ lục tuần chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chỉ có một mẹ già, tuổi đã ngoài sáu mươi.
3. (Danh) Khoa thi. ◎ Như: "đồng niên" người đỗ cùng khoa, "niên nghị" tình kết giao giữa những người cùng đỗ một khoa.
4. (Danh) Năm tháng. Phiếm chỉ thời gian.
5. (Danh) Chỉ sinh hoạt, sinh kế. ◇ Cao Minh : "Ta mệnh bạc, thán niên gian, hàm tu nhẫn lệ hướng nhân tiền, do khủng công bà huyền vọng nhãn" , , , (Tì bà kí , Nghĩa thương chẩn tế ).
6. (Danh) Tết, niên tiết. ◎ Như: "quá niên" ăn tết, "nghênh niên" đón tết.
7. (Danh) Thu hoạch trong năm. ◎ Như: "phong niên" thu hoạch trong năm tốt (năm được mùa), "niên cảnh" tình trạng mùa màng.
8. (Danh) Thời đại, thời kì, đời. ◎ Như: "Khang Hi niên gian" thời Khang Hi, "bát thập niên đại" thời kì những năm 80.
9. (Danh) Thời (thời kì trong đời người). ◎ Như: "đồng niên" thời trẻ thơ, "thanh thiếu niên" thời thanh thiếu niên, "tráng niên" thời tráng niên, "lão niên" thời già cả.
10. (Danh) Tuổi thọ, số năm sống trên đời. ◇ Trang Tử : "Niên bất khả cử, thì bất khả chỉ" , (Thu thủy ).
11. (Danh) Đặc chỉ trường thọ (nhiều tuổi, sống lâu). ◇ Tống Thư : "Gia thế vô niên, vong cao tổ tứ thập, tằng tổ tam thập nhị, vong tổ tứ thập thất, hạ quan tân tuế tiện tam thập ngũ, gia dĩ tật hoạn như thử, đương phục kỉ thì kiến thánh thế?" , , , , 便, , ? (Tạ Trang truyện ).
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị tính thời gian. ◎ Như: "nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt" một năm có mười hai tháng.
13. (Danh) Họ "Niên".
14. (Tính) Hằng năm, mỗi năm, theo thứ tự thời gian. ◎ Như: "niên giám" sách ghi chép việc trong năm, thống kê hằng năm, "niên biểu" theo thứ tự thời gian, "niên sản lượng" sản lượng hằng năm.
15. (Tính) Vào cuối năm, sang năm mới. ◎ Như: "niên cao" bánh tết, "niên họa" tranh tết, "bạn niên hóa" buôn hàng tết.

Từ điển Thiều Chửu

① Năm.
② Tuổi.
③ Người đỗ cùng khoa gọi là đồng niên . Hai nhà đi lại với nhau gọi là niên nghị .
④ Ðược mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm: Năm ngoái; Thu nhập cả năm;
② Tuổi, lứa tuổi: Người đã quá bốn mươi; Cô ấy mới mười lăm tuổi; Tuổi biết mệnh trời, tuổi năm mươi;
③ Thời, đời: Cuối đời nhà Minh; Thời thơ ấu;
④ Tết: Ăn tết; Chúc tết;
⑤ Mùa màng: Được mùa; Mất mùa;
⑥ [Nián] (Họ) Niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa gặt lúa — Một năm — Một tuổi — Tuổi tác. Chinh phụ ngâm khúc ( bản dịch ) có câu: » Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, quan sơn để cách hàn huyên sao đành «.

Từ ghép 90

bách niên 百年bách niên giai lão 百年偕老bách niên hảo hợp 百年好合bái niên 拜年bỉ niên 比年biên niên 編年bình niên 平年cao niên 高年chu niên 周年chu niên 週年chung niên 終年cơ niên 饑年cùng niên lũy thế 窮年累世diên niên 延年diệu niên 妙年dư niên 餘年đa niên 多年đãi niên 待年đinh niên 丁年đồng niên 同年đương niên 當年hành niên 行年hoa niên 花年hoang niên 荒年khai niên 開年khang niên 康年khứ niên 去年kim niên 今年kinh niên 經年lai niên 來年lũy niên 累年mạt niên 末年mậu niên 茂年minh niên 明年mộ niên 暮年mỗi niên 毎年mỗi niên 每年nghênh niên 迎年nhuận niên 閏年niên biểu 年表niên canh 年庚niên chung 年終niên đại 年代niên để 年底niên giám 年鉴niên giám 年鑑niên hạn 年限niên hiệu 年號niên hoa 年華niên huynh 年兄niên khinh 年輕niên khinh 年轻niên kỉ 年紀niên kim 年金niên lão 年老niên lịch 年曆niên linh 年齡niên linh 年龄niên mại 年迈niên mại 年邁niên phổ 年譜niên sơ 年初niên thanh 年青niên thiếu 年少niên thủ 年首niên vĩ 年尾niên xỉ 年齒phong niên 豐年quá niên 過年suy niên 衰年tàn niên 殘年tân niên 新年tất niên 畢年tề niên 齊年thành niên 成年thanh niên 青年thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thiên niên uân 千年蒀thiên niên uân 千年蒕thiếu niên 少年tích niên 昔年tiền niên 前年tráng niên 壯年trung niên 中年vãn niên 晚年vạn niên 萬年vãng niên 往年vị thành niên 未成年vong niên 忘年ỷ niên 綺年
tiểu
xiǎo ㄒㄧㄠˇ

tiểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhỏ bé

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ, ít, thấp, kém. Đối lại với "đại" . (1) Thể tích, số lượng, lực lượng không lớn. ◎ Như: "tiểu thành" thành nhỏ, "khí tiểu dị doanh" đồ hẹp dễ đầy, "tiểu nhân vật" người thấp kém. ◇ Tuân Tử : "Bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải" , (Khuyến học ) Không tích chứa dòng nhỏ, thì không làm thành sông biển. (2) Ít tuổi. ◎ Như: "niên kỉ tiểu" ít tuổi, tuổi nhỏ. (3) Ở hàng sau hoặc địa vị thấp. ◎ Như: "tiểu quan" quan thấp, "tiểu muội" em gái. (4) Dùng làm khiêm từ, để nói về những thứ thuộc về mình hoặc có liên quan tới mình. ◎ Như: "thứ tiểu dân trực ngôn" xin tha thứ cho người của tôi bộc trực, "tiểu điếm" cửa tiệm của tôi, "tiểu nhi" con trai tôi, cháu nó.
2. (Tính) Đặt trước từ, dùng để xưng hô thân mật với người ít tuổi. ◎ Như: "tiểu Vương" em Vương, "tiểu lão đệ" lão đệ ta.
3. (Danh) Kẻ xấu ác, hại người. ◇ Hán Thư : "Kim đại vương thân cận quần tiểu, tiệm tí tà ác sở tập" , (Cung Toại truyện ) Nay đại vương gần gũi bọn người xấu xa, dần dà tiêm nhiễm thói ác.
4. (Danh) Trẻ nhỏ. ◎ Như: "nhất gia lão tiểu" người lớn trẻ nhỏ trong nhà.
5. (Danh) Nàng hầu, thiếp. ◇ Thang Hiển Tổ : "Thường hữu thú tiểu chi ý" (Mẫu đan đình ) Thường có ý định cưới vợ lẽ.
6. (Động) Khinh thường. ◎ Như: "vị miễn tiểu thị" chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
7. (Phó) Một chút, một lát. ◎ Như: "tiểu trú sổ nhật" ở tạm vài ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ.
② Hẹp hòi, như khí tiểu dị doanh đồ hẹp dễ đầy.
③ Khinh thường, như vị miễn tiểu thị chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
④ Nàng hầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, con, hẹp, tiểu: Nước nhỏ; Vấn đề nhỏ; Sông con; Căn buồng rất nhỏ hẹp; Đồ hẹp dễ đầy; Nó còn nhỏ tuổi; Tiếng nói quá nhỏ;
② Một lát, một thời gian ngắn, khoảnh khắc: Ngồi một lát; Ở một thời gian ngắn;
③ Út: Con út; Em út;
④ Trẻ nhỏ: Người lớn và trẻ nhỏ trong nhà; Bị đám trẻ nhỏ oán giận (Thi Kinh);
⑤ (cũ) Vợ lẽ, nàng hầu;
⑥ (khiêm) Người và vật có quan hệ với mình: Con gái tôi; Em (trai) tôi; Cửa hàng của tôi;
⑦ (văn) Ít: Ít quân địch đã đi (Thanh bại loại sao);
⑧ (văn) Thấp, thấp bé: Gò thấp;
⑨ (văn) Hèn mọn, thấp kém: Giữ lại làm một chức quan thấp kém (Liễu Tôn Nguyên: Đồng Khu Kí truyện);
⑩ (văn) Khéo léo: Tinh xảo;
⑪ (văn) Vụn vặt;
⑫ (văn) Hơi một chút: Chỉ hơi không chú ý một chút (Tô Thức: Giáo chiến thủ sách); Tướng sĩ hơi có lỗi một chút là chém đầu ngay (Tư trị thông giám);
⑬ (văn) Một chút, một lát: Anh khoan hãy đi, để bần đạo nói chuyện với anh một chút (một lát) (Thế thuyết tân ngữ);
⑭ (văn) Với số lượng nhỏ, với quy mô nhỏ: Quân Hung Nô vào với số lượng nhỏ (Sử kí);
⑮ (văn) Coi là nhỏ: Lên núi Thái Sơn mà coi thiên hạ là nhỏ (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Nhẹ nhàng — Tiếng tự xưng khiêm nhường. Td: Tiểu đệ — Chỉ người nhỏ tuổi. Td: Chú tiểu — Đứa nhỏ hầu hạ. Cung oán ngâm khúc: » Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tiểu.

Từ ghép 97

biển tiểu 褊小cực tiểu 極小diệu tiểu 眇小đại đồng tiểu dị 大同小異đại tiểu 大小gia tiểu 家小hệ tiểu 係小kiến tiểu 見小lão tiểu 老小nhược tiểu 弱小quần tiểu 羣小sấu tiểu 瘦小ti tiểu 卑小tiểu bao 小包tiểu báo 小報tiểu báo 小报tiểu biệt 小別tiểu cật 小吃tiểu cẩu 小狗tiểu chú 小註tiểu chước 小酌tiểu công 小功tiểu danh 小名tiểu dân 小民tiểu đăng khoa 小登科tiểu độc lạc phú 小獨樂賦tiểu đồng 小童tiểu gia đình 小家庭tiểu hà 小河tiểu hài 小孩tiểu hàn 小寒tiểu hình 小型tiểu hoàn 小鬟tiểu học 小学tiểu học 小學tiểu huệ 小慧tiểu kết 小結tiểu kết 小结tiểu khán 小看tiểu khâu 小丘tiểu khê 小溪tiểu khí 小气tiểu khí 小氣tiểu khiết 小喫tiểu khoa 小科tiểu kiều 小嬌tiểu kính 小径tiểu kính 小徑tiểu lộ 小路tiểu nguyệt 小月tiểu ngưu 小牛tiểu nhân 小人tiểu nhi 小兒tiểu ốc 小屋tiểu phiến 小販tiểu phiến 小贩tiểu phòng 小房tiểu phụ 小婦tiểu sản 小產tiểu sinh 小生tiểu sinh ý 小生意tiểu số 小數tiểu sự 小事tiểu sử 小史tiểu sửu 小丑tiểu tả 小写tiểu tả 小寫tiểu tâm 小心tiểu tận 小尽tiểu tận 小盡tiểu thanh 小声tiểu thanh 小聲tiểu thì 小时tiểu thì 小時tiểu thiền 小禪tiểu thiếp 小妾tiểu thiệt 小舌tiểu thối 小腿tiểu thời 小时tiểu thời 小時tiểu thuyết 小說tiểu thuyết 小说tiểu thư 小姐tiểu thừa 小乘tiểu thực 小食tiểu tiện 小便tiểu tiền đề 小前提tiểu tiết 小節tiểu tinh 小星tiểu tổ 小組tiểu tổ 小组tiểu truyện 小傳tiểu trường 小腸tiểu tự 小字tiểu tường 小祥tiểu xảo 小巧xuất tiểu cung 出小恭
đệ
dì ㄉㄧˋ

đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ bậc
2. nhà của vương công hoặc đại thần
3. khoa thi
4. thi đỗ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, cấp bậc. ◎ Như: "thứ đệ" thứ hạng, "đẳng đệ" cấp bậc.
2. (Danh) Ngày xưa, chỉ nhà cửa của vương công đại thần, gia tộc phú quý. ◎ Như: "phủ đệ" nhà của bậc quyền quý, "thư hương môn đệ" con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt. ◇ Liêu trai chí dị : "Vị Nam Khương bộ lang đệ, đa quỷ mị, thường hoặc nhân, nhân tỉ khứ" , , , (Anh Ninh ) Nhà ông Khương bộ lang ở Vị Nam, có nhiều ma quỷ, thường nhát người ta, vì thế (ông) phải dọn đi.
3. (Danh) Khoa thi cử. ◎ Như: "cập đệ" thi đỗ, "lạc đệ" thi hỏng. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã khước thị cá bất cập đệ đích tú tài" (Đệ thập nhất hồi) Ta chỉ là một tên tú tài thi trượt.
4. (Động) Thi đậu. ◇ Sầm Tham : "Khán quân thượng thiếu niên, Bất đệ mạc thê nhiên" , (Tống Hồ Tượng lạc đệ quy vương ốc biệt nghiệp ) Trông anh còn trẻ lắm, Thi rớt chớ đau buồn.
5. (Tính) Thứ. ◎ Như: "đệ nhất chương" chương thứ nhất.
6. (Liên) Nhưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Sinh tâm thật ái hảo, đệ lự phụ sân, nhân trực dĩ tình cáo" , , (Bạch Thu Luyện ) Sinh trong lòng yêu lắm, nhưng lo cha giận, nhân đó thưa hết sự tình.
7. (Phó) Cứ, chỉ cần. ◇ Sử Kí : "Quân đệ trùng xạ, thần năng lệnh quân thắng" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngài cứ cá cho nhiều vào, tôi có cách làm cho ngài thắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ đệ, như đệ nhất thứ nhất, đệ nhị thứ hai, v.v.
② Nhưng, dùng làm trợ từ.
③ Nhà cửa, như môn đệ .
④ Khoa đệ, như thi đỗ gọi là cập đệ , thi hỏng gọi là lạc đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ, hạng, bậc: Chương thứ nhất; Bơi giải nhất; Thứ mười tám;
② (văn) Đẳng cấp trong thi cử, khoa đệ: Thi đỗ, thi đậu; Thi hỏng, thi trượt;
③ Dinh thự, nhà cửa của quan lại và quý tộc: Dinh Tiến sĩ; Dinh thự;
④ (văn) Chỉ cần, chỉ: Bệ hạ chỉ cần giả ra chơi ở Vân Mộng (Sử kí);
⑤ [Dì] (Họ) Đệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trên dưới trước sau — Thứ hạng trong kì thi. Thi đậu gọi là Cập đệ ( kịp hạng ) — Nhà ở.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.