bái, phế
fèi ㄈㄟˋ, pèi ㄆㄟˋ

bái

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bái bái — Một âm khác là Phế.

Từ ghép 1

phế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lá phổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phổi, ở hai bên ngực, bên tả hai lá, bên hữu ba lá. Cũng gọi là "phế tạng" .
2. (Danh) Nay gọi tấm lòng là "phế phủ" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong thiếp thân phế phủ chi ngôn" (Đệ bát hồi) Xin cho con bày tỏ nỗi lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Phổi, ở hai bên ngực, bên tả hai lá, bên hữu ba lá. Nay gọi tấm lòng là phế phủ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Phổi: Ung thư phổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá phổi ( cơ quan để thở ) — Một âm khác là Bái. Xem Bái.

Từ ghép 11

hoài
huái ㄏㄨㄞˊ

hoài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ nhung
2. ôm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "hoài đức úy uy" nhớ đức sợ uy. ◇ Nguyễn Trãi : "Hữu hoài Trương Thiếu Bảo, Bi khắc tiển hoa ban" , (Dục Thúy sơn ) Lòng nhớ quan Thiếu Bảo họ Trương, Bia khắc nay đã có rêu lốm đốm. § Tức "Trương Hán Siêu" (?-1354) người đã đặt tên cho núi Dục Thúy.
2. (Động) Bọc, chứa, mang. ◇ Sử Kí : "Sử kì tòng giả y hạt, hoài kì bích, tòng kính đạo vong, quy bích vu Triệu" 使, , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Sai tùy tùng của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc, đi theo đường tắt, đem ngọc về Triệu.
3. (Động) Bao dong. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoài vạn vật" (Lãm minh ) Bao dong muôn vật.
4. (Động) Bao vây, bao trùm. ◇ Sử Kí : "Đương đế Nghiêu chi thì, hồng thủy thao thiên, hạo hạo hoài san tương lăng, hạ dân kì ưu" , , , (Hạ bổn kỉ ) Vào thời vua Nghiêu, lụt lớn ngập trời, mênh mông bao phủ núi gò, là nỗi lo âu cho dân ở dưới thấp.
5. (Động) Ôm giữ trong lòng.
6. (Động) Mang thai. ◎ Như: "hoài thai" mang thai, "hoài dựng" có mang.
7. (Động) Định yên, an phủ, vỗ về. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhi hoài tây Nhung" 西 (Ngũ đố ) Mà vỗ về yên định quân Nhung ở phía tây.
8. (Động) Về với, quy hướng. ◎ Như: "hoài phụ" quay về, quy phụ, "hoài phục" trong lòng thuận phục.
9. (Động) Vời lại, chiêu dẫn. ◎ Như: "hoài dụ" chiêu dẫn.
10. (Danh) Lòng, ngực, dạ. ◎ Như: "đồng hoài" anh em ruột. ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh tam niên, nhiên hậu miễn ư phụ mẫu chi hoài" , (Dương Hóa ) Con sinh ba năm, sau đó mới khỏi ở trong lòng cha mẹ (ý nói: cha mẹ thôi bồng bế).
11. (Danh) Tâm ý, tình ý. ◎ Như: "bản hoài" tấm lòng này. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ý kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.
12. (Danh) Mối lo nghĩ.
13. (Danh) Tên đất xưa, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
14. (Danh) Họ "Hoài".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, như hoài đức úy uy nhớ đức sợ uy.
② Bọc, chứa, mang.
③ Lòng, bế, như bản hoài nguyên lòng này. Anh em ruột gọi là đồng hoài .
④ Lo nghĩ.
⑤ Về.
⑥ Lại.
⑦ Yên.
⑧ Yên ủi.
Hoài bão (ôm trong lòng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ. 【hoài niệm [huáiniàn] Hoài niệm, nhớ, nhớ nhung, nhớ tưởng, tưởng nhớ (người đã mất): Tôi nhớ anh ấy; Tưởng nhớ người bạn đã mất;
② Lòng: Ôm con vào lòng;
③ Bụng, bụng dạ, lòng dạ: Bụng mẹ; Bụng dạ tốt;
④ Bọc, chứa, mang;
⑤ Lo nghĩ;
⑥ Về;
⑦ Yên;
⑧ Yên ủi, an ủi;
⑨ Điều ôm ấp trong lòng, hoài bão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới — Cái bụng. Chẳng hạn Mẫu hoài ( bụng mẹ ) — Ôm ấp trong lòng — Giấu kín.

Từ ghép 27

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phổi và lòng. Chỉ lòng dạ.
phế
fèi ㄈㄟˋ

phế

phồn thể

Từ điển phổ thông

bỏ đi, phế thải

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không dùng được nữa, hư hỏng, bị bỏ đi, tàn tật. ◎ Như: "phế vật" vật không dùng được nữa, "phế tật" bị tàn tật không làm gì được nữa.
2. (Tính) Hoang vu.
3. (Tính) Bại hoại, suy bại.
4. (Tính) To, lớn.
5. (Động) Bỏ, ngưng, trừ bỏ. ◎ Như: "phế trừ" trừ bỏ, "phế chỉ" ngưng bỏ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế" (Ung Dã ) , Kẻ không đủ sức, giữa đường bỏ dở.
6. (Động) Truất miễn, phóng trục.
7. (Động) Nép mình xuống (vì sợ...). ◇ Sử Kí : "Hạng Vương âm ác sất trá, thiên nhân giai phế" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hạng Vương khi hò hét, quát tháo, nghìn người đều nép mình không dám ho he.
8. (Động) Khoa đại.
9. (Động) Giết.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ đi.
Phế tật kẻ bị tàn tật không làm gì được nữa.
③ Vật gì không dùng được nữa đều gọi là phế vật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bãi bỏ, phế bỏ, bỏ dở: Bãi bỏ; Không nên làm nửa chừng bỏ dở;
② Bỏ đi, phế thải, vô dụng: Giấy lộn, giấy bỏ đi; Sắt rỉ, sắt vụn;
③ Tàn phế: Tàn tật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại. Không làm nữa — Bỏ đi không dùng tới. Td: Hoang phế — Hư nát. Sa sút. Suy kém.

Từ ghép 26

trệ
chì ㄔˋ, zhì ㄓˋ

trệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm, trễ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, không tiến. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố năng thiên vận địa trệ, luân chuyển nhi vô phế" , (Nguyên đạo ) Đó là tại sao trời quay vòng đất đứng yên, thay đổi không thôi.
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi : "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" , (Tạp thi , Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh : "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" , (Tiểu nhã , Đại điền ) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" ngừng đọng, "tích trệ" ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du : "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿 (Tống nhân ) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn : "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" , (Biệt nhĩ thiệm thư ).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử : "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" , (Tông Duẫn truyện ).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" , (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu : "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" , , , , , (Cao tăng truyện , Dịch kinh trung , Cưu Ma La Thập ).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư : "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" , , , , (Lí Diễm Chi truyện ).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðọng, như hàng bán không chạy gọi là trệ tiêu .
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng lại, đọng lại, (ngưng) trệ, ế: Đình trệ; Đọng lại;
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại, không chảy được — Ứ đọng, không tiến triển được. Td: Đình trệ — Chậm trễ.

Từ ghép 8

vong, vô, vương
wáng ㄨㄤˊ, wàng ㄨㄤˋ

vong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quên. ◎ Như: "phế tẩm vong thực" bỏ ngủ quên ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhật trường ẩn kỉ vong ngôn xứ" (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ ) Ngày dài tựa ghế, quên nói năng.
2. (Động) Mất. § Cũng như "vong" , "thất" . ◇ Hán Thư : "Thần văn Tử Tư tận trung nhi vong kì hiệu" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Thần nghe nói Tử Tư tận trung mà mất danh hiệu của mình.
3. (Động) Bỏ sót, bỏ rơi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bần tiện chi tri bất khả vong" (Tống Hoằng truyện ) Bạn biết nhau thuở nghèo hèn không thể bỏ quên.

Từ điển Thiều Chửu

① Quên.
② Nhãng qua.
③ Bỏ sót. Dùng làm chữ chuyển câu, nghĩa là không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quên, không nhớ đến: Bỏ quên; Quên bẵng; Quên ăn mất ngủ;
② (văn) Bỏ sót (một dòng...);
③ (văn) Xao lãng, xao nhãng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên đi. Không còn nhớ được nữa.

Từ ghép 17

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 vô kì [wúqí] (văn) Như [wúqí]. Xem nghĩa ② (bộ ).

vương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 vương bát [wángba]
① Con rùa cạn;
② Đồ bị cắm sừng. Cv. .

Từ điển trích dẫn

1. Vượt qua, hơn. ◇ Phùng Mộng Long : "Sở hận ngã tự tiểu cô đan, sanh sự vi miểu, hỉ đắc thành nhân trưởng đại, nhị thập quá đầu, phú tính thông minh" , , , , (Phong lưu mộng , Nhị hữu ngôn hoài ).
2. Quá mức, vượt qua tiêu chuẩn hoặc hạn độ. ◇ Tương Tử Long : "Tha tại tâm lí dã ám mạ Hồ Vạn Thông thị cá phế vật đản, lão thật quá đầu liễu" , (Bái niên ).
đái, đãi, đệ
dài ㄉㄞˋ, dì ㄉㄧˋ

đái

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa, chuyển. ◎ Như: "truyền đệ" chuyển giao. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung hoài trung thủ thư đệ thượng" (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung rút trong người bức thư đệ lên.
2. (Phó) Thay đổi, thay nhau. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thử quốc sở dĩ đệ hưng đệ phế dã" Đó là cái khiến cho nước này (thay nhau) lúc hưng lúc phế.
3. (Phó) Lần lượt, theo thứ tự. ◎ Như: "đệ tiến" lần lượt tiến lên.
4. Một âm là "đái". (Động) Xúm quanh, vây quanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Thay đổi, lần lượt.
② Một âm là đái. Xúm quanh.

đãi

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vây quanh. Vòng quanh — Một âm khác là Đệ. Xem Đệ.

đệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa, chuyển, giao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa, chuyển. ◎ Như: "truyền đệ" chuyển giao. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung hoài trung thủ thư đệ thượng" (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung rút trong người bức thư đệ lên.
2. (Phó) Thay đổi, thay nhau. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thử quốc sở dĩ đệ hưng đệ phế dã" Đó là cái khiến cho nước này (thay nhau) lúc hưng lúc phế.
3. (Phó) Lần lượt, theo thứ tự. ◎ Như: "đệ tiến" lần lượt tiến lên.
4. Một âm là "đái". (Động) Xúm quanh, vây quanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Thay đổi, lần lượt.
② Một âm là đái. Xúm quanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, chuyển: Anh đưa hộ quyển sách cho tôi; Chuyển giao;
② Lần lượt, theo thứ tự: Lần lượt tiến lên, tiến dần lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi. Thay nhau. Luân phiên — Truyền đi. Đưa đi — Một âm là Đãi.

Từ ghép 8

nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
thố, trách
cuò ㄘㄨㄛˋ, zé ㄗㄜˊ

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thi thố ra
2. bãi bỏ
3. bắt tay vào làm, lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặt, để.【】thố từ [cuòcí] Việc đặt câu dùng từ: Dùng từ không đúng;
② Trù hoạch, trù liệu, sắp xếp, xếp đặt: Trù liệu một món tiền;
③ Thi thố ra, ra tay làm: Ra tay không kịp;
④ (văn) Bỏ: Bỏ hình phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xếp đặt, bày biện — Làm ra. Td: Thi thố — Xem Trách.

Từ ghép 4

trách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bắt kẻ trộm;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi bắt — Áp bức — Xem Thố.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.